Rôm sảy ở cổ là tình trạng da nổi nốt mẩn đỏ thường gặp ở trẻ vào cả mùa hè và mùa đông. Bé bị rôm sảy ở cổ thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Bố mẹ đọc bài viết này để có những biện pháp điều trị hiệu quả rôm sảy ở cổ cho bé nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy ở cổ
Trẻ bị rôm sảy ở cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Do các nếp gấp, ngấn vùng cổ
Vùng cổ là vùng gần kề với vai có nhiều nếp gấp và ngấn nến rất dễ bị ứ đọng mồ hôi. Hơn nữa, vùng da cổ thường không được che chắn bởi quần áo vì thế bụi bẩn rất dễ bám vào. Nếu vùng da này không được vệ sinh sạch sẽ, lỗ chân lông sẽ bị bít tắc gây ra rôm sảy.
Do thức ăn và sữa mẹ chảy xuống cổ
Trẻ còn nhỏ chưa thể tự ăn được, mẹ cho bé ăn không cẩn thận sữa và thức ăn thừa có thể chảy xuống cổ của trẻ đọng lại các vùng nếp gấp. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây các bệnh ngoài da phát triển và khiến bé bị rôm sảy.
Do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện như người lớn. Thời tiết nóng bức nhưng mồ hôi không thoát được ra ngoài nên bé rất dễ bị rôm sảy, nhất là vùng da cổ. Mồ hôi bị giữ lại khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây rôm sảy ở vùng da cổ của bé.
Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy ở cổ
Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị rôm sảy qua các dấu hiệu nhận biết sau:
- Cổ trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám trên nền da đỏ
- Trẻ ngứa, bứt rứt, khó chịu và thường xuyên quấy khóc
- Vùng da bị rôm sảy không được xử lý ngay, trẻ có thể gãi gây trầy xước da, nhiễm khuẩn và hình thành các mụn mủ và nhọt trên da
- Các vết mụn nhọt này có thể để lại sẹo xấu trên da bé
Cách điều trị rôm sảy ở cổ cho trẻ
Rôm sảy là một bệnh ngoài ra không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên khi bé bị rôm sảy ở cổ, mẹ vẫn cần có những biện pháp chữa trị cho bé nhanh chóng để giảm tình trạng khó chịu cũng như tránh để lại sẹo trên da bé. Dưới đây là một số biện pháp điều trị rôm sảy ở cổ cho bé an toàn, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà:
Hạn chế thức ăn và sữa rơi xuống cổ bé
Thức ăn và sữa rơi xuống cổ bé là nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy ở cổ. Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần:
Làm sạch cổ của bé sau khi ăn: Sau khi ăn, mẹ cần lau sạch cả miệng và cổ bé. Mẹ dùng khăn mềm thấm với nước ấm rồi vắt kiệt. Sau đó lau nhẹ nhàng cổ và miệng bé để loại bỏ nước bọt, thức ăn và sữa chảy xuống cổ
Buộc khăn lỏng ở cổ bé khi ăn: Khi bé ăn để tránh thức ăn rớt xuống cổ hay nước bọt chảy xuống cổ, mẹ có thể buộc lỏng khăn ở cổ bé. Mẹ lưu ý không buộc khăn quá chặt có thể khiến bé khó chịu.
Vệ sinh sạch sẽ vùng da cổ của bé
Vệ sinh vùng da cổ của bé sạch sẽ, khô thoáng là biện pháp hiệu quả để làm giảm tình trạng rôm sảy ở cổ bé và loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng cổ cho bé vào các thời điểm:
Vệ sinh khi tắm: Khi tắm cho bé, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng cổ bằng khăn mềm và ấm, lau nhẹ cho thật khô rồi mới mặc quần áo cho bé.
Vệ sinh khi đưa trẻ từ bên ngoài về: Khi đi ra ngoài, bụi bẩn dễ dính lên cổ bé và có thể bám vào cổ, tích tụ lại gây bít tắc lỗ chân lông. Vì vậy, sau mỗi lần ra ngoài về, mẹ cần lau sạch cổ cho bé bằng khăn mềm và ấm để loại bỏ các chất bẩn có nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông ở vùng da cổ của bé, giảm nguy cơ bị rôm sảy.
Làm mát da cho trẻ
Bé có thể bị rôm sảy do thời tiết nóng bức và nóng trong người làm trẻ ra mồ hôi nhiều ở cổ, vì thế mẹ cần có các biện pháp làm mát cơ thể cho bé. Mẹ cần cho trẻ ở phòng thoáng mát, sạch sẽ, sử dụng quạt không khí hoặc điều hòa khi trời quá nóng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế cho bé việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: Mách mẹ 10 loại lá tắm trị rôm sảy và mẩn ngứa cho bé
Lựa chọn loại áo không có cổ hoặc cổ mềm
Thân nhiệt của trẻ cao hơn thân nhiệt của người lớn vì vậy trẻ thường dễ bị nóng và đổ mồ hôi. Để làm giảm tình trạng rôm sảy ở cổ cho bé, mẹ nên mặc cho bé những loại áo không cổ với chất liệu mềm thấm hút mồ hôi tốt, không bị bí bách vùng cổ.
Lựa chọn sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Việc lựa chọn sữa tắm cho bé là vô cùng quan trọng. Loại sữa tắm có khả năng diệt khuẩn cao giúp điều trị cũng như phòng ngừa rôm sảy hiệu quả. Mẹ cần chọn sữa tắm cho bé đạt đủ 3 tiêu chí dưới đây:
- Chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính.
- Chọn sữa tắm có các thành phần làm sạch, kháng sinh từ thiên nhiên như chiết xuất lá trầu không, Sài đất, Mướp đắng, Kim ngân hoa…
- Tuyệt đối không dùng các sản phẩm có chứa cồn, hương liệu
Dựa vào 3 tiêu chí trên, sữa tắm thảo dược Fons Care Baby được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ bị rôm sảy ở cổ. Sữa tắm gội thảo dược Fons Care baby được chiết xuất 100% từ 18 loại thảo dược thiên nhiên như:
Chiết xuất từ Gừng, Cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô.
Các loại thảo dược thiên nhiên cung cấp hàm lượng cao “kháng sinh tự nhiên” có khả năng ngăn ngừa viêm ngứa, rôm sảy, hăm tã trên da của bé, giúp săn se niêm mạc, cho tổn thương nhanh lành.
Đặc biệt, kết cấu sữa tắm Fons Care Baby là dạng gel tiện dụng đi cùng vòi nhấn tiện lợi cho bé da bé khỏe mạnh mẹ lại nhàn tênh.
- Gel có thể thao và tác động trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy giúp các vùng da bị tổn thương nhanh lành.
- Thể gel tiện lợi, dễ dàng khi sử dụng và tiết kiệm hơn so với các loại sữa tắm dạng nước khác.
Sữa tắm Fons Care Baby với dung tích lớn 300ml có thể tắm cho bé hàng ngày trong vòng 2 tháng, nếu dùng 2 -3 lần/ tuần thì có thể dùng cho bé đến 3 tháng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị rôm sảy cho con, các mẹ nên tắm cho bé với sữa tắm Fons Care Baby hàng ngày bằng cách thoa trực tiếp lên người bé rồi tráng lại bằng nước.
Tham khảo thêm: Các loại sữa tắm trị rôm sảy an toàn cho bé
Lưu ý khi điều trị rôm sảy cổ cho trẻ
Trong quá trình điều trị rôm sảy cổ cho trẻ, mẹ cần chú ý những điều sau để tăng hiệu quả chữa trị cho trẻ:
Hạn chế trẻ dùng tay gãi cổ: Rôm sảy ở cổ khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu nên trẻ thường đưa tay lên cào gãi cổ khiến da bị trầy xước, dễ dẫn tới nhiễm trùng, mụn nhọt và để lại sẹo. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể đeo bao tay cho trẻ để tránh làm tổn thương vùng da bị rôm sảy. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ cắt móng tay cho bé để tránh bé cào gãi làm tổn thương và viêm nhiễm da
Không dùng phấn rôm: Hạt phấn rôm rất nhỏ có thể gây bít tắc lỗ chân lông và làm tình trạng rôm sảy trên da bé còn nặng hơn. Ngoài ra, một số loại phấn rôm có chứa hương liệu và chất hóa học có thể khiến da bé bị kích ứng.
Bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám trong trường hợp điều trị trong thời gian dài hay trẻ có dấu hiệu của bội nhiễm như da sưng, nóng, đỏ và đau.
Đọc thêm: Trẻ bị rôm sảy nên ăn uống thế nào?
Hy vọng bài viết trên giúp mẹ nắm được những kiến thức cơ bản về rôm sảy ở cổ của trẻ và có những biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả cho bé khi bé bị nổi rôm sảy ở cổ.