Trẻ sơ sinh bị nóng trong người khiến da nổi mụn, cơ thể bứt rứt, khó chịu, kém ăn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần trang bị cho mình kiến thức và các phương pháp điều trị khoa học khi bé bị nóng trong và nổi mụn. Dưới đây là một số kiến thức về nóng trong ở trẻ sơ sinh bố mẹ có thể tham khảo.
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nóng trong nổi mụn
Trẻ sơ sinh bị nóng trong người do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Một số nguyên nhân phổ biến như:
- Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện
- Chế độ ăn uống của mẹ là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nóng trong và nổi mụn. Hệ miễn dịch cùng chức năng tiêu hóa của trẻ còn kém. Khi mẹ nạp vào cơ thể nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng như thịt, cá, các loại thực phẩm nhiều chất đạm, bé bú sữa mẹ có thể dẫn tới tình trạng nóng trong và nổi mụn ngoài da.
- Một số trẻ sơ sinh đến giai đoạn ăn dặm, mẹ cho bé ăn dặm quá sớm và bỏ sữa mẹ ngay sau khi bé ăn dặm. Điều này cũng có thể khiến cho bé bị nóng trong do chức năng tiêu hóa của bé bị thay đổi đột ngột và bé không kịp thích nghi, dẫn tới nóng trong.
- Do chức năng gan của trẻ hoạt động kém dẫn tới không thể đào thải độc tố ra bên ngoài.
- Trẻ bị thiếu nước, lượng nước đưa vào cơ thể không đủ để làm mát cơ thể trẻ
- Mẹ ủ bé quá kỹ, mặc cho bé quần áo quá dày hoặc một số yếu tố từ môi trường bên ngoài như thời tiết cũng có thể khiến bé bị nóng trong.
- Bé bị thiếu nước dẫn tới nóng trong
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ nổi mụn khắp người nhưng không sốt
Trẻ sơ sinh bị nóng trong người có biểu hiện gì?
Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh bị nóng trong, bố mẹ cần nắm rõ để nhận biết tình trạng bệnh của bé:
- Da trẻ sơ sinh bị nóng trong thường nổi mẩn đỏ, mụn nhọt. Các mụn này có thể mọc khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất tại các vị trí như da đầu, cổ, lưng, chân, tay… mụn mọc riêng lẻ hoặc từng mảng.
- Da bé khô, môi khô, trong miệng xuất hiện các vết loét.
- Trẻ có hiện tượng bị táo bón.
- Bé kém ăn, ăn không ngon, thường đổ mồ hôi trộm.
- Tình trạng bỏ ăn, kém ăn kéo dài có thể khiến bé bị sụt cân, suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
- Trẻ bị nóng trong và nổi mụn ở mặt
Các bước xử lý khi trẻ sơ sinh bị nóng trong người
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính, vì vậy các loại thức ăn mà mẹ ăn vào có ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Vì thế, mẹ cần:
- Lựa chọn các loại thực phẩm có tính mát, bổ sung nhiều rau xanh và các loại trái cây có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe của bé.
- Tăng cường bổ sung nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép trái cây.
- Mẹ tăng cường bổ sung Vitamin C, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng cho bé
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất đạm. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
Bé bị nóng trong chủ yếu là do thiếu nước, vì vậy mẹ nên tăng lượng bú cho trẻ. Với những trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên chọn các loại sữa có chứa chất xơ hòa tan và các dưỡng chất gần giống sữa mẹ để loại bỏ tình trạng nóng trong người cho trẻ.
- Trẻ bị nóng trong mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ
Trẻ sơ sinh bị nóng trong đi kèm với nổi mụn trên da rất ngứa ngáy và khó chịu, vì thế mẹ cần thường xuyên tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho con bằng nước ấm. Tắm rửa sạch sẽ giúp các lỗ chân lông thông thoáng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào các nốt mụn gây nhiễm trùng.
Trong quá trình tắm rửa cho bé mẹ cần chú ý nhẹ nhàng tránh làm vỡ các nốt mụn trên da bé. Đặc biệt, với các nốt mụn trên da đầu bé, sau khi vỡ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập màng não, gây viêm màng não, nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị nóng trong nổi mụn mẹ cần chú ý chọn quần áo thoáng mát cho con
Quần áo dày, không thoáng khí làm gia tăng sự hoạt động của vi khuẩn trên da bé. Vì thế, tốt nhất mẹ nên mặc cho con quần áo đảm bảo các tiêu chí sau:
- Chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại vải cứng, vải sợi vì có thể khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và cọ xát vào da bé.
- Khi mua đồ, mẹ cũng cần chú ý đến nguồn gốc, nhãn sản phẩm. Tùy vào túi tiền, mẹ nên chọn mua sản phẩm từ những tên tuổi quen thuốc như các hãng sản xuất trong nước, tránh quần áo của trẻ xuất xứ không rõ nguồn gốc.
- Quần áo với màu sắc nhạt như màu trắng được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh do không hoặc chứa rất ít phẩm màu gây hại cho làn da bé. Những bộ đồ nhiều màu sắc có thể đẹp và thời trang nhưng lại rất không an toàn cho da bé bởi vải nhuộm thường chứa hóa chất độc hại, gây kích ứng và làm nặng thêm tình trạng nổi mụn trên da bé.
Cho bé tắm nước lá
Khi cơ thể trẻ mọc mụn, mẹ tắm cho bé bằng các loại lá có chứa hàm lượng kháng sinh từ thiên nhiên cao như lá trầu không, lá khế, lá kinh giới, sài đất, trà xanh… Tắm cho bé bằng nước lá thảo dược hàng ngày không chỉ giúp làm mát da mà còn giúp chống viêm và kháng khuẩn mụn rất tốt.
Các bước thực hiện tắm nước lá cho bé:
Bước 1: Rửa lá thật sạch, sau đó ngâm lá với nước muối loãng để tăng hiệu quả làm sạch.
Bước 2: Đun sôi lá từ 5 – 10 phút để ra hết hoạt chất, để nguội.
Lọc và vứt bỏ bã lá cây, giữ lại phần nước để dùng.
Bước 3: Tắm sơ cho trẻ bằng nước ấm sau đó tắm sạch cho bé bằng nước lá để loại bỏ chất nhờn và vi khuẩn trên da.
- Tắm lá trầu không rất tốt cho trẻ sơ sinh bị nóng trong nổi mụn
Xem thêm: Tắm lá nhọ nồi cho bé thổi bay mụn nhọt
Không tự tiện bôi thuốc cho trẻ bị mụn
Khi thấy bé bị nóng trong nổi mụn, nhiều mẹ tự ý mua thuốc về bôi cho trẻ. Tuy nhiên các bác sĩ da liễu cho rằng, mẹ không nên dùng thuốc cho bé bởi da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dùng thuốc sẽ không tốt, đặc biệt cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Trong trường hợp, mụn bị vỡ, lở loét mẹ nên đưa trẻ đi khám để có các phương pháp điều trị kịp thời, tuyệt đối không dùng thuốc hay tắm cho bé trong trường hợp này.