Không chỉ là loại gia vị giúp tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn hằng ngày, gừng còn có nhiều công dụng bất ngờ mà nhiều người chưa biết hết. Dưới đây là 9 công dụng tuyệt vời của của củ gừng, các bạn hãy cùng khám phá nhé.
Mục lục
Tìm hiểu vài nét về gừng
Đặc điểm của cây gừng
Gừng là loại cây sống lâu năm, có chiều cao khoảng 50 – 100cm. Thân cây dạng hình ống được hình thành nhờ các bẹ lá xếp lớp lên nhau. Lá gừng có hình thon dài, mọc từng lá riêng biệt và so le nhau. Lá có màu xanh đậm và có mùi rất thơm.
Hoa của cây gừng mọc thẳng từ gốc và có màu vàng. Thân rễ của cây gừng mập và phát triển thành củ. Củ gừng mọc dưới đất, có nhiều đốt và ở mỗi đốt lại có những mầm non. Khi gặp điều kiện độ ẩm lý tưởng những mầm non ở đốt sẽ mọc lên thành những thân cây mới.
Củ gừng có tên khoa học là Zingiber officinale L., thuộc họ Zingiberaceae còn tên thuốc Bắc sử dụng là Khương. Đặc tính của củ gừng là có vị cay, ấm, quy vào kinh phế, tỳ, vị.
Thành phần hóa học trong củ gừng
Thành phần hóa học có trong củ gừng bao gồm:
- Gừng chứa 1% – 3% tinh dầu, bao gồm các chất: Zingiberene và Beta-bisabolene, Sesquiphellandrene.
- 1% – 2.5% chất cay, bao gồm: Shogaols và Gingerols.
Trong đó, hàm lượng tinh dầu, các thành phần Zingiberene và Beta-sesquiphellandrene sẽ chiếm tỉ lệ cao nhất trong củ gừng tươi. Khi gừng sấy khô đi để bảo quản hàm lượng tinh dầu này sẽ bị phân hủy khi sấy và cất giữ.
Đây chính là lí do mà người ta thường sử dụng gừng tươi trong các bài thuốc điều trị các chứng cảm lạnh, giải cảm…
Tác dụng của gừng đối với sức khỏe
1. Chữa rối loạn tiêu hóa
Uống trà gừng – “đánh bay” cảm giác khó chịu do rối loạn tiêu hóa gây ra.
Củ gừng có chứa các hợp chất Phenolic, khi gừng vào dạ dày sẽ kích thích dạ dày sản xuất dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Chính vì vậy, gừng có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa như: táo bón, đầy hơi, chướng bụng.
Ngoài ra, gừng còn còn giúp hỗ trợ hoạt động của các enzyme trong tuyến tụy như: trypsin và lipase, giúp cho nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn.
Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu, bạn có thể nhấp vài ngụm trà gừng để giải tỏa cảm giác khó chịu này nhé!
2. Chữa cảm lạnh
Gừng có tác dụng chữa cảm lạnh với cả người lớn và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Gừng có chứa các hợp chất: kẽm, magie, crôm có tác dụng lưu thông máu và ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt. Khi bị cảm lạnh, bạn chỉ cần nhai vài lát gừng nướng sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.
+) Với người lớn, bạn có thể sử dụng gừng để trị cảm nóng, cảm gió, cảm lạnh theo cách sau: Lấy 7 lát gừng tươi và 7 củ hành đem sắc nước và uống khi còn nóng để cho mồ hôi thoát ra, hiệu quả hơn là bạn nên đắp chăn cho mồ hôi thoát ra nhiều hơn.
Tắm cho bé bằng nước gừng
+) Với trẻ em, khi bị cảm mẹ thường sử dụng phương pháp dân gian là tắm nước gừng, giúp làm ấm cơ thể cho bé. Đặc biệt, khi tắm, hơi nước gừng sẽ xông vào mũi giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi và tăng sức đề kháng cho bé. Không chỉ vậy, nước gừng còn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên giúp giảm mụn và rôm sảy trên da bé.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của mỗi bé mà mẹ có thể sử dụng gừng làm nước tắm cho con theo những cách sau:
- Trẻ mới chớm cảm: Mẹ cần giã nhuyễn 3 nhánh gừng rồi cho vào chén nước sôi để khoảng 15 phút để các tinh chất từ gừng hòa tan vào chén nước thì đổ hỗn hợp vào chậu nước ấm sử dụng để tắm cho bé.
- Bé bị cảm nhẹ: Chuẩn bị vài nhành gừng và sả đem rửa sạch rồi cho vào nồi nước nấu sôi trong khoảng 10 để tinh dầu tiết ra nước và cuối cùng sử dụng nước thu được để xông hơi cho trẻ.
- Trẻ cảm không dứt: Giã nát 200gr gừng và cho vào nước ấm để tắm cho trẻ. Khi tắm, hãy cho trẻ ngâm cả người đến phần ngực trong khoảng 5 phút. Sử dụng thêm tinh dầu tràm thoa vào lòng bàn chân và sau lưng với cổ cho trẻ rồi đi tất chân mặc ấm. Cách này sẽ giúp trẻ nhanh hết bệnh và phòng ngừa cảm rất hiệu quả.
3. Phòng ngừa nguy cơ tiểu đường
Theo các chuyên gia y tế, uống một cốc trà gừng vào mỗi buổi sáng sớm, khi đói giúp giảm lượng đường trong máu đáng kể. Từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mà phổ biến nhất là tiểu đường loại 2.
4. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Các thành phần trong củ gừng có thể làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, đặc biệt là giảm cholesterol LDL. Cholesterol LDL là cholesterol “xấu” vì nó hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Nếu các mảng xơ vữa này tích tụ càng lâu sẽ làm cản trở dòng chảy lưu thông của máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Sử dụng gừng giúp giảm cholesterol LDL và tăng nồng độ cholesterol HDL, từ đó giúp điều chỉnh tăng huyết áp và giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
5. Giảm viêm
Trong củ gừng có chứa hoạt chất Shogaol và Paradol có tác dụng ức chế việc sản xuất các cytokine gây viêm trong cơ thể. Đặc biệt, gừng còn chứa gingerol, một hoạt chất có tác dụng chống viêm tế bào và giảm đau tự nhiên.
Một nghiên cứu đã được thực hiện trên các bệnh nhân bị đau khớp và cơ bắp, sử dụng gừng có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và đau cơ bắp nhanh chóng.
6. Đặc tính kháng khuẩn
Gừng là một chất kháng khuẩn hiệu quả và có tiềm năng lớn trong việc điều trị nhiều bệnh do vi khuẩn Bacillus và E. coli gây ra.
Không chỉ vậy, gừng còn có mặt trong các bài thuốc điều trị viêm nha chu bởi tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn như: Bacteroides forsythus, Acinobacillus actinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis – tác nhân gây ra bệnh viêm nha chu.
7. Gừng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư
Trong gừng chứa nhiều chất oxy hóa và một số hoạt chất có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của một số loại ung thư. Trong đó có hoạt chất 6-gingerol có khả năng chống ung thư hiệu quả. Theo kết quả của một số nghiên cứu, mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng khoảng 2g gừng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng.
8. Giảm đau bụng kinh
Sử dụng gừng có thể giúp giảm nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể. Đây chính là hormone khiến chị em phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng, đau lưng, co thắt trong thời kì kinh nguyệt. Khi hormone prostaglandin trong cơ thể được hạ thấp sẽ giúp làm giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, gừng có tác dụng tương tự như ibuprofen (một loại thuốc giảm đau) nên có thể giúp giảm các cơn đau bụng kinh nhanh chóng.
9. Hạ huyết áp
Gừng rất giàu kali, khoáng chất này đã được chứng minh có tác dụng làm hạ huyết áp hiệu quả. Người ta đã tìm thấy trong 100g gừng tươi có chứa 415mg kali. Do đó, sử dụng gừng cũng giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh gừng hoạt động tương tự như một loại thuốc giãn mạch máu. Gừng có tác giảm áp lực trong mạch máu giúp cho chỉ số huyết áp hạ xuống.
Lưu ý khi sử dụng củ gừng để mang lại hiệu quả tốt nhất
Gừng có khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng quá nhiều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, để tránh những tác dụng phụ bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng gừng:
Tác dụng phụ của gừng
- Tác dụng phụ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ mặc dù sử dụng lượng gừng rất nhỏ như: ợ nóng, đầy hơi, rát bỏng miệng, dạ dày khó chịu (buồn nôn, không có cảm giác ngon miệng).
- Nếu sử dụng quá nhiều gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu (nhất là những người bị rối loạn chảy máu – phụ nữ mang thai, hoặc những người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch) hay cũng có thể gây phản ứng với thuốc mà bạn đang dùng, làm giảm hiệu quả của thuốc.
Một số lưu ý khi dùng gừng
- Không nên dùng nhiều hơn 5g gừng/ngày.
- Không để gừng tiếp xúc trực tiếp với da quá nhiều vì nó có thể khiến cho da nóng rát, kích ứng.
- Gừng nếu sử dụng cùng Aspirin và Coumarin có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, khoảng cách tốt nhất để sửa dụng cả 2 loại là 4 giờ đồng hồ.
- Không sử dụng gừng cho những trường hợp chuẩn bị thực hiện phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật, người bị chảy máu chân răng vì có thể gây rối loạn chảy máu.
Củ gừng là vị thuốc dân gian có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nên được áp dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để sử dụng đúng cách, giúp đem lại hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh được tác dụng phụ không mong muốn.
Cho bé “mùa đông không lạnh” với Fons Care Baby
Những cơn gió lạnh đầu mùa đang đến, cũng là lúc mẹ thêm nhiều lo lắng vì bé rất dễ mắc bệnh vặt. Chỉ cần nhiễm một cơn gió lạnh là bé có thể bị cảm cúm, sổ mũi, viêm họng, ho. Bệnh vặt ở trẻ thường dai dẳng, chưa khỏi hẳn đã phát, nếu cho con dùng kháng sinh thường xuyên thì mẹ cũng chẳng an tâm.
Nhưng đừng lo mẹ nhé, vì Fons Care Baby sẽ giúp mẹ xua tan nỗi muộn phiền này.
Fons Care Baby là dòng sữa tắm gội thảo dược có chứa chiết xuất gừng và tía tô giúp giữ ấm cho bé, nên rất hiệu quả trong việc phòng tránh cảm lạnh, lưu thông khí huyết.
Ngoài tinh chất gừng và tía tô, Fons Care Baby còn có thêm 16 loại thảo dược khác: trầu không, ngũ sắc, sài đất, chè xanh, bồ công anh, cỏ mần trầu, kinh giới, nhọ nồi, vỏ chanh, kim ngân hoa, nghệ, bồ kết, bồ hòn, lá tre, mướp đắng, lá lốt.
Không chỉ giúp nhẹ nhàng làm sạch bụi bẩn, dầu thừa, cứt trâu trên da đầu bé. Fons Care Baby chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết giúp dưỡng ẩm da bé trong mùa đông, duy trì lớp màng acid bảo vệ tự nhiên trên da bé.
Trầu không, kinh giới, mướp đắng, lá lốt có chứa các loại kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị tổn thương do rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby NÓI KHÔNG với chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.
Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.
Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
Mẹ chọn Fons Care Baby – mẹ chọn An Lành
Cách dùng:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.
Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.
– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
– Người lớn mắc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.