Nổi mề đay là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trên da xuất hiện các vết sần màu đỏ hoặc hồng nhẹ giống vết muỗi đốt. Những vết đỏ này có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể, nhất là ở các vùng như lưng, cổ, bụng. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Khi gãi các nốt sần sẽ ngày càng lan rộng hơn. Vậy trẻ nổi mề đay có cần kiêng kị gì trong ăn uống hay không? Những thông tin giải đáp trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt hơn.
Mục lục
Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì?
Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm
Khi bị nổi mề đay, bạn cần phải kiêng ngay nhóm thực phẩm chứa nhiều đạm. Chẳng hạn như tôm, cá biển, cua, thịt bò… Khi dung nạp vào cơ thể bé sẽ làm các vết mề đay sẽ ngày càng lan rộng hơn. Bên cạnh đó, khi bé bị nổi mề đay, hệ miễn dịch sẽ suy giảm rõ rệt. Thức ăn khi nạp vào cơ thể không được chuyển hóa, gây kích ứng, khó chịu.
Không ăn thực phẩm cay nóng
Nhóm thực phẩm thứ hai bạn không nên cho bé ăn khi bị nổi mề đay đó chính là đồ cay nóng. Chẳng hạn như hạt tiêu, ớt, đồ chiên rán… đều không tốt cho sức khỏe. Với các loại thực phẩm này để hấp thụ tốt, cơ thể phải làm việc nhiều hơn, gây khó chịu, bứt rứt, cảm giác nóng trong người. Đồ ăn cay nóng không chỉ làm cho tình trạng nổi mề đay kéo dài mà còn khiến da dễ bị khô, bong tróc, khó chịu.
Giảm đường giảm muối
Muối và đường là hai loại nguyên liệu được sử dụng nhiều khi chế biến món ăn, gia tăng hương vị. Nhưng đối với bệnh nhân nổi mề đay, nhất là trẻ nhỏ cần giảm đường, giảm muối trong thực đơn hàng ngày. Hai gia vị này sẽ gây kích ứng hệ thần kinh ngoại biên, làm gia tăng độ nghiêm trọng của các vết do nổi mề đay. Hệ miễn dịch suy giảm rõ rệt, vết mẩn ngứa xuất hiện nhiều hơn, da khó lành, nguy cơ bệnh mề đay tái phát là rất cao.
Các loại đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh là món khoái khẩu của nhiều bé. Tuy có hương vị thơm ngon, hấp dẫn nhưng nhóm thực phẩm này lại có hại cho sức khỏe. Dầu mỡ khi đi vào cơ thể sẽ làm hình thành nên nhiều độc tố, ảnh hướng lớn đến hoạt động của dạ dày, gan và thận. Các triệu chứng mẩn ngứa, phát ban xuất hiện thường xuyên, khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu.
Ngoài đồ ăn nhanh bạn cũng không nên cho bé uống sữa khi mắc bệnh. Bởi trong sữa có chứa một lượng protein dồi dào làm vết mề đay chuyển nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm: Trẻ bị ngứa nổi mề đay có sao không? Nguyên nhân và giải pháp
Trẻ bị mề đay ăn gì tốt?
Bên cạnh những loại thực phẩm cần tránh khi bị nổi mề đay, bạn cũng nên cho bé ăn các loại giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế, các nhóm thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp bé có được sức khỏe dẻo dai, đẩy lùi bệnh tật. Chẳng hạn như:
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A
Vitamin A rất tốt cho cơ thể bé. Đây là loại viatmin rất tốt cho quá trình tái tạo tế bào trên da, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm gan bò, gan gà, cá chép, cà chua… Khi nấu ăn bạn hãy thêm vào thực đơn để bé nhanh khỏi bệnh hơn.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B
Không chỉ vitamin A mà vitamin B cũng rất cần thiết. Nó giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, làm tăng tính đàn hồi và độ co dãn cho làn da của bé. Thực phẩm chứa vitamin B bao gồm hạt óc chó, gạo lứt, chuối… Hãy cần nhắc để chế biến nên những món ăn bổ dưỡng nhất.
Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C
Bé bị nổi mề đay, trong thực đơn không thể thiếu đồ ăn chứa viatmin C. Loại vitamin này không chỉ tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật mà còn có tác dụng thải độc vô cùng hiệu quả. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm dâu tây, khoai tây, cam, quýt… Sẽ thật tuyệt nếu như bạn biết cách biến chúng thành đồ tráng miệng, giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.
Có thế bạn quan tâm: Chàm sữa kiêng ăn gì? Những thức ăn mẹ nên tránh cho bé
Chế độ sinh hoạt đúng cách khi bé bị nổi mề đay
Ngoài việc tìm hiểu trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý ngay những vấn đề dưới đây để tình trạng bệnh giảm thiểu nhanh chóng.
Không chà xát, gãi quá mạnh
Bệnh mề đay làm cho làn da của bé trở nên ngứa ngáy. Bé gãi liên tục làm cho các vùng mẩn đỏ trên da ngày càng lan rộng hơn. Đây là một phản xạ tự nhiên, nếu không khắc phục được, làn da bé sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Trường hợp xấu nhất là da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, bệnh trở nặng, để lại các vết sẹo trên da.
Chính vì thế bạn nên chú ý quan sát xem khi nào bé gãi ngứa để kịp thời ngăn cản. Cách tốt nhất là dành thời gian để nô đùa cùng bé, giúp bé quên đi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Kiêng nắng và kiêng gió
Kiêng nắng kiêng gió không có nghĩa là bắt bé ở trong phòng cả ngày. Thay vào đó, bạn chỉ cần che chắn cho làn da của bé thật cẩn thận trước khi ra ngoài là được. Theo Đông Y, mề đay khởi phát là do phong hàn xâm nhập vào cơ thể. Hay khi ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu lên da sẽ gây ảnh hưởng lớn đến làn da nhạy cảm của bé. Tia nắng làm da bé bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, tiếp xúc với bụi bẩn, các vết ngứa do mề đay ngày càng lan rộng trên cơ thể.
Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày
Nhiều người quan niệm, khi bé bị mề đay tuyệt đối không được tiếp xúc với nước. Nhưng đây là quan niệm sai lầm. Với căn bệnh này, nếu các bậc cha mẹ không vệ sinh đúng cách, rất dễ để lại sẹo trên da bé sau này. Nhất là khi nổi mề đay trong mua hè, làn da bé khô và ngày càng trầm trọng hơn. Vi khuẩn có cơ hội nảy nở, gây tổn thương da. Khi tắm cho bé cần lưu ý ngay những vấn đề dưới đây:
- Tắm cho bé không được quá lâu rất dễ bị nhiễm lạnh. Từ đó hệ hô hấp bị ảnh hưởng, trẻ dễ cảm sốt, da khô, gây ngứa ngáy.
- Không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm cho bé. Nước quá nóng gây viêm da, khô da, mề đay lan rộng còn nước quá lạnh làm cảm giác đau rát gia tăng.
- Tuyệt đối không nên sử dụng các loại sữa tắm có chữa chất tẩy rửa mạnh.
- Không để bé tiếp xúc trực tiếp với các dị vật, dễ gây kích ứng da.
- Nên dùng nước ấm vừa phải để vệ sinh các vùng da trên cơ thể. Dùng vải mềm lau nhẹ lên các vùng da, không chà xát quá mạnh, da bé dễ bị tổn thương.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bé.
Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì? Những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời phù hợp nhất. Căn bệnh này không hề nguy hiểm, nhưng cần chắm sóc và điều trị đúng cách mới không gây nên các biến chứng ngoài ý muốn. Đặc biệt, cần vệ sinh da bé mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh, giúp da bé mềm mại, dễ chịu hơn.
Đọc thêm: Trẻ nổi mề đay về đêm là do đâu?
SỮA TẮM THẢO DƯỢC FONS CARE BABY – AN LÀNH LÀN DA BÉ
Da của bé đang nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, vì vậy lúc này tắm cho bé bằng sữa tắm thảo dược là an toàn nhất. Mách mẹ sữa tắm thảo dược Fons Care Baby chiết xuất hoàn toàn từ 18 loại thảo dược thiên nhiên nên rất lành và có nhiều ưu điểm đáng nói:
CHĂM SÓC DA BÉ TOÀN DIỆN
- Saponin trong bồ hòn, bồ kết nhẹ nhàng làm sạch da và tóc.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, trà xanh, tía tô… hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Tinh dầu chanh sả ngăn ngừa côn trùng tấn công, bảo vệ bé khi thời tiết giao mùa, cho bé giấc ngủ ngon lành.
AN TOÀN
- 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, không chất tẩy rửa, dưỡng da hóa chất, không chất làm màu nhân tạo, không corticoid.
- Chỉ số pH = 5~6 phù hợp với đặc điểm sinh lý làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm gắt gao đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
- Sản phẩm có thể thoa trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương do rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… mà không sợ bị kích ứng.
TIỆN LỢI
- Công dụng 2 trong 1: Vừa tắm – vừa gội, giúp mẹ tiết kiệm thời gian.
- Thể chất ở dạng gel tiện lợi khi sử dụng, tránh gây lãng phí so với các loại nước tắm baby pha sẵn khác.
*** Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.