Trẻ bị ngứa vào ban đêm có sao không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc làm cha, làm mẹ quan tâm. Ngứa da tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất hiện thường xuyên vào ban đêm khiến bé cả thấy khó chịu. Ngứa da lâu ngày dẫn đến những tác hại ngoài ý muốn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách phong tránh và chăm sóc bé như thế nào mới đúng cách? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Mục lục
Trẻ bị ngứa vào ban đêm là do nguyên nhân nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ngứa vào ban đêm. Hiểu được nguyên nhân, các bậc cha mẹ sẽ dễ dàng chăm sóc bé hơn. Dưới đây là một vài yếu tố chủ yếu tác động tiêu cực đến cơ thể bé khiến bé ngứa ngáy, khó chịu bạn có thể tham khảo.
Nguyên nhân chủ quan
Tình trạng trẻ bị ngứa vào ban đêm nếu kéo dài sẽ làm bé cảm tháy vô cùng khó chịu, quấy khóc. Nguyên nhan gây ra tình trạng này có thể là do chức năng gan suy giảm, do bệnh ngoài da hay do da bé bị mất nước. Cụ thể:
- Bé bị ngứa vào ban đêm do bệnh về da: Các căn bệnh như rôm sảy, nổi mẩn đỏ, tràm sữa… đều khiến da bẹ bị kích ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, bé quấy khóc. Những vết ngứa ban đâu chỉ xuất hiện nhỏ lẻ, từng vết nhỏ sau đó lan rộng khắp cơ thể.
- Do da bé mất nước: Nguyên nhân thứ hai khiến bé bị ngứa vào ban đêm đó là da bị mất nước. Các vết ngứa xuất hiện khiến cơ thể bé khó chịu vô cùng.
- Do gặp vấn đề về gan: Bé bị ngứa cũng có thể là do gặp các ván đề liên quan đến gan. Gan có chứ năng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Khi gan gặp vấn đề, độc tố lâu ngày khong đào thải sẽ phát tiết qua da. Nếu không điều trị bệnh kịp thời dễ sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân khách quan
Song song với các nguyên nhân chủ quan, các yếu tố tác động bên ngoài cũng có thể làm trẻ bị ngứa vào ban đêm. Chẳng hạn như do thay dổi thời tiết, côn trùng cắn, do thực phẩm… Dù là nguyên nhân nào cũng cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi xuất hiện dấu hiệu lạ.
- Ngứa da do thời tiết: Thời tiết thay đổi làm cơ thể bé cảm thấy khó chịu. Sự chệnh lệch nhiệt độ đột khiến da bé chưa kịp thích ứng. Các vết mẩn ngứa xuất hiện, gây ngứa ngáy vào ban đêm.
- Ngứa da do côn trùng cắn: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Khi bé bị côn trùng căn các vết mản đỏ sẽ lan rất nhanh. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần kiểm tra kỹ quần áo, chăn, màn, khăn… của bé xem có kiến, bọ chét, mạt ve… hay không.
- Ngứa da do thực phẩm: Bé bị ngứa da cũng có thể là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo. Chẳng hạn như bạn cho bé ăn quá nhiều hải sản, thịt bò, đậu nành… trong buổi tối. Với bé chưa bước vào quá trình ăn dặm, nếu mẹ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng thì sữa mẹ cũng có thể sẽ làm da bé bị tổn thương nghiêm trọng.
Một vài nguyên nhân khác
Dù là nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan cũng cần theo dõi tình trạng ngứa của trẻ. Trẻ ngứa thường xuyên, liên tục trong các đêm cần đưa đi khám bác sĩ. Có thể căn bệnh này không xuất phát từ các nguyên trên mà là do bé tiếp xúc với lông động vât, hóa chất gây hại. Bột giặt, sữa tắm cho bé… các bậc cha mẹ sử dụng mỗi ngày có thể không tương thích với làn da. Sử dụng quá thường xuyên khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
Đọc thêm: Bé bị ngứa da vào mùa đông là do nguyên nhân nào?
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Trẻ bị ngứa vào ban đêm gây khó chịu. Bệnh này có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều trị. Trong đó bạn có thể áp dụng bài thuốc Tây Y hoặc mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà. Mỗi phương pháp lại mang đến hiệu quả nhất định tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, hãy lưu ý ngay các cách phòng bệnh dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày
Khi bé bị ngứa da vào ban đêm, điều đầu tiên bạn cần làm đó là đảm bảo vệ sinh cơ thể cho bé. Ngoài việc tắm cho bé mỗi ngày, trước khi đi ngủ các bậc cha mẹ cần vệ sinh cơ thể bé lại một lần nữa. Bên cạnh đó, không được bỏ qua các vấn đề dưới đây:
- Thường xuyên vệ sinh và cắt móng tay cho bé. Móng tay dài vừa tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, vừa có thể làm da bé bị thương.
- Nên dùng nước ấm vệ sinh cơ thể bé. Không dùng nước lạnh cũng không dùng nước quá nóng tránh gây mất cân bằng độ ẩm.
- Chuẩn bị khăn bông mềm để lau khô sau khi vệ sinh.
- Không để bé gãi hay cào lên vết ngứa sẽ dễ gây nhiễm trùng.
- Giữ cho phòng ngủ của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát. Giặt chăn, đệm, ga, gối thường xuyên.
- Có thể sử dụng khăn lạnh để trườm lên vết ngứa. Cách này sẽ làm da bé dịu hơn, không gây khó chịu, giúp bé có được giấc ngủ ngon.
Tham khảo: Sữa tắm tốt nhất cho bé bị viêm da cơ địa
Sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng
Để phòng ngừa tình trạng bé bị ngứa da vào ban đêm bạn nên sử dụng thuốc diệt côn trùng. Như đã nói ở trên việc da bé bị ngứa có thể do côn trùng cắn hoặc do da tiếp xúc với dịch tiết côn trùng. Thuốc diệt côn trùng sẽ ngăn chặn được sự phát triển của các loại côn trùng gây hại. Qua đó làn da bé được bảo vệ. Một điều mà các bậc cha mẹ cần lưu ý đó là tuyệt đối không được dể thuốc diệt côn trùng tiếp xúc trực tiếp với da bé tránh gây kích ứng.
Dùng kem dưỡng ẩm
Bé bị ngứa vào ban đêm phải làm sao? Ngoài các loại sữa tắm tốt cho da, tại sao bạn không thử sử dụng kem dưỡng ẩm. Loại kem này khi bôi lên da có tác dụng cấp ẩm, thẩm thấu sâu vào ra, dưỡng da bé mềm mại, mịn màng. Qua đó, tình trạng ngứa ngáy được giảm thiểu rõ rệt. Tuy vậy, có một điều bạn cần chú ý đó là làn da của bé rất nhạy cảm. Khi sử dụng kem dưỡng ẩm cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Không bôi quá nhiều, chỉ bôi kem với liều lượng vừa phải.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bé
Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến làn da của bé. Đôi khi bé bị ngứa da cũng có thể là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo, đồ cay nóng, đồ tanh… Các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ để tăng cường sức đề kháng. Hạn chế ăn hải sản, thịt gà, thịt bò…
Đồng thời cần bổ sung thêm nhiều nước cho cơ thể tránh để bé bị khô da, dị ứng. Các loại nước ép hoa quả sẽ làm da bé mịn màng hơn, tăng cường kháng khuẩn và bổ sung rất nhiều vitamin. Khi bạn đã áp dụng chế độ ăn uống khoa học mà da bé vẫn bị mẩn ngứa, khó chịu thì hãy đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không chủ quan tự ý điều trị cho bé tại nhà.
Trẻ bị ngứa vào ban đêm có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào? Các thông tin trong bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn trả lời. Hãy xây dựng cho bé chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ và dưỡng ẩm cho da bé. Với những thông tin trên đây hy vọng sẽ hữu ích với bạn.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn