Fonscare Baby

An lành từ thiên nhiên

An lành

từ thiên nhiên

hotline

Hotline

090 207 5968
Giỏ hàng ( 0 SP)

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0 đ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Chia sẻ
    • Chăm sóc bé
    • Thảo dược
    • Kiến thức da cơ bản
    • Chăm sóc tóc và da đầu
  • Hỏi đáp
  • Điểm bán
  • Liên hệ
Trang chủ » Kiến thức da cơ bản

Bệnh eczema có lây không? Cần làm gì khi mắc bệnh?

Bệnh eczema có lây không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh hiện nay. Biểu hiện của bệnh eczema là xuất hiện các mảng đỏ, ngứa hoặc khô da. Bệnh mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ. Vậy để biết bệnh eczema có lây không hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Giải đáp thắc mắc: Bệnh eczema có lây không?
  • Nguyên nhân gây ra bệnh eczema là gì?
    • Di truyền
    • Cơ địa mẫn cảm
    • Tiếp xúc với hóa chất
    • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ
    • Dị ứng
    • Nhiễm một số bệnh
  • Cần làm gì khi mắc bệnh eczema?
    • Tránh gãi ngứa
    • Mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ
    • Bổ sung đủ nước mỗi ngày
    • Kiểm soát căng thẳng
    • Tránh tắm nước nóng
    • Bổ sung đa dạng rau củ
    • Hạn chế đồ chiên rán
    • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
    • Khám sức khỏe định kỳ
  • Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Giải đáp thắc mắc: Bệnh eczema có lây không?

Bệnh eczema có lây không? Thực tế, bệnh không lây lan từ người này sang người khác. Trong đó, nguyên nhân khởi phát là do sự kết hợp giữa yếu tố gen di truyền, cơ địa từng người và các tác nhân bên ngoài. Bệnh không do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm. Vì vậy, khả năng lây nhiễm là hoàn toàn không có.

Tuy nhiên, bệnh có thể lan rộng ra những vùng da khỏe mạnh. Nguyên nhân là bệnh thường gây ngứa ngáy và dẫn tới phản xạ gãi. Việc này là lí do khiến các mụn nước vỡ ra và chảy dịch rồi lây lan sang vùng da khác. Đây chính là nguyên nhân tạo thành các vùng da nhiễm bệnh mới. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em do không kiểm soát được tình trạng gãi ngứa. Hơn thế, ý thức vệ sinh và chăm sóc da chưa cao.

Bệnh eczema có lây không?

Eczema là căn bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, eczema phát triển dai dẳng và tái phát nhiều lần. Do đó, nếu không điều trị sớm bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và khó chữa trị. Hơn thế, hiện nay chưa có biện pháp điều trị triệt để nào. Vì vậy, mục đích của việc điều trị là làm giảm tổn thương trên da. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh eczema là gì?

Bệnh eczema hiện nay đang khá phổ biến và được chia thành 2 dạng khác nhau là:

  • Eczema khô: Khi mới xuất hiện, bệnh eczema khô gây ra tình trạng nứt nẻ, đau nhức, chảy máu… Thậm chí, tình trạng bệnh còn nặng hơn khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa và thời tiết lạnh.
  • Eczema ướt: Với dạng bệnh này người bệnh thường xuất hiện tình trạng nghiêm trọng như ngứa, chảy dịch mủ trắng đục… Hơn thế, ở dạng ướt rất dễ bị bội nhiễm và gây ra sẹo, tổn thương da nghiêm trọng.
Bệnh eczema có 2 dạng khô và ướt

Theo đó, bệnh xuất hiện được xác định là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua đó, bạn sẽ lý giải thêm bệnh eczema có lây không. Cụ thể nguyên nhân được xác định là do:

Di truyền

Đây được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh eczema hiện nay. Thống kê cho thấy, 55% người mắc bệnh eczema là di truyền từ những người cận huyết thống trong gia đình. Vì vậy, với những người có ba mẹ hoặc người thân trong gia từng mắc bệnh thì nguy cơ bị bệnh cũng rất cao.

Cơ địa mẫn cảm

Cơ địa mẫn cảm cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh eczema. Thực tế, với những người cơ địa mẫn cảm thì chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến một số chức năng trong cơ thể bị ảnh hưởng. Cụ thể như bài tiết, nội tiết, tiêu hóa… sức đề kháng bị giảm sút và tạo điều kiện cho bệnh eczema tấn công.

Do đó, những người cơ địa mẫn cảm cần đặc biệt chú ý trong ăn uống hàng ngày, sinh hoạt. Đồng thời, nên tránh xa những thực phẩm dễ gây kích ứng như: Sữa bò, trứng, hải sản, thịt bò…

Bệnh eczema do cơ địa mẫn cảm

Xem thêm: Trẻ bị ngứa lòng bàn tay – Nguyên nhân và cách khắc phục

Tiếp xúc với hóa chất

Một số loại hóa chất như chất tẩy rửa gia dụng, hóa chất tạo mùi hương, chất bảo quản… Nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh eczema. Do đó, nếu công việc buộc phải tiếp xúc thường xuyên thì nên bảo vệ da kỹ bằng khẩu trang, gang tay.

Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ

Một trong những nguyên nhân gây bệnh eczema nữa chính là vệ sinh cá nhân không sạch sẽ. Thông thường, bệnh xuất hiện ở những người lười tắm rửa, không giặt giũ thường xuyên, không vệ sinh sạch sẽ… Lúc này, tác nhân gây bệnh eczema có điều kiện phát triển.

Vì vậy, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa và giặt giũ thường xuyên. Đồng thời, với những người mắc bệnh không nên dùng nước xả vải.

Dị ứng

Bệnh eczema có lây không thực tế là không nhưng có thể xuất hiện ở người bị dị ứng lông chó, lông mèo. Do đó, nếu tiếp xúc với những con vật này nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao. Ngoài ra, khói thuốc, đất bùn, bụi phấn, phấn hoa… cũng là yếu tố làm bệnh phát triển và nặng hơn.

Nhiễm một số bệnh

Khi mắc bệnh hen suyễn, viêm xoang mũi họng, viêm da tiết bã, ghẻ lở… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh eczema. Vì vậy, những người đang mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh eczema cũng rất cao. Lúc này, cùng mắc hai bệnh thì việc điều trị sẽ khá khó khăn.

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh eczema còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Ví dụ như: Tắm nước nóng thường xuyên, tiếp xúc với nước lâu… Làn da khô và nhạy cảm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh eczema.

Tắm nước nóng thường xuyên làm tăng nguy cơ bệnh

Cần làm gì khi mắc bệnh eczema?

Khi mắc bệnh eczema, đầu tiên người bệnh cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Dựa vào tình trạng bệnh cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, hướng dẫn cách chăm sóc để hỗ trợ bệnh nhanh lành.

Để điều trị bệnh, cách hiệu quả nhất là tránh xa các hoạt chất hoặc thực phẩm có thể gây kích ứng cho da. Ngoài ra, kết hợp với một số loại thuốc bôi ngoài ra để giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.

Nhưng lưu ý khi dùng thuốc cần thận trọng và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi một số loại thuốc có chứa hoạt chất corticoid. Nếu dùng trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, cần dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, để tránh bệnh phát triển nặng hơn, biến chứng và tái phát cần lưu ý một số điều dưới đây:

Tránh gãi ngứa

Gãi ngứa là nguyên gây ra trầy xước da và là điều kiện để vi khuẩn gây bệnh eczema phát triển. Từ đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da của ở người bệnh. Vì vậy, nên giữ vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay để tránh cào hoặc gãi ngứa gây xước da.

Tránh gãi ngứa để bệnh không lan rộng

Mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ

Bệnh có thể trầm trọng hơn khi mặc quần áo quá chật. Vì vậy, để tránh việc quần áo gây kích ứng da thì người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi. Đồng thời, cần giặt quần áo sạch sẽ thường xuyên để loại bỏ yếu tố nguy cơ.

Bổ sung đủ nước mỗi ngày

Bổ sung đủ nước mỗi ngày là cách giữ ẩm cho cơ thể và giúp ngăn ngừa tình trạng khô da. Từ đó, nguy cơ bùng phát bệnh cũng được giảm xuống. Do đó, mỗi ngày tốt nhất nên uống từ 1.5 – 2 lít nước, mức này tương đương với 6 – 8 cốc nước.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh eczema phát triển nặng hơn. Vì vậy, kiểm soát căng thẳng tốt sẽ giúp làm giảm nhanh triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể giữ tinh thần thoải mái bằng một số bài tập như: Thiền định, yoga, âm nhạc trị liệu…

Tránh tắm nước nóng

Nước ấm có tác dụng giảm ngứa, khó chịu và chống viêm sưng. Nhưng việc tắm nước quá ấm thường xuyên sẽ khiến da trở nên khô và dễ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.

Bổ sung đa dạng rau củ

Các loại vitamin và chất xơ trong rau củ quả giúp tăng sức đề kháng. Qua đó, bảo vệ cơ thể tốt hơn và chống lại các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Hạn chế đồ chiên rán

Các loại đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng… có thể khiến bệnh nặng hơn. Do đó, cần hạn chế ăn những thức ăn này để việc điều trị hiệu quả hơn.

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Với những người bệnh sống ở vùng khí hậu lạnh cần giữ ẩm cơ thể cẩn thận. Đồng thời, dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da thường xuyên để tránh khô da, nứt nẻ. Như vậy, bệnh eczema cũng sẽ không phát triển mạnh và việc điều trị mang lại hiệu quả cao.

Cần giữ ấm khi trời lạnh

Khám sức khỏe định kỳ

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để xem nguyên nhân mắc bệnh eczema do đâu. Từ đó, phòng tránh bệnh cũng như điều trị hiệu quả hơn.

Xem thêm: Bật mí Top 5 loại sữa tắm cho bé viêm da cơ địa tốt nhất

Hi vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã biết bệnh eczema có lây không. Đồng thời, thực hiện chăm sóc bản thân tốt để tránh triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.

Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược thiên nhiên hàng đầu để mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. Sản phẩm không sử dụng chất tẩy rửa hóa học, không hương liệu nhân tạo, không dưỡng da hóa chất, rất an toàn cho bé.

Fons Care Baby mang lại:

  • Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
  • Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
  • Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn
– Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
mua-Modalert-200

Đặt mua - Fons Care Baby

Tác giả: BTV Nguyên Phượng - 06/06/2021
Chia sẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

  • [ Tư vấn sức khỏe] Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi?

  • Bệnh tổ đỉa bàn tay có nguy hiểm không?

  • Bật mí Top 5 loại sữa tắm cho bé viêm da cơ địa tốt nhất

  • Viêm da ở trẻ sơ sinh là do đâu? Có những dạng nào?

  • Bé bị nổi rôm ở mặt có nguy hiểm không và cách điều trị?

Bài viết nên xem

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không?

Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không?

Fons Care Baby có an toàn với trẻ sơ sinh không?

Fons Care Baby có an toàn với trẻ sơ sinh không?

Fons Care Baby dùng cho trẻ mấy tháng tuổi?

Fons Care Baby dùng cho trẻ mấy tháng tuổi?

Videos

Video chia sẻ của chị Duyên – HCM

  • Video Chị Hà -Hải Dương
  • Chia sẻ của chị Trang về Sữa tắm gội Thảo dược Fons Care Baby – An Lành, Dịu Nhẹ 100% thiên nhiên
  • Sữa tắm gội 100% Thảo dược thiên nhiên Fons Care Baby An lành – Dịu nhẹ

Câu hỏi thường gặp

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

  • Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
  • Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không?
  • Fons Care Baby có an toàn với trẻ sơ sinh không?
  • Fons Care Baby dùng cho trẻ mấy tháng tuổi?

SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM LA FON VIỆT NAM

Fons Care Baby – Thảo dược thiên nhiên cho bé

Liên Hệ
  • Hotline: 090 207 5968
  • Địa chỉ: số 21A, Lô 1, KĐT Đền Lừ 1, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Email: info@lafonpharma.vn

Chính sách

  • Chính sách mua hàng và thanh toán
  • Chính sách bảo hành và đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
Fanpage

Copyright © 2021 Fonscare All rights reserved

↑