Làn da của bé tuy mềm mại nhưng lại rất dễ mắc bệnh. Chỉ cần các bậc cha mẹ chăm sóc không đúng cách, trẻ nhiễm vi khuẩn, xuất hiện các vết ngứa, mẩn đỏ trên da… Trong đó căn bệnh về da phổ biến nhất phải kể đến đó chính là ghẻ phỏng. Bé bị ghẻ phỏng phải làm sao? Những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời.
Mục lục
Bé bị ghẻ phỏng phải làm sao? Triệu chứng điển hình
Nhiều bậc cha mẹ hay nhầm lẫn ghẻ pỏng và ghẻ nước. Thực tế, hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau. Ghẻ phỏng xuất hiện là do vi khuẩn hình cầu gây nên. Đây là một dạng bệnh lý viêm nhiễm nhẹ nhưng nếu không được kiểm soát kip thời rất dễ lây lan. Thậm trí khi trẻ mắc bệnh chữa khỏi rồi nguy cơ tái phát là rất cao.
Ghẻ phỏng xảy ra khi trên da bé xuất hiện các triệu chứng như mụn nước phồng rộp, vệt đỏ. Ngoài ra còn một số triệu chứng cơ bản như sau:
- Mụn nước xuất hiện, có bờ. Mụn có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc theo chùm tạo thành bọc nước khá lớn trên da bé.
- Vệt đỏ xuất hiện nhiều trên da. Da bé có biểu hiện như bị viêm.
- Mụn nước to xuất hiện, bên trong mụn nước chứa rất nhiều dịch màu trắng vẩn đục.
- Mụn phỏng nước một khi vỡ sẽ đóng vảy đồng thời dịch vàng tiết ra, khô cứng dần trên bề mặt da.
- Dịch trong mụn ghẻ phỏng một khi dính sang các vùng da lành sẽ rất dễ hình thành các nốt ghẻ phỏng mới. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Đọc thêm: Mọi điều bạn cần biết về tình trạng ghẻ nước ở trẻ
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng tuy không nguy hiểm nhưng mức độ lay lan của nó lại rất nhanh. Đôi khi chỉ cần sơ ý trong cách chăm sóc trẻ, dịch trong mụn chảy ra xung quanh là rất dễ để nốt phỏng lan ra toàn thân. Để xác định phương pháp điều trị bệnh đúng cách cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, ghẻ phỏng hình thành là do các nguyên nhân dưới đây:
- Trên da bé có vết xước, vết thương hở nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Đây là điều kiện lý tưởng để loại vi khuẩn hình cầu phát triển.
- Không khí, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.
- Thời tiết nồm ẩm hay quá nóng bức cũng sẽ khiến các vi khuẩn phát triển gây hại đến làn da non nớt của bé.
- Không cắt móng tay, móng chân cho bé thường xuyên. Để móng tay, móng chân dài là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn chú ẩn, gây hại làn da bé.
- Bé chơi với các loại vật nuôi, thú cưng cũng có thể bị nhiễm ghẻ phỏng. Vật nuôi hiếu động và thường di chuyển liên tục. Chính vì vậy trên lông và da chúng sẽ có rất nhiều loại vi khuẩn. Việc để bé tiếp xúc thường xuyên với các loại vật nuôi làm bé bị nhiễm khuẩn.
Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng cần điều trị nhanh chóng, kịp thời để hạn chế lây lan. Nhiều cha mẹ thường sử dụng phương pháp Tây Y chữa bệnh cho bé bởi tính hiệu quả cũng như thời gian lành bệnh nhanh chóng. Ngoài Tây Y, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian điều trị tại nhà.
Phương pháp Tây Y chữa ghẻ phỏng
Ghẻ phỏng ở giai đoạn trung bình đến nặng, nên sử dụng phương pháp Tây Y. Phương pháp này tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại dễ phát sinh nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần phải tuyệt đối tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được kê đơn nhiều nhất đó là thuốc bôi có chứa thành phần Permethrin, thuốc Crotamiton, thuốc D.E.P. Mỗi loại lại mang một đặc tính riêng:
- Thuốc D.E.P: Đây là loại thuốc có dạng dung dịch lỏng. Thuốc phù hợp với đội tượng trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Trước khi dùng, bạn vệ sinh vùng da thật sạch sẽ và bôi từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Lưu ý không bôi thuốc vào bộ phận sinh dục của bé tránh gây kích ứng, phản tác dụng.
- Thuốc Crotamiton: Loại thuốc này có dạng bôi, giúp xoa dịu làn da và diệt vi khuẩn. Bạn vệ sinh cơ thể và bôi thuốc lên da cho bé, sau 24 tiếng mới được tắm rửa. Tuy nhiên loại thuốc này lại không phù hợp với trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người từ 65 tuổi trở lên.
- Thuốc chứa Permethrin: Permethrin là chất chữa ghẻ cực kỳ tốt. Chất này làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm ngứa ngáy, khó chịu. Hoạt chất Permethrin an toàn có thể dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Những loại thuốc chứa Permethrin phổ biến nhất đó là Nix, Elimite hay Benzyl benzoate…
Ngoài ra, một số loại thuốc khác đươc chỉ định để chữa ghẻ phỏng phải kể đến Benzyl benzoat, Lindane Lotion, Ivermectin, thuốc kháng histamin, thuốc ngứa lưu huỳnh… Việc sử dụng các loại thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phương pháp chữa ghẻ phỏng tại nhà
Nếu bệnh ghẻ phỏng của bé đang ở giai đoạn nhẹ rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng rôm sảy. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và đưa bé đi khám. Sau đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà để hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu giảm thiểu. Các mẹo này vừa dễ thực hiện lại không tốn nhiều chi phí.
Sử dụng nước muối chữa ghẻ phỏng
Có thể bạn không biết nước muối cũng có thể sử dụng để điều trị bệnh ghẻ phỏng. Nước muối mang tính kháng khuẩn cao, cản trở sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng nước muối cũng sẽ giúp làn da của bé dễ chịu hơn, giảm ngứa, giảm mụn nước và hạn chế các tổn thương trên da. Bạn có thể bỏ một chút muối vào nước sạch, khuấy đều và tắm rửa mỗi ngày cho bé.
Cách thứ hai là bạn sử dụng nước muối sinh lý. Loại nước muối này mua trực tiếp tại các quầy thuốc với giá khá rẻ. Nếu bé bị phỏng nước khắp cơ thể thì nên pha muối với nước ấm và dùng làm nước tắm. Nước muối ấm sẽ đưa khoáng chất thẩm thấu qua da, kích thích quá trình lưu thông máu, thư giãn thần kinh vô cùng tốt.
Sử dụng lá mơ chữa ghẻ phỏng
Cách tiếp theo đó chính là sử dụng lá mơ để chữa ghẻ phỏng. Trong lá mơ có chứa nhiều Alcaloid. Đây là hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, giảm triệu chứng viêm loét, ngăn chặn nhiễm trùng và làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn. Trong lá mơ có khá nhiều vitamin, dưỡng chất làm tăng sức đề kháng, giúp các tổn thương trên da giảm thiểu rõ rệt. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá mơ, rửa sạch và để cho ráo nước.
- Bước 2: Lá mơ sau khi chuẩn bị nên giã hoặc xay thật nhuyễn. Sau đó bạn chắt lấy nước uống.
- Bước 3: Vệ sinh da cho bé thật sạch sẽ sau đó sử dụng bông thấm vào nước lá mơ vừa chuẩn bị.
- Bước 4: Thoa đều lên da bé, thoa thật nhẹ nhàng để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Bước 5: Để nước lá mơ thấm dần lên da tầm 20 đến 30 phút thì rửa lại cho bé bằng nước ấm. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chữa ghẻ phỏng bằng lá đào
Ngoài lá mơ thì lá đào cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực khi sử dụng để chữa ghẻ phỏng. Loại lá này có khả năng sát trùng vết thương cực tốt, thích hợp để cầm máu, chữa các bệnh ngoài da. Lá đào khi dùng để chữa ghẻ phỏng có thể sử dụng phương pháp đắp ngoài da hoặc nấu nước để tắm. Thực hiện như sau:
- Với cách nấu nước tắm: Các bậc cha mẹ rửa sạch lá, chuẩn bị một nồi nước đun sôi lá đào. Để nước lá đào nguội và tắm cho bé. Bạn có thể pha thêm với một ít nước sạch khi tắm. Tắm xong tráng lại cơ thể bé bằng nước sạch, lau khô và mặc quần áo.
- Với cách đắp thuốc trị bệnh: Chuẩn bị lá đào, sau đó bạn ngâm lá với nước muối trong thời gian tầm 20 phút. Đây là bước loại bỏ vi khuẩn trên lá, giúp lá đào sạch sẽ hơn. Giã nát lá đào sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị phỏng nước. Mỗi ngày đắp từ 1 đến 2 lần, sau 7 đến 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Sử dụng nha đam chữa bệnh
Nha đam chứa nhiều dược tính, vừa làm giảm ngứa lại vừa giúp làn da đẹp hơn. Nha đam chứa nhiều vitamin C, vitamin E cùng rất nhiều chất khoáng, nước, giúp bệnh ghẻ phỏng nhanh khỏi hơn. Các bước điều trị bệnh ghẻ phỏng bằng nha đam như sau:
- Bước 1: Nha đam mua về lột sạch vỏ. Dùng thìa nạo thật sạch phần gel bên trong ra một chiếc bát.
- Bước 2: Xay nhuyễn nha đam thu được một loại gel lỏng, mềm, đặc sệt.
- Bước 3: Vệ sinh da thật sạch sẽ sau đó lấy phần gel đã chuẩn bị bôi trực tiếp lên da. Để gel bám trên da từ 15 đến 20 phút thì rửa thật sạch lại với nước. Mỗi ngày bôi gel một lần, sau 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Những lưu ý khi chữa bệnh ghẻ phỏng cho bé
Ngoài việc áp dụng phương pháp chữa bệnh đúng cách, khi điều trị bệnh ghẻ phỏng bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp. Theo đó các bậc cha mẹ cần lưu ý ngay những vấn đề dưới đây:
- Luôn giữ vệ sinh cho cơ thể bé. Vùng da bị ghẻ phỏng cần phải được vệ sinh thường xuyên.
- Sử dụng nước ấm đề vệ sinh da và chỉ nên sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ cho bé.
- Khi tắm không gãi mạnh hoặc kỳ mạnh lên da bé. Điều này có thể làm mụn nước bị vỡ ra tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công.
- Ăn ngủ đủ giấc, dành thời gian để bé thư giãn mỗi ngày.
- Quần áo của bé cần được giặt sạch, khơi khô để sạch vi khuẩn. Đồng thời cần giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên.
- Tuyệt đối không cho bé ăn hải sản. Hải sản chứa nhiều protein, kích thích hệ miễn dịch khiến vùng da bé ngày càng trở nên ngứa ngáy, khó chịu hơn. Ngoài hải sản thì thịt gà, đồ nếp, đồ ăn có vị cay cũng không nên cho bé sử dụng.
- Cho bé uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, rau củ, trái cây…
Bé bị ghẻ phỏng phải làm sao? Những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời. Bệnh này tuy không khó chữa nhưng khả năng lây lan lại rất nhanh. Chính vì thế bạn nên làm theo các hướng dẫn trên đây của chúng tôi để điều trị bệnh đúng cách.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn