Nếu là một bà mẹ có con nhỏ chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp bé con của mình bị ngứa tai. Vậy trẻ bị ngứa tai nguyên nhân là do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng ngứa tai ở trẻ nhỏ? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các mẹ bỉm tìm hiểu về vấn đề này. Mọi người đừng bỏ qua nội dung bài viết này của chúng tôi nhé.
Mục lục
Trẻ bị ngứa tai có biểu hiện gì?
Ngứa tai là một trong các triệu chứng thường xảy ra đối với trẻ nhỏ. Biểu hiện thường thấy chính là các bé con thường xuyên lấy tay gãi, móc tai,… Đồng thời tâm trạng của bé cũng trở nên khó chịu, hay khóc quấy, biếng ăn, ngủ nông,…
Ngứa tai ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù được đánh giá là bệnh không quá nguy hiểm và dễ chữa khỏi nhưng ngứa tai vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, tâm trạng khó chịu, ngứa ngáy sẽ khiến các bé nghỉ ngơi không điều độ, sức khỏe giảm sút. Ngoài ra, nếu bé bị ngứa tai kèm theo viêm mũi họng thì bố mẹ tuyệt đối không nên lơ là. Đây là các triệu chứng cho thấy cơ thể bé đang mắc một số chứng bệnh nguy hiểm. Bố mẹ cần kịp thời đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.
Một số nguyên nhân gây ngứa tai ở trẻ
Trẻ bị ngứa tai có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa tai ở trẻ rất quan trọng. Nắm bắt được chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa tai thì bố mẹ mới có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Sau đây là một số nguyên nhân gây ngứa tai ở trẻ em phổ biến:
Viêm tai giữa gây ngứa tai ở trẻ
Một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa tai đầu tiên là viêm tai giữa. Trong trường hợp này, bé sẽ cảm thấy ngứa tai thường xuyên. Và tình trạng ngứa thường liên quan đến các vấn đề về sức khỏe khác như cúm hoặc cảm lạnh. Ngoài ra viêm tai giữa còn do ráy tai của bé quá nhiều hoặc trong quá trình tắm tai bị đọng nước.
Nếu bé bị ngứa tai do viêm tai giữa, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ thuốc nhỏ tai hoặc kháng sinh phù hợp. Trong trường hợp bé bị viêm tai giữa mãn tính, bác sĩ sẽ đưa ra phát đồ điều trị phù hợp nhất.
Lỗ tai quá khô gây ngứa ngáy
Cơ thể của chúng ta thường xuyên sản xuất dầu cùng ráy tai để giúp tai luôn khỏe và sạch. Cả cơ thể của các bé con cũng vậy. Do đó, nếu các mẹ vệ sinh tai cho bé quá nhiều, tai của con có thể bị khô và ngứa ngáy. Ngoài ra, còn có một số bé gặp tình trạng không thể sản xuất đủ ráy tai khiến cho tai bị khô. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến các bé bị ngứa tai. Trong trường hợp này các mẹ có thể nhỏ vài giọt dầu oliu hoặc dầu em bé vào tai để cải thiện tình trạng ngứa ngáy cho bé.
Ngứa tai do bị dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm cũng là một nguyên nhân gây ngứa tai ở trẻ nhỏ. Một số loại thực phẩm có thể gây nên tình trạng này phải kể đến như:
- Sữa
- Lúa mì
- Quả hạch
- Đậu nành
- Cá, các loại hải sản có vỏ
Trẻ bị ngứa tai do dị ứng miệng
Ngoài dị ứng thực phẩm thì dị ứng miệng cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị ngứa tai. Triệu chứng này có tên tiếng anh là oral allergy syndrome. Có thể hiểu đơn giản hiện tượng này là một phản ứng dị ứng phấn hoa và gây ngứa quanh miệng bởi một số loại thực phẩm như:
- Hạt phỉ
- Quả hạnh nhân
- Hạt hướng dương
- Táo, dưa, kiwi, cherry, và chuối
Mặc dù các loại thực phẩm này gây dị ứng miệng nhưng cũng có thể khiến bé bị ngứa tai. Ngoài ra, khi dị ứng bé còn mắc một số triệu chứng như khó thở, nổi mẩn đỏ,… Trong trường hợp này, bố mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức.
Trẻ bị ngứa tai do ráy tai tích tụ
Tai của chúng ta sản xuất ráy tai để làm sạch và bảo vệ tai trong khỏi bị nhiễm trùng. Ráy tai thường sẽ tự ra khỏi ổng tai cùng chất bẩn và tế bào chết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ráy tai tích tụ quá nhiều cũng sẽ khiến bé bị ngứa tai.
Nếu nguyên nhân ngứa tai là do ráy tai tích tụ các mẹ cần vệ sinh, lấy ráy tai cho bé thật đúng cách. Các mẹ có thể dùng bông lau sạch phía ngoài tai cho bé. Sau đó bạn sử dụng thuốc nhỏ tai để lấy ráy cho con. Nếu không biết cách lấy ráy cho con an toàn, các mẹ nên đưa bé đến phòng khám để được bác sĩ hỗ trợ.
Ngứa tai ở trẻ do viêm tai ngoài
Một số trường hợp trẻ bị ngứa tai là do viêm tai ngoài. Với trường hợp này, trong quá trình tắm các mẹ không cẩn thận sẽ khiến nước bị mắc kẹt trong tai của bé. Trong môi trường ẩm ướt, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển và gây nên tình trạng viêm tai ngoài cấp tính và khiến bé bị ngứa lỗ tai. Ngoài ngứa tai, viêm tai ngoài còn có một số triệu chứng khác như:
- Đau tai
- Tai chảy dịch
- Viêm quanh tai
- Nghe khó khăn
- Đau ở cổ, mặt hoặc đầu
- Cảm giác tai bị tắc nghẽn
Trường hợp này, các mẹ nên đưa bé đi khám tại bệnh viện. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thuốc nhỏ tai hoặc là kháng sinh phù hợp. Đồng thời, các mẹ cần cẩn thận hơn trong quá trình tắm cho bé để tránh làm nước tiếp tục mắc kẹt vào tai.
Bé bị ngứa tai do viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng cũng là một trong các nguyên nhân khiến bé cưng bị ngứa tai. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường là do mạt bụi, phấn hoa hoặc lông các loại động vật. Bệnh có thể khiến bé bị ngứa lỗ tai, ngứa họng, mắt và kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Hắt xì
- Sổ mũi
- Đau đầu
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mắt
Thông thường tình trạng ngứa tai sẽ biến mất sau khi cơ thể thoát khỏi tình trạng viêm mũi dị ứng.
Trẻ ngứa tai do mắc bệnh da liễu
Ngoài một số nguyên nhân nêu trên thì nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa tai còn có thể là do các bệnh da liễu. Sau đây là một số bệnh về da ở trẻ có thể khiến bé bị ngứa tai:
- Viêm da
- Bệnh chàm
- Bệnh vảy nến
Khi bé ngứa tai do các bệnh da liễu, mẹ sẽ thấy quanh phần tai của trẻ xuất hiện các mảng bong tróc. Bố mẹ cần đưa bé đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án chữa trị kịp thời. hời.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ bị ngứa tai?
Tình trạng ngứa tai mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các con. Do vậy, các mẹ cần nắm rõ các phương pháp để hạn chế và khắc phục tình trạng ngứa tai ở trẻ nhỏ. Cụ thể như:
- Không để nước mắc kẹt trong tai sau khi tắm cho bé
- Vệ sinh, lấy ráy tai cho bé đúng cách
- Không để tai bé bị khô
- Hạn chế để bé tiếp xúc với các loại thực phẩm có thể gây dị ứng
- Đưa bé đến bệnh viện kiểm tra nếu tình trạng ngứa tai kéo dài
Trên đây, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về tình trạng trẻ bị ngứa tai. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm xử lý khi bé bị ngứa tai. Chúc các bé yêu của mẹ luôn thật khỏe mạnh và hạnh phúc nhé.