Lác sữa hay chàm sữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nhanh chóng rất dễ để lại biến chứng, dễ tái phát, gây nên hiện tượng chàm thể tạng. Cách trị lác sữa như thế nào mới nhanh khỏi bệnh? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất.
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh lác sữa
Trẻ nhỏ cơ địa yếu hơn người trưởng thành, chính vì thế nguy cơ mắc bệnh ngoài da là rất cao. Tiêu biểu nhất là bệnh lác sữa. Triệu chứng này gây ngứa ngáy, khó chịu, tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bé. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy lác sữa là gì?
Lác sữa hay còn được gọi là chàm sữa là căn bệnh viêm da phổ biến thường gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi và trẻ sơ sinh. Lác sữa tuy không nguy hiểm nhưng dễ tái phát nên cần phải điều trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau khi trưởng thành. Các vết chàm xuất hiện nhiều ở hai bên má và lan ra khắp cơ thể. Biểu hiện là những nốt mụn nhỏ và phát triển dần thành mụn nước. Khi mụn nước vỡ ra, tiết dịch và lây lan sang các vùng da khác.
Lác sữa được chia thành 3 loại là cấp tính, mãn tính và bán cấp. Trong đó trường hợp mãn tính điều trị mất thời gian hơn. Các vết mụn lan ra trên một vùng da rộng, lan nhanh chóng khiến da trẻ tróc vảy, da khô ráp. Lác sữa cấp tính là khi trên da xuất hiện nhiều mụn nước màu hồng nhạt. Mụn ngứa và rất khó chịu. Còn đối với chàm sữa bán cấp sẽ tổng hợp của hai trường hợp trên. Dù các triệu chứng đang ở giai đoạn nào cũng cần điều trị nhanh chóng, đúng cách.
Tìm hiểu thêm về chàm sữa ở cổ
Một vài cách trị lác sữa hiệu quả
Có rất nhiều cách trị lác sữa làm giảm nhanh cơn ngứa, cải thiện làn da cho bé. Theo đó bạn có thể đưa bé đến bệnh viện khám chữa và điều trị bằng phương pháp Tây Y hoặc điều trị tại nhà khi lác sữa ở trong giai đoạn nhẹ. Thông tin chi tiết tham khảo ngay sau đây.
Sử dụng phương pháp Tây Y
Ưu điểm của phương pháp Tây Y đó là mang đến hiệu quả nhanh, tiết kiệm thời gian điều trị bệnh. Chính vì thế ngay khi bé xuất hiện các dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước xuất hiện ở má, tay, chân hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được điều trị nhanh nhất. Nên chọn các bệnh viện lớn để việc chữa bệnh được chu đáo và cẩn thận hơn.
Các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc uống, thuốc bôi tùy vào từng tình trạng bệnh. Lưu ý hãy sử dụng thuốc cho bé theo đúng liều lượng và căn dặn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh, không tự thêm bớt các thành phần, thay thế thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Các phương pháp chữa bệnh bằng Tây Y cho hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Vậy nên các bậc cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại dược liệu tự nhiên như lá ổi, lá trầu không, lá trà xanh… Cách này vừa lành tính, vừa không gây tác dụng phụ.
Chữa lác sữa cho trẻ bằng lá ổi
Có thể bạn không biết lá ổi rất tốt cho làn da mỏng manh của bé. Đặc biệt trong loại lá này có chứa nhiều thành phần chống viêm có tác dụng sát khuẩn như vitamin K, Tanin hay Alpha Limonene… Sử dụng lâu dài có tác dụng cân bằng độ đàn hồi cho da, giúp da dịu nhẹ, đẩy lùi tình trạng lác sữa. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá ổi và nước sạch. Chỉ cần lấy 1 nắm lá không lấy nhiều.
- Bước 2: Rửa sạch lá và để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Bước 3: Chuẩn bị một nồi nước sạch, đổ lá ổi vào và đun sôi trên bếp từ 5 đến 7 phút.
- Bước 4: Để nước nguội và sử dụng nước lá ổi để lau nhẹ nhàng lên làn da của bé. Nên sử dụng nước lá ổi bôi vào buổi tối sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm thuốc bôi đi kèm.
Lá trà xanh trị lác sữa
Mẹo thứ 2 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đó chính là sử dụng lá trà xanh. Nếu tinh ý bạn có thể thấy nhiều sản phẩm làm đẹp da thường hay chứa thành phần trà xanh. Đây là loại lá có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, giúp da trở nên căng bóng và mịn màng hơn. Khi dùng lá trà xanh điều trị bệnh lác sữa vừa hiệu quả lại không gây nên tác dụng phụ. Bạn làm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trà xanh và nước sạch.
- Bước 2: Rửa sạch lá và để ráo nước.
- Bước 3: Đổ nước vào nồi và đặt lên bếp sau đó cho lá trà xanh vào.
- Bước 4: Đun sôi nước lá trà xanh tầm 5 đến 7 phút và tắt bếp, để nguội.
- Bước 5: Khi nước trà xanh còn ấm bạn đổ ra chậu và cho bé ngâm mình vào chậu nước trà xanh.
- Bước 6: Sử dụng khăn mềm khẽ lau lên vùng da bé bị chàm sữa. Áp dụng một thời gian từ 7 đến 14 ngày da bé sẽ giảm mụn, sáng mịn hơn.
Dùng lá trầu không chữa chàm sữa
Lá trầu không là loại dược liệu tự nhiên thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc Đông Y. Dược liệu này lành tính, đem lại hiệu quả cao mà không để lại tác dụng phụ. Hàm lượng các chất chống oxy hóa trong lá trầu không có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ gây dị ứng. Các chất như Tanin hay Phenol đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, giảm ngứa ngáy vô cùng hiệu quả.
- Bước 1: Chuẩn bị và rửa sạch một nắm lá trầu không.
- Bước 2: Để lá khô ráo rồi đem đi giã.
- Bước 3: Chuẩn bị một chiếc khăn xô cho phần lá trầu không vừa giã vào và chắt lấy nước cốt.
- Bước 4: Bôi nước cốt trầu không lên vùng da bị chàm sữa bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau vài ngày. Hãy đợi đến khi bé ngủ để bôi tránh bé quệt vào nước cốt, không phát huy được hiệu quả.
Cách làm trên nên áp dụng khi bé bị lác sữa ở một vùng da nào đó. Nếu trẻ bị lác sữa toàn thân nên nấu nước lá trầu không để tắm hiệu quả chữa bệnh sẽ tốt hơn.
Xem thêm: Trẻ em bị ghẻ phỏng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả
Sử dụng khoai tây
Trong các loại dược liệu tự nhiên có tác dụng làm đẹp da, bạn chắc chắn không thể bỏ qua khoai tây. Chữa chàm sữa bằng khoai tây đem lại hiệu quả ngay sau vài ngày điều trị. Khoai chứa nhiều vitamin B và C với khả năng diệt khuẩn nhanh chóng. Thông qua đó, cải thiện độ ẩm trên da, giúp da bé mịn màng hơn. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Khoai tây chuẩn bị tầm 4 củ. Nên chọn những củ không có mầm, vỏ vàng nhẹ tự nhiên.
- Bước 2: Chuẩn bị 1 nồi nước và đun sôi khoai tây trong khoảng thời gian tầm 1 phút.
- Bước 3: Bạn cắt lát mỏng khoai tây, không cắt quá dày.
- Bước 4: Đắp phần khoai tây đã cắt lát lên vùng da bé bị tổn thương.
Một mẹo khác đó là nếu như không cắt lát khoai tây, các mẹ có thể dùng cối giã nhuyễn và ép lấy nước. Nước cốt khoai tây sau khi thu được dùng bôi lên vùng da bị lác sữa của bé.
Cách trị lác sữa bằng lá sim
Cách trị lác sữa tiếp theo đó chính là sử dụng lá sim. Loại lá này có tính năng kháng khuẩn cao, hỗ trợ làm lành vết thương và khử trùng. Khi dùng để điều trị chàm sữa cho bé sẽ không để lại sẹo. Với hàm lượng dược tính dồi dào, lá sim thường hay xuất hiện trong các bài thuốc y học cổ truyền chuyên chữa bệnh ngoài da. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá sim khoảng 1 nắm và nước sạch.
- Bước 2: Lá sim sau khi chuẩn bị đem rửa sạch và sắc với nước. Đến khi nước đặc lại và sánh thì tắt bếp. Nước lá sim lúc này đã chuyển hóa thành dạng cao.
- Bước 3: Các mẹ lấy cao lá sim bôi lên vùng da bé bị lác sữa. Lưu ý thao tác bôi nhẹ nhàng, tránh để mụn nước vỡ ra làm bé khó chịu.
Các cách trị lác sữa bằng mẹo dân gian trên đây không chỉ an toàn mà còn rất lành tính, không chứa các tác dụng phụ. Tuy nhiên các cách này nên áp dụng khi triệu chứng của bé còn nhẹ. Khi chàm da nặng và lan rộng trên cơ thể cần đi khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi.
Tìm hiểu thêm: Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì?
Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh lác sữa cho bé
Chăm sóc bé bị lác sữa phải thật cẩn thận. Vì mụn tồn tại dưới dạng nước, nếu mạnh tay, mụn vỡ ra lây lan rất nhanh. Chính vì thế ngoài việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh đem lại hiệu quả cao, bạn còn cần phải lưu ý các vấn đề dưới đây:
- Lưu ý khi tắm cho bé nên sử dụng nước ấm. Tuyệt đối không tắm quá lâu trong nước có chứa xà phòng. Các chất có trong xà phòng tắm có thể sẽ khiến da bé bị kích ứng. Qua đó gây nên tình trạng viêm nhiễm, dị ứng.
- Bé bị lác sữa làn da nên giữ thông thoáng. Nên tránh sử dụng các loại áo quần làm từ chất liệu sợi tổng hợp hay chất liệu len sẽ khiến da bé bị bít tắc, ngứa ngáy, khó chịu. Chọn quần áo làm từ vải cotton mềm mại, thoáng mát là phù hợp nhất.
- Hãy giữ cho làn da bé luôn khô thoáng, tránh tình trạng đổ quá nhiều mồ hôi. Một ngày ít nhất thay tã lót cho bé ba lần. Không được dùng tã lâu. Nguyên nhân là vì có thể trên tã sẽ dính nước tiểu hoặc phân gây kích ứng, gia tăng ngứa ngáy, vết chàm sữa lan rộng hơn.
- Sau khi tắm cho bé cần phải nhanh chóng thay quần áo mới.
- Để bé ở những nơi thoáng mát, xung quanh không quá lạnh hoặc không quá nóng. Trường hợp để bé ngủ trong phòng điều hòa thì nên đặt thêm một chậu nước. Đây là cách để cải thiện độ ẩm, bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Tham khảo: 5 địa chỉ khám bệnh ngoài da cho bé mẹ nên biết
Cách trị lác sữa như thế nào? Những hướng dẫn trong bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời. Hãy chăm sóc bé thật cẩn thận để mụn không lây lan, giảm ngứa ngáy và giúp da bé nhanh khỏi bệnh hơn. Chú ý vệ sinh cơ thể bé thật sạch sẽ trước khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh để đạt được hiệu quả cao.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn