Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể, chiếm 1,7 m2 diện tích và là nơi tiếp xúc đầu tiên của cơ thể với tác nhân của môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, da là nơi khu trú của nhiều vi khuẩn do đó rất dễ mắc các bệnh về da liễu đặc biệt là đối tượng trẻ em. Bởi làn da bé vô cùng mịn màng, hệ miễn dịch lại chưa hoàn thiện nên là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn xâm nhập có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở lưng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dấu hiệu này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn đỏ ở lưng?
Mẩn đỏ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mẩn đỏ có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng da hở trong đó có vùng lưng. Nó là một dạng tổn thương da đi kèm với tình trạng ngứa ngáy, đau rát làm cho bé có cảm giác khó chịu hay quấy khóc.
Có rất nhiều yếu tố và tác nhân khiến cho trẻ bị nổi mẩn đỏ ở lưng, cụ thể như sau
Sức đề kháng của trẻ còn yếu
Khi mới sinh ra hay trong độ tuổi từ 5 – 36 tháng tuổi, hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện khiến cho sức đề kháng của trẻ còn yếu, dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus,…
Làn da của bé lại vô cùng mỏng manh, rất dễ nhạy cảm với yếu tố từ môi trường xung quanh nên khi đó nếu các tác nhân như nguồn nước, thời tiết hay khói bụi xâm nhập vào cơ thể trẻ thì sẽ khiến cho bé bị nổi mẩn đỏ trên lưng, bụng hay có thể xuất hiện trên toàn cơ thể.
Dị ứng với thời tiết
Cơ thể trẻ khi mới sinh ra có sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên có thể rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh, chuyển gió mùa. Mẩn đỏ ở lưng thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè, vào những ngày nắng nóng. Đặc biệt là khi tuyến mồ hôi của bé bị ứ đọng, lỗ chân lông bị bít tắc từ đó hình thành nên các nốt mẩn đỏ đồng thời có cảm giác ngứa, như kim chích nhẹ.
Làn da bé không được vệ sinh sạch sẽ
Làn da là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn, trong đó có cả vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn có lợi. Nếu da bé không thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ sẽ rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh làm nổi mẩn đỏ, nguy cơ gây bệnh cao.
Trẻ bị nổi mề đay
Đây là nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến bé bị nổi mẩn đỏ ở lưng. Mề đay thường đi kèm theo cảm giác ngứa ngáy khắp người, khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu, thậm chí có những trẻ còn bỏ ăn, bỏ bú.
Sốt phát ban
Bệnh có thể gặp ở lứa tuổi 6 – 36 tháng. Do trong khoảng thời gian này trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây nên tình trạng sốt và nổi ban đỏ.
Phát ban nếu cha mẹ biết cách chăm sóc đúng cách thì sẽ không để lại những nốt sẹo thâm cho bé và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan bởi sốt phát ban có nguy cơ gây cho bé những cơn sốt trên 39 độ c kèm theo co giật nếu mẹ không hạ sốt nhanh chóng.
Dị ứng
Một số yếu tố như phấn hoa, lông động vật, sữa tắm,…có thể là các dị nguyên để gây mẩn đỏ cho bé. Các tác nhân này khi tiếp xúc với trẻ sẽ gây kích ứng, lưng hay khắp cơ thể sẽ nổi những mẩn đỏ. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho bé ngứa ngáy và quấy khóc.
Mẹ nên tham khảo: viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Viêm da
Theo các nghiên cứu đã được chứng minh, da bé yếu hơn da người trưởng thành 5 lần. Chính vì vậy bé thường xuyên bị ký sinh trùng tấn công dẫn đến tình trạng viêm da.
Thống kê dịch tễ cho thấy khoảng 50% trẻ sơ sinh mắc các bệnh về da liễu trong khoảng thời gian từ 6 – 9 tháng. Có rất nhiều dạng như mụn mủ, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…trong đó dấu hiệu của viêm da cũng là các nốt mẩn đỏ ở khắp người trong đó có lưng trẻ. Biểu hiện này của con khiến mẹ phải chú ý và chăm sóc thật cẩn thận.
Rôm sảy
Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, là một bệnh lành tính. Tuy nhiên nếu trẻ không được điều trị hay điều trị không đúng cách thì có thể để lại tác hại xấu cho trẻ về mặt sức khỏe và thẩm mỹ sau này.
Vào mùa hè nóng bức, khi nhiệt độ tăng cao, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều nhưng ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, mồ hôi bị ứ đọng trên các lỗ chân lông khiến cho các mụn đỏ nổi lên (rôm sảy).
Rôm thường mọc ở khắp cơ thể trẻ đặc biệt là vùng thân mình, lưng hay nơi quần áo tiếp xúc trực tiếp vào da. Thông thường, mẩn đỏ đó là các nốt sần, tập trung thành từng đám dày, ở một số trẻ lại mọc kín ở lưng, ngực. Những nơi da bị tổn thương sẽ khiến cho bé có cảm giác bứt rứt, khó chịu và ngứa ngáy khắp người thậm chí một số bé còn bỏ ăn, bỏ bú và quấy khóc.
Rôm sảy không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhưng đó là dấu hiệu cho thấy con đang bị nóng trong người. Lúc này, cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc để hạn chế tình trạng này của con.
Thông thường mẹ sẽ đưa trẻ đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và có phác đồ điều trị cụ thể cho bé. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm trong dân gian để tắm rửa cho bé. Nên sử dụng một số loại lá có chứa chất kháng sinh, sát trùng và sát khuẩn như lá chè xanh, lá khế hay mướp đắng,…
Mẹ muốn biết: Sữa tắm dành cho bé bị rôm sảy
2. Bé bị mẩn đỏ ở lưng có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi mà các mẹ tự đặt ra mỗi khi thấy con mình bị nổi mẩn đỏ ở lưng. Vậy thực ra tình trạng này của con có nguy hiểm hay không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Mẩn đỏ ở lưng là khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Những nốt mẩn đỏ ở lưng mà không xuất hiện kèm theo triệu chứng nào khác thì mẩn đỏ có thể tự lành sau một thời gian, do đây là một bệnh lành tính mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nhưng nếu mẩn đỏ có kèm theo một số cảm giác ngứa ngáy khó chịu hay triệu chứng đồng thời khác thì có thể bé đã có thể mắc bệnh lý viêm da hay một bệnh lý nào khác tiềm ẩn trong cơ thể.
Lúc này biện pháp tốt nhất mà cha mẹ nên thực hiện ngay là đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Một số mẹ chủ quan, xem nhẹ bệnh tình của con mà không chữa trị sớm làm bệnh càng diễn biến nặng hay thậm chí một số trẻ còn để lại những biến chứng, tác dụng không mong muốn như trẻ bị bội nhiễm, phù mạch, sốc phản vệ,…Những triệu chứng này có thể theo con đến khi lớn lên và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé sau này.
Trong một số trường hợp, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến thăm khám khi con có những triệu chứng sau đây
- Mẩn đỏ trên lưng của bé bắt đầu lây lan sang các vùng da lành khác, tập trung chủ yếu ở mặt, bụng hay xuống tới chân.
- Mẩn đỏ dần nặng thêm, chuyển dần thành mủ trắng lốm đốm mà mẹ chưa biết nguyên nhân gây bệnh.
- Ngứa xuất hiện kéo dài và thường xuyên, nhiều nhất là vào ban đêm làm trẻ khó ngủ và quấy khóc.
- Xuất hiện một số triệu chứng lạ trên da bé ngoài những mẩn đỏ.
3. Trẻ nổi mẩn đỏ ở lưng, mẹ nên làm gì?
Cha mẹ cần xác định được nguyên nhân và biết hướng điều trị phù hợp ngay khi phát hiện trẻ có những vấn đề bất thường về da, bỏ bú hay quấy khóc. Không nên chủ quan vì cho rằng mẩn đỏ là bệnh lành tính. Sau đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị các triệu chứng mẩn đỏ ở lưng mà các mẹ có thể tham khảo.
Mẹo dân gian được áp dụng
Đây là phương pháp sử dụng các loại thảo dược có sẵn từ thiên nhiên.
Ưu điểm của phương pháp là an toàn, tiết kiệm và làm bé giảm bớt mụn đỏ.
Nhược điểm là thời gian sử dụng khá lâu nên rất cần sự kiên trì thực hiện của mẹ để áp dụng cho bé và các biện pháp này chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng mà không loại bỏ được hết nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.
Một số loại lá hay sử dụng là lá khế, lá mướp đắng,…giúp làm giảm những cơn ngứa ngáy, nóng rát ở khu vực vùng da tổn thương cho trẻ.
Xem chi tiết: 10 loại lá tắm làm sạch da giúp giảm rôm sảy, mụn nhot cho bé
Sử dụng thuốc Tây y
Trong khi sử dụng những bài thuốc dân gian cha mẹ có thể đồng thời sử dụng thêm một số loại thuốc chữa trị mẩn ngứa theo Tây y để cải thiện và điều trị biểu hiện nổi mẩn của bé. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc gì và liều lượng ra sao cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không đáng có. Nguyên nhân là do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên có nhiều thành phần mà cơ thể bé có khả năng dị ứng cao.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Hi vọng với những thông tin này cùng với sự hiểu biết của mẹ bé sẽ được chăm sóc một cách tốt nhất.
Mẹ tham khảo: Bé bị mẩn đỏ, ngứa khắp người – nguyên nhân do đâu?
Sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby – bé mát da, tạm biệt mẩn ngứa
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp giữ ấm cho bé, phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.