Mụn kê là một hiện tượng phổ biến trên da của trẻ sơ sinh, dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Để mụn kê nhanh hết, một trong những cách mà nhiều bà mẹ áp dụng nhất đó là dùng lá tắm. Vậy, trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì cho nhanh khỏi ? Dưới đây là một vài gợi ý cho cha mẹ.
Mục lục
Mụn kê ở trẻ sơ sinh là gì?
Mụn kê, mụn sữa hay kê sữa là một bệnh lý ngoài da thường mắc ở trẻ sơ sinh khi bé được vài ngày tuổi hay vài tuần tuổi. Ban đầu bé sẽ nổi những nốt mụn li ti, chấm đỏ, sau đó các nốt mụn sẽ lan rộng thành nhiều vùng đỏ đặc biệt là khi da bé tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nước bọt hoặc sữa mẹ.
Mụn kê thường nổi chủ yếu ở hai bên má, vùng trán và mũi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị kê có thể là do hooc-môn từ mẹ truyền sang thông qua con đường bé bú sữa. Hoặc có thể là do tuyến bã nhờn trên da bé hoạt động mạnh, không thể thoát mồ hôi ra ngoài dẫn đến nổi mụn kê.
Mụn kê là một hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, nó sẽ tự biến mất sau một vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chúng không tự biến mất mà ngày càng nặng hơn, những nốt mụn bị vỡ có thể gây lở loét, viêm nhiễm da. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, mẹ cần chú ý phát hiện sớm, khi bé con có dấu hiệu nổi mụn kê mẹ nên nhanh chóng tìm phương pháp điều trị để tránh trường hợp xấu ảnh hưởng đến làn da của bé.
Trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì tốt nhất?
Theo dân gian, sử dụng các loại thảo dược có tính mát nấu nước tắm cho con sẽ giúp trị kê hiệu quả, đảm bảo an toàn, không gây kích ứng cho da bé. Vậy cụ thể trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì để đem lại hiệu quả tốt nhất?
Tắm lá khế cho trẻ sơ sinh
Lá khế có tính thanh nhiệt, khi phong, nên được các bà mẹ sử dụng thường xuyên mỗi khi bé bị rôm sảy, mụn nhọt, mụn kê, mề đay. Để thực hiện, mẹ cần chuẩn bị một nắm lá khế chua vừa phải, nên chọn những chiếc lá xanh, không quá nhỏ và không có sâu bệnh.
Sau đó, mẹ tiếp tục thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Rửa sạch lá khế, mẹ có thể ngâm với nước muối để loại bỏ hết chất bẩn, vi khuẩn rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó vò nát lá khế.
- Bước 2: Đun lá khế đã vò nát với khoảng 2 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, để nguội bớt.
- Bước 3: Sử dụng khăn xô để lọc bỏ phần bã rồi đổ nước ra chậu tắm cho bé, mẹ có thể chế thêm nước nóng/ lạnh sao cho nước tắm của bé duy trì trong khoảng 35 – 38 độ.
Tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh
Lá riềng có tính kháng viêm, sát khuẩn và giải nhiệt tốt nên từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền bài thuốc tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh để trị trị rôm sảy, mụn kê.
Trước hết, mẹ cần chuẩn bị 200 – 300g lá riềng tươi, tránh chọn những chiếc lá bị sâu bệnh.
Các bước đun nước lá riềng tắm cho trẻ sơ sinh cũng tương tự khi thực hiện với lá khế, mẹ cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch lá riềng, cọ bỏ phần lông bám trên lá, nên ngâm với nước muối để loại bỏ sạch vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá.
- Bước 2: Cho lá riềng vào nồi đun với 2 lít nước trong khoảng 5 – 10 phút để tinh chất trong lá riềng tiết ra ngoài. Sau đó tắt bếp và để nguội bớt.
- Bước 3: Lọc bỏ phần bã, chỉ lấy phần nước trong pha với nước sạch để tắm cho bé.
Công đoạn quan trọng nhất khi tắm lá cho trẻ sơ sinh là bước sơ chế lá. Vì trên lá có rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nếu mẹ không rửa kỹ sẽ ảnh hưởng đến da của bé, có thể khiến các nốt mụn bị nhiễm trùng. Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên mẹ phải thật cẩn trọng trong từng bước thực hiện.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu khác như: mướp đắng, lá kinh giới, hạt kê để tắm cho bé. Những loại thảo dược này đều có tính mát, kháng khuẩn tốt nên có khả năng trị mụn kê, rôm sảy cho bé rất hữu hiệu. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, tương tự như khi sử dụng lá riềng, lá khế. Do đó, nếu mẹ không tìm được lá riềng hay lá khế thì có thể thay thế bằng mướp đắng,hạt kê hoặc lá kinh giới.
Một số lưu ý khi tắm cho bé
Bên cạnh việc quan tâm trẻ sơ sinh bị mụn kê tắm lá gì nhanh khỏi, mẹ cũng cần chú ý tới cách tắm cho bé. Cơ thể và làn da của trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm, nếu tắm sai cách có thể sẽ ảnh hưởng đến các nốt mụn kê hoặc xương sống của con. Sau khi chuẩn bị nước tắm, mẹ hãy đặt tấm đệm chống trượt hoặc một chiếc khăn xuống đáy chậu để bé không bị trượt ngã, rồi nhẹ nhàng đặt bé ngồi trong chậu.
Mẹ nên sử dụng khăn sạch nhúng nước, nhẹ nhàng lau khắp người cho bé, đặc biệt là những vùng da nổi mụn kê, mẹ phải thật nhẹ nhàng. Sau đó tắm lại bằng nước ấm để loại bỏ cặn lá có thể còn bám trên da của bé. Cuối cùng, mẹ lau khô người bé rồi mặc quần áo cho con.
Trong quá trình tắm cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Chọn loại lá sạch, đảm bảo không có thuốc trừ sâu hay hóa chất, tốt nhất là nên chọn cây nhà lá vườn.
- Nếu ngay từ lần tắm đầu tiên mà bé có dấu hiệu bị kích ứng, nổi đỏ trên da thì mẹ phải dừng lại ngay, quan sát và nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra nếu có triệu chứng bất thường.
- Tuyệt đối không tắm lá cho con khi các nốt mụn bị vỡ, trầy xước trên da vì có thể khiến da bé bị viêm loét, nhiễm trùng.
- Khi lau mặt cho bé phải sử dụng khăn sạch, vắt khô, tránh để nước tắm rơi vào mắt, mũi hay tai của con.
- Không để nước nấu qua đêm hay trong thời gian dài vì lúc này nước tắm đã bị biến chất, nên không còn tác dụng.
- Khi tắm, mẹ nên lau rửa nhẹ nhàng trên da bé, không được chà xát mạnh hay để bé gãi vào các vùng da nổi mụn kê.
Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho con, cắt móng tay thường xuyên, để con tránh cào gãi vào nốt mụn. Mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và bổ sung nhiều thực phẩm mát, hạn chế những thực phẩm cay nóng để cung cấp nguồn sữa dinh dưỡng, tốt cho quá trình lành mụn của bé.
Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không được bôi hay cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi nào trẻ bị mụn kê cần đi khám bác sĩ?
Thông thường chỉ sau vài lần tắm lá bé sẽ hết sạch mụn kê, thậm chí là hết sạch rôm sảy, mẩn ngứa. Nếu mẹ đã tắm cho bé vài lần mà không thấy hiệu quả hay khi tắm cho bé thấy da bị kích ứng thì mẹ phải nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ. Trường hợp da của bé xuất hiện dấu hiệu bị lở loét, viêm nhiễm, mẹ cũng cần đưa bé tới cơ sở y tế kiểm tra để kịp thời điều trị.
Tắm lá khế, lá riềng hay các loại thảo dược có tính mát khác đều mang lại hiệu quả trị mụn kê nhanh chóng. Đây đều là những loại thảo dược thiên nhiên, lành tính, an toàn với làn da của trẻ sơ sinh nên mẹ có thể sử dụng bất kỳ loại lá nào phù hợp và tiện lợi nhất. Để an tâm hơn, mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các mẹ sẽ biết nên để trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì cho mau khỏi. Nuôi con là cả một quá trình dài, mẹ hãy học thêm nhiều mẹo hay, kiến thức bổ ích để chăm sóc toàn diện cho con yêu của mình nhé!