Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh da liễu phổ biến. Tình trạng bé từ 3-6 tuổi với làn da khô, mẩn đỏ, ngứa ngáy không còn xa lạ với các bà mẹ bỉm sữa. Nhung mẹ có thực sự biết nguyên nhân gây bệnh là gì hay đâu là phương pháp điều trị đúng cách cho con. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh qua bài viết sau.
Mục lục
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh hay còn được dân gian gọi với cái tên chàm sữa, chỉ chung tình trạng da khô, bong tróc vảy, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trẻ em trong gia đình có tiền sử bị viêm da dị ứng, hen suyễn hoặc sốt cỏ khô có nhiều nhiều khả năng bị viêm da dị ứng hơn.
Các triệu chứng của viêm da dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, sau tai, da đầu, đôi khi có thể lan xuống cổ và bẹn.
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lây nhiễm, nên nó không thể lây lan trực tiếp từ người này qua người khác. Tuy nhiên bệnh lại dễ lan ra các vùng da xung quanh. Ngoài ra, đặc điểm dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm khiến nó trở thành căn bệnh da liễu khó nhằn đối với các bậc phụ huynh.
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh rất phức tạp. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia da liễu cho rằng bệnh xảy ra là do là sự kết hợp của ba yếu tố nguy cơ bao gồm: gen di truyền, hệ miễn dịch của bé và các tác nhân bên ngoài.
Di truyền: Viêm da cơ địa có thể di truyền nên đây được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh. Nghiên cứu cũng cho thấy: 50% tỉ lệ trẻ bị viêm da dị ứng thì có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh này. Tỉ lệ này cao hơn nếu gia đình có tiền sử về viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn.
Hệ miễn dịch kém: Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện kéo theo đó là khả năng bảo vệ da kém, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại từ môi trường xâm nhập gây dị ứng da bé.
Tác nhân từ bên ngoài: bao gồm rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng như:
- Môi trường ô nhiễm, nhiệt độ ẩm cao
- Thời tiết thay đổi đột ngột
- Dị ứng mỹ phẩm, hóa chất
- Dị ứng thực phẩm
- Tác dụng phụ của thuốc
- Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: phấn hóa, lông động vật, sợi quần áo, độc côn trùng…
Các triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở mặt, má, đầu, sau tai, với các triệu chứng đặc trưng là mẩn đỏ, khô da, bong tróc vảy, có mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, cụ thể như sau:
- Ban dầu, da xuất hiện mẩn đỏ, khi sờ tay vào sẽ thấy thô ráp
- Nhìn kỹ vùng da bị tổn thương sẽ thấy những đốm nhỏ li ti màu trắng thực chất là mụn nước đang nổi.
- Mụn nước kèm theo ngứa ngáy nên mẹ sẽ thấy con hay quơ tay lên mặt, dụi mặt vào gối chính làm muốn giảm cảm giác ngứa ngáy. Việc này có thể khiến mụn nước bị vỡ gây chảy dịch. sẽ bết dính trên vùng da tổn thương tạo thành một lớp hóa sừng, bì cứng.
- Sau một thời gian lớp cảy này bong da, để lộ bên dưới là lớp da non đang hình thành. Vùng da non mới hình thành nhẵn, căng và sạm hơn so với vùng da xung quanh.
- Quá trình lên da non thường rất ngứa, bé có thể đưa tay cào gãi gây chảy máu hoặc do lớp da căng dẫn tới nứt nẻ, rỉ máu. Giai đoạn này rất dễ hình thành bội nhiễm ở trẻ.
- Ngoài ra, trong quá trình bị viêm da dị ứng, trẻ thường rất nhạy cảm khiến con quấy khóc, bú kém, ngủ không ngon giấc.
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh có chữa được không?
Nhìn vào nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh ta thấy được yếu tố di truyền. Do đó, đây là một căn bệnh có khả năng di truyền. Những thứ thuộc về gen thì không thể thay đổi được. Điều này có nghĩa là viêm da dị ứng do di truyền không thể chữa được. Các triệu chứng sẽ không bao giờ biến mất, nhưng nó sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện.
Ngược lại, viêm da dị ứng do các tác nhân bên ngoài môi trường có thể chữa được nếu mẹ phát hiện ra sớm và có biện pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Tùy theo mức độ của các triệu chứng mà bệnh sẽ được điều trị khác nhau. Dưới đây là các biện pháp điều trị viêm da dị ứng trẻ sơ sinh mà bạn có thể tham khảo.
Điều trị bằng các phương pháp dân gian
Từ xa xưa, các mẹo dân gian dùng để chữa bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ đã được ông cha ta lưu truyền qua nhiều đời. Phương pháp này thực chất là tắm cho trẻ bằng nước là tự nhiên. Rất nhiều mẹ lựa chọn phương pháp điều trị này bởi hiệu quả đã được kiểm chứng qua nhiều đời, ngoài ra nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ, chế biến đơn giản là những điểm cộng cho phương pháp này. Một số loại lá tắm thường được sử dụng để chữa viêm da dị ứng ở trẻ gồm:
- Lá trà xanh: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch với nước. Trong quá trình rửa cho thêm muối để tăng độ sát khuẩn. Đun sôi lá trà xanh với một lít nước trong 10 phút.
- Lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước, cho thêm một chút muối vào cùng. Đợi nước nguội về nhiệt độ vừa phải thì dùng để để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương của con. Kiên trì thực hiện đều đặn sẽ thấy các triệu chứng giảm đáng kể.
- Lá khế: Ngâm 30g lá khế chua vào nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Nước khế này để nguội bớt rồi dùng làm nước tắm cho con. Mẹ có thể tận dụng bã khế để đắp lên vùng da bị kích ứng cũng đem lại kết quả.
Các biện pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm bớt các triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm do đó chúng chỉ thích hợp với những trẻ bị viêm da dị ứng ở giai đoạn nhẹ. Ngoài ra, hiệu quả mang lại hơi chậm nên mẹ cần kiên nhẫn thực điều trị cho con.
Điều trị bằng thuốc
Với các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng nặng, các triệu chứng không thuyên giảm sau một thời gian tự khắc phục thì các bậc cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện.
Lúc này, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh của con, mức độ đáp ứng của cơ thể để kê thuốc. Một số loại thuốc mà bác sĩ thường dùng cho trẻ sơ sinh bị viêm da là:
- Dung dịch sát trùng nồng độ nhẹ: Nước muối sinh lý, Povidone Iod, cồn y tế là được dùng để làm sạch, sát trùng vùng da bị sưng đỏ, tiết dịch của bé.
- Kem bôi Steroid: Có thể dùng tại chỗ. Với có tác dụng chống viêm, kiểm soát các triệu chứng viêm da dị ứng, kem steroid dùng cho những bé bị viêm da dị ứng mức độ nặng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc này để chữa bệnh cho con, mẹ cần được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc kháng sinh: Với trường hợp trẻ bị nhiễm trùng, các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh thoa ngoài hoặc uống để điều trị. Không dùng kháng sinh liều cao cho trẻ sơ sinh, thậm chí kể cả kháng sinh liều thấp khi dùng cũng phải thật cẩn trọng, tránh tình trạng gây sốc phản vệ cho trẻ.
Vì trẻ sơ sinh có làn da mỏng, nhạy cảm, và sức đề kháng chưa hoàn thiện nền khi sử dụng thuốc điều trị cho bé, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý. Tốt nhất nên tham khảo và làm theo kê toa của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về bôi cho trẻ, tránh hậu quả khôn lường.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng tại nhà
Song song với các phương pháp điều trị thì việc quan tâm, chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng cũng cực kỳ quan trọng, nó góp phần lớn trong việc kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn bệnh tái phát.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho da bé bằng cách tắm rửa thường xuyên.
- Mẹ dùng nước ấm để tắm cho con và chỉ tắm trong 10 phút.
- Ưu tiên những sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, lành tính, sản xuất chuyên biệt cho trẻ nhỏ.
- Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên nhằm hạn chế tình trạng da khô, bong tróc vảy ở trẻ. Thời điểm thoa kem tốt nhất là khi vừa tắm xong vì lúc này da bé đã được làm sạch, hấp thụ dưỡng ẩm tốt hơn.
- Lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi thoáng mát, chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi. Tránh các loại chất liệu như len, dạ, sợi tổng hợp vì có thể gây kích ứng da bé.
- Cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay cho con để tránh tình trạng bé đưa tay gãi khiến mụn nước vỡ ra.
- Giữ cho không gian sống của bé luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát bằng cách giặt chăn mền đều đặn, vệ sinh đồ chơi của con, quét dọn nhà cửa.
- Loại bỏ các chất gây dị ứng trong như phấn hoa, nấm mốc và khói thuốc lá.
- Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ, tốt nhất nên để con ăn sữa mẹ đến khi tròn 2 tuổi hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Với những trẻ đã ăn dặm, mẹ nên tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa động vật. Ưu tiên những món ăn dặm thanh đạm từ rau củ trái cây, cá có lợi hệ tiêu hóa của bé.
- Trong trường hợp trẻ có biểu hiện nhiễm trùng da, bề mặt da xuất hiện mủ hay vảy vàng thì phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh có căn nguyên và triệu chứng phức tạp vậy nên người bệnh cần phải cực kỳ chú ý.