Nổi mề đay là hiện tượng thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong đó, trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất. Ban đầu, bệnh có biểu hiện nhẹ với những mụn sần nổi trên da. Trải qua giai đoạn khởi phát, nổi mề đay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy trẻ nổi mề đay nhiều ngày có nguy hiểm không, phải làm sao? Tham khảo ngay những thông tin dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh nổi mề đay ở trẻ
Trẻ nổi mề đay nhiều ngày có nguy hiểm không? Để giải đáp được thắc mắc, trước hết mẹ cần nắm được những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Nổi mề đay là một trong những căn bệnh về da phổ biến nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn “non nớt” nên càng dễ bị mầm bệnh có hại tấn công.
Khi bị nổi mề đay, trên da trẻ có những vết phồng rộp, đỏ rát. Ở giai đoạn đầu, tổn thương xuất hiện ở một vài vị trí, sau đó lan nhanh đến nhiều khu vực khác nhau. Theo các chuyên gia, bệnh nổi mề đay thường có chu kỳ dưới 6 tuần (dạng cấp tính). Nếu trẻ được chữa trị kịp thời, đúng cách, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không gây ảnh hưởng nhiều cho trẻ.
Tuy nhiên, một số trẻ phải chiến đấu với bệnh nổi mề đay mãn tính. Thời gian hình thành và phát triển bệnh kéo dài hơn 6 tuần. Bệnh có xu hướng nặng hơn khi gặp các tác nhân có hại như: Mỹ phẩm, phấn hoa, côn trùng… Tùy từng thể trạng của từng trẻ mà bệnh sẽ có diễn biến khác nhau.
Tìm hiểu thêm:
- Trẻ nổi mề đay khi trời lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục.
- Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì nhanh khỏi và an toàn nhất?
Trẻ nổi mề đay nhiều ngày có nguy hiểm không?
Khi gặp hiện tượng nổi mề đay, trẻ cảm thấy rất ngứa rát, khó chịu dẫn đến quấy khóc, biếng ăn. Đa số các bé đều có phản ứng gãi tại vùng da bị tổn thương. Từ đó, các vết mụn mủ, trầy xước càng trầm trọng và lây lan ra phạm vi rộng hơn. Hậu quả rõ rệt dễ nhận biết nhất trên da của trẻ là các vết thâm, sẹo ở khu vực da bị nổi mề đay. Sau một thời gian, các vết thâm sẽ mờ dần nên không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Mặc dù vậy, mẹ không nên chủ quan khi trẻ có dấu hiệu nổi mề đay. Nếu không điều trị đúng phương pháp, bệnh có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Chẳng hạn như: Tổn thương khí quản (khó thở, thở gấp, tắc nghẽn hơi thở); đường tiêu hóa hoạt động không ổn định (tiêu chảy, táo bón, nôn ói, đau quặn bụng). Thậm chí, ở giai đoạn nặng, bệnh gây ra biến chứng ảnh hưởng đến não. Một số trường hợp ghi nhận trẻ bị phù nề não do bệnh mề đay kéo dài nhiều ngày.
Các chuyên gia cho rằng bệnh nổi mề đay không có tính chất lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, ở những trẻ có tiền sử gia đình bị nổi mề đay thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đồng thời, người có cơ địa dễ bị dị ứng với hải sản, xà bông, phấn rôm, thời tiết… dễ gây ra nổi mề đay. Để tránh được những tác hại do căn bệnh này, mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân và phòng ngừa kịp thời.
Tiết lộ cách chữa nổi mề đay ở trẻ hiệu quả nhất
Bệnh nổi mề đay ở trẻ không khó “đối phó” nếu mẹ áp dụng phương pháp chữa trị đúng cách. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mẹ có thể tham khảo:
Chữa nổi mề đay tại nhà
Các biện pháp dân gian giúp chữa nổi mề đay tại nhà được nhiều mẹ tin dùng bởi tính an toàn cao. Hơn thế nữa, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các loại nguyên liệu ngay trong vườn nhà. Quy trình thực hiện nhanh chóng, đơn giản. Cụ thể như sau:
Lá bạc hà
Lá bạc hà được trồng phổ biến ở nhiều địa phương. Trong thành phần của lá bạc hà có chứa axit rosmarinic có tác dụng chống viêm rất tốt. Bởi vậy, mẹ có thể sử dụng lá bạc hà tươi, sau đó giã nát và đắp vùng nổi mề đay trên da trẻ. Hãy kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, chắc chắn rằng tình trạng nổi mề đay sẽ giảm đáng kể.
Cây nha đam
Nếu bạn đang tìm kiếm cách chữa nổi mề đay an toàn, tiết kiệm chi phí thì nên sử dụng ngay nha đam. Loại cây này có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp làm sạch da, hạn chế viêm nhiễm. Trước tiên, mẹ lựa chọn những cây nha đam xanh, mập, không bị thối hay héo úa. Sau đó, bạn loại bỏ hết nhựa vàng và xẻ phần thịt bên trong nha đam để bôi trực tiếp lên da. Đợi khoảng 20 phút cho các dưỡng chất thẩm thấu vào khu vực bị tổn thương. Cuối cùng, rửa sạch da bằng nước ấm và lau khô.
Cây chó đẻ
Chó đẻ là loại cây mọc dại ven đường hay ở những bãi đất trống. Với tính mát, vị hơi đắng, cây chó đẻ lưu truyền trong dân gian bởi tác dụng chữa mụn nhọt, lở loét, nổi mề đay. Hàng ngày, mẹ chỉ cần kiếm một nắm lá chó đẻ, sau đó rửa sạch và đắp tại vùng da nổi mề đay. Tần suất thực hiện đều đặn 1 lần/ngày giúp phát huy công dụng tốt nhất.
Phương pháp trị nổi mề đay theo Đông y
Bên cạnh những mẹo chữa nổi mề đay đơn giản tại nhà, nhiều phụ huynh cũng tìm đến các bài thuốc Đông y. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là tác dụng từ từ tận sâu bên trong. Mặc dù thời gian tác dụng không “thần tốc” như Tây y nhưng giải quyết triệt để nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay.
Theo nghiên cứu của các thầy thuốc Đông y, có hai yếu tố chủ yếu gây ra bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ. Đó là: Hàn nhiệt, phong nhiệt (tác động bên ngoài) và sức đề kháng của cơ thể yếu ớt (nguyên nhân bên trong). Dựa vào những phân tích căn bản này, các chuyên gia sẽ nghiên cứu bài thuốc điều trị phù hợp. Đồng thời, liều lượng thuốc được tăng giảm hợp lý theo thể trạng của bệnh nhân. Sau một thời gian sử dụng, sức đề kháng của trẻ được tăng cường. Từ đó, các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt hơn, hạn chế tối đa bệnh tật.
Đặc biệt hơn, các bài thuốc chữa nổi mề đay tương đối lành tính, an toàn với trẻ nhỏ. Nó không chỉ có tác dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ mà còn mang lại hiệu quả ở những người nổi mề đay kéo dài. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan tin những tin quảng cáo hoa mỹ trên mạng. Thực tế, nhiều trường hợp rơi vào hoàn cảnh “tiền mất tật mang” khi đặt niềm tin vào các “lang băm rởm”.
Sử dụng thuốc Tây y chữa nổi mề đay
Điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y thường dùng cho những trường hợp mãn tính. Phương pháp này có hiệu quả nhanh chóng nhưng cần thận trọng trong quá trình sử dụng cho trẻ. Một số loại thuốc được các bác sĩ chỉ định như:
- Thuốc bôi corticoid: Thuốc có chứa thành phần corticoid có tác dụng hạn chế tình trạng viêm nhiễm trên da. Khi bôi thuốc cho trẻ, mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro không mong muốn.
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này giúp ức chế quá trình sản xuất histamine của cơ thể. Nhờ đó, bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ được kiểm soát và thuyên giảm. Tuy nhiên, loại thuốc này đi kèm với một số tác dụng phụ như: Mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng…
- Thuốc Omalizumab: Đây là loại thuốc hen suyễn dạng tiêm được sử dụng để điều trị các trường hợp nổi mề đay nhiều ngày. So với các loại thuốc khác, Omalizumab được đánh giá cao hơn về hiệu quả. Đi kèm với đó là chi phí của thuốc Omalizumab cũng “nhỉnh” hơn thuốc dạng uống hoặc bôi.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã giải đáp được thắc mắc trẻ nổi mề đay nhiều ngày có nguy hiểm không. Muốn hạn chế tối đa các loại vi khuẩn xâm nhập, mẹ cần tạo cho con môi trường sống sạch sẽ, trong lành. Đồng thời, tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu từ nguồn thực phẩm tươi ngon giúp con yêu luôn khỏe mạnh.
Sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết mẩn ngứa
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
- Fons Care Baby sử dụng chất tạo bọt tự nhiên từ saponin trong bồ kết và bồ hòn giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, không lo kích ứng.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.