Nổi mề đay sốt là triệu chứng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy không nguy hiểm nhưng cần phải xác định rõ nguyên nhân để tìm ra hướng xử lý phù hợp, không làm tổn hại da bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị đem lại hiệu quả cao nhất.
Mục lục
Triệu chứng thường gặp khi trẻ nổi mề đay sốt
Nhiều bậc cha mẹ vẫn còn bàng quan với bệnh nổi mề đay ở trẻ. Họ cho rằng căn bệnh này sẽ tự hết sau một thời gian. Nhưng thực tế, nếu nổi mề đay đi kèm với sốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không ai có thể lường trước được. Biểu hiện của trẻ nổi mề đay sốt như sau:
- Ngứa ngáy nổi mẩn đỏ: Khi nổi mề đay xuất hiện, các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện đi kèm ngứa ngáy, khó chịu. Hệ miễn dịch của trẻ em yếu hơn so với người lớn nên khi ngứa ngáy chúng thường bỏ ăn, quấy khóc.
- Sốt cao: Khi các vết mẩn ngứa lan rộng trên cơ thể, trẻ khó chịu, sốt cao. Cha mẹ cần phải cảnh giác vì rất có thể bé đang mắc một căn bệnh nào đó đi kèm như phát ban, sởi…
- Xuất hiện tình trạng sẩn phù: Các vết ban đỏ, sẩn phù xuất hiện gây sưng to cả một vùng da. Một số vị trí xuất hiện nhiều vết ban đỏ nhất là bộ phận sinh dục ngoài, môi, mí mắt… Khi bị phù ở thanh quản hoặc ống tiêu hóa, gây khó thở, phân lỏng, tụt huyết áp và rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm: Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết? Cách chữa mề đay nhanh khỏi
Nguyên nhân trẻ bị sốt nổi mề đay
Việc nắm được nguyên nhân trẻ nổi mề đay sốt, các bước điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn. Thông thường, bệnh này sẽ hình thành do các nguyên nhân sau đây:
- Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ nổi mề đay sốt là do các loại thuốc, thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
- Do trẻ bị nhiễm trùng hoặc làn da tiếp xúc với hóa chất có trong dầu gội, sữa tắm…
- Trẻ bị côn trùng cắn, do tiếp xúc với lông mèo, bụi bẩn, lông vũ, nấm mốc…
- Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng cũng là nguyên nhân khiến trẻ nổi mề đay sốt.
- Các bệnh như lupus ban đỏ, tuyến giáp có thể gây nên các vết mề đay trên da bé.
- Khi sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm làm các chất độc tích tụ và đi sâu vào trong máu. Trẻ xuất hiện nhiều vết nổi mề đay trên da.
- Mề đay xuất hiện có thể do di truyền. Khi bệnh đi kèm với triệu chứng sốt cần điều trị nhanh chóng, tránh gây biến chứng.
Làm gì khi bé sốt nổi mề đay?
Trẻ nổi mề đay sốt gây khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Mề đay khi không trị dứt điểm dễ để lại sẹo, bé sốt cao, quấy khóc cả ngày. Hiện nay, người ta thường sử dụng phương pháp Tây Y hoặc các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh.
Dùng thuốc Tây
Ưu điểm lớn nhất của thuốc Tây điều trị bệnh mề đay đó chính là thời gian bình phục nhanh chóng và rất hiệu quả. Chính vì thế, rất nhiều người khi con mắc bệnh sẽ chọn phương pháp này. Các cha mẹ phải đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bé uống.
Một số loại thuốc Tây Y hay cùng để điều trị khi trẻ nổi mề đay sốt là thuốc kháng histamin H1 dành cho bệnh mề đay cấp tính, thuốc corticoid cho bệnh nhân mãn tính và một số loại thuốc bôi, thuốc giảm sốt. Sau một thời gian sử dụng, vết mụn, mẩn ngứa sẽ lặn hết, làn da bé trở nên mịn màng như ban đầu. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp Tây Y đó là thời gian bệnh khỏi nhanh chóng nhưng dễ để lại biến chứng, không trị dứt điểm được bệnh.
Sức đề kháng của trẻ vốn yếu hơn người lớn. Khi dùng thuốc Tây, nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khá cao. Bé cảm thấy buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, quấy khóc dữ dội, cơn sốt kéo dài… Thậm chí, nhiều bé sau khi dùng tình trạng bệnh còn tiến triển nặng hơn.
Có thể bạn chưa biết: Bé 4 tuổi bị nổi mề đay: Hướng dẫn chăm sóc đúng cách
Mẹo dân gian điều trị tại nhà
Khi thấy trên da bé mới xuất hiện các dấu hiệu của bệnh nổi mề đay bạn có thể dùng mẹo dân gian để điều trị bệnh tại nhà. Ngoài cách chườm lạnh, các bậc cha mẹ nên dùng các loại nguyên liệu tự nhiên như lá khế, lô hội, rau má…
Chườm lạnh cho bé
Phương pháp chườm lạnh được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả tích cực. Bạn làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một chiếc túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh đều được. Nếu không có sẵn 2 loại khăn này thì bạn lấy khăn mềm cuộn bên trong 1 đến 2 cục đá nhỏ.
- Bước 2: Dùng khăn chườm lên vùng da bé bị nổi mề đay để làm dịu cơn ngứa và hạ thân nhiệt.
Lưu ý, chỉ chườm trong thời gian dưới 10 phút. Chườm quá lâu cơ thể bé bị nhiễm lạnh, bệnh kéo dài hơn.
Sử dụng lá khế
Ít ai biết rằng, lá khế có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị và làm giảm các triệu chứng nổi mề đay đi kèm với sốt. Tắm lá khế cho bé hàng ngày sẽ làm bệnh nhanh khỏi hơn. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá khế, nước sạch và muối.
- Bước 2: Lá khế đem đi rửa thật sạch với nước. Nước rửa cuối cùng bạn nên cho thêm chút muối để ngâm, loại bỏ các vi khuẩn bám trên bề mặt lá.
- Bước 3: Chuẩn bị một nồi nước tầm 1 lít nước đặt trên bếp. Đổ là khế vào đun ở mức lửa vừa phải.
- Bước 4: Sau thời gian từ 10 đến 15 phút, bạn tắt bếp và để nguội dần.
- Bước 5: đến khi nước lá khế trong nồi còn ấm thì đổ ra chậu để tắm cho bé.
Rau má chữa bệnh mề đay
Khi trẻ nổi mề đay sốt, các triệu chứng vẫn còn nhẹ thì bạn nên sử dụng rau má để điều trị. Đây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho làn da mỏng manh của trẻ. Các bước dùng rau má tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm rau má, cối để giã.
- Bước 2: Rửa rau thật sạch với nước và để ở nơi khô ráo.
- Bước 3: Đổ rau má vào cối và giã đều tay.
- Bước 4: Chắt lấy nước rau má và xoa lên bề mặt da mẩn đỏ xuất hiện, mát xa thật nhẹ nhàng. Áp dụng cách này mỗi ngày để bệnh nhanh khỏi hơn.
Dùng lô hội
Ai cũng biết lô hội hay nha đam rất hiệu quả trong việc làm đẹp da. Chính vì thế thành phần của một số loại dược phẩm, mỹ phẩm thường chứa loại nguyên liệu này. Trẻ bị nổi mề đay sốt có thể dùng lô hội để điều trị. Các bước làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một lá lô hội, thìa và bát sạch.
- Bước 2: Tách bỏ phần vỏ của lá lô hội, lấy thìa tách lấy gel vào bát đã chuẩn bị. Lưu ý chỉ tách với lượng vừa đủ, tránh lãng phí.
- Bước 3: Bôi trực tiếp phần gel này lên làn da bé nổi mề đay. Lưu ý, trước khi bôi cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng da nhiễm bệnh.
Một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nổi mề đay sốt
Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các bậc cha mẹ cần học cách chăm sóc bé đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý vô cùng quan trọng:
- Không được chà sát mạnh lên da bé khi tắm rửa, vệ sinh cơ thể.
- Khi bé bị dị ứng, ngứa ngáy nổi mẩn đỏ trên da đi kèm sốt cần nhanh chóng dừng ngay các loại dầu gội, sữa tắm đang sử dụng.
- Không để làn da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé để ngăn chặn tình trạng táo bón. Tuyệt đối không cho bé ăn đồ cay nóng, đồ ăn chiên, rán, đồ ăn nhanh, nước có ga…
- Sử dụng các loại trang phục bằng cotton, nhẹ nhàng, thoải mái, không bó sát cơ thể.
- Không được để bé hoạt động quá nhiều, gây đổ mồ hôi, các vết ngứa càng khó chịu hơn.
Trẻ nổi mề đay sốt không nguy hiểm nhưng phải điều trị đúng lúc và đúng cách. Làn da của bé rất mỏng manh và yếu ớt, khi ngứa ngáy và sốt cao kéo dài, thể trạng bị ảnh hưởng làm chậm phát triển, suy nhược cơ thể. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn phòng chống bệnh hiệu quả nhất, giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất.
SỮA TẮM THẢO DƯỢC FONS CARE BABY – AN LÀNH LÀN DA BÉ
Da của bé đang nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, vì vậy lúc này tắm cho bé bằng sữa tắm thảo dược là an toàn nhất. Mách mẹ sữa tắm thảo dược Fons Care Baby chiết xuất hoàn toàn từ 18 loại thảo dược thiên nhiên nên rất lành và có nhiều ưu điểm đáng nói:
CHĂM SÓC DA BÉ TOÀN DIỆN
- Saponin trong bồ hòn, bồ kết nhẹ nhàng làm sạch da và tóc.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, trà xanh, tía tô… hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Tinh dầu chanh sả ngăn ngừa côn trùng tấn công, bảo vệ bé khi thời tiết giao mùa, cho bé giấc ngủ ngon lành.
AN TOÀN
- 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, không chất tẩy rửa, dưỡng da hóa chất, không chất làm màu nhân tạo, không corticoid.
- Chỉ số pH = 5~6 phù hợp với đặc điểm sinh lý làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm gắt gao đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
- Sản phẩm có thể thoa trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương do rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… mà không sợ bị kích ứng.
TIỆN LỢI
- Công dụng 2 trong 1: Vừa tắm – vừa gội, giúp mẹ tiết kiệm thời gian.
- Thể chất ở dạng gel tiện lợi khi sử dụng, tránh gây lãng phí so với các loại nước tắm baby pha sẵn khác.
*** Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.