Khi bé bị chốc lở, các bậc phụ huynh thường chỉ quan tâm đến các phương pháp điều trị bệnh ngoài da mà ít quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Thực chất, chế độ ăn có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hồi phục và tái tạo da của bé. Việc ăn uống không đúng khoa học có thể khiến bệnh lâu lành, da tổn thương sâu và có nguy cơ để lại sẹo. Vậy khi trẻ bị chốc lở mẹ nên cho bé ăn gì và không nên ăn gì? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Những điều mẹ cần biết về bệnh chốc lở ở trẻ em
Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do 2 loại vi khuẩn là liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn tấn công. Bệnh có khả năng lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành khác hoặc từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Trẻ bị chốc lở thường có các biểu hiện như:
- Xuất hiện những mảng da rộp đỏ, có thể có bóng nước. Bóng nước sau khi vỡ để lại những vết loét
- Các vết chốc nước thường chứa dịch lỏng, khiến trẻ ngứa ngáy
- Bệnh chuyển biến nặng, trẻ có thể bị đau, các vết bọng nước hóa mủ, loét sâu
Nếu bệnh chốc lở không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho bé như nhiễm trùng huyết, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ cần có các biện pháp điều trị ngay lập tức cho bé khi thấy ở trẻ có một số dấu hiệu nghi ngờ của bệnh chốc lở.
Trẻ bị chốc lở cần kiêng gì để nhanh khỏi
Trong quá trình điều trị chốc lở cho bé, mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có thể khiến bệnh của bé diễn biến nặng hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ không nên cho bé bị chốc lở ăn:
Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường
Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường là món ăn yêu thích của tất cả các em bé. Tuy nhiên, các mẹ nên hạn chế cho bé ăn đồ ngọt khi bị chốc lở bởi đường là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm nghiêm trọng tình trạng viêm loét.
Thức ăn chế biến sẵn
Các loại đồ ăn chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, thịt hun khói… có chứa rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe trẻ em, đặc biệt là những trẻ đang bị chốc lở. Việc sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này khiến cho cơ thể trẻ tích trữ nhiều độc tố, làm bệnh lâu lành hơn.
Ngoài ra, các loại đồ ăn này được chế biến sẵn, không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Các chất bảo quản có trong thức ăn chế biến sẵn nếu sử dụng nhiều có thể khiến da bị kích ứng, các triệu chứng của bệnh trở lên tồi tệ hơn.
Đồ ăn cay nóng
Các loại thức ăn cay nóng không những có hại cho dạ dày và hệ thống tiêu hóa của trẻ mà còn có khả năng gây kích ứng cho da. Mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn này vì có thể khiến da bé bị khô và kích ứng, ngứa ngáy, lở loét và sưng viêm nặng hơn.
Thực phẩm khô giòn
Khi trẻ bị chốc lở, vùng niêm mạc miệng có thể bị tổn thương do các các vết loét. Nếu mẹ cho bé ăn các loại thức ăn cứng, giòn gây ma sát làm vùng da bị loét trầy xước, khiến bé bị đau, sợ ăn. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh chốc lở cho trẻ, làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy, mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn cứng như gà rán, bánh quy hay các loại hạt cứng khi trẻ bị chốc lở.
Đồ ăn mặn chứa nhiều muối hoặc đồ ăn chua
Đồ ăn mặn hoặc chua sẽ làm các vết chốc loét quanh miệng của bé bị xót và loét rộng hơn khiến tình trạng bệnh khó cải thiện. Do đó, khi chế biến các món ăn cho bé, mẹ hãy chế biến những món ăn nhạt, vừa ăn cho bé trong giai đoạn điều trị chốc lở.
Trẻ bị chốc lở, mẹ nên cho trẻ ăn gì
Trong quá trình điều trị chốc lở cho bé, mẹ nên chọn những loại thức ăn có khả năng hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng làm giảm các triệu chứng do chốc lở gây ra như ngứa ngáy, lở loét, sưng viêm trên da… Một số loại thực phẩm mẹ nên cho trẻ ăn khi bé đang bị chốc lở:
Thực phẩm giàu Omega 3
Omega 3 là một acid béo có tác dụng kháng viêm, nhanh làm lành các tổn thương da, rất tốt cho trẻ đang bị bệnh chốc lở. Mẹ có thể bổ sung Omega 3 cho bé qua các loại cá như: Cá thu, cá hồi, cá ngừ, dầu cá…
Thịt trắng
Các loại thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt… có tính mát, ít gây kích ứng cho da và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Vì thế, mẹ nên bổ sung các loại thịt này vào thực đơn hàng ngày cho bé giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh chốc lở. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cho bé ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Các loại rau xanh và quả chứa nhiều chất xơ và vitamin dồi dào đặc biệt cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, làm nhanh quá trình lành các vết chốc.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bố mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ bị chốc lở như táo, atiso, lúa mạch, các loại đậu, bông cải xanh, bột yến mạch, ngũ cốc, đu đủ, bí ngô…
Sữa chua
Sữa chua là loại thực phẩm mẹ nên bổ sung khi bé bị chốc lở, nó không chỉ có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do bệnh chốc lở gây ra. Các lợi khuẩn có trong sữa chua giúp làm tăng độ ẩm cho da bé, giảm các triệu chứng ngứa ngáy do bệnh chốc lở gây ra. Hơn nữa, sữa chua giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể làm lành vết thương.
Vitamin B2
Vitamin B2 rất tốt trong việc điều trị và nhanh làm lành các tổn thương trên da. Do vậy, mẹ nên bổ sung vitamin B2 cho bé bị chốc lở qua các loại thực phẩm như: Rau xà lách, rau bi na, rau súp lơ…. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung loại vitamin này cho trẻ qua các loại viên nén hoặc siro uống.
Gừng
Các hoạt chất trong củ gừng có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus – một loại vi khuẩn gây bệnh chốc lở ở trẻ em. Ngoài ra, gừng còn có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó, mẹ có thể cho vài lát gừng khi chế biến món ăn cho bé. Gừng có tính cay, nên mẹ chỉ nên cho một vài lát nhỏ vào trong món ăn cho bé.
Một số loại thực phẩm khác có công dụng kháng viêm rất tốt mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn cho con như: Mật ong, nha đam, atiso, hạt chia, dầu oliu, nghệ…
Cách chăm sóc cho trẻ bị chốc lở
Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng thúc đẩy nhanh quá trình chữa trị chốc lở cho bé, mẹ nên kết hợp thêm các biện pháp chăm sóc trẻ tác động từ bên ngoài để tránh các vết chốc để lại sẹo.
Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ
Nguyên nhân khiến trẻ bị chốc lở là do sự tấn công của vi khuẩn, vì thế việc làm sạch cơ thể cho trẻ là vô cùng quan trọng. Da trẻ bị chốc lở thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, mẹ nên tắm cho trẻ hàng ngày bằng sữa tắm được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính cho da bé.
Xem thêm: Trẻ bị chốc lở tắm lá gì cho nhanh khỏi?
Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby với chiết xuất từ 18 loại thảo dược thiên nhiên an toàn với mọi làn da của bé kể cả làn da nhạy cảm nhất. Với các thành phần “kháng sinh tự nhiên” từ mướp đắng, trầu không, tía tô, bồ công anh Fons Care Baby có khả năng ngăn ngừa viêm ngứa,chốc lở, rôm sảy, hăm tã trên da của bé, giúp săn se niêm mạc, cho tổn thương nhanh lành.
Đọc thêm: Tại sao mẹ nên chọn sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby cho bé?
.
Đề phòng chốc lở lây lan
Bệnh chốc lở có thể lây sang các vùng da khác hoặc các trẻ khác. Để ngăn chặn bệnh lây lan, mẹ cần lưu ý các điều sau:
- Luôn giữ cho vùng chốc lở khô thoáng
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học
- Cắt móng tay cho trẻ, tránh trẻ chạm hoặc gãi vào các vết chốc
- Cho bé nghỉ học cho đến khi các vết chốc được xử lý để tránh lây lan sang các trẻ khác
Việc điều trị bệnh chốc lở cho trẻ không quá khó thực hiện. Bên cạnh các biện pháp chăm sóc bên ngoài, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé, tránh cho bé ăn các loại thức ăn có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.