Trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy khắp người khi bị nổi mề đay. Từ đó, dẫn tới tình trạng quấy khóc liên tục khiến không ít cha mẹ lo lắng. Theo kinh nghiệm dân gian, tắm lá có thể giúp da bé dịu mát, giảm bớt khó chịu.
Mục lục
Trẻ bị nổi mề đay có nên tắm lá không?
Mề đay có biểu hiện thường gặp là xuất hiện nốt sần, sưng đỏ. Kèm theo đó là cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Thông thường, trẻ là đối tượng dễ mắc căn bệnh này do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, đề kháng lúc này còn yếu nên khó chống lại tác nhân bệnh mề đay.
Quan niệm dân gian cho rằng, người bị mề đay cần kiêng nước và gió để tránh lây lan. Chính vì vậy, không ít ba mẹ lo lắng không biết khi trẻ bị nổi mề đay có nên tắm hay không. Tuy nhiên, theo Tây y thì người mắc bệnh mề đay vẫn có thể tắm hàng ngày. Nhưng nên tắm bằng nước ấm lần/ngày và không quá 15 phút/ngày. Việc này giúp cơ thể sạch sẽ và hồi phục nhanh hơn.
Bên cạnh đó, trẻ bị mề đay cũng có thể tắm bằng nước lá để làm dịu cảm giác mẩn ngứa. Một số loại lá có chứa kháng sinh tự nhiên và tinh dầu giúp làm dịu da bé, giảm bớt kích ứng, ngứa ngáy.
Như vậy, cha mẹ đã biết có nên tắm cho bé bằng nước lá không rồi đúng không. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, cha mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ về loại lá và cách tắm để đảm bảo an toàn cho bé.
Xem thêm: Trẻ bị ngứa nổi mề đay có sao không? Nguyên nhân và giải pháp
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn, nhanh khỏi nhất?
Từ xưa, dùng lá tắm cho bé bị mề đay đã được nhiều cha mẹ thực hiện. Dưới đây là một số loại lá được dùng phổ biến mà cha mẹ có thể tham khảo:
Lá kinh giới
Đứng đầu trong danh sách trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì chính là lá kinh giới. Kinh giới là loại lá có tác dụng kháng viêm, giải độc cơ thể rất tốt nhờ các thành phần như: D-limonene, D-menthol, Menthol racemic… Do đó, dùng nước lá kinh giới tắm sẽ giúp triệu chứng ngứa ngáy do mề đay ở trẻ giảm nhanh. Theo đó, cách tắm bằng lá kinh giới như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới, tốt nhất chọn phần ngọn có hoa rồi dùng nước muối pha loãng rửa sạch.
- Bước 2: Dùng 2 lít nước đun cùng lá kinh giới rồi để nguội tắm cho bé.
Lá trầu không
Đây là loại lá quá quen thuộc với người Việt Nam. Lá trầu không được dùng nhiều ở các ngày Lễ Tết quan trọng. Loại lá này có tác dụng kháng viêm mạnh nhờ tính ấm và vị cay nồng. Do đó, lá trầu không được dùng nhiều trong các bài thuốc giúp khư phong, tán hàn, trung hành khí, chống ngứa… Lá trầu không giúp giảm ngứa và rất thích hợp khi bị nổi mề đay. Để tắm lá trầu không khi trẻ bị nổi mề đay cần thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa lá trầu không với nước sạch rồi ngâm cùng nước muối loãng 15 phút. Tiếp đó, rửa sạch lại rồi vớt để ráo nước.
- Bước 2: Đun lá trầu không cùng 2 – 3 lít nước sạch trong khoảng 5 – 10 phút ở lửa nhỏ.
- Bước 3: Nước đun xong cho ra thau và pha cùng nước lạnh với nhiệt độ vừa tắm.
- Bước 4: Đổ nước ra thau, pha cùng nước lạnh cho tới khi nước ấm vừa tắm. Sau đó, tắm cho bé kết hợp dùng bã trầu không thoa lên phần da bị mề đay. Cuối cùng tắm lại cho bé bằng nước ấm, thực hiện ngày 1 lần tới khi khỏi.
Lá trà xanh
Lá trà xanh có chất chống oxy hóa cao giúp chống viêm, chống ung thư. Trong Đông y, trà xanh có vị đắng, chát, mát, tiêu viêm giải độc… Lá chè xanh có tác dụng loại bỏ độc tố do mề đay ra khỏi cơ thể. Đồng thời, thúc đẩy hồi phục mô da do mề đay gây ra. Nếu ba mẹ đang phân vân trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì thì trà xanh là gợi ý tuyệt vời. Theo đó, cha mẹ có thể tắm cho bé theo cách sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lượng lá trà xanh tươi vừa đủ rồi đem rửa sạch. Sau đó, ngâm 15 phút trong nước muối loãng rồi vớt ra rửa sạch lại bằng nước 2 – 3 lần.
- Bước 2: Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho lá chè xanh vào và đun thêm khoảng 15 phút ở lửa nhỏ.
- Bước 3: Lọc bỏ bã rồi pha cùng nước sạch với nhiệt độ vừa tắm cho bé.
- Bước 4: Tắm cho bé khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày tới khi khỏi hẳn triệu chứng.
Lá mướp đắng
Lá mướp đắng có công dụng giảm các nốt viêm đỏ nhanh chóng. Đồng thời, giảm tình trạng đau nhức, phù nề, ngứa ngáy trên da… do mề đay gây ra. Khi tắm bằng lá mướp đắng sẽ giúp phục hồi các tổn thương trên da hiệu quả. Bên cạnh đó còn hỗ trợ tiêu viêm, giảm kích ứng nhờ thành phần giàu vitamin và khoáng chất. Với loại lá này ba mẹ có thể tắm cho con bằng cách như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá mướp đắng non vừa đủ rồi ngâm với nước muối loãng. Sau đó, vớt lá ra để ráo nước.
- Bước 2: Đun sôi lá mướp đắng cùng 2 lít nước khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
- Bước 3: Pha nước lá cùng nước sạch tới nhiệt độ phù hợp cho bé tắm.
Lưu ý: Tắm cho bé hàng ngày bằng nước lá mướp đắng sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Lá đơn tướng quân
Đây là loại lá tắm cho trẻ bị mề đay hiệu quả và còn được gọi là đơn đỏ. Lá đơn đỏ có tính mát, vị đắng với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm đau… Vì vậy, trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì thì đơn đỏ là gợi ý khá tốt. Qua đó, giúp giảm nhanh các triệu chứng tại nhà. Ba mẹ có thể tắm cho bé bằng loại lá này như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá đơn đỏ 1 nắm rồi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Tiếp đó, vớt lá ra để ráo nước.
- Bước 2: Vò nát lá đơn đỏ rồi cho vào nấu cùng 3 lít khoảng 5 phút.
- Bước 3: Cho thêm ½ thìa cà phê muối vào nồi nước rồi cho tan hết rồi cho ra thau. Sau đó, pha cùng ít nước lạnh tới nhiệt độ vừa tắm. Thực hiện tắm hàng ngày cho bé tới khi khỏi mề đay hoàn toàn. Lưu ý, không tắm quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho bé.
Lá ổi
Lá ổi được biết đến với tác dụng hạn chế cũng như ngăn ngừa Staphylococcus aureus. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh da liễu và phổ biến là nổi mề đay. Trong lá ổi chứa lượng tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn cao. Qua đó, cải thiện nhanh tình trạng ngứa, sưng rát, tiêu mụn… và các vấn đề về da khác. Theo đó, ba mẹ có thể tắm lá ổi giảm tình trạng nổi mề đay cho bé như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá ổi non rồi rửa sạch với nước. Tiếp đó, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn.
- Bước 2: Đun lá ổi cùng 2 lít nước sạch trong khoảng 10 phút bằng lửa nhỏ.
- Bước 3: Pha nước lá ổi cho bé tắm với nhiệt độ phù hợp. Dùng phần lá thoa nhẹ lên vùng da nổi mề đay của bé sẽ giúp dễ chịu hơn.
Lá khế
Đây là một trong những loại thảo dược chữa mề đay rất tốt được lưu truyền trong dân gian. Lá khế có vị chua, tính bình nến giúp tiêu viêm, giảm ngứa và làm se da nhanh chóng. Do đó, khi trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì thì đây là lựa chọn khá tốt. Như vậy sẽ giúp loại bỏ nhanh tình trạng mề đay ở trẻ. Ba mẹ có thể tắm lá khế cho trẻ bằng cách sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 2 nắm lá khế rồi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ráo.
- Bước 2: Vò nhẹ lá khế rồi nấu cùng 3 lít nước khoảng 15 phút.
- Bước 3: Cho nước lá khế ra chậu rồi pha cùng nước lạnh sạch tới nhiệt độ phù hợp tắm cho bé. Thực hiện tắm cho bé ngày 1 lần tới khi khỏi hẳn.
Xem chi tiết: Lưu ý quan trọng khi tắm lá khế cho bé sơ sinh
Lưu ý khi tắm cho trẻ bằng nước lá để chữa mề đay
Khi đã biết trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì thì cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để giúp loại bỏ mề đay nhanh chóng:
- Chỉ áp dụng chữa mề đay bằng nước lá đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên hoặc bé bị mề đay cấp, ngứa ngáy nhẹ.
- Trường hợp bé bị mề đay nặng cần đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
- Những loại lá tắm cần được rửa sạch thật kỹ và cẩn thận trước khi tắm cho trẻ. Không nên sử dụng các loại lá có hóa chất độc hại, bị nhiễm thuốc trừ sâu…
- Pha nước tắm cho trẻ ở nhiệt độ phù hợp nhất để tránh tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho bé.
- Không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Côn trùng, lông động vật, bụi bẩn…
- Giữ cho cơ thể bé ấm khi thời tiết lạnh đột ngột, giữ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ…
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường đề kháng, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể…
Trên đây là thông tin giải đáp trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì nhanh khỏi và an toàn mà ba mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, với những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì ba mẹ nên cẩn thận khi dùng lá tắm trực tiếp. Thay vào đó có thể lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần từ nguyên liệu này để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đọc thêm: Trẻ nổi mề đay nên kiêng ăn gì?
SỮA TẮM THẢO DƯỢC FONS CARE BABY – AN LÀNH LÀN DA BÉ
Da của bé đang nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, vì vậy lúc này tắm cho bé bằng sữa tắm thảo dược là an toàn nhất. Mách mẹ sữa tắm thảo dược Fons Care Baby chiết xuất hoàn toàn từ 18 loại thảo dược thiên nhiên nên rất lành và có nhiều ưu điểm đáng nói:
CHĂM SÓC DA BÉ TOÀN DIỆN
- Saponin trong bồ hòn, bồ kết nhẹ nhàng làm sạch da và tóc.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, trà xanh, tía tô… hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Tinh dầu chanh sả ngăn ngừa côn trùng tấn công, bảo vệ bé khi thời tiết giao mùa, cho bé giấc ngủ ngon lành.
AN TOÀN
- 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, không chất tẩy rửa, dưỡng da hóa chất, không chất làm màu nhân tạo, không corticoid.
- Chỉ số pH = 5~6 phù hợp với đặc điểm sinh lý làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm gắt gao đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
- Sản phẩm có thể thoa trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương do rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… mà không sợ bị kích ứng.
TIỆN LỢI
- Công dụng 2 trong 1: Vừa tắm – vừa gội, giúp mẹ tiết kiệm thời gian.
- Thể chất ở dạng gel tiện lợi khi sử dụng, tránh gây lãng phí so với các loại nước tắm baby pha sẵn khác.
*** Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.