Chàm sữa là bệnh ngoài da gặp khá phổ biến ở trẻ em với các dấu hiệu điển hình như da đỏ, ngứa ngáy và viêm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả chàm sữa tiến triển nặng hơn khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, ngủ không sâu giấc gây ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé. Cùng tìm hiểu những hình ảnh bé bị chàm sữa để nhận biết bệnh sớm và có biện pháp xử trí hiệu quả nhé.
Mục lục
Vị trí xuất hiện chàm sữa
Chàm sữa hay còn có nhiều tên gọi khác như eczema, lác sữa…Đây là bệnh lý ngoài da gặp khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy không nguy hiểm nhưng điều trị khó dứt điểm và thường xuyên tái phát. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến bé luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc.
Trẻ bị chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, da đầu, nửa thân trên và tứ chi. Với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, chàm thường bùng phát ở chân và tay. Chàm sữa cũng có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay. Không chỉ gây ngứa, khó chịu chàm sữa còn ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như các hoạt động hàng ngày của bé.
Sau đây là một số triệu chứng chàm sữa ở trẻ cha mẹ nên biết:
- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát triển thành mụn nước nhỏ li ti, nứt da, rỉ nước, đóng mày và tróc vảy.
- Vùng da bị chàm sữa thô ráp, có vảy li ti, da bị khô và căng ra.
- Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến bé thường xuyên dùng tay quơ lên mặt muốn gãi hoặc chà đầu, mặt vào gối cho đỡ ngứa khiến mụn nước vỡ ra.
- Mụn nước vỡ tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng, nếu không vệ sinh cẩn thận có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
- Da non tái tạo và bong dần khiến bé ngứa, khó chịu thậm chí nứt nẻ lớn gây rỉ máu, nhiễm trùng. Nếu cha mẹ không có biện pháp điều trị kịp thời có thể để lại sẹo sâu trên da của bé.
Xem thêm: Bé bị chàm sữa có để lại sẹo không?
Hình ảnh bé bị chàm sữa qua các giai đoạn
Dựa vào bệnh lý, các chuyên gia chia bệnh chàm sữa thành 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn tấy đỏ
Đây là giai đoạn đầu của bệnh chàm sữa và cũng là giai đoạn việc điều trị dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả. Ở giai đoạn này, vùng da tổn thương xuất hiện mẩn đỏ và có dấu hiệu ngứa ngáy. Xuất hiện những hạt có màu hơi trắng trên bề mặt da rồi tạo thành mụn nước.
Nguyên nhân chính gây chàm sữa là do các yếu tố dị ứng trong cơ thể cũng như ngoài môi trường. Bởi vậy, để điều trị chàm sữa cho bé đầu tiên cha mẹ cần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng cho bé. Cần vệ sinh sạch sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa hiệu quả. Cần đảm bảo môi trường sống thoáng mát, quần áo rộng rãi, dễ chịu. Tránh để trẻ chà xát, cọ gãi lên khu vực bị chàm.
Giai đoạn nổi mụn nước
Giai đoạn này da của bé đỏ, mụn nước xuất hiện và có kích thước nhỏ. Những mụn nước này hợp lại với nhau tạo thành mụn nước lớn hơn và lan rộng ra vùng da xung quanh. Các mụn nước có chứa dịch trong, nông và mọc dày chi chít trên da bé.
Trẻ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu nhiều hơn nên thường có thói quen đưa tay lên cọ, gãi…khiến các mụn nước vỡ ra. Tình trạng này dễ dẫn tới nhiễm trùng, đặc biệt khi thời tiết nóng bức, ra nhiều mồ hôi không đảm bảo vệ sinh.
Giai đoạn chảy nước
Các mụn nước phát triển căng dần rồi tự vỡ hoặc do bị tác động mà dập vỡ ra. Ở giai đoạn này, vùng da bị tổn thương xuất hiện nhiều vết trợt có khả năng bị bội nhiễm rất cao nên cha mẹ cần chú ý vệ sinh cho trẻ. Cha mẹ có thể mua thuốc sát khuẩn bôi vào các vết tổn thương của trẻ.
Giai đoạn da nhẵn
Sau khi mụn nước vỡ ra tại vùng da bị chàm sẽ đọng lại thành mảng sừng cứng trên da bé. Vảy khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.
Giai đoạn này rất nguy hiểm bởi khả năng căng da, nứt da rất cao. Do đó, cha mẹ cần sử dụng các sản phẩm đặc trị nhằm tránh để da trẻ căng và nứt gây viêm nhiễm và khiến bé đau rát, khó chịu.
Giai đoạn bong vảy da
Sau khi vùng da bị chàm hình thành da non và bong vảy dần. Sau khi lớp da mỏng vừa tái tạo ở giai đoạn trên nhanh chóng nứt ra, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn ra như cám. Vùng da bị chàm của bé dày lên và sắc tố do chàm cũng dần tăng theo.
Hình ảnh bé bị chàm sữa qua từng vị trí
Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt
Hình ảnh bé bị chàm sữa ở lông mày
Chàm sữa ở lông mày có đặc trưng là các đám mụn li ti, mọc sát nhau tạo thành từng đám gây ngứa. Do mồ hôi chảy xuống lông mày nhiều khiến da kích ứng, xuất hiện chàm sữa. Lông mày xuất hiện các đám mẩn đỏ, mụn chàm gây ngứa khiến trẻ đưa tay lên gãi. Sau khi vết chàm ăn da non và đóng vảy, trẻ có thể bị rụng lông mày.
Hình ảnh bé bị chàm sữa quanh miệng
Vùng miệng phải vận động nhiều mỗi khi ăn, nói hay quấy khóc nên chàm sữa ở vị trí này rất lâu lành. Các mảng đỏ xuất hiện chi chít quanh miệng, đặc biệt là khóe miệng. Ngứa ngáy khiến trẻ hay gãi, dụi vào mép và không chịu ăn.
Hình ảnh trẻ bị chàm sữa ở 2 bên má
Chàm sữa ở má ban đầu chỉ là những đám mẩn đỏ khiến cha mẹ không chú ý nên khó nhận ra. Chàm sữa ở 2 bên má thường là những đám mẩn đỏ với tính chất đối xứng. Nếu không có cách khắc phục những đám mẩn đỏ dần hình thành các mụn nước li ti, chúng vỡ ra tạo thành vùng da sần ráp.
Hình ảnh bé bị chàm sữa ở cằm
Chàm sữa ở cằm thường do thức ăn rơi vãi hay sữa còn sót lại sau bữa ăn bám lại vào cằm lâu ngày gây chàm ở cằm.
Hình ảnh bé bị chàm ở cổ
Không chỉ bị chàm sữa ở các vị trí 2 bên má, quanh miệng, lông mày, cằm chàm sữa còn có thể lan rộng xuống vùng cổ. Chàm sữa ở cổ thường lâu khỏi hơn và có xu hướng xấu đi khi bé tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích như bụi bẩn, lông thú, xà phòng, mồ hôi thậm chí là sữa mẹ.
Một số dấu hiệu nhận biết bé bị chàm ở cổ:
- Vùng da cổ bị đỏ ửng.
- Da cổ bị tổn thương gây đau rát khiến bé khó chịu, quấy khóc và thường xuyên gãi lên da.
- Cổ có chứa các nếp gấp nên khiến chàm da nặng hơn khiến vỡ mụn nước làm trầy da và loét da khiến bé có thể chảy máu.
- Sau một thời gian, da khô lại, bong tróc vảy để lại những vết hằn, có màu sẫm trên cổ.
Hình ảnh bé bị chàm ở chân, tay
Với trẻ lớn hơn và những người trưởng thành chàm sữa có thể xuất hiện ở chân tay. Chàm sữa cũng có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và hoạt động hàng ngày của bé.
Các dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở chân, tay:
- Vùng da chân, tay có xuất hiện ửng đỏ, phồng rộp, mụn nước li ti.
- Vùng da bị mụn nước có dấu hiệu phát ban đi kèm cảm giác ngứa ngáy, thậm chí nóng rát, đau đớn.
- Mụn nước biến mất sau 2 – 3 tuần nếu có cách chăm sóc hợp lý. Khi mụn nước mất đi, da khô, bong tróc và dễ để lại sẹo.
- Bệnh thường xuyên tái phát khiến da dày, có vảy, phát triển thành những vết nứt, chảy máu gây đau đớn.
Thông tin xem thêm: Hướng dẫn mẹ phân biệt chàm sữa và mụn sữa
Hướng dẫn cách điều trị chàm sữa tại nhà cho bé
Để bé nhanh chóng thoát khỏi chàm sữa, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
Kiểm soát các yếu tố nguyên nhân: Cần tránh hoàn toàn hoặc một phần các nguyên nhân gây kích ứng da, giảm tình trạng bùng phát bệnh. Một số yếu tố gây kích ứng như các loại sữa tắm, sữa dưỡng thể, nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa, quần áo nhiều tơ sợi, mồ hôi…
Kiểm soát nhiễm khuẩn vết chàm: Đây là nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc bé bị chàm sữa. Nếu không kiểm soát nhiễm khuẩn vết chàm khiến bệnh nặng hơn có thể gây ra bội nhiễm, nhiễm khuẩn tại vùng da bị chàm. Cha mẹ có thể sử dụng các dung dịch kháng khuẩn ngoài da theo chỉ định của bác sĩ. Đây là giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn an toàn cho bé.
Dưỡng ẩm, chăm sóc da: Nhằm mục đích giảm khô ngứa, nứt nẻ cho da bé đồng thời tạo thành hàng rào da khỏe mạnh chống lại sự tấn công của các tác nhân kích ứng bên ngoài. Nên lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm ở dạng kem có chứa thành phần tự nhiên. Các sản phẩm có chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản không nên sử dụng bởi chúng có thể gây kích ứng khiến chàm nặng hơn.
Cần chăm sóc da và dưỡng ẩm da cho bé hàng ngày.
Thuốc chống viêm da corticoid: Giúp giảm phản ứng viêm trong đợt bùng phát của chàm sữa. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có chứa corticoid cần có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Chỉ nên sử dụng corticoid ở liều thấp để điều trị cho các bé. Thời gian ngắn trong khoảng từ 5 – 7 ngày.
Xem chi tiết: Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì?
Kiểm soát ngứa, phát ban: Các vết chàm gây ngứa nên cha mẹ cần để ý không cho bé gãi, cào để tránh các vết chàm tổn thương nặng hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin cho trẻ bị chàm trên 2 tuổi nhằm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và phát ban. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.
Tắm bằng nước ấm: Cần vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng cách tắm nước ấm. Thời gian tắm từ 5 – 10 phút, nên dùng kem dưỡng ẩm sau khi tắm giúp giảm nhẹ tình trạng chàm sữa ở bé.
Trên đây là những hình ảnh khi bé bị chàm sữa. Hi vọng những thông tin trên giúp cha mẹ nhận biết bé bị chàm sữa và có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.