Thủy đậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cơ chế lây lan của bệnh thế nào?
Thủy đậu hay ‘’trái rạ” theo cách gọi dân gian là một bệnh do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên.
Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc thủy đậu nhất, theo một khảo sát, năm 2018 trong số 31.059 ca mắc thủy đậu có tới 90% bệnh nhân là trẻ em dưới 12 tuổi.
Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm cấp tính từ người sang người, tốc độ lây lan nhanh chóng, nếu không kiểm soát rất có thể bùng phát thành dịch. Ở nước ta, dịch thường bùng phát vào thời điểm giao mùa xuân-hè, gây quá tải cho các bệnh viện, cơ sở dịch tễ và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo.
Bệnh thủy đậu là một bệnh khá lành tính nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, trẻ em vẫn có thể gặp phải các biến chứng
- Biến chứng nhẹ: Nhiễm khuẩn bội nhiễm trong trường hợp bệnh nhân gãi nhiều làm vỡ các mụn nước, miệng vết thương nhiễm trùng khiến bệnh lâu hồi phục hơn.
- Biến chứng nguy hiểm: Viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết
Chính vì thế bệnh khiến các bậc phụ huynh có con nhỏ rất lo lắng.
Mục lục
Biểu hiện của bệnh thủy đậu ở trẻ em
Dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu đầu tiên trẻ nhỏ sốt nhẹ hoặc sốt cao, chán ăn, trẻ sơ sinh hay khóc quấy.
Sau 3-5 ngày sẽ thấy các nốt ban đỏ nổi trên da bé, ban đỏ lan dần lên cổ, mặt, toàn thân của trẻ và lớn dần thành các mụn nước trong 24-48 giờ.
Các mụn nước phát triển cực đại có hình tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 1-3mm, có viền màu đỏ, chứ dịch trong hoặc trắng đục. Các bọng nước này có thể mọc trên dau đầu, niêm mạng họng, mắt…khiến trẻ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu.
Những ngày này, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học để cách ly tại nhà để điều trị cho mau khỏi và tránh lây nhiễm cho các trẻ khác.
Cơ chế lây nhiễm của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có cơ chế lây từ một cơ thể mang virus sang một cơ thể bình thường theo các con đường sau:
Trực tiếp qua đường hô hấp: Virus thủy đậu tồn tại trong dịch nước bọt của người bệnh, phát tán ra ngoài khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi…bắn các giọt li ti này vào không khí, người Trực tiếp qua tiếp xúc với chất dịch trong mụn thủy đậu: Lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc niêm mạc với chất dịch trong các nốt mụn của người bệnh.
Gián tiếp qua đồ vật dùng chung: Chất dịch chứa virus có thể bị dính lên quần áo, cốc, bát, đũa của người bệnh, những người xung quanh có thể gián tiếp đưa virus vào cơ thể nếu ăn uống chung hoặc chạm vào đồ vật của người bệnh rồi dụi mắt hoặc ngoáy mũi…
Mẹ bầu có thể lây bệnh thủy đậu sang thai nhi qua nhau thai.
Thủy đậu là bệnh Virus chỉ hồi phục sau khi đã trải qua hết các giai đoạn của bệnh, tùy vào cơ địa và đặc biệt là cách chăm sóc mà thời gian hồi phục có thể khác nhau. Đối với trẻ em, nếu có phương pháp điều trị đúng cách và chăm sóc tốt, bệnh sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày.
Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi nhất?
Các thực phẩm nên ăn
Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ hấp thu: Bố mẹ có thể cho trẻ ăn súp, cháo thay vì ăn cơm. Lưu ý nên nấu các loại cháo thịt lợn, xương lợn, thịt bò, thịt gà loại bỏ da, tránh các chất tanh như cá, tôm, cua vì chúng có thể gây kích ứng da hoặc kích ứng tiêu hóa ở trẻ nhỏ vì trong thời gian bị bệnh hệ miễn dịch của các bé kém hơn.
Sau đây là một số công thức nấu cháo cho trẻ ăn đổi bữa khi bị thủy đậu, có tác dụng bồi bổ và điều trị bệnh hiệu quả
Cháo yến mạch rau củ
Nguyên liệu:
- 80g bột yến mạch xay nhuyễn
- ½ củ khoai tây, ½ củ cà rốt
- 50g bông cải xanh
- 1 thìa cà phê dầu thực vật hoặc dầu oliu
Cách làm:
- Ngâm bột yến mạch với nước lạnh trong 10 phút
- Rửa sạch rau củ, luộc chín, sau đó xay hoặc nghiền nát.
- Nấu chín yến mạch với 400 ml nước rồi lọc qua rây
- Cho rau củ đã nghiền nát và dầu ăn vào chung với cháo, khuấy đều trên lửa nhỏ.
- Múc cháo ra bát, để nguội vừa và cho trẻ ăn.
Tác dụng của cháo yến mạch:
Yến mạch là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất,, tăng cường hệ miễn dịch. Trong bột yến mạch có chứa beta glucane có khả năng tìm các vị trí tế bào tổn thương, loại bỏ nhiễm trùng và vi khuẩn tại vị trí đó nhanh nhất. Rau bông cải, cà rốt và khoai tây giúp bổ sung chất xơ và vitamin A.
Cháo đậu xanh thịt lợn nạc
Nguyên liệu
- 100 g gạo tẻ
- 100g thịt nạc băm
- 50g đậu xanh
- ½ thìa dầu ăn
- ½ củ hành khô
- Hành lá thái nhỏ
Cách làm:
- Đậu xanh rửa sạch, ngâm trong nước lạnh 2 tiếng, không cần tách vỏ.
- Ninh gạo và đậu xanh nhỏ lửa đến khi chín mềm
- Phi hành khô với dầu, sau đó cho thịt vào đảo đến khi thịt săn lại.
- Khi cháo đã nhừa, trút phần thịt băm đã xào vào nồi cháo, đun trong 5 phút.
- Múc cháo ra bát cho trẻ ăn mà không cần nêm thêm gia vị.
- Đây là món cháo cơ bản, dễ làm, giúp cung cấp cho trẻ đủ chất dinh dưỡng, đậu xanh có tính mát giúp cơ thể thanh nhiệt, dễ chịu.
Cháo đậu đỏ hạt ý dĩ
Nguyên liệu
- 50g đậu đỏ
- 50g gạo tẻ
- 30g hạt ý dĩ
- 4 quả táo tàu
- Gia vị
Cách làm
- Rửa sạch đậu đỏ, táo tàu, ngâm riêng trong 2 tiếng.
- Ninh gạo, đậu đỏ và táo tàu trong nồi hầm đến khi chín mềm, nêm một chút gia vị vừa ăn.
- Cho trẻ ăn khi còn ấm.
Món cháo này là một bài thuốc giúp điều tiết, bài độc, thanh nhiệt cơ thể đặc biệt hữu hiệu trong gia đoạn hồi phục của bênh, giúp giảm nguy cơ bị sẹo lồi sau khi các nốt mụn bong vảy.
Nên cho trẻ ăn hoặc uống nước ép của các loại hoa quả sau: cà rốt, dưa hấu, bơ, kiwi,chuối… để bổ sung vitamin, khoáng vi lượng. Cam, chanh, bưởi cũng chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho hồi phục sức đề kháng, tuy nhiên cần lưu ý với những bé đang có các vết loét trong miệng, vòm họng thì không nên cho ăn các loại quả này, lượng axit cao trong các loại quả này có thể khiến vết thương đau, xót hơn.
Nên cho trẻ uống các trà thảo dược như trà kim ngân, hoa cúc, nước ép rau sam…các loại thảo dược này đều có tính giải nhiệt, hạ sốt, rất tốt cho trẻ bị thủy đậu.
Các thực phẩm nên kiêng cho trẻ ăn khi bị thủy đậu
Thường ngày các bậc phụ huynh thường cho trẻ uống sữa và ăn các thực phẩm làm từ bơ sữa như phô mai, kem, hay bơ khá nhiều, tuy nhiên, khi trẻ bị thủy đậu, cần hạn chế ăn những loại thực phẩm này, chúng sẽ khiến cơ thể tăng tiết dầu đồng thời tăng khả năng nhiễm khuẩn tại các vết mụn.
- Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt như bim bim, snack, khoai tây chiên hoặc ăn đồ mặn…các thực phẩm này chứa nhiều muối, khiến cơ thể mất nước nhanh.
- Khi bị thủy đậu, nên cho trẻ ăn thanh đạm, thay vì các món chiên, rán thì nên cho bé ăn các món luộc, hấp để giảm lượng dầu, mỡ.
- Tránh ăn thức ăn có gia vị cay, nóng khiến cơ thể có cảm giác nóng, bí bách khó chịu.
- Không ăn các loại thực phẩm có khả năng kích thích virus sinh sôi như sô cô la, bơ đậu phộng, các loại hạt sấy khô hoặc nho khô.
- Hạn chế ăn các loại ngũ cốc, bánh mỳ, bánh quy có chứa chất béo nhân tạo.
- Không nên cho trẻ ăn hải sản vì đồ hải sản có chứa chất histamine, nguyên nhân gây kích ứng và ngứa trên da, khiến các nốt mụn trầm trọng hơn.
- Thực phẩm làm từ đồ nếp như xôi, bánh chưng… có thể khiến các nốt mụn mưng mủ, không nên cho trẻ ăn.
Các lưu ý trong sinh hoạt của trẻ em khi bị mắc thủy đậu
- Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, cần cho con nghỉ đến trường, lớp để ở nhà cách ly.
- Cho trẻ ở trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng.
- Đồ dùng cá nhân, quần áo để riêng, giặt, rửa hằng ngày, phơi nắng.
- Cắt móng tay, rửa tay hoặc sát khuẩn tay cho bé.
- Mặc cho bé quần áo bằng các chất liệu mỏng như cotton, rộng rãi.
- Có thể bôi dung dịch Xanh metylen lên các nốt mụn cho trẻ để sát trùng.
Phòng ngừa bệnh thủy đậu
Hiện nay đã có vacxin ngừa thủy đậu, tiêm vacxin đúng liều, đúng thời điểm có hiệu quả phòng bệnh kéo dài đến hơn 15 năm.
Việc tiêm phòng thủy đậu là không bắt buộc nhưng cha mẹ nên cho các bé đi tiêm sớm. trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng thủy đậu.
- Tiêm 1 lần cho trẻ từ 12-18 tháng tuổi
- Tiêm 2 lần cho trẻ lớn từ 13 tuổi trở lên, mỗi mũi tiêm cách nhau 4-6 tuần
Phản ứng có thể gặp phải sau khi tiêm vacxin thủy đậu
- Phản ứng phổ biến: sưng, cứng chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc nặng hơn có thể thấy phát ban.
- Phản ứng ít phổ biến: sốt cao, đau đầu, nôn mửa, viêm đường hô hấp, phát ban như bị thủy đậu.
Phản ứng hiếm gặp: sốc phản vệ, đau bụng, tiêu chảy…đây là phản ứng nghiêm trọng với vacxin có thể dẫn đến tử vong, vì vậy cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác, khi chủng ngừa phải test và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện nội khoa để đề phòng các trường hợp dị ứng hoặc sock phản vệ sau khi chủng ngừa
Fons Care Baby – chăm sóc toàn diện làn da bé yêu
Khi bé bị thủy đậu, vấn đề chăm sóc da phải hết sức cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng, vì vậy lựa chọn một sản phẩm tắm gội phù hợp cho bé cũng rất quan trọng.
Fons Care Baby – dòng sữa tắm gội cho bé với thành phần từ 18 loại thảo dược Việt: Chiết xuất từ Gừng, Cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô.
Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược. Chính bởi vậy, sản phẩm không chỉ nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn, dầu thừa và bảo vệ da của bé, giữ ẩm cho da, làm mát da, mà còn có khả năng ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp bé có làn da mát lành, sạch mụn.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby NÓI KHÔNG với chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.