Cỏ mần trầu là cây mọc hoang rất phổ biến ở các vùng thôn quê Việt Nam. Tưởng chừng đó chỉ là cây mọc dại nhưng lại có rất nhiều công dụng và được lưu truyền trong nhiều tài liệu y thư cổ, góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vậy bạn đã biết cỏ mần trầu có tác dụng gì hay chưa? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Thông tin chi tiết về cỏ mần trầu
Tên gọi, phân nhóm
- Tên gọi dân gian:cỏ vườn trầu, cỏ màn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, ngưu tâm thảo, tết suất thảo, hang ma…
- Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn.
- Thuộc họ: Hòa thảo Poaceae.
Mô tả đặc điểm thực vật
Cỏ mần trầu thuộc họ nhà lúa, mọc thành bụi, có chiều cao trung bình từ 20 – 40cm và cao tối đa là 90cm. Bạn có thể nhận biết được cây cỏ mần trẩu qua những đặc điểm sau đây:
- Thân cây nhỏ, nhẵn bóng, mọc thẳng và có màu xanh nhạt, phân nhánh từ gốc và không quá cứng.
- Lá thuôn dài nhỏ dần ở ngọn, đầu là nhọn, lá mọc so le nhau, mặt trên lá có lông ngắn, nên sờ sẽ thấy ráp, mặt dưới lá có gân nổi rõ và có màu xanh đậm.
- Hoa mọc thành từng cụm dài và xếp thành 2 dãy so le, mỗi bông hoa phân thành thành 5 -7 cánh như chiếc chong chóng (mỗi cánh dài khoảng 7-9cm)
- Quả mần trầu sẽ xuất hiện khi hoa tàn, quả mềm, có hình bầu dục, màu xanh bóng dài 1 -1.5cm
- Rễ chùm, màu trắng hoặc vàng nhạt
Phân bố
Ở những vùng nông thôn và đồng bằng nước ta bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây mần trầu, cây thường mọc hoang ở những bờ ruộng, ven đường, cánh đồng…
Trên các quốc gia khác trên thế giới, cỏ mần trầu có thể mọc ở một số nước như: Lào, Trung Quốc, Campuchia…
Thu hái và bảo quản
Cây Mần Trầu có thể mọc quanh năm nên bạn có thể thu hai vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thời điểm đầu thu và cuối hè chính là thời điểm mà cây cỏ mần trầu phát triển và sinh trưởng mạnh nhất. Vì vậy, bạn nên thu hái vào thời điểm này để thu được những cây dược liệu chất lượng nhất.
Khi thu hoạch cây cỏ mần trầu bạn nên làm sạch đất ngay để tránh ký sinh trùng lây lan lên các bộ phận khác của cây. Sau đó loại bỏ những lá vàng, lá úa và mang đi rửa sạch. Bạn cần rửa sạch cây nhẹ nhàng để không làm dập nát thảo dược. Cuối cùng đem cây Mần Trầu phơi khô, thái thành từng đoạn và bảo quản trong túi nilon. Bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không cất giữ nơi ẩm ướt vì dễ gây nấm mốc không sử dụng được.
Đối với loại dược liệu như cỏ Mần Trầu bạn nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tuyệt đối không cất giữ nơi ẩm ướt vì Mần Trầu dễ bị nấm mốc và hư hỏng.
Thành phần hóa học của cỏ Mần Trầu
Cỏ mần trầu có chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe và các chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa làn da. Cỏ mần trầu đặc trưng bởi các thành phần hóa học sau:
- Saponin: Trong cỏ mần trầu có hàm lượng cao Saponin có tác dụng phòng ngừa ung thư, giúp trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp da trắng sáng. Ngoài ra, saponin có khả năng tạo bọt khi hòa vào nước, vì thế nó được coi là một loại “xà phòng tự nhiên” có tác dụng làm sạch.
- Palmitoyl: Có công dụng nâng cao sức khỏe cho người dùng, giúp bạn tăng cường sức đề kháng.
- Phenol: giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Beta sitosterol: giúp con người duy trì sự khỏe mạnh và ngăn chặn một số bệnh lý nguy hiểm.
- Coumarin: giúp thanh nhiệt, giải độc và có công dụng làm đẹp hiệu quả.
- Flavonoid: có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư và lão hóa nhờ tác dụng ngăn ngừa oxy hóa tế bào.
- Tannin: Tốt cho tim mạch, hạn chế cholesterol xấu, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và tăng cường lưu thông máu.
Cỏ mần trầu có tác dụng gì?
Tác dụng chữa bệnh của cỏ mần trầu
Bạn có thể thấy, cỏ mần trầu chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe và đặc tính kháng khuẩn cao. Vì vậy, cỏ mần trầu là thảo dược được ứng dụng nhiều trong y học và mang lại hiệu quả chữa trị rất nhiều bệnh. Có thể kể đến một số công dụng của cỏ mần trầu như sau:
Trị nóng gan, giải độc gan, lợi tiểu
Theo đông y, cỏ mần trầu có tính mát nên thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Do đó, khi kết hợp cỏ mần trầu với một số loại thuốc thảo dược khác như: cam thảo, nhọ nồi, cỏ tranh, sả, rau má… có thể giúp trị nóng gan và lợi tiểu.
Trị bệnh tiểu đường
Cỏ mần trầu có vị thanh mát, không chứa đường nên không chỉ có tác dụng làm mát gan mà còn giúp ổn định huyết áp và rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Cỏ mần trầu kết hợp với quả cau tươi chính là trợ thủ đắc lực cho người bị tiểu đường.
Chữa bệnh thận
Hoạt chất có trong cỏ mần trầu có khả năng kiểm soát các chỉ số ion Na+, Urea, creatinine và K+ nên góp phần bảo vệ các chức năng của thận. Sử dụng cỏ mần trầu giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu.
Theo Đông y Việt Nam, kết hợp cỏ mần trầu với bông mã đề sắc lấy nước uống hàng ngày giúp ngăn ngừa nguy cơ tạo sỏi, giúp hệ bài tiết khỏe mạnh.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Nguyên nhân khởi phát bệnh trĩ là do nóng trong người, độc tố tích tụ trong người còn là nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ tái phát. Sử dụng cỏ mần trầu sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc từ đó có thể ngăn ngừa tình trạng búi trĩ chảy máu. Đồng thời, sử dụng cỏ mần trầu rất an toàn và không để lại tác dụng phụ như các loại thuốc Tây y trị bệnh.
Chữa cảm nắng, sốt nóng, sốt cao co giật
Hoạt chất C-glycosylflavones trong cỏ mần trầu có tác dụng phòng tránh viêm nhiễm xảy ra ở đường hô hấp trên hoặc viêm phổi hiệu quả.
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị sốt cao hoặc cảm nắng có thể sử dụng nước sắc từ cỏ mần trầu kết hợp với rễ cỏ tranh để trị bệnh.
Tác dụng làm đẹp bằng cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu có tác dụng trị rụng tóc, trị gàu hiệu quả
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cỏ mần trầu có chưa hàm lượng cao thành phần Beta-sitosterol có tác dụng hạn chế cholesterol trong máu, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển hormone DHT (hormone DHT là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng teo và yếu nang tóc).
Thành phần β- Sitosterol là thành phần chính trong cỏ mần trầu có tác dụng chống rụng tóc và kích thích mọc tóc trở lại trong các trường hợp rụng tóc do thay đổi nội tiết tố như: Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, sau khi sinh và đàn ông suy giảm Testosterol. β- Sitosterol còn có khả năng chống viêm, chống nấm hỗ trợ hiệu quả trong điều trị da đầu bị gàu do nấm Malassezia.
Ngoài ra, trong cỏ mần trầu còn chứa thành phần palmytoil và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ nang tóc khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Thêm nữa, các dưỡng chất có trong cỏ mần trầu còn giúp tăng quá trình lưu thông máu của cơ thể. Nhờ đó mà tóc được cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp nuôi dưỡng chân tóc chắc khỏe, phòng tránh tình trạng rụng tóc và khiến mái tóc trở nên suôn mượt, óng ả hơn.
Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn có thể kết hợp cỏ mần trầu với hương nhu, bồ kết, vỏ bưởi hay một vài nhánh sả. Các bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết này Cách gội đầu bằng cỏ mần trầu.
Cỏ mần trầu có tác dụng làm đẹp da
Theo nghiên cứu của giáo sư Đỗ Tất Lợi, cỏ mần trầu có tính mát, rất tốt cho gan, giúp giải độc gan hiệu quả. Mụn thường xuất hiện do nội tiết tố, do nóng trong hoặc viêm nhiễm trên da. Sử dụng cỏ mần trầu thường xuyên có thể giúp da láng mịn, tươi sáng, se khít lỗ chân lông, trắng sáng da, ngăn ngừa sẹo.
Công dụng tuyệt vời của cỏ mần trầu với sức khỏe của bà bầu và trẻ nhỏ
Cỏ mần trầu là thảo dược tự nhiên an toàn, có tính mát, vị ngọt nhạt, không độc nên cỏ mần trầu rất an toàn với cả đối tượng là bà bầu và trẻ nhỏ.
– Đối với bà bầu:
- Giúp ngủ ngon giấc: Cỏ mần trầu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và có giấc ngủ ngon.
- Phòng táo bón: Cỏ mần trầu có tính mát, hỗ trợ quá trình trao đổi chất cho cơ thể nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và đặc biệt là giúp ngăn ngừa chứng táo bón.
- An thai: Sử dụng cỏ mần trầu cho phụ nữ mang thai sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, quá trình trao đổi chất của cơ thể lưu thông giúp cho thai nhi nhận được đủ dưỡng chất từ cơ thể mẹ. Từ đó mang lại sự an dưỡng cho cả cơ thể con và cơ thể mẹ.
– Đối với trẻ nhỏ:
- Trị rôm sảy, viêm da: Nhờ đặc tính kháng khuẩn cao của các hoạt chất trong cỏ mần trầu giúp tăng khả năng kháng lại các loại vi khuẩn, virus có hại. Nhờ đó, khi sử dụng nước cỏ mần trầu để tắm cho trẻ sẽ giúp giúp điều trị chứng rôm sảy, mụn nhọt, ban đỏ cho trẻ em. Thường thì các bà mẹ sẽ sử dụng kết hợp sả, hương nhu, sài đất với cỏ mần trầu để đun nước tắm cho con giúp trẻ mát da, mát thịt giúp cho da mịn màng hết mụn ngứa.
- Giúp hạ sốt: Không chỉ ở người lớn, cỏ mần trầu cũng có tác dụng hạ sốt cho trẻ em hiệu quả.
- Chữa đái dầm ở trẻ: Lấy 20g cỏ mần trầu, 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 10g cỏ sữa lá nhỏ thái nhỏ, sắc uống sau bữa ăn chiều giúp giảm tình trạng đái dầm ở trẻ.
- Chữa viêm da, vàng da: Dùng 60g cỏ mần trầu tươi kết hợp với 30g rễ cây tổ kén đực để sắc nước uống sẽ giúp trị vàng da hiệu quả.