Rôm sảy là một bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt hay xảy ra khi thời tiết nắng nóng. Nhiều bà mẹ thắc mắc rôm sảy có lây không? Có gây nguy hiểm gì cho bé không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để xem giải đáp chi tiết nhé!
Mục lục
1. Rôm sảy là gì?
Rôm sảy hay còn gọi là nhiệt gai, là những nốt mẩn đỏ, gây ra bởi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn do hoạt động quá mức. Ở trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi chưa phát triển một cách hoàn thiện. Nên khi đó lượng mồ hôi tiết ra nhiều nhưng không có đường để thoát ra ngoài. Các mao mạch trên da giãn ra, kết hợp với các vi sinh vật và bụi bẩn khiến lỗ chân lông bít tắc lại. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho rôm sảy ở bé hình thành.
Rôm sảy mọc nhiều ở đầu, trán, cổ và những vị trí có nhiều nếp gấp như nách, bẹn. Các nốt mẩn này thường có mụn nước nhỏ ở đầu. Rôm sảy khiến các bé ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc nhiều.
2. Bệnh rôm sảy có lây không?
Theo các chuyên gia y tế, rôm sảy không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, rôm sảy không lây từ bé này sang bé khác. Mặc dù không lây nhưng rôm sảy lại dễ tái phát, nhất là khi thời tiết nóng bức thường xuyên xảy ra. Do đó, các bà mẹ phải chú ý chăm sóc da cho em bé sạch sẽ và có biện pháp xử lý kịp thời khi rôm sảy mới chớm, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
3. Rôm sảy có nguy hiểm không?
Thông thường, rôm sảy sẽ tự biến mất sau 2-3 ngày khi thời tiết mát mẻ và cha mẹ có biện pháp can thiệp đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tổn thương nghiêm trọng tới làn da của bé như:
Gây viêm da mãn tính: Trong thời gian bé bị bệnh nếu mẹ không có biện pháp chữa trị và vệ sinh cho bé kịp thời thì rất dễ dẫn đến bé bị viêm da mãn tính (tức là da khi đó không tiết được mồ hôi).
Gây nhiễm trùng da: Đây là biến chứng do điều trị rôm sảy không kịp thời. Nguyên nhân là do bé bị rôm sảy quá lâu, khi đó mụn phát triển và bị nhiễm trùng tạo ra mủ gây ngứa và đau đớn cho bé. Đặc biệt, những mụn nhiễm trùng này có thể sẽ để lại sẹo cho bé, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì.
Gây sốc phản vệ: Khi các lỗ mồ hôi bị bít, mồ hôi không thoát ra được, ứ lại làm da phồng lên, ngứa, nổi lấm tấm tạo thành từng đám màu hồng, nhất là vùng trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của tay chân, bụng… nơi có nhiều tuyến mồ hôi. Nếu các mụn rôm sảy nhiễm trùng, nhất là tụ cầu vàng, một loại vi trùng có sẵn trên da, chui vào trong da theo lỗ chân lông gây ra nhọt mủ. Nếu nhiều nhọt nằm cạnh nhau, mọc thành chùm, vỡ ra lỗ chỗ như gương sen, ta gọi là nhọt tổ ong. Nhọt rất dễ gây biến chứng toàn thân như viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng huyết, sốc phản vệ. Bé có biểu hiện đau đầu, nôn, mạch đập nhanh.
4. Mẹo trị rôm sảy cho bé bằng phương pháp dân gian
Rôm sảy là một bệnh lành tính và dễ chữa nếu cha mẹ biết cách. Để giúp con nhanh thoát khỏi khó chịu do rôm sảy gây ra, mẹ có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp dân gian sau.
4.1. Mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những bệnh về da. Trong quả mướp đắng có chứa chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa viêm da, tăng cường sức đề kháng cho da. Ngoài ra, trong quả mướp đắng còn có nhiều nước có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da giúp cho da bé lành lại nhanh chóng. Vì vậy, rất nhiều mẹ dùng quả mướp đắng đun làm nước tắm cho trẻ trong mùa hè để chữa rôm sảy.
Cách thực hiện:
- Mẹ chuẩn bị 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ hoặc mẹ có thể xay nhuyễn cùng với nước.
- Đun sôi nước mướp đắng tầm 3-5 phút thì tắt bếp.
- Lấy khăn xô lọc bỏ phần bã. Sau đó, hòa với nước lọc để tắm cho bé.
4.2. Lá chè xanh
Lá chè xanh có tính hàn, vị chát ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, làm lành vết thương. Ngoài ra, lá chè xanh còn chứa EGCG và các chất phenol giúp diệt khuẩn, tái tạo cấu trúc da. Vì vậy, mẹ có thể dùng chè xanh để làm nước tắm cho con sẽ giúp đánh bay rôm sảy một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Mẹ hãy lấy một nắm lá chè xanh tươi, sau đó rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn.
- Đun sôi nước lá chè tầm 5-7 phút để cho các tinh chất trong lá chè ngấm ra nước. Mẹ có thể cho thêm một vài hạt muối vào.
- Chắt lấy nước, pha với nước để tắm cho bé.
4.3. Lá sài đất
Theo Đông y, Sài đất là loại thảo dược có vị ngọt, tính mát nên trị rôm sảy rất hiệu quả. Ngoài các dược tính trên, lá sài đất còn có các thành phần chất khác như tannin, saponin có tác dụng chống nhiễm trùng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm của da. Chính vì sài đất có những tác dụng trên mà nhiều bà mẹ thường lấy lá sài đất làm nước tắm để trị rôm sảy cho con.
Cách thực hiện:
- Mẹ lấy khoảng 200 gam sài đất tươi, rửa sạch với nước muối (mẹ chú ý cây sài đất thường hay mọc ở bờ ruộng nên rất dễ có thuốc sâu).
- Đem vò nát, đun với 2 lít nước lọc, đun sôi từ 3-5 phút thì tắt bếp.
- Mẹ dùng một chiếc khăn xô để loại bỏ hết phần bã, còn lấy nước sài đất pha với nước lọc để tắm cho bé.
4.4. Lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tốt. Được sử dụng nhiều để trị các bệnh lý về da như rôm sảy, mẩn ngứa, ….Đặc biệt, trong lá trầu không còn có chứa chất polyphenol có tác dụng giảm viêm, đau một cách hiệu quả. Chính vì những tác dụng tuyệt vời trên, trầu không được nhiều bà mẹ làm nước tắm cho bé, đặc biệt là những bé bị rôm sảy.
Cách thực hiện:
- Mẹ chọn một nắm lá trầu không rửa sạch, mẹ không nên chọn lá quá già hoặc quá non.
- Vò nát lá trầu không rồi cho nước vào đun sôi tầm 3 – 5 phút để các tinh chất trong lá trầu ngấm hết ra nước thì tắt bếp.
- Mẹ dùng một chiếc khăn lọc bỏ bã rồi lấy phần nước pha với nước lọc để tắm cho bé.
4.5. Lá kinh giới
Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, có vị cay. Đặc biệt, trong lá kinh giới còn chứa 1% tinh dầu cùng với nhiều hoạt chất có thể chữa bệnh giúp tốt. Ngoài ra, trong lá kinh giới còn chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp sát khuẩn, làm sạch da rất hiệu quả. Nhờ những tác dụng hiệu quả trên, kinh giới được các bà mẹ truyền tai nhau để làm nước tắm trị rôm sảy cho con rất hữu hiệu.
Cách thực hiện:
- Mẹ hãy lấy một nắm lá kinh giới còn tươi, nhặt lấy lá, bỏ thân. Sau đó, đem rửa sạch với nước.
- Lấy lá kinh giới đun sôi tầm 3-5 phút thì tắt bếp.
- Mẹ lấy phần nước lá vừa đun pha với nước lọc để tắm cho bé.
4.6. Củ gừng
Theo Đông y, gừng là một vị thuốc có tính ấm, vị cay. Ngoài ra, trong củ gừng có chứa nhiều chất chống oxy hóa cao nên có tác dụng giúp ức chế hình thành chất viêm nhiễm dùng để trị rôm sảy cho bé vô cùng hiệu quả. Do đó nếu bé nhà bạn không may mắc phải rôm sảy thì mẹ nên dùng gừng để trị rôm sảy luôn nhé.
Cách thực hiện:
- Mẹ lấy khoảng 80 gam gừng tươi, rửa sạch mẹ nên để cả vỏ nhé.
- Cho gừng vào cối giã nát sau đó cho nước vào đun tầm 3-5 phút thì tắt bếp để các tinh chất trong củ gừng ngấm hết ra nước.
- Mẹ lấy một chiếc khăn lọc bỏ hết phần bã, sau đó lấy nước gừng pha với nước lọc để tắm cho bé.
5. Những lưu ý khi điều trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian
- Mẹ chỉ nên điều trị cho con bằng các phương pháp trên trong trường hợp con mới bị rôm sảy hoặc bị nhẹ. Nếu bé có hiện tượng viêm nhiễm, mưng mủ mẹ tuyệt đối không nên tắm các nước lá trên cho con.
- Các loại nguyên liệu mẹ chuẩn bị để làm nước tắm cho con phải đảm bảo sạch sẽ, không có hóa chất.
- Mẹ không nên dùng nước quá đặc để tắm cho con bởi trong những nước đó có rất nhiều bột của lá như vậy dễ khiến cho bé bị ngứa hoặc dị ứng.
- Trước khi tắm toàn thân cho bé mẹ có thể dùng thử một ít nước để thoa lên mu bàn tay của con để kiểm tra xem da của con có bị kích ứng với nước tắm đó không.
- Nhiệt độ nước tắm cho bé không được quá ấm hoặc quá lạnh từ 35-38 độ C là phù hợp. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn xô ở dưới đáy chậu để tránh bé bị trơn trượt.
- Mẹ nên tắm cho con ở nơi kín gió, khi tắm cho con mẹ nên thả con từ từ xuống nước để cơ thể của bé dần dần thích ứng với nhiệt độ nước tắm, tránh thả con ngay vào trong chậu nước. Trong lúc tắm mẹ không nên cọ xát mạnh như vậy dễ gây tổn thương đến da của bé và không nên tắm cho con quá lâu (dưới 10 phút).
- Sau khi tắm xong với nước lá mẹ nên tráng lại người cho con bằng nước lã. Như vậy, có thể loại bỏ được hết các cặn của lá không may còn dính trên người của bé.
- Tắm xong mẹ lau khô người, mặc quần áo bằng chất liệu cotton rộng, thoáng cho bé.
- Mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này khi bé nhà bạn đã rụng rốn để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Mẹ chỉ nên tắm tối đa cho con 1 lần/ngày.
Sau vài ngày mẹ tắm cho bé bằng nước lá mà thấy tình trạng rôm sảy không thuyên giảm thì mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ.
Hi vọng, bài viết trên cung cấp được những kiến thức bổ ích giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Chúc các mẹ thành công!
XEM THÊM:
- Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh – Con khó chịu, mẹ lo lắng
- Bé bị rôm sảy bôi thuốc gì?
- Rôm sảy có tự hết không, có để lại sẹo không?
Fons Care Baby – an toàn, dịu nhẹ với làn da em bé
Bé bị rôm ngứa, mụn nhọt, phần nhiều là do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chỉ việc sử dụng sữa tắm thôi, nếu chọn loại không phù hợp cũng có thể khiến bé gặp nhiều phiền toái.
Trong dân gian, nhiều người thường sử dụng một vài nắm trầu không hay tía tô để tắm cho bé. Các chất kháng sinh tự nhiên trong những loại thảo dược này sẽ giúp cho những tổn thương do viêm nhiễm ngoài da nhanh lành. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng bận bịu, với trăm mối lo toan, nên các bà mẹ hiện đại hầu như chẳng còn đủ thời gian để cất công tìm kiếm lá tắm hay đun đun, nấu nấu.
Thấu hiểu được điều này, độ ngũ chuyên gia Nghiên cứu của công ty Cổ phần Dược phẩm Lafon đã dành thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra đời sản phẩm sữa tắm thảo dược FONS CARE BABY.
FONS CARE BABY là sữa tắm thảo dược an toàn: 100% dược liệu thiên nhiên, KHÔNG chất tẩy rửa, KHÔNG dưỡng da hóa chất, KHÔNG tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCCCS và được Bộ Y Tế chứng nhận với số công bố: 220/20/CBMP-BN.
Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.
Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Hướng dẫn sử dụng:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.
Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.
– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
– Người lớn mắc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.
Có Fons Care Baby, bé an toàn tắm mát, mẹ tiết kiệm thời gian!
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và nhiều nhà thuốc tại các Tỉnh – Thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. HCM, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.