Do hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt và chưa hoàn thiện nên rất hay gặp các bệnh về đường hô hấp khi thời tiết thay đổi thất thường. Đặc biệt là bệnh cảm cúm. Thay vì đem con tới bệnh viện, cha mẹ hoàn toàn có thể mua thuốc điều trị tại nhà. Vậy trẻ em bị cảm cúm uống thuốc gì thì nhanh khỏi? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Mục lục
Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ
Cảm cúm là một trong những bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm A, B gây ra. Cảm cúm và cảm lạnh thường có dấu hiệu gần giống nhau. Tuy nhiên, trẻ bị cảm cúm thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn. Khi mắc bệnh trẻ sẽ có các hiểu hiện sau:
- Sốt cao đột ngột trên 38,5 độ.
- Đau đầu, đau cơ, đau nhức khắp mình mẩy khiến trẻ quấy khóc, không chịu chơi.
- Đau họng, ho, sổ mũi. Nước mũi chảy nhiều có thể không màu hoặc màu vàng, màu xanh.
- Biếng ăn, nôn mửa, tiêu chảy, người mệt mỏi.
Bệnh cảm cúm thường xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, trẻ hay gặp nhiều ở vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi để những loại vi khuẩn, virut cúm sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, vào những ngày lạnh, hệ hô hấp của trẻ thường rất nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng.
Trẻ em bị cảm cúm uống thuốc gì nhanh khỏi?
Trẻ em bị cảm cúm uống thuốc gì là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Thông thường cảm cúm lành tính sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Bệnh nhân có thể không cần uống thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, để nhanh khỏi, các mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
Thuốc Paracetamol
Paracetamol hay còn được biết đến với tên gọi khác là Acetaminophen. Đây là loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt mức độ từ nhẹ đến vừa.
Liều dùng Paracetamol được tính theo cân nặng của trẻ. Thông thường từ 10-15 mg/liều, khoảng cách của mỗi liều là từ 4-6 tiếng. Đối với trẻ trên 12 tuổi có thể tăng liều dùng lên 325-650mg/ liều. Hoặc bạn cho trẻ sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên cho bé uống quá liều có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc thông mũi Decongestant
Decongestant là một loại thuốc khi sử dụng có thể giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi. Thành phần chính của Decongestant gồm pseudoephedrine và phenylephrine.
Liều dùng( với dạng dung dịch uống)
- Đối với trẻ từ 2-5 tuổi: Sử dụng khoảng 1,6 ml/ lần. Không nên cho trẻ dùng quá 6 lần/ngày.
- Đối với trẻ từ 6-12 tuổi: Có thể tăng liều dùng lên khoảng 10mg, cách từ 4-6 tiếng uống một lần hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc kháng histamine
Khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên sẽ tiết ra một chất có tên là Histamine. Những loại thuốc kháng Histamine sẽ hoạt động bằng cách ức chế quá trình giải phóng chất này. Ngoài ra, thuốc kháng Histamine còn giúp giảm các triệu chứng như: Ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa tai…
Thuốc kháng Histamine có một số hoạt chất phổ biến như: brompheniramine, doxylamine, chlorpheniramine, diphenhydramine.
Các hoạt chất này thường gây cảm giác buồn ngủ cho người sử dụng. Do đó, các bác sĩ thường kê đơn thuốc vào buổi tối để tiện sử dụng cho người bệnh. Ngoài ra, còn có một số hoạt chất từ thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ như: cetirizine, fexofenadine, loratadine.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm cho bé
Mỗi loại thuốc cảm cúm trên đều có công dụng, liều dùng và hướng dẫn cụ thể được in trên bao bì. Trước khi cho trẻ uống mẹ cần đọc thật kỹ những thông tin đó. Nếu trẻ bị dị ứng với một trong số thành phần nào của thuốc thì không nên cho dùng. Khi cho bé uống thuốc cảm cúm đủ theo liều dùng mà trẻ không khỏi. Hoặc có những biểu hiện khiến tình trạng bệnh nặng thêm thì mẹ nên dừng cho uống thuốc và đưa đến cơ sở ý tế gần nhất để được thăm khám.
Khi đi mua thuốc cảm cúm cho trẻ, mẹ cần nói rõ độ tuổi của con. Bởi trên thị trường có nhiều loại thuốc cảm cúm với thành phần giống nhau nhưng hàm lượng cao hơn. Những loại thuốc này thích hợp sử dụng cho người lớn hơn là trẻ nhỏ.
Ngoài ra, mẹ cần cho trẻ sử dụng đúng liều được ghi trên nhãn hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc để tránh gặp các phản ứng bất thường.
Chăm sóc trẻ khi bị cảm cúm
Ngoài thắc mắc trẻ em bị cảm cúm uống thuốc gì thì việc chăm sóc như thế nào cũng là vấn đề khiến các mẹ bận tâm. Để trẻ nhanh khỏi bệnh, mẹ có thể sử dụng các biện pháp chăm sóc tự nhiên như sau:
- Cho trẻ mặc những bộ quần áo thông thoáng, rộng rãi.
- Cho trẻ uống đủ nước. Thông thường trẻ nhỏ không có thói quen uống nước hàng ngày. Do đó, mẹ cần khuyến khích con uống đủ nước. Bởi nước sẽ giúp cơ thể dễ dàng thải độc, bé mau lành bệnh.
- Dùng khăn ấm chườm cho bé khi phát hiện bé có dấu hiệu sốt.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin như rau, củ, quả.
- Trẻ bị cảm cúm cơ thể thường mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn ra để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé.
- Vệ sinh mắt, mũi, miệng bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ bị cúm như thế nào thì nên đưa đến bác sĩ?
Trường hợp sau khi sử dụng thuốc cảm cúm kết hợp với cách chăm sóc khoa học mà trẻ không khỏi và có những dấu hiệu sau đây thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ:
- Trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C và liên tục trên 3 ngày, có dùng thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm.
- Trẻ chán ăn, buồn nôn trong nhiều ngày liền.
- Tình trạng nghẹt mũi kéo dài trên 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Khó thở, thở dốc hoặc thở nhanh.
- Trẻ có dấu hiệu bị co giật, ngủ li bì, không chịu chơi.
- Đau mắt, trong mắt có gỉ vàng.
- Quấy khóc liên tục không chịu nín.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã giúp bạn gỡ đáp thắc mắc “trẻ em bị cảm cúm uống thuốc gì”. Cùng với đó là cách chăm sóc trẻ khi bị cảm cúm. Lưu ý, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Tốt nhất phụ huynh cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kể loại thuốc nào.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn