Thủy đậu (nốt rạ) là bệnh truyền nhiễm thường bùng phát vào mùa hè, cao điểm là tháng 5 và 6. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng dễ mắc phải nhất là với các bé từ 5-9 tuổi. Thủy đậu dễ lây lan và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị đúng cách. Vậy trẻ bị thủy đậu là do nguyên nhân nào, điều trị ra sao. Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ
Giai đoạn ủ bệnh
Trong khoảng thời gian từ 10 đến 21 ngày bị phơi nhiễm, trẻ có thể bị đau đầu và sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi. Trẻ em thường có biểu hiện bệnh nhẹ hơn so với người lớn hoặc gần như không biểu hiện gì.
Giai đoạn khởi phát
Sau khoảng 24 đến 36 giờ, các nốt ‘’rạ’’ bắt đầu xuất hiện trên mặt, tay, chân và dần lan ra khắp cơ thể. Các mụn ‘’rạ’’ này có hình bầu dục, chứa dịch trong, bao quanh là viền đỏ.
Giai đoạn toàn phát
Sau 1-2 ngày, chúng sẽ chuyển thành mụn dịch màu trắng đục như mủ. Nếu không xảy ra biến chứng, các đầu mụn này bắt đầu khô, đóng vảy lại và bong ra trong 4-5 ngày tiếp theo. Các nốt mụn thủy đậu sau khi bong sẽ để lại vết thâm, nhưng không để lại sẹo trừ trường hợp bị nhiễm thêm vi trùng. Vì vậy, khi các mụn nước chưa khô, người lớn cần giữ cho trẻ không làm vỡ các bọng nước để tránh nhiễm trùng, để lại sẹo lâu dài.
Tùy cơ địa từng bé, quá trình bay mụn có thể kéo dài lâu hơn người lớn từ 10-15 ngày, bố mẹ nên cho con nghỉ cách ly tại nhà.
Nguyên nhân gây thủy đậu ở trẻ em
Bệnh do virus Varicella Zoster gây ra, cơ chế lây lan của virus này phổ biến nhất là qua đường hô hấp ( không khí), qua giọt nhỏ trong không khí chứa niêm mạc bị nhiễm virus hoặc lây qua đường tiếp xúc trực tiếp (vết thương hở). Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh sẽ có thể lây cho thai nhi qua nhau thai.
Biến chứng có thể gặp phải khi mắc thủy đậu
Thủy đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có thể gây một số biến chứng như sau:
- Biến chứng nhẹ: trẻ có thể bị nhiễm trùng da nếu các mụn nước vỡ ra, đặc biệt là khi cố tình cào gãi nhiều ở các nốt mụn, hậu quả để lại các vết sẹo thâm trên da, mất thẩm mỹ.
- Biến chứng nghiêm trọng hơn nhưng khá hiếm gặp đó là: viêm màng não gây co giật, hôn mê và có thể để lại di chứng lâu dài: bị điếc, động kinh…
- Biến chứng viêm phổi tuy ít gặp nhưng rất khó điều trị, biến chứng có thể làm phức tạp bệnh ở người lớn hoặc trẻ em bị suy giảm miễn dịch.
- Phụ nữ mang thai khi bị thủy đậu mà không xử lý đúng cách cũng có thể gây ra nguy cơ trẻ mang di tật bẩm sinh sau này.
Trẻ em bị thủy đậu được chữa trị thế nào?
Dùng thuốc tây
Sử dụng thuốc kháng sinh Acyclovir, đây là một loại thuốc kháng virus được sử dụng để rút ngắn thời gian của bệnh. Thuốc chỉ hiệu quả nếu được sử dụng sớm trong thời gian đầu mắc bệnh.
Thuốc kháng sinh Acyclovir có 3 dạng:
- Dạng uống: Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mỗi lần 200mg, 2-5 tuổi mỗi lần 400mg, trẻ trên 6 tuổi mỗi lần 800mg, ngày uống 4 lần, mỗi lần uống cách nhau 4 giờ, sử dụng liên tục trong 5 – 10 ngày.
- Dạng bôi: Bôi 5 lần mỗi ngày, cách nhau 4 giờ, không dùng ban đêm.
- Dạng tiêm truyền tĩnh mạch: áp dụng đối với các trường hợp nặng hoặc suy giảm miễn dịch.
Liều lượng dùng có thể điều chỉnh theo mức độ bệnh, nên do bác sĩ quyết định.
Ngoài ra, cha mẹ có thể dùng dung dịch xanh Methylene để bôi lên vết thương đã vỡ cho trẻ để sát trùng và giảm ngứa ngoài da
Trẻ bị ngứa nhiều, da bị mụn mủ, có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da có thành phần hlorpheniramine, fexofenadine v.v. hoặc các loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng giảm ngứa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ưu điểm:
Sử dụng thuốc tây sẽ mang đến hiệu quả tức thì, thuốc phát huy tác dụng nhanh chỉ sau 1-2h sử dụng. Ngoài ra, ưu điểm của thuốc tây là tiện lợi, có thể mua được ở hầu hết các quầy thuốc tây.
Nhược điểm:
Bên cạnh ưu điểm những ưu điểm nói trên, thuốc tây có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng. Trẻ nhỏ thường có làn da mỏng và nhạy cảm, thuốc bôi dạng kem có thể gây ra cảm giác rát bỏng, xót, ngứa ngáy hoặc nổi ban. Thuốc viên uống cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn nao, ảo giác, buồn nôn…
Nếu trong quá trình sử dụng thuốc, có bất kỳ phản ứng nào bất thường, cha mẹ cần ngưng sử dụng thuốc cho bé ngay lập tức và đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra
Dùng các bài thuốc Đông y
Theo Đông y, nguyên nhân gây ra chứng thủy đậu là do phong nhiệt thời độc bên ngoài xâm nhập cơ thể qua mũi họng, kết hợp với thấp tích tụ lâu ngày tác động đến tạng phế và tỳ, tạo nên các mụn nước trên mặt và toàn thân, vì thế phép chữa cho chứng này thường hướng tới thanh nhiệt, bổ khí.
Dưới đây là hai bài thuốc phổ biến để chữa trị chứng thủy đậu:
Bài thuốc số 1
- 30gr Lá dâu tằm tươi loại lá bánh tẻ.
- 20gr Cỏ mần trầu tươi
- 20gr Lá tre tươi
- 20gr Cam thảo đất tươi
Hướng dẫn dùng thuốc: Sắc lấy nước uống, chế 1 lít nước đun nhỏ lửa tới khi nước trong ấm cạn chỉ còn ⅓, uống nhiều lần trong ngày.
Đây là bài thuốc sử dụng kết hợp các thảo dược có tính hàn mục đích để thanh nhiệt cơ thể, hạ sốt, chống viêm do bội nhiễm.
Bài thuốc này áp dụng đối với trường hợp người bị thủy đậu nhưng không sốt cao, không ho hoặc ho ít, chảy nước mũi, các nốt mụn có màu hồng mọc rải rác gây ngứa nhiều.
Bài thuốc số 2
- 20-30g Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ
- 20gr Rau om tươi
- 16gr Quả dành dành
- 16gr Hoa kim ngân
- 12gr Rễ cỏ tranh
Hướng dẫn dùng thuốc: Bài thuốc nên được sắc làm 2 lần. Lần đầu đun thuốc cho đến khi còn ⅓ nước thuốc giống như Bài thuốc số 1, chắt nước thuốc này để riêng. Sau đó chế thêm khoảng 600 ml nước đun nhỏ lửa tiếp đến khi nước sắc còn 200ml dồn lại với nước thứ nhất, đun đến khi nước sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng uống 150ml/ngày.. Uống liên tục hàng ngày đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc này có mục đích thanh nhiệt giải độc áp dụng cho trường hợp người bệnh sốt cao, khô môi, có xuất hiện nốt mụn trong niêm mạc miệng, nốt thủy đậu có màu tím tối, bệnh nhân luôn cảm thấy bồn chồn, khát nước nhiều.
Ưu điểm
Điều trị thủy đậu bằng đông y là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả đáng tin cậy. Những bài thuốc sử dụng trong Đông y thường rất lành, ít tác dụng phụ
Sử dụng các bài thuốc Đông y kể trên còn giúp bồi bổ cơ thể bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em, giúp mát gan, bổ huyết, không chỉ chữa khỏi bệnh thủy đậu mà đồng thời có thể chữa nhiều chứng bệnh khác do nóng trong gây ra.
Nhược điểm
Trái với sự tiện lợi của thuốc tây, để chế được bài thuốc đông y chữa thủy đậu cần phải sắc các nguyên liệu trong nhiều giờ rất kỳ công. Cuộc sống hiện đại, con người quá bận rộn để dành ra nhiều giờ để sắc thuốc.Vì vậy, thuốc nam, thuốc bắc dù có hiệu quả nhưng nhiều người đã chọn không sử dụng. Hơn nữa, thuốc nam thường có tác dụng chậm, muốn thuốc phát huy hết tác dụng cần kiên trì sử dụng thuốc từ 1 tuần đến 1 tháng.
Bé bị thủy đậu, nên ăn gì, kiêng gì?
Nên ăn
Mẹ nên chế biến cho con các loại thức ăn mềm, lỏng như cháo gạo, cháo hạt ngũ cốc, các loại hoa quả giúp bổ sung Vitamin C. Lưu ý, đối với trẻ bị nhiều mụn lở trong vòm khoang miệng, nên hạn chế ăn các loại hoa quả có chứa nhiều tính axit như cam, quýt..sẽ gây kích ứng vết loét khiến chúng lâu lành hơn.
Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng phụ huynh nên nấu cho con ăn khi mắc bệnh thủy đậu
Món canh đậu xanh:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g đậu xanh đã tách vỏ
- 100g sườn lợn
- 5g lá kinh giới
- 5g hành hoa
- Gia vị cần thiết
Thực hiện:
- Bước 1: Chặt sườn lợn thành từng miếng nhỏ, chiều dài khoảng 3cm. Sau đó, ướp sườn với 1/2 thìa đường, 1/2 thìa muối và 1/2 thìa cà phê mắm, trong thời gian 20 – 30 phút.
- Bước 2: Sau thời gian ướp, trút sườn lợn vào nồi cùng 0,4 lít nước, ninh ở lửa vừa để sườn mềm nhừ.
- Bước 3: Đậu xanh ngâm với nước cho nở, sau đó vớt ra và cho vào nồi ninh cùng với sườn. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn
- Bước 4: Kinh giới và hành lá rửa thật sạch, thái nhỏ, khi sườn mềm (sau khoảng 40 phút ninh nhừ) thì cho vào, đảo đều, khi canh sôi trở lại là có thể ăn được.
Với món canh đậu xanh hầm sườn heo, bạn có thể cho bé ăn mỗi ngày 1 lần, trong 2 ngày liên tục, từ khi mụn thủy đậu bắt đầu mọc.
Món cháo lá dâu
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 20g lá dâu non
- 20g đậu xanh
- 20g đậu đen
- 50g gạo tẻ
- 20g đường phèn
Thực hiện:
- Bước 1: Nghiền đậu xanh, đậu đen, gạo đều thành bột mịn. Rửa sạch lá dâu, thái nhỏ.
- Bước 2: Pha 300ml nước vào hỗn hợp bột, đặt lên bếp đun nhỏ lửa và khấy đều
- Bước 3: Cháo gần chín, bắt đầu sánh lại thì cho lá dâu, đường phèn vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, trong vòng 3 ngày từ khi thủy đậu bay.
Trứng gà hấp
Chuẩn bị:
- Trứng gà 1 quả
- Cà rốt 20g
- Rau mùi 5g
- Gia vị
Thực hiện
Cà rốt rửa sạch xay nhỏ, rau mùi rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, đập trứng vào, thêm bột gia vị cho vừa, đánh đều, hấp cách thủy. Cho bệnh nhân ăn ngày 1 lần, ăn liền 2 – 3 ngày
Nên kiêng
- Không nên cho bé ăn đồ nhiều chất béo như sữa, phomai hoặc ngũ cốc ăn liền vì có thể khiến da tăng tiết dầu và tình trạng viêm trở nên nặng hơn.
- Các loại thực phẩm ngọt, mặn như socola, snack…sẽ làm vết thương sưng tấy và để lại vết sẹo lớn.
- Ăn đồ nếp như bánh chưng, xôi hoặc bánh làm từ bột gạo làm các nốt mụn dễ mưng mủ.
- Đồ chiên, xào, rán hoặc đồ cay nóng gây nóng cơ thể, bức bối, khó chịu.
Bé bị thủy đậu, cha mẹ nên chăm sóc như thế nào cho mau khỏi?
- Trẻ nhỏ bị thủy đậu cần được cha mẹ cho cách ly tại nhà, ở trong phòng thoáng khí và có ánh sáng mặt trời, việc kiêng gió, kiêng nước là không cần thiết. Cho bé quần áo có chất liệu mềm, thoáng, rộng tránh cọ xát vào các nốt mụn nước.
- Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ, tắm bằng nước ấm. Vệ sinh tai, mũi, họng cho bé hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Để tránh gây bội nhiễm hay tạo thành sẹo vĩnh viễn, cha mẹ cần giữ cho đôi tay của bé luôn sạch sẽ, tránh để con cào gãi làm vỡ các nốt thủy đậu.
- Lưu ý khi dùng các loại thảo dược như bông mã đề, lá kinh giới hay lá tre… để đun nước tắm cho bé, cần rửa lá thật sạch, đảm bảo vệ sinh.
Hiện nay vacxin ngừa thủy đậu đã phổ biến trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả là tiêm vaccine đầy đủ và đúng liều lượng. Hơn 90% người đã tiêm phòng sẽ tránh được căn bệnh này.
Fons Care Baby – chăm sóc toàn diện làn da bé yêu
Fons Care Baby – dòng sữa tắm gội cho bé với thành phần từ 18 loại thảo dược Việt: Chiết xuất từ Gừng, Cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô.
Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược. Chính bởi vậy, sản phẩm không chỉ nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn, dầu thừa và bảo vệ da của bé, giữ ẩm cho da, làm mát da, mà còn có khả năng ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp bé có làn da mát lành, sạch mụn.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby NÓI KHÔNG với chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.