Ngứa lòng bàn tay là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù không gây nhiều nguy hiểm nhưng ngứa lòng bàn tay vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé cưng. Vậy trẻ bị ngứa lòng bàn tay là bệnh lý gì? Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay ở trẻ là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm đáp án thông qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
- Ngứa lòng bàn tay ở trẻ là bệnh gì?
- Trẻ bị ngứa lòng bàn tay do nguyên nhân gì?
- Trẻ bị ngứa lòng bàn tay do dị ứng thực phẩm hoặc thời tiết
- Bé bị ngứa lòng bàn tay do viêm da tiếp xúc
- Trẻ ngứa lòng bàn tay do chứng viêm da cơ địa
- Ngứa lòng bàn tay do bệnh vảy nến
- Lòng bàn tay của bé bị ngứa do bệnh tổ đỉa
- Bé bị ngứa tay do vệ sinh không sạch sẽ
- Bé bị ngứa lòng bàn tay do da khô
- Trẻ ngứa lòng bàn tay do bệnh lý về gan
- Trẻ bị ngứa lòng bàn tay có nguy hiểm không?
- Một số phương pháp phòng ngừa ngứa lòng bàn tay ở trẻ
Ngứa lòng bàn tay ở trẻ là bệnh gì?
Nếu là một mẹ bỉm có con nhỏ thì chắc hẳn các mẹ đã biết ngứa lòng bàn tay là tình trạng rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này thường khiến lòng bàn tay của bé cưng chịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ngứa lòng bàn tay ở trẻ nhỏ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như viêm da, nhiễm các loại vi khuẩn, sán, trùng,… Hoặc một số trường hợp, trẻ bị ngứa lòng bàn tay do vảy nến, do các tác động xấu từ thời tiết, môi trường,….
Khi mới bắt đầu, ngứa tay ở trẻ là tình trạng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu kéo dài tình trạng này sẽ khiến bé khó chịu, cào gãi và gây tổn thương da. Đồng thời, việc ngứa ngáy sẽ khiến bé ăn uống và nghỉ ngơi không tốt. Từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tâm lý của trẻ. Do vậy, khi phát hiện trẻ bị ngứa lòng bàn tay thì các bố mẹ hãy ngay lập tức tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho con ngay nhé.
Trẻ bị ngứa lòng bàn tay do nguyên nhân gì?
Việc tìm hiểu nguyên nhân chính xác khiến bé bị ngứa lòng bàn tay rất quan trọng. Hiểu được nguyên nhân trẻ bị ngứa lòng bàn tay thì bố mẹ mới có thể tìm được cách chữa trị cho con. Trên thực tế trẻ bị ngứa lòng bàn tay có rất nhiều nguyên nhân. Sau đây là một số lí do ngứa lòng bàn tay ở trẻ phổ biến. Mời các bố mẹ cùng theo dõi ngay nhé.
Trẻ bị ngứa lòng bàn tay do dị ứng thực phẩm hoặc thời tiết
Có thể nói dị ứng thực phẩm và thời tiết là hai nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay. Có thể hiểu hiện tượng này như sau: Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch trong cơ thể của bé sẽ phản ứng lại. Chúng sẽ giải phóng các chất trung gian như serotonin, histamine,…
Trong quá trình các chất trung gian này giải phóng, trẻ sẽ bị ngứa da, sốt nhẹ, khó chịu,… Nếu là dị ứng thực phẩm, một số bé còn có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, ngứa miệng,… Đây là những phản ứng mang tính tự vệ của cơ thể trước các tác nhân có hại từ môi trường. Do đó, triệu chứng ngứa lòng bàn tay sẽ mất đi sau khi trẻ được điều trị khỏi dị ứng.
Bé bị ngứa lòng bàn tay do viêm da tiếp xúc
Chúng ta đều biết lòng bàn tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhiều đồ vật khác nhau. Nếu không cẩn thận, bé có thể tiếp xúc phải các chất độc hại, gây dị ứng. Do đó, việc trẻ bị ngứa lòng bàn tay có thể có một phần nguyên nhân là do viêm da tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc thường có triệu chứng ngứa dữ dội, da nổi mẩn đỏ, tụ mủ,… Nếu phát hiện bé có các triệu chứng này thì bố mẹ cần đưa con đi khám ngay. Ngứa lòng bàn tay do viêm da tiếp xúc nếu không có biện pháp chữa trị ngay sẽ khiến vùng tổn thương trên da ngày càng lan rộng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Trẻ ngứa lòng bàn tay do chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay. Viêm da cơ địa được biết đến là một dạng viêm da mãn tính. Tình trạng này của cơ thể thường liên quan đến yếu tố di truyền hoặc rối loạn miễn dịch. Biểu hiện của viêm da cơ địa ngoài ngứa ngáy ở lòng bàn tay, trẻ còn có thể bị bong vảy, dày sừng,… trên da.
Triệu chứng ngứa lòng bàn tay ở trẻ bị viêm da cơ địa sẽ trở nên nặng hơn khi tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa hoặc thay đổi thời tiết. Viêm da cơ địa là bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi bé lớn dần lên, tình trạng này sẽ giảm dần. Tuy nhiên, tình trạng viêm da cơ địa của trẻ cũng rất nguy hiểm. Không chỉ gây ngứa ngáy lòng bàn tay, nếu không kiểm soát kịp thời tình trạng này sẽ có nguy cơ biến chứng thành hen suyễn, ngứa mãn tính,…
Ngứa lòng bàn tay do bệnh vảy nến
Vảy nến là một trong các loại bệnh da liễu mãn tính. Biểu hiện của bệnh vảy nến chính là trên da xuất hiện các mảng da tổn thương có hình tròn, hoặc các mảng da màu hồng có vảy trắng trên bề mặt. Ở thể nhẹ, bệnh vảy nến sẽ xuất hiện và tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, ở một số trẻ căn bệnh này có thể kéo dài và lan rộng ra nhiều vùng da xung quanh. Mắc chứng vảy nến lâu năm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe về tim, khớp,…
Trẻ bị ngứa lòng bàn tay là một trong các triệu chứng thường thấy ở bệnh vảy nến. Vùng da ở lòng bàn tay của bé sẽ bị ngứa râm ran kèm theo triệu chứng sưng đau nhẹ. Khi trên da bé xuất hiện tình trạng này, bố mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị thích hợp.
Lòng bàn tay của bé bị ngứa do bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một loại bệnh về da mãn tính. Đặc điểm nhận dạng của căn bệnh này chính là việc trên da xuất hiện các mụn nước, chúng gây ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh tổ đỉa gây ngứa dai dẳng và kéo dài. Tình trạng ngứa ngáy triền miên gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm giảm sút sức khỏe của bé.
Cũng giống như các loại bệnh về da mãn tính khác, hiện nay nguyên nhân gây ra chàm tổ đỉa vẫn chưa được tìm ra. Do vậy, để điều trị bệnh lý này chủ yếu vẫn dựa vào việc chăm sóc da, tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân kích thích và cải thiện triệu chứng.
Bé bị ngứa tay do vệ sinh không sạch sẽ
Vệ sinh kém cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn tay. Việc vệ sinh lòng bàn tay không sạch sẽ khiến các loại bụi bẩn, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó khiến lòng bàn tay của bé trở nên ngứa ngáy và khó chịu.
Ngứa lòng bàn tay do vệ sinh kém rất dễ khắc phục. Các mẹ chỉ cần thực hiện rửa tay cho con thật sạch sau khi ăn, chơi đùa,… Trong quá trình rửa tay, các mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Tuyệt đối không sử dụng các loại nước rửa tay có thành phần hóa học mạnh, dễ gây kích ứng da.
Bé bị ngứa lòng bàn tay do da khô
Là da của bé nếu bị thiếu nước cũng có thể xảy ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Làn da bị mất nước thường bị khô ráp và căng tức. Cảm giác ngứa ngáy ở lòng bàn tay sẽ khiến các bé cưng cào gãi. Nếu bố mẹ không để ý, việc bé gãi ngứa có thể gây trầy xước và viêm nhiễm trên da.
Trẻ ngứa lòng bàn tay do bệnh lý về gan
Tình trạng ngứa lòng bàn tay ở trẻ còn có thể do các bệnh lý về gan gây nên. Cụ thể như các bệnh: xơ gan, tắc mật,… Một khi bé bị mắc các bệnh về gan, trẻ sẽ có xu hướng ngứa khắp người và dội nhất là ở lòng bàn tay và chân. Ngoài ra, triệu chứng ngứa lòng bàn tay sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi tối. Nếu phát hiện ra các triệu chứng này, bố mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để có phương án chữa trị kịp thời.
Trẻ bị ngứa lòng bàn tay có nguy hiểm không?
Từ những thông tin trên, có thể thấy trẻ bị ngứa lòng bàn tay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu nguyên nhân trẻ ngứa lòng bàn tay là do các yếu tố bên ngoài như thời tiết, da khô, vệ sinh không sạch sẽ,… Triệu chứng ngứa này sẽ dần được cải thiện sau một thời gian. Còn nếu việc trẻ ngứa lòng bàn tay có liên quan đến các bệnh lý về da và gan. Vậy bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn phương án điều trị thích hợp nhất.
Trên thực tế việc trẻ bị ngứa lòng bàn tay do tác động từ bên ngoài sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên việc ngứa ngáy lâu ngày sẽ khiến bé khó chịu, ăn không ngon, mất ngủ,… Như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ về lâu dài.
Trong trường hợp trẻ ngứa lòng bàn tay do các bệnh về da và gần thì bố mẹ cần cẩn trọng hơn. Bởi hầu hết các bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng khó kiểm soát. Trong tình huống này, ngứa lòng bàn tay ở trẻ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Do vậy nếu bố mẹ thấy bé cưng bị ngứa lòng bàn tay từ 5-7 ngày mà không thể cải thiện thì hãy đưa bé đi bệnh viện để được thăm khám ngay nhé.
Một số phương pháp phòng ngừa ngứa lòng bàn tay ở trẻ
Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng ngứa lòng bàn tay ở trẻ? Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm và tìm hiểu của rất nhiều phụ huynh. Sau đây là một số phương pháp giúp giảm thiểu tình trạng ngứa lòng bàn tay cho các bé mà bố mẹ nào cũng nên biết:
- Hạn chế để bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da.
- Sử dụng các loại kem dưỡng, sữa tắm, dầu gội chiết xuất thiên nhiên. Các sản phẩm này thường lành tính và an toàn cho da bé.
- Tắm, rửa tay cho trẻ bằng nước ấm.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ lòng bàn tay cho bé.
- Bổ sung nước cho bé đầy đủ.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính để dưỡng ẩm da tay cho bé.
- Nếu bé bị ngứa lòng bàn tay thời gian dài, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách điều trị chính xác nhất.
Trên đây, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu việc trẻ bị ngứa lòng bàn tay. Hi vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm khi bé cưng của mình bị ngứa lòng bàn tay. Mặc dù ngứa lòng bàn tay không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng ngứa lòng bàn tay có ảnh hưởng khá xấu đến sức khỏe của bé. Do vậy khi thấy con có triệu chứng ngứa lòng bàn tay, các bố mẹ cần tìm nguyên nhân và cách điều trị ngay nhé.