Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh sẽ xảy ra khi làn da nhạy cảm của bé tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng. Các triệu chứng tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng lại khiến con khó chịu. Cùng tìm hiểu ngay về căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh và xử lí khi bé nhà bạn mắc phải.
Mục lục
Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm da xảy ra khi da con tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên bên ngoài môi trường.
Viêm da tiếp xúc được chia thành hai loại là: viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Là tình trạng viêm da do tiếp xúc với chất lạ. Đây có thể là bất kỳ chất hóa học nào, bao gồm xà phòng, chất tẩy rửa và chất làm mềm vải. Các tổn thương xảy ra ngay lập tức lên bề mặt da vừa tiếp xúc.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xảy ra ở những người đã có tiếp xúc với dị nguyên trước đó, có thể vài tuần, vài tháng, hoặc vài năm. Lúc đầu việc tiếp xúc này không gây ra triệu chứng gì, nhưng dần dần khi tiếp xúc nhiều lần sẽ gây tổn thương cho da. Khi cơ thể có tiền sử dị ứng với chất này, các histamin – một kháng sinh tự nhiên trong cơ thể được giải phóng và tập trung tại vùng da tiếp xúc dị nguyên, từ đó gây phát ban.
Triệu chứng đặc trưng của viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ là những nốt mẩn đỏ, da sưng tấy, phồng rộp và kèm theo cảm giác ngứa ngáy khiến con khó chịu. Những tổn thương này chỉ xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với dị nguyên.
Viêm da tiếp xúc ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến. Tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, thương tổn lan tỏa rộng, trợt loét và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc ở trẻ?
Tùy vào từng loại viêm da tiếp xúc, nguyên nhân gây viêm da có thể khác nhau, bao gồm:
Các chất kích ứng phổ biến có thể gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em bao gồm:
- Xà phòng
- Nước bọt
- Nước tiểu (nguyên nhân phổ biến gây hăm tã)
- Thức ăn khác nhau
- Chất tẩy rửa
- Kem dưỡng da trẻ em
- Nước hoa
Các chất gây dị ứng phổ biến có thể gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em bao gồm:
Cây thường xuân độc, cây sồi và cây thù du. Đây là những loại cây có dầu gây dị ứng da.
Kim loại. Niken, crôm và thủy ngân là những kim loại phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc.
- Niken được tìm thấy trong đồ trang sức, khóa thắt lưng và đồng hồ đeo tay, cũng như khóa kéo, khóa và móc trên quần áo.
- Tiếp xúc với các đồ vật được mạ crom, có chứa niken, cũng có thể gây ra phản ứng trên da ở những trẻ nhạy cảm với niken.
- Thủy ngân, được tìm thấy trong dung dịch kính áp tròng, có thể gây ra vấn đề cho một số trẻ em.
Mủ cao su. Một số trẻ bị dị ứng hoặc nhạy cảm với latex (cao su). Các phản ứng có thể thấy khi các sản phẩm làm từ cao su tiếp xúc với da của trẻ. Cao su được tìm thấy trong các sản phẩm làm bằng mủ cao su tự nhiên, chẳng hạn như đồ chơi cao su, bóng bay, bóng, găng tay cao su và núm vú giả hoặc núm vú giả.
Mỹ phẩm. Nhiều loại mỹ phẩm có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn có chứa paraphenylenediamine là nguyên nhân phổ biến nhất. Các sản phẩm khác có thể gây ra vấn đề bao gồm thuốc nhuộm dùng trong quần áo, nước hoa, bọng mắt, sơn móng tay, son môi và một số loại kem chống nắng.
Các loại thuốc. Neomycin cũng có thể gây viêm da tiếp xúc. Nó được tìm thấy trong một số loại kem kháng sinh và thuốc gây tê cục bộ.
Triệu chứng nhận biết viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiếp xúc xảy ra tại vị trí tiếp xúc với tác nhân kích ứng, do đó các triệu chứng phát bệnh hầu như có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Tuy nhiên khi viêm da tiếp xúc xảy ra ở trẻ sơ sinh, vị trí chịu tổn thương thường là khu vực da đầu, da mặt, bàn tay, đùi, thậm chí là cả bộ phận sinh dục.
Triệu chứng của viêm da tiếp xúc khác biệt ở mỗi trẻ, tuy nhiên cơ bản những biểu hiện xảy ra là:
- Da khô, đỏ và bong vảy
- Trẻ bị ngứa nhẹ hoặc rất ngứa
- Mụn nước nổi thành mảng đỏ
- Mẩn đỏ hoặc sưng nhẹ
- Bề mặt da hình thành lớp dày sừng
- Khi trẻ gãi, vùng da bị rò rỉ dịch vàng
- Mụn có tiết chất lỏng nếu bị trầy xước
- Vùng da tổn thương bị sần sùi
Viêm da tiếp xúc ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?
Thực tế, viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh thường chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ. Bệnh hoàn toàn có thể khỏi khi mẹ phát hiện sớm và thực hiện chăm sóc đúng cách cho bé.
Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, tình trạng viêm da tiến triển nặng có thể gây ra một số biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như:
- Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Ngứa ngáy khiến trẻ thường xuyên chà xát, gãi lên mụn nước hay các vết phát ban khiến da trợt loét. Trong khi đó, hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm khiến trẻ sốt nhẹ, chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc do mệt mỏi,..
- Trẻ sụt cân: Khi mẹ biết điều trị và chăm sóc đúng cách, tình trạng bệnh của con có thể thuyên giảm sau 5-10 ngày và khỏi hoàn toàn sau đó. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách xử lý tổn thương, các triệu chứng kéo dài, dai dẳng thậm chí tái phát nhiều lần. Bé khó chịu và quấy khóc nhiều, không ngủ được và chán ăn làm cân nặng tụt nhanh chóng.
- Hoại tử da: Hoại tử da là biến chứng nặng nề của bệnh viêm da tiếp xúc. Biến chứng này xảy ra khi viêm da bội nhiễm không được can thiệp kịp thời hoặc do lạm dụng thuốc bôi chứa corticosteroid.
Điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Điều trị tại nhà
Làn da của trẻ sơ sinh vốn mỏng và dễ nhạy cảm, cơ thể bé cũng chưa phát triển toàn diện. Do đó rất dễ gặp tác dụng phụ khi cho con sử dụng các loại thuốc tây để điều trị. Vì vậy mẹ nên ưu tiên thực hiện các biện pháp cải thiện và chăm sóc tại nhà như:
Chườm lạnh: Ngay sau khi bé tiếp xúc với các dị nguyên, mẹ sẽ thấy da con sưng lên và vùng da tiếp xúc bị đỏ. Nhanh chóng rửa bằng nước sạch, rồi chườm đá lên. Để tránh con bị phỏng lạnh, mẹ lưu ý gói đá vào khăn trước khi chườm lên da con. Chườm đá giúp giảm viêm, sưng, ngứa ngáy.
Tắm bằng nước mát: Việc tắm bằng nước mát làm dịu da, giảm ngứa ngáy. Ngoài ra, mẹ có thể pha thêm một chút muối tinh hoặc tinh dầu tràm trà để sát khuẩn và giảm kích ứng da.
Thoa kem dưỡng ẩm: Trẻ sơ sinh bị viêm tiếp xúc thường có là da khô, bong tróc vảy. Da căng khô làm con rất khó chịu, đôi khi còn nứt nẻ và chảy máu. Mẹ cần khắc phục điều này bằng cách bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên cho bé. Thời điểm tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi con vừa tắm xong vì lúc này da bé đã sạch, lỗ chân lông thông thoáng giúp hấp thụ sản phẩm nhanh hơn. Trong quá trình điều trị bệnh, da bé rất nhạy cảm, do đó mẹ cần lựa chọn kem dưỡng thật kỹ. Ưu tiên những sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên, an toàn và lành tính với da bé.
Không để con cào gãi lên vùng da bị thương: Ngứa ngáy khiến trẻ sơ sinh khó chịu, bé hay chà xát và gãi da cho bớt ngứa. Điều này khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Tay tác động mạnh lên da có thể gây vỡ mụn nước, chảy dịch, lở loét bà nội nhiễm. Do đó, nhẹ cần chú ý đến trẻ, tuyệt đối không để con cào gãi lên da. Mẹ có thể dùng bao tay để đeo cho bé hoặc cắt ngắn móng tay để ngăn ngừa tình huống này.
Tránh tiếp xúc với thành phần gây kích ứng: Trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh, mẹ tuyệt đối không để tiếp xúc với thành phần gây kích ứng như xà phòng, mỹ phẩm, xà phòng, nước rửa tay,nước hoa… bởi chúng là những hợp chất độc hại, có thể gây kích ứng đến da bé.
Chú ý đến thực đơn dinh dưỡng của trẻ: Có lẽ mẹ không biết rằng một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như hải sản (tôm, cua,…), đồ cay nóng, các chế phẩm từ sữa, đậu phộng,… Điều này xảy ra cho hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm trên rất cao, cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện để tiêu hóa hết được nên dị ứng Vì vậy, trong quá trình đang điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tránh những thực phẩm kể trên, đặc biệt là những mẹ đang cho con bú.
Điều trị bằng thuốc
Trong một số trường hợp cần thiết, đặc biệt là khi tình trạng viêm da tiếp ở trẻ không có dấu hiệu tiến triển, bác sĩ có thể đề nghị kê toa một số loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc cho trẻ.
Dựa vào các yếu tố như độ tuổi của bé, cân nặng, tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chọn thuốc và phân chia liều lượng phù hợp.
Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh gồm thuốc bôi và thuốc uống, cụ thể:
Hồ nước: Hồ nước được bào chế dưới dạng dung dịch, dễ thấm vào da bé. Thuốc được sử dụng trong trường hợp viêm da mới khởi phát với tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm sạch da và giảm sưng.
Thuốc tím: Nếu tổn thương trên da con có dấu hiệu viêm nhiễm, mẹ có thể dùng thuốc tím này để thoa trực tiếp lên vết thương hoặc pha nước để tắm cho con giúp giảm ngứa và sát trùng hiệu quả.
Thuốc kháng histamin H1: Đây là loại thuốc sẽ được kê đơn cho các trường hợp viêm da dai dẳng có tác dụng giảm ngứa ngáy, sưng viêm, ngăn tổn thương lan rộng. Thuốc được bảo chế ở dạng viên nhộng, khá an toàn cho trẻ nhỏ.
Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau Paracetamol là thuốc được dùng nhiều nhất có tác dụng giảm đau, hạ sốt khi trẻ bị đau đớn do viêm da tiếp xúc mang lại. mẹ lưu ý là trẻ 2 tuổi trở lên mới được dùng sản phẩm này.
Thuốc bôi chứa Corticosteroid: Thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng ức chế miễn dịch nhằm kháng viêm và chống dị ứng mạnh do đó mà nó được sử dụng để điều trị hầu hết các bệnh ngoài gia. Tuy nhiên, mẹ không nên vì thế mà lạm dụng bôi cho con vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Mẹ tránh dùng thuốc này khi da còn chảy dịch, chưa se miệng, vì thuốc có thể khiến vùng da bị viêm chậm lành.
Thuốc kháng sinh: Nếu viêm da tiếp xúc bị viêm nhiễm nặng, tổn thương trên diện rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng sâu, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho trẻ. Tuy nhiên, kháng sinh là nhóm thuốc rất dễ gây tác dụng phụ, đặc biệt là khi dùng cho trẻ nhỏ, vì vậy mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho em uống kháng sinh.
Lưu ý, tất cả các loại thuốc kể trên đều cần sử dựng theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ kê đơn. Thuốc điều trị có thể gây nhiều tác dụng phụ, vì vậy mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con sử dụng khi không biết hết về công dụng của nó.