Một trong những tình trạng phổ biến về da mà trẻ sơ sinh thường hay gặp phải đó là khô da. Để khắc phục tình trạng này, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những cách dưỡng ẩm hiệu quả và được nhiều phụ huynh áp dụng cho con mình.
Mục lục
1. Vì sao da bé bị khô?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh trong đó nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến là sự thay đổi môi trường sống.
Mẹ có thể nhận thấy rõ ràng sự thay đổi làn da của trẻ khi con chào đời. Thông thường, khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh sẽ có một lớp bảo vệ da gọi là Vermix. Đây là một chất sáp dày màu trắng, ngoài tác dụng ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập trong quá trình sinh nở thì lớp sáp này cũng dưỡng ẩm, điều hòa thân nhiệt giúp bé nhanh thích nghi được với môi trường bên ngoài.
Sau khi sinh, lớp sáp trên da bắt đầu mỏng đi và không còn lớp bảo vệ nên dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh đến từ môi trường. Điều này rất dễ khiến cho da của trẻ bị mất hơi nước, dần dần trở nên khô ráp, bong tróc vảy.
Tóm lại, nhìn chung thì mẹ có thể hình dung được nguyên nhân chính gây nên tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh là do sự thay đổi đột ngột môi trường sống.
Vây, mẹ có thể hình dung rằng việc thay đổi môi trường sống một cách đột ngột từ trong tử cung ra ngoài thế giới
Sau khi sinh từ 1-3 tuần, lớp sáp Vernix bắt đầu bong dần và không còn nữa. Lúc này da bé không còn lớp bảo vệ nên dễ bị tác động bởi môi trường gây khô da, nứt nẻ,…
2. Các cách dưỡng ẩm da cho trẻ sơ sinh
Da của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vốn mỏng và nhạy cảm, kết hợp thêm các yếu tố khác tác động dẫn đến tình trạng khô da ngày càng phổ biến.
Mặc dù ban đầu khô da có thể không nguy hiểm, thậm chí là tự khỏi, tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý hết sức tình trạng bệnh có thể kéo dài, tiến triển thành mãn tính ở trẻ.
Nếu không điều trị kịp thời, khô da có thể gây nứt nẻ, chảy máu, gây đau đớn,.. Để chấm dứt tình trạng này, giải pháp hiệu quả là sử dụng dưỡng ẩm cho từng vùng da bị khô.
Dưới đây là một số cách dưỡng ẩm mẹ có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh, bao gồm:
Dầu dừa dưỡng ẩm da khô
Dầu dừa từ lâu đã trở thành một dược liệu vô cùng quen thuộc và có lợi cho sức của cả người lớn và trẻ em. Nếu như nhiều chị em phụ nữ sử dụng dầu dừa cho việc làm đẹp như: làm mượt tóc, chống rạn da,… thì đối với trẻ nhờ, dầu dừa hầu như được dùng trong việc chăm sóc và điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có vấn đề dưỡng ẩm da.
Nghiên cứu cho thấy trong dầu dừa có chứa nhiều thanh phần quý tốt cho cho làn da của trẻ nhỏ. Nổi bật là thành phần acid lauric có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn tốt.
Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như chàm sữa, vảy nến, á sừng,…
Bên cạnh đó dầu dừa còn cung cấp vitamin E cùng các khoáng chất rất hiệu quả trên da bé trong việc tăng cường độ ẩm, dưỡng ẩm mịn màng.
Dầu dừa là sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên, an toàn và lành tính cho mọi làn da, đặc biệt là làn da nhạy cảm của trẻ sư sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy mẹ hoàn yên tâm khi sử dụng trên làn da con.
Để phát huy hết khả năng dưỡng ẩm của dầu dừa, cách tốt nhất là thoa trực tiếp vên cùng da bị khô của con. Mẹ có thể tham khảo cách thực hiện sau:
- Bước 1: Trước khi thoa dầu dừa , mẹ cần vệ sinh sạch sẽ làn da của bé. Việc vệ sinh này giúp da bé thông thoáng, từ đó hấp thụ và thẩm thấu tốt.
- Bước 2: Cho ra lòng bàn tay một lượng vừa đủ ra tay (kích thước khoảng một đồng xu) rồi mát xa nhẹ nhàng để dầu dừa thấm nhanh vào da bé.
- Bước 3: Sau khi thoa xong, để 3-4 phút cho dầu dừa khô hẳn rồi mặc quần áo cho con.
Để đạt hiệu quả cao nhất trong dưỡng ẩm, mẹ nên thực hiện thoa dầu dừa đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Thực hiện liên tục trong 2-3 tuần sẽ thấy da bé mịn màng, không còn khô ráp, căng mượt làn da bé.
Tắm cho trẻ bằng thảo dược có tính chất dưỡng ẩm
Sử dụng nước lá thảo mộc có tính dưỡng ẩm để tắm cho bé cũng là phương pháp được nhiều bà mẹ áp dụng bởi đặc tính an toàn và công dụng mạng lại khá hiệu quả đã được chứng minh và lưu truyền lại qua nhiều đời nay.
Dưới đây mà mộ số loại nước tắm lá cho trẻ sơ sinh có công dụng dưỡng ẩm cho da bé mà phụ huynh có thể tham khảo.
Nước tắm lá rau má.
Rau má không còn xa lạ đối đối với người Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ biết đến rau má với công dụng thanh lọc, giải độc, làm mát gan với món nước sinh tố rau má.
Bên cạnh việc chế biến dưới dạng nước uống với tác dụng làm mát gan, thì rau má cũng được nấu lên để tắm cho trẻ nhỏ, đem lại hiệu quả rất tốt trong việc chữa các bệnh ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa.
Hơn nữa chất dinh dưỡng trong rau má có khả năng dưỡng ẩm da rất tốt. Vì thế, các mẹ luôn ưu tiên tắm nước lá rau má để cải thiện tình trạng khô da của con.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lựa chọn lá rau má có màu xanh tươi, không quá non hoặc quá già.
- Rửa sạch với nước và ngâm với muối để đảm bảo không còn đất hay ấu trùng trên lá.
- Rau má sau khi đã rửa sạch thì có thể để cho róc nước và tiến hành nấu luôn.
- Trường hợp mẹ không có sẵn rau má, để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể đem phơi khô để dùng được nhiều lần.
Tiến hành nấu nước lá rau má:
- Đun sôi rau má đã chuẩn bị với nước nóng. Sau khi nước sôi, tắt bếp và để nguyên 10 phút giúp các dưỡng chất trong lá tiết hết ra nước.
- Phần nước thu được để nguội vừa phải rồi dùng để tắm cho bé. Có thể dùng để tắm cả người hoặc chỉ tắm những vùng da bị khô.
- Mẹ có thể tận dụng bã rau má để tẩy da chết sau khi tắm, giúp lấy sạch những vảy da ti ti ở những vùng da bị khô.
- Sau khi tắm xong, mẹ nên tắm lại cho con bằng nước ấm để tránh tình trạng lá còn dính trên người con gây ốm hay nước lá làm ố quần áo của con.
Nước tắm lá trà xanh
Không chỉ là thức uống bình dị quen thuộc của người Việt Nam, lá trà xanh con rất tốt cho sức khỏe. Uống nước trà xanh có khả năng phòng tránh ung thư, giảm lượng cholesterol, hỗ trợ giảm cân,…. Ngoài ra, tắm nước lá trà xanh cũng góp phần điều trị các bệnh ngoài da cả ở người lớn và trẻ nhỏ.
Đối với trẻ sơ sinh, tắm nước lá trà xanh được xem là phương pháp dưỡng ẩm và kháng viêm hiệu qủa. Lá trà xanh có chứa hoạt chất EGCG là một chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da bé. Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng khô da, tắm ngay cho bé bằng nước lá trà xanh để khắc phục tình trạng này.
Ngoài ra, thành phần của lá trà xanh cũng có chứa các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, mangan cùng với các vitamin nhóm B,C giúp làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ như chàm sữa, hăm tã, rôm sảy, vẩy nến,…
Để chuẩn bị nước tắm là trà xanh cho con, mẹ cần thực hiện các bước sau:
- Chuẩn bị lá trà xanh tươi, rửa sạch bằng nước và ngâm muối để diệt khuẩn hoàn toàn.
- Lá trà thu được, mẹ vò nát rồi cho vào nước đun sôi lên.
- Nước lá trà xanh dể nguội đến nhiệt độ vừa phải thì tắm cho bé.
- Đều đặn hàng ngày, mẹ tắm cho bé bằng nước trà xanh sẽ thấy tình trạngj da khô được kiểm soát hiệu quả, da bé ẩm và mềm mịn hơn.
Nước tắm từ quả mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, đây là một loại rau quen thuộc trong bữa awnhanfg ngày của những gia đình Việt Nam.
Đúng như cái tên, mướp đắng có vị đắng. Ông cha ta đa nói “thuốc đắng giã tật” và quả thật như vậy. Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe, ăn mướp đắng có thể phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, phòng cảm mạo,…
Ngoài ra, mướp đăng ninh thành nước, tắm cho bé cũng đem lại hiệu quả rất tốt trên da con. Ngoài tác dụng bổ sung độ ẩm cho da, còn ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm hay các bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy,…
Cách thực hiện:
- Trước tiên mẹ cần chuẩn bị ½ quả mướp đắng, gọt sẵn vỏ và xắt miếng nhỏ.
- Khác với rau má, mẹ không cần ninh trực tiếp với nước mà chỉ cần thả mướp đắng vào nước tắm của bé khi nó còn đang nóng.
- Để nước nguội đến mức vừa phải, đủ ấm thì tắm cho con.
- Mẹ chỉ cần tắm mướp đắng từ 2 – 3 lần/tuần cho trẻ sơ sinh.
Tham khảo thêm: Sữa tắm dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh nên dùng loại nào?
c) Bôi kem dưỡng ẩm
Bôi kem dưỡng ẩm là một biện pháp được coi là giải cứu nhanh cho làn da khô của bé. Với kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần lưu ý trong khâu lựa chọn.
Do làn da của trẻ sơ sinh mỏng và rất dễ nhạy cảm, do đó khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên như: yến mạch, bơ, tràm trà,… Những chiết xuất này đền an toàn và lành tính, dưỡng ẩm tốt trên làn da khô của bé.
Xem chi tiết: 5 loại kem dưỡng ẩm da cho bé được nhiều mẹ lựa chọn
Nói về thời điểm tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm mang đến hiệu quả cao là sau khi trẻ tắm xong. Lúc này, bề mặt da đã được làm sạch, lỗ chân lông thông thoáng giúp hấp thụ sản phẩm tốt hơn.
Dưỡng ẩm cho bé ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ vừa cung cấp đủ độ ẩm cho làn da, vừa xây dựng hàng rào bảo vệ da bé khỏi nguy cơ khô da và các bệnh da liễu tái phát.
Kết luận
Trên dây là những cách dưỡng ẩm da cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể xem xét tham khảo các biện pháp dưỡng ẩm này. Tốt nhất khi các dấu hiệu khô da mới xuất hiện ở những giai đoạn đầu, cha mẹ cần khắc phục ngay. Đưa con đến thăm khám da liễu để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.