Fonscare Baby https://fonscare.vn An lành từ thiên nhiên Mon, 14 Nov 2022 06:25:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 5 Tác dụng của tinh dầu Khuynh diệp cho bé có thể Mẹ chưa biết  https://fonscare.vn/5-tac-dung-cua-tinh-dau-khuynh-diep-cho-be-co-the-me-chua-biet/ https://fonscare.vn/5-tac-dung-cua-tinh-dau-khuynh-diep-cho-be-co-the-me-chua-biet/#respond Mon, 14 Nov 2022 06:25:36 +0000 https://fonscare.vn/?p=6604 Tinh dầu Khuynh Diệp là gì?

Tinh dầu Khuynh Diệp được chiết xuất từ lá khuynh diệp, hay còn được gọi là cây bạch đàn, thông qua phương pháp chưng cất. 

Tinh dầu Khuynh Diệp không màu, có hương thơm tươi mát và một “bảo bối” tuyệt vời mà nhiều Mẹ thường sử dụng để chăm sóc con yêu. Trên thị trường này nay, tinh dầu Khuynh Diệp thường có trong những sản phẩm chăm sóc cho bé như sáp ấm, kem bôi giữ ấm, kem bôi chống muỗi và côn trùng,…

Thành phần chính của tinh dầu Khuynh Diệp là chất Eucalyptol, hay thường được gọi là Cineol. Chất này có tính kháng khuẩn mạnh và khả năng chống oxy hóa cao. Các công dụng của tinh dầu Khuynh Diệp phần lớn là nhờ vào hoạt chất này. Vậy thì Mẹ hãy cùng dược sĩ Fonscare tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của tinh dầu Khuynh Diệp như dưới đây nhé!

Tác dụng của tinh dầu Khuynh Diệp cho bé

Giảm bệnh về đường hô hấp

Thành phần Cineol trong tinh dầu Khuynh Diệp có khả năng phản ứng với chất nhầy và hạn chế tắc nghẽn đường hô hấp, giúp giảm nghẹt mũi cho bé. Ngoài ra, tinh dầu Khuynh Diệp cũng có tác dụng giảm triệu chứng của các bệnh hô hấp khác như ho, viêm xoang, viêm phế quản, cảm cúm, cảm lạnh, hen suyễn,…

Nếu bé mắc các vấn đề về đường hô hấp, Mẹ hãy bôi cho con những sản phẩm có chứa tinh dầu Khuynh Diệp hay nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng để bé hít vào. Tinh dầu Khuynh Diệp sẽ nhanh chóng giúp mũi bé được thông thoáng ngay thôi.

Giữ ấm

Tinh dầu Khuynh Diệp có tính ấm nóng, từ đó có tác dụng giữ ấm cho bé. Với các bé sơ sinh, Mẹ luôn sợ bé bị lạnh thì tinh dầu Khuynh Diệp chính là món “bảo bối” tuyệt vời giúp Mẹ luôn giữ đủ ấm cho con. 

Khi Mẹ đưa bé ra ngoài chơi vào những hôm trời lạnh hay khi bé nằm trong phòng điều hòa, Mẹ hãy bôi cho bé một lớp sáp ấm có chứa tinh dầu Khuynh Diệp hay một ít tinh dầu pha loãng lên da bé để đảm bảo bé luôn được ấm áp, không bị nhiễm lạnh và tránh bị ho, sốt, cảm.

Làm dịu vết thương do muỗi đốt và côn trùng cắn

Tinh dầu Khuynh Diệp có khả năng kháng viêm mạnh. Nhờ vậy, tinh dầu Khuynh Diệp có tác dụng làm dịu những vết sưng đỏ và ngứa, giúp vết đốt, vết thương mau lành, tránh bé bị nhiễm trùng do muỗi đốt hay côn trùng cắn.

Khi thấy làn da con sưng tấy và ngứa ngáy, Mẹ hãy bôi ngay cho con sáp ấm, kem bôi trị muỗi đốt có chứa thành phần tinh dầu Khuynh Diệp hoặc dùng tinh dầu pha loãng thoa lên vùng da bị thương.

Xua đuổi muỗi và côn trùng

Tinh dầu Khuynh Diệp có hoạt tính mạnh và mùi hương giúp xua đuổi các loại muỗi và côn trùng. Chỉ cần một lớp tinh dầu pha loãng thì Mẹ sẽ không cần lo con bị muỗi đốt hay côn trùng cắn nữa. 

Mẹ cũng có thể dùng các sản phẩm bôi chứa tinh dầu như sáp ấm hay kem bôi chống côn trùng cho con. Tuy nhiên, Mẹ hãy ưu tiên những sản phẩm với bảng thành phần 100% organic tự nhiên, an toàn và lành tính với làn da mỏng manh của con.

Tránh cho các vết thương bị nhiễm trùng 

Thành phần Eucalyptol trong tinh dầu Khuynh Diệp có tính kháng khuẩn cao, từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn, virus, vi trùng và nấm, giúp vết thương của bé tránh bị nhiễm trùng.

Lưu ý Mẹ cách dùng tinh dầu Khuynh Diệp đúng cách cho bé

Tinh dầu Khuynh Diệp có rất nhiều công dụng tuyệt vời, tuy nhiên nếu tính cô đặc của chúng càng cao thì hoạt tính lại càng mạnh. Vậy nên, Mẹ cần vô cùng cẩn thận khi  sử dụng loại tinh dầu này cho các con.

Để tinh dầu Khuynh Diệp tránh xa tầm tay trẻ em

Các bé còn nhỏ nên hoàn toàn không nhận thực được món đồ trong tay mình liệu có nguy hiểm hay không. Tinh dầu Khuynh Diệp sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bé vô tình nuốt phải hay bị dính vào mắt. Do đó, Mẹ cần cẩn trọng và để những lọ tinh dầu tránh xa tầm tay của bé.

Không sử dụng tinh dầu Khuynh Diệp TRỰC TIẾP lên làn da bé

Làn da của bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, mà tinh dầu Khuynh Diệp nguyên chất lại có hoạt tính vô cùng mạnh. Nếu Mẹ thoa tinh dầu Khuynh Diệp trực tiếp lên da bé, bé có thể sẽ bị phỏng rát. Vì vậy khi sử dụng, Mẹ chỉ nên pha loãng tinh dầu và sử dụng một lượng nhỏ cho bé. Mẹ cũng nên tránh sử dụng tinh dầu Khuynh Diệp lên các vết thương hở của con.

Tránh lạm dụng tinh dầu Khuynh Diệp

Dù có những công dụng tuyệt vời nhưng tinh dầu Khuynh Diệp không nên được quá lạm dụng. Nếu Mẹ sử dụng lượng tinh dầu quá nhiều cho bé, bé có thể bị bỏng hay khó thở. 

Nếu thấy biểu hiện bé bị kích ứng, Mẹ cũng nên ngừng sử dụng tinh dầu Khuynh Diệp cho con.

Lựa chọn những sản phẩm được điều chế từ tinh dầu Khuynh diệp

Mẹ không nên dùng tinh dầu nguyên chất để thoa trực tiếp trên da bé mà nên dùng các sản phẩm có chứa tinh dầu khuynh diệp ở mức độ kiểm soát an toàn cho trẻ. Và ưu tiên dùng các sản phẩm mà tinh dầu khuynh diệp được phối trộn với các thành phần thảo dược an toàn và lành tính khác để bảo vệ làn da bé.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp Mẹ biết được những công dụng tuyệt vời của tinh dầu Khuynh Diệp và có thêm thông tin về cách sử dụng loại tinh dầu này hiệu quả cho con. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm nhiều mẹo chăm con hay tại trang web của Fons Care Baby để có thể chăm sóc bé hiệu quả nhất nhé!

]]>
https://fonscare.vn/5-tac-dung-cua-tinh-dau-khuynh-diep-cho-be-co-the-me-chua-biet/feed/ 0
Lưu ý Mẹ về lần đầu tiên đưa bé ra ngoài chơi https://fonscare.vn/luu-y-me-ve-lan-dau-tien-dua-be-ra-ngoai-choi/ https://fonscare.vn/luu-y-me-ve-lan-dau-tien-dua-be-ra-ngoai-choi/#respond Mon, 14 Nov 2022 06:05:20 +0000 https://fonscare.vn/?p=6596 Mẹ muốn cho bé ra ngoài chơi để bé có thể khám phá thêm về thế giới bên ngoài, nhưng lại sợ rằng thời tiết, vi khuẩn, virus gây bệnh ngoài kia có thể gây hại đến sức khỏe của con? Mẹ sợ rằng bé còn quá nhỏ và non nớt để có thể ra ngoài chơi? Thực ra, khi đến độ tuổi phù hợp, bé đã có thể vô tư ra ngoài chơi nếu như Mẹ biết về những lưu ý quan trọng dưới đây.

Bé mấy tuổi thì Mẹ có thể lần đầu cho bé ra ngoài chơi

Nhiều Mẹ thường nghĩ rằng khi bé còn nhỏ thì chỉ nên cho bé ở nhà để tránh khỏi những tác động xấu của thời tiết, không khí ô nhiễm, virus, vi khuẩn gây bệnh,…

Thực ra, việc cho bé ra ngoài chơi có tác dụng rất lớn với sự phát triển của bé đó. Ra ngoài chơi sẽ giúp bé tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp phát triển nhận thức của bé và cho bé khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài. 

Thời điểm Mẹ có thể bắt đầu cho con ra ngoài chơi là khi cơ thể bé đã dần cứng cáp hơn và cũng tùy thuộc vào sức khỏe của bé. Nếu sức khỏe bé ổn định, khi bé 1 tháng tuổi, Mẹ đã có thể cho bé đi ra ngoài chơi  và làm quen với thế giới bên ngoài. 

Mẹ nên cho bé ra ngoài chơi ở đâu và trong bao lâu

Khi mới bắt đầu cho con ra ngoài chơi, Mẹ có thể cho con đi dạo quanh vườn, xuống khu vui chơi cho trẻ em, đi chơi công viên hay đi đến nhà người thân. Mẹ nên tập cho con đi chơi ở gần nhà trước thay vì những nơi quá xa.

Mỗi cuộc đi ra ngoài chơi cũng chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 30 đến 45 phút. Khoảng thời gian vậy là đủ để bé có cơ hội tập thích nghi với thế giới bên ngoài và phát triển nhận thức về sự vật, sự việc xung quanh bé.

Lưu ý Mẹ khi cho bé ra ngoài chơi lần đầu tiên

Lựa chọn quần áo phù hợp cho bé khi ra ngoài chơi

Khi cho bé ra ngoài chơi, Mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo phù hợp với thời tiết nhất. Khi trời nóng, Mẹ hãy cho bé mặc những quần áo có chất vải mềm mịn, mỏng và thoáng khí. Mẹ cũng nên đội mũ có vành, cho bé nghỉ ngơi dưới bóng râm và mở vành che nắng trên xe đẩy nhằm che chắn, bảo vệ con trước ánh nắng mặt trời chói chang.

Còn nếu thời tiết bên ngoài lạnh, Mẹ hãy mặc cho con những lớp quần áo thật ấm, mang thêm găng tay, tất và đội mũ cho bé. Mẹ nhớ giữ ấm cho bé thật cẩn thận để tránh bé bị nhiễm lạnh và ốm, sốt.

Mang theo đầy đủ đồ dùng cần thiết cho lần đầu tiên bé ra ngoài chơi 

Với những Mẹ lần đầu tiên cho con đi ra ngoài chơi thường không tránh khỏi những lo lắng rằng mình đem thiếu những đồ dùng cần thiết cho con. Mẹ đừng lo vì dược sĩ Fonscare sẽ nêu ra những món đồ Mẹ không nên thiếu khi lần đầu đưa bé ra ngoài chơi.

Đầu tiên, Mẹ cần chuẩn bị những đồ dùng cá nhân như một bộ trang phục phù hợp, tã bỉm, mũ, bình sữa, đồ chơi, các loại khăn giấy như khăn mặt, khăn giấy ướt cho em bé,… Ngoài ra, Mẹ cũng đừng quên mang theo ô hay sử dụng xe đẩy có mái che để tránh những tác động từ thời tiết cho con. 

Vào mùa hè, Mẹ có thể mang theo quạt cầm tay cho bé. Còn vào mùa đông, ngoài đi tất và đeo găng tay, Mẹ đừng quên mang theo những vật giữ ấm như sáp ấm, kem bôi ấm hay một lọ tinh dầu tràm. Với những lọ tinh dầu thì Mẹ cũng nên cẩn thận để tránh đổ vỡ nhé. Ngoài ra, Mẹ hãy ưu tiên những sản phẩm với bảng thành phần organic tự nhiên, an toàn và lành tính cho làn da nhạy cảm của con.

Nếu cho bé đi chơi ở những nơi có nhiều cây cối, Mẹ đừng quên đem theo các loại sáp và kem bôi có thành phần thiên nhiên giúp xua đuổi côn trùng hay trị những vết muỗi đốt sưng đỏ cho con. 

Với những cuộc đi chơi ngắn thì Mẹ chỉ cần mang theo những đồ dùng như trên khi đưa bé ra ngoài chơi để tránh lỉnh kỉnh và tiện chăm sóc bé hơn.

Đừng để quá nhiều người chạm vào bé khi ra ngoài chơi

Vì các bé sơ sinh trông rất kháu khỉnh, bụ bẫm và đáng yêu nên mọi người thường muốn cưng nựng, bế và ôm con. Tuy nhiên, ý tốt này lại vô tình lan truyền vi khuẩn và mầm bệnh sang cơ thể con. Với người lớn có sức đề kháng cao thì nguy cơ mắc bệnh sẽ thấp hơn nhưng các bé thì khác. Các bé với sức đề kháng và hệ miễn dịch non nớt hơn sẽ rất dễ bị ốm đó. Vì vậy, Mẹ đừng để quá nhiều người tiếp xúc với bé khi mang bé ra ngoài chơi nhé.

Đi cùng người thân khi đưa bé ra ngoài chơi

Khi mang bé ra ngoài chơi lần đầu tiên, Mẹ có thể gặp những tình cảnh lúng túng khi chăm sóc con. Nếu như có người thân đi cùng và giúp đỡ Mẹ, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn và Mẹ cũng có thời gian để nghỉ ngơi.

Đừng kì vọng quá nhiều vào lần đầu tiên ra ngoài chơi

Vào lần đầu tiên đem con ra ngoài chơi thì việc thiếu sót khi chuẩn bị đồ dùng hay một số sai sót nhỏ là điều vô cùng bình thường thôi. Chúng ta vẫn còn rất nhiều cuộc đi chơi khác nữa nên Mẹ hãy chỉ coi đó là một bài học để rút kinh nghiệm trong những lần đưa bé ra ngoài chơi tiếp theo nhé.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp Mẹ an tâm khi cho bé ra ngoài chơi lần đầu tiên. Mẹ có thể tham khảo thêm nhiều mẹo chăm con tuyệt vời và hiệu quả khác tại trang web Fons Care Baby. Hi vọng sẽ luôn nhận được sự tin tưởng và đồng hành từ Mẹ.

 

]]>
https://fonscare.vn/luu-y-me-ve-lan-dau-tien-dua-be-ra-ngoai-choi/feed/ 0
Lưu ý Mẹ những điều sau khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa https://fonscare.vn/luu-y-me-nhung-dieu-sau-khi-cho-tre-so-sinh-nam-dieu-hoa/ https://fonscare.vn/luu-y-me-nhung-dieu-sau-khi-cho-tre-so-sinh-nam-dieu-hoa/#respond Mon, 14 Nov 2022 05:33:55 +0000 https://fonscare.vn/?p=6591 Vào những ngày mùa hè nóng bức, điều hòa không khí sẽ giúp các bé thoải mái hoạt động và ngủ thật ngon. Tuy nhiên, Mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để sử dụng điều hòa đúng cách và phù hợp cho bé.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa

Nhiều Mẹ thường lo lắng và không dám cho các bé sơ sinh nằm điều hòa vì sợ bé bị lạnh. Kể cả vào thời điểm mùa hè nóng bức, Mẹ cũng rất phân vân có nên cho con nằm trong phòng điều hòa hay chỉ sử dụng quạt cho bé. 

Thực ra, cơ chế điều hòa thân nhiệt của bé đã hoạt động khi bé mới chào đời nên mẹ có thể sử dụng điều hoà trong phòng ngủ của bé. Tuy nhiên, với các bé sinh non, Mẹ nên cân nhắc chờ đến khi con được 1-2 tháng tuổi rồi mới nên cho con nằm trong phòng điều hòa. 

Để việc nằm điều hoà không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, mẹ hãy lưu ý những điểm sau để có thể an tâm khi cho con nằm trong phòng điều hoà.

Lưu ý Mẹ khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa

Giữ ẩm cho bé khi nằm điều hòa

Nằm điều hòa sẽ giúp bé được làm mát vào những ngày trời oi bức, từ đó giúp bé bớt quấy khóc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, điều hòa thường làm giảm độ ẩm và lưu thông không khí trong phòng. Bé có thể bị khô da, nứt nẻ, ngạt mũi hay gặp các vấn đề về đường hô hấp khác. Vì vậy, Mẹ cần giữ đủ ẩm cho bé để bé luôn được thoải mái nhất.

Để giữ ẩm cho bé, Mẹ hãy bôi các loại sáp ấm và kem dạng đặc có thành phần giúp dưỡng ẩm cho làn da bé. Chúng sẽ giúp cấp ẩm cho bé, giúp làn da bé luôn mịn màng. 

Mẹ hãy thường xuyên cho bé bú sữa để tránh bị mất nước. Mẹ cũng nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé. Ngoài ra, Mẹ có thể đặt một chậu nước nhỏ ở gần điều hòa để không khí trong phòng luôn đủ độ ẩm cho bé.

Luôn giữ đủ ấm cho bé nằm trong phòng điều hòa

Hệ đề kháng của các bé sơ sinh vẫn còn kém và rất dễ bị ốm do nhiễm lạnh. Vì vậy khi cho bé nằm điều hòa, Mẹ cần luôn giữ đủ ấm cho con và cẩn thận điều chỉnh nhiệt độ điều hòa trong phòng.

Mẹ đừng vì lo lắng bé bị lạnh mà mặc quá nhiều quần áo cho con. Mặc những lớp quần áo dày sẽ khiến bé không thoải mái và khó cựa quậy tay chân. Mẹ chỉ cần mặc cho con một lớp quần áo mềm mại, đủ ấm, đội mũi, đi tất, đeo găng tay và đắp một lớp chăn mỏng cho bé. Tiếp đó, Mẹ hãy bôi lên ngực hoặc gan bàn chân của bé một chút sáp ấm hoặc kem bôi ấm. Chúng sẽ giúp giữ bé yêu luôn ấm áp, thoải mái cử động và ngủ thật ngon trong phòng có điều hòa mà không lo ho cảm. Mẹ cũng đừng quên chọn những sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên lành tính và an toàn với làn da nhạy cảm của con.

Thân nhiệt của các bé sơ sinh thường cao hơn người lớn khoảng 0,5 độ C, bình thường sẽ ở mức từ 36,5 độ C đến 37,2 độ C. Nếu như con mặc quần áo đủ ấm, mang găng tay, tất và mũ thì Mẹ có thể điều chỉnh điều hòa ở mức nhiệt 26-28 độ C. Với các bé từ 2 tháng tuổi trở lên, Mẹ hãy giảm nhiệt độ để bé được dễ chịu hơn. Mẹ lưu ý đừng để nhiệt độ quá cao trên 28 độ C vì có thể khiến bé đổ mồ hôi, khó chịu và nổi rôm sảy.

Không cho bé nằm điều hòa cả ngày

Dù có giữ đủ ấm hay cấp ẩm kĩ càng cho bé thì Mẹ cũng nên tránh cho bé nằm điều hòa quá lâu. Nếu bé nằm quá lâu trong phòng điều hòa, bé rất dễ bị khô da và đau họng. 

Mẹ chỉ nên cho con nằm trong phòng điều hòa tối đa khoảng 2-3 tiếng một lần. Sau hết khoảng thời gian này, Mẹ hãy tắt điều hòa và mở cửa sổ để lưu thông không khí tự nhiên và đón ánh nắng mặt trời vào phòng. Chờ khi nhiệt độ trong phòng gần bằng nhiệt độ bên ngoài, Mẹ có thể đưa bé ra ngoài đi dạo khoảng tầm 10-15 phút nhé.

Không đưa bé ra khỏi phòng đột ngột 

Trẻ sơ sinh thường có khả năng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ bất ngờ kém hơn người lớn. Vì vậy, Mẹ đừng đột ngột đưa bé ra khỏi phòng vì bé sẽ bị sốc nhiệt gây ốm, sốt và ho.

Trước khi đưa bé ra ngoài vài phút, Mẹ hãy tắt điều hòa và cho bé ở trong phòng để bé thích nghi dần với sự tăng của nhiệt độ rồi mới đưa bé ra ngoài. 

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa. Fonscare Baby hi vọng những bài viết của mình sẽ là đóng góp những kiến thức bổ ích vào cẩm nang giúp Mẹ chăm sóc con tốt hơn.

]]>
https://fonscare.vn/luu-y-me-nhung-dieu-sau-khi-cho-tre-so-sinh-nam-dieu-hoa/feed/ 0
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm https://fonscare.vn/cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-quay-khoc-vao-ban-dem/ https://fonscare.vn/cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-quay-khoc-vao-ban-dem/#respond Mon, 14 Nov 2022 05:23:47 +0000 https://fonscare.vn/?p=6583 Mẹ thường rất lo lắng khi con quấy khóc, không chịu ngủ vào ban đêm và đôi khi rất lúng túng trong cách xử lý tình trạng này. Việc chăm bé, dỗ bé ngủ lại vào mỗi đêm sẽ khiến Mẹ mệt mỏi và thiếu ngủ làm mẹ vô cùng mệt mỏi và stress. Dưới đây, Dược sĩ Fonscare sẽ giúp mẹ tìm ra  những cách xử lý hiệu quả  tuyệt vời cho tình trạng này.

Tại sao trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm?

Vào giai đoạn 3 tháng đầu tiên, các bé thường quấy khóc vào ban đêm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé không ngủ được và quấy khóc. Có thể kể ra một số nguyên nhân như sau.

Bé đói bụng

Những tháng đầu tiên là giai đoạn con bắt đầu phát triển cơ thể và thường nhanh đói hơn. Vì vậy, quấy khóc là cách bé thông báo với Mẹ rằng con muốn được ăn nhiều hơn. 

Ngoài ra, với các bé dưới 3 tháng tuổi thì sữa chính là nguồn thức ăn duy nhất. Tuy nhiên, sữa lại là loại thức ăn rất dễ tiêu hóa nên khoảng 2-3 tiếng sau khi ăn thì bé sẽ bắt đầu thấy đói bụng. Nếu được cho ăn đủ no thì bé cũng sẽ bớt quấy khóc hơn vào ban đêm.

Ướt tã

Nếu tã, bỉm bị ướt sẽ gây cảm giác khó chịu, dẫn đến việc trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm. Nếu Mẹ không nhanh chóng thay tã cho con, bé cũng có thể bị nhiễm lạnh và ốm nữa đó.

Bé bị quá nóng hoặc quá lạnh khi ngủ

Các bé sơ sinh thường chưa có hoàn thiện chức năng tự điều khiển thân nhiệt nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nếu nhiệt độ trong phòng ngủ quá lạnh hay quá nóng sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc không ngủ được. Do đó, Mẹ cần quan tâm đến nhiệt độ phòng để điều chỉnh sao cho phù hợp với con và giúp con ngủ thật ngon.

Bé bị kích thích bởi môi trường xung quanh

Các bé sơ sinh còn rất nhỏ nên hệ thần kinh vẫn chưa được phát triển hoàn thiện. Do đó, bé rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, âm thanh và những thay đổi xung quanh nơi bé ngủ. Những tiếng động ồn, phòng ngủ quá sáng hay người ra vào phòng thường xuyên có thể khiến bé giật mình và quấy khóc vào ban đêm.

Bé bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn

Các bé sơ sinh có làn da non nớt, mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Bị muỗi đốt hay côn trùng cắn sẽ khiến bé bị đau, sưng đỏ và ngứa. Khi đó, bé sẽ không thoải mái và quấy khóc.

Mẹ nên xử lý tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc khi ngủ vào buổi đêm như thế nào

Dược sĩ Fonscare mách Mẹ những cách xử lý dưới đây khi trẻ sơ sinh quấy khóc khi ngủ vào ban đêm.

Cho bé ăn no trước khi đi ngủ

Nếu bé không được ăn no trước khi ngủ, con có thể bị đói và tỉnh giấc giữa đêm. Vì vậy, Mẹ hãy cho con ăn no và đặt bé xuống giường một khoảng thời gian trước khi ngủ sẽ giúp bé không bị tỉnh giấc giữa chừng. Tuy nhiên, Mẹ đừng sợ rằng bé sẽ bị đói và đánh thức bé dậy vào giữa buổi đêm để cho ăn vì sẽ khiến bé bị kích thích và càng khó ngủ hơn sau đó.

Massage, ôm ấp và vỗ về bé

Các bé sơ sinh rất thích được Mẹ ôm ấp, vuốt ve và vỗ về. Cảm giác ấm áp trong vòng tay của Mẹ sẽ khiến bé an tâm, dễ chịu và nín khóc. Vì vậy, đây chính là một trong những cách giúp bé ngừng quấy khóc vào buổi đêm dễ dàng và hiệu quả nhất. 

Mẹ hãy massage trực tiếp bằng tay trần hoặc sử dụng thêm dầu massage, sáp ấm để giúp bé được thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Mẹ cũng có thể bế, ôm ấp, vỗ về và cưng nựng bé để bé bớt quấy khóc và ngủ ngon hơn. 

Kiểm tra tã, bỉm của bé thường xuyên

Việc tã, bỉm bị ướt sẽ gây cảm giác rất khó chịu và khiến bé bị lạnh. Vì vậy, khi thấy con quấy khóc, Mẹ hãy nhanh chóng kiểm tra tã, bỉm của con và thay tã mới ngay nhé.

Không gian phòng ngủ của bé phải thoải mái, yên tĩnh và đủ tối

Không gian ngủ đóng vai trò quan trọng giúp bé ngủ ngon mà không quấy khóc. Bé cần được ngủ trong không gian đủ thoáng mát, dễ chịu và không có tiếng ồn. 

Vào buổi tối, khi con chìm vào giấc ngủ, Mẹ hãy giữ không gian yên tĩnh và giảm các yếu tố kích thích xung quanh cho con. Mẹ hãy tắt đèn hoặc giảm ánh sáng phòng ngủ, tránh tiếng động lớn như dùng cửa cách âm hay đóng cửa, không ra vào phòng quá nhiều hay nói chuyện to tiếng. Như vậy, bé sẽ bớt bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, hạn chế tỉnh giấc và bớt quấy khóc hơn.

Hát ru hoặc sử dụng những âm thanh lặp lại

Nhiều bé sơ sinh thường ngừng khóc khi được nghe những âm thanh đều đều, lặp lại, êm dịu và du dương.

Vậy nên, khi bé quấy khóc, Mẹ có thể hát ru dỗ con ngủ hay bật những bản nhẹ hay Tiếng ồn trắng để xoa dịu, giúp bé thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.

Giữ ấm cho bé khi đi ngủ vào ban đêm

Các bé sơ sinh vẫn còn chưa hoàn thiện khả năng thích nghi với môi trường nên tác động của nhiệt độ sẽ dễ dàng khiến bé bị ốm. Vì vậy, vào khi bé ngủ vào buổi đêm, Mẹ hãy thường xuyên lưu ý đến thân nhiệt của bé và điều chỉnh nhiệt độ sao cho con được thoải mái nhất.

 Nếu bé quá nóng, Mẹ hãy cho con mặc quần áo có chất vải mềm mỏng, thoáng khí, cân nhắc sử dụng quạt và điều hòa cho con. 

Còn nếu thời tiết lạnh, Mẹ hãy đắp thêm chăn cho con, bôi vào gan bàn chân bé một chút sáp ấm từ tinh dầu thảo dược hoặc tinh dầu tràm gió đã được pha loãng  để bé luôn được ấm áp. Mẹ nên tránh bôi trực tiếp lên da bé tinh dầu nguyên chất  để tránh việc bé bị phỏng da.

Mẹ hãy tránh mặc cho con quá nhiều quần áo vì sẽ khiến bé nóng bức, ngột ngạt và không thoải mái khi ngủ. 

Tránh bé bị muỗi đốt, côn trùng cắn khi ngủ

Khi bé ngủ, Mẹ đừng quên mắc kín màn cho con để tránh bé bị muỗi đốt hay côn trùng cắn. Khi phát hiện bé bị côn trùng, hay muỗi đốt, mẹ hãy nhanh chóng dùng tinh dầu hay sáp ấm bôi lên vị trí muỗi hoặc côn trùng đốt, việc bôi sáp ấm có chứa tinh dầu làm ấm kịp thời lên vị trí bị muỗi đốt sẽ giúp giảm sưng ngứa, giảm thâm da và giúp tổn thương trên da bé mau lành hơn.

Bé sẽ hết quấy khóc vào ban đêm khi nào?

Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm khá thường gặp khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, đỉnh điểm vào giai đoạn bé khoảng 6 tuần tuổi. Khi bé từ 3-4 tháng tuổi trở đi, bé sẽ bớt quấy khóc hơn nên Mẹ không cần quá lo lắng cho con.

Hy vọng bài viết sẽ giúp Mẹ xử lý dễ dàng và chủ động hơn trong những tình huống bé quấy khóc về đêm và góp phần cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm. Fons Care Baby hân hạnh được đồng hành cùng Mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy bé yêu!

]]>
https://fonscare.vn/cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-quay-khoc-vao-ban-dem/feed/ 0
Mách Mẹ 5 Cách Đơn giản phòng bệnh giao mùa thu đông cho con https://fonscare.vn/5-meo-don-gian-giup-phong-benh-giao-mua-cho-con/ https://fonscare.vn/5-meo-don-gian-giup-phong-benh-giao-mua-cho-con/#respond Fri, 28 Oct 2022 09:35:39 +0000 https://fonscare.vn/?p=6561 Mẹ có biết rằng vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển khô và lạnh khiến các bé rất dễ bị ốm? Dưới đây, Dược sĩ Fonscare sẽ mách Mẹ 5 cách đơn giản giúp phòng tránh những bệnh bé thường mắc khi giao mùa thu đông.

Thời gian giao mùa thu đông là khi nào?

Ở nước ta, thời gian giao thu đông rơi vào khoảng tháng 10 đến tháng 11. Khi giao mùa, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch, thời tiết nóng lạnh, mưa nắng thất thường, những cơn gió trở nên se lạnh và không khí hanh khô. Do đó, giao mùa là “thời cơ” để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi, lây lan và phát triển. Cơ thể nếu không kịp thích nghi với thời tiết sẽ rất dễ bị virus xâm nhập và gây bệnh. Đối tượng dễ mắc bệnh thường là người già và trẻ nhỏ. 

Các bệnh thường gặp khi giao mùa thu đông ở bé

Khi giao mùa thu đông, trẻ nhỏ sẽ khó thích nghi với thời tiết thay đổi đột ngột, dễ bị virus tác động gây mắc các căn bệnh như sau.

Cảm cúm

Thời tiết giao mùa thay đổi bất chợt từ nóng ẩm sang lạnh và hanh khô. Trẻ em thường nhạy cảm và khó thích nghi với những thay đổi thời tiết đột ngột nên virus rất dễ gây cảm cúm cho bé. Triệu chứng thường gặp là sốt đột ngột, toàn thân đau nhức mệt mỏi, nghẹt mũi, ho và hắt hơi. 

Bé thường có thể tự khỏi cảm cúm trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, Mẹ không nên chủ quan vì bệnh vẫn có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn.

Viêm đường hô hấp

Giao mùa là thời điểm virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ. Bé có thể bị sốt, ho, quấy ngủ, chán ăn, hắt hơi,…

Bệnh thường kéo dài khoảng ba ngày thì bé sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, cảnh giác và phòng bệnh cho bé vẫn là điều cần thiết.

Sốt xuất huyết

Muỗi là “thủ phạm” chính trong việc lây lan căn bệnh sốt xuất huyết. Muỗi vằn lan truyền virus từ người mắc bệnh sang mọi người qua vết muỗi đốt. Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm. Đặc biệt vào những tháng có nhiều mưa như tháng 7 đến tháng 11, bé sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Bệnh sốt xuất huyết có nhiều triệu chứng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường gặp là: sốt cao đột ngột và liên tục, quấy khóc, đau nhức đầu dữ dội, dễ bầm tím, chảy máu chân răng, buồn nôn, đau bụng, xuất huyết dưới da, hay thậm chí xuất huyết nội tạng…

Viêm da dị ứng

Với làn da mỏng manh non nớt nhạy cảm, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ mắc viêm da dị ứng vào thời điểm giao mùa. Theo thống kê số ca mắc ở Việt Nam thì trẻ nhỏ chiếm đến khoảng 30%. Đối tượng dễ mắc bệnh là các bé dưới 5 tuổi.

Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng có thể kể đến như: nổi mẩn đỏ gây ngứa, chảy dịch, ho sốt hay chán ăn.

Viêm não Nhật Bản

Bệnh Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở khu vực Châu Á với tỷ lệ tử vong khá cao ở mức 20-30%. Đối tượng mắc bệnh chính là trẻ em từ 2 đến 8 tuổi. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nặng nề. Virus Viêm não Nhật Bản tồn tại chính ở những loài chim, gia súc và lây lan cho con người thông qua vật trung gian là muỗi.

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Vào giai đoạn phát bệnh, bé thường khóc thét, bỏ bú, đau đầu, sốt cao đến 40 độ C, buồn nôn, lên cơn co giật, hôn mê bất tỉnh, nhức đầu dữ dội…

Cách phòng bệnh cho con khi giao mùa

Tiêm phòng, khám sức khỏe định kỳ cho bé

Để phòng bệnh cho bé yêu, Mẹ nên chú ý tiêm phòng cho con đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Các mũi tiêm Mẹ nên cho con đi tiêm vào thời điểm giao mùa là: cúm, sởi, ho gà,…

Ngoài ra, Mẹ cũng nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh và chữa trị. Mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn những cách chăm sóc bé sao cho phù hợp.

Sắp xếp chế độ ăn khoa học, lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng

Trong thời điểm giao mùa, một chế độ ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé. Với đề kháng tốt và hệ miễn dịch vững vàng, bé sẽ giảm nguy cơ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh.

Mẹ nên cho bé ăn những món thanh đạm, ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa; những thực phẩm chứa nhiều đạm, vitamin, khoáng chất cần thiết. Hải sản giàu axit béo omega-3 và thịt bò sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Ngoài ra, Mẹ nên bổ sung các loại rau củ chứa các vitamin A, C, E như cà rốt, cà chua, su hào, giá đậu,… trong khẩu phần ăn của bé.

Khi trời lạnh, bé sẽ lười uống nước nên Mẹ nhớ nhắc con uống đủ nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp bé nâng cao sức đề kháng và thanh lọc cơ thể.

Luôn nhắc bé đeo khẩu trang khi ra ngoài

Bên ngoài có rất nhiều vi khuẩn, virus, bụi bẩn gây bệnh đang “chực chờ” để xâm nhập vào cơ thể và khiến bé bị ốm. Vì vậy, thói quen tốt luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của con và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan về đường hô hấp. Mẹ nhớ luôn nhắc nhở bé đeo khẩu trang và chọn cho bé loại khẩu trang tốt có khả năng kháng khuẩn, chống bụi để luôn đảm bảo sức khỏe cho bé khi ra ngoài.

Khi ra ngoài, mặc cho bé đủ ấm và mang theo sản phẩm giữ ấm

Khi ra ngoài chơi, nếu bé không được giữ đủ ấm sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh và ho sốt. Vì vậy, luôn mặc ấm cho bé khi ra ngoài là điều cần thiết để giữ bé không bị ốm. Mẹ nên mặc cho bé nhiều lớp quần áo, ưu tiên những chất liệu mềm mại, thông thoáng vì bé vẫn có thể đổ mồ hôi khi trời lạnh. Mồ hôi sẽ thấm trở lại cơ thể bé và gây nhiễm lạnh.

Mẹ cần luôn giữ ấm các bộ phận như đầu, tai, chân tay, ngực, lưng và bụng cho bé. Mẹ hãy mặc áo khoác, đội mũ, đeo găng tay, khăn quàng cổ và tất cho bé cưng để giữ ấm. Mẹ cũng nên bôi sáp ấm, kem bôi giữ ấm lên người bé để luôn đảm bảo đủ ấm cho con.

Khuyến khích bé vận động nhiều hơn

Tham gia vận động, vui chơi mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bé được dẻo dai, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Vào mùa đông, Mẹ nên cho bé cưng hoạt động trong nhà. Nếu bé ra ngoài chơi, Mẹ hãy bôi sáp ấm, kem bôi giữ ấm cho bé mà không mặc quá nhiều lớp quần áo vì có thể gây nóng bức, đổ mồ hôi. Lượng quần áo vừa phải, rộng rãi cùng một lớp sáp ấm, kem bôi ấm sẽ vừa giữ bé không bị lạnh, vừa cho bé thoải mái hoạt động, vui chơi.

Fons Care Baby hi vọng với những mẹo đơn giản trên sẽ giúp Mẹ bảo vệ bé yêu thật tốt trong thời điểm giao mùa. Ngoài ra, Mẹ vẫn có thể tham khảo các bài viết và thông tin bổ ích khác tại trang web của Fons Care Baby.

Hi vọng rằng Fons Care Baby sẽ luôn nhận được sự tin tưởng và yêu thương từ Mẹ và Bé!

]]>
https://fonscare.vn/5-meo-don-gian-giup-phong-benh-giao-mua-cho-con/feed/ 0
Quy trình sản xuất dầu gội trị rụng tóc Organic Fons Care https://fonscare.vn/quy-trinh-san-xuat-dau-goi-tri-rung-toc-organic-fons-care/ https://fonscare.vn/quy-trinh-san-xuat-dau-goi-tri-rung-toc-organic-fons-care/#respond Tue, 25 May 2021 10:48:26 +0000 https://fonscare.vn/?p=4103

]]>
https://fonscare.vn/quy-trinh-san-xuat-dau-goi-tri-rung-toc-organic-fons-care/feed/ 0
Đánh giá sản phẩm Dầu gội thảo dược Fons Care – Nhà thuốc Thủy Nguyên https://fonscare.vn/danh-gia-san-pham-dau-goi-thao-duoc-fons-care-nha-thuoc-thuy-nguyen/ https://fonscare.vn/danh-gia-san-pham-dau-goi-thao-duoc-fons-care-nha-thuoc-thuy-nguyen/#respond Tue, 25 May 2021 10:46:55 +0000 https://fonscare.vn/?p=4099

]]>
https://fonscare.vn/danh-gia-san-pham-dau-goi-thao-duoc-fons-care-nha-thuoc-thuy-nguyen/feed/ 0