Fonscare Baby https://fonscare.vn An lành từ thiên nhiên Wed, 10 Aug 2022 09:12:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả https://fonscare.vn/chua-cham-sua-cho-tre-so-sinh/ https://fonscare.vn/chua-cham-sua-cho-tre-so-sinh/#respond Sun, 24 Apr 2022 03:45:21 +0000 https://fonscare.vn/?p=6284 Chàm sữa là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh có các biểu hiện như đỏ da, ngứa da và viêm khiến bé cảm thấy rất khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Chắc hẳn rất nhiều phụ huynh đang phải đau đầu để tìm cách cải thiện chàm sữa cho bé. Hãy cùng tham khảo các mẹo trị chàm sữa cho bé sơ sinh ngay trong bài viết sau đây nhé.

Biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa còn được gọi bằng những cái tên khác như viêm da cơ địa, lác sữa, eczema. Đây là bệnh lý về da liễu với các biểu hiện như ngứa, viêm da hoặc tình trạng phát ban diện rộng. Trẻ em từ 3 tháng cho tới 24 tháng tuổi thường bị chàm sữa, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi dễ bị chàm sữa nhất.

Đối với trẻ sơ sinh, chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trí như má, da đầu, nửa thân trên và chân tay. Ở trẻ lớn hơn và người lớn chàm thường bùng phát ở chân và tay. Ngoài ra, chàm sữa cũng có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu như:

  • Da bị đỏ, khô da và mẩn ngứa rất khó chịu. Ở giai đoạn khởi phát xuất hiện mẩn đỏ sau thành mụn nước nhỏ li ti sau đó rỉ nước, đóng mày tóc vẩy.
  • Chàm sữa thường xuất hiện ở hai gò má trẻ, sau lan xuống cằm, trán, da đầu. Những trường hợp nặng lan xuống toàn thân, tay chân. Tuy nhiên sẽ không có ở mắt, mũi, miệng.

Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến bé rất khó chịu.

Chàm sữa khiến bé phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy cực khó chịu làm giảm chất lượng giấc ngủ, ăn uống kém gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như các hoạt động hàng ngày của bé. Do đó, cha mẹ cần có những biện pháp để cải thiện chàm cho bé. Tuy nhiên, chàm sữa ở trẻ không có cách nào để trị dứt điểm ngay. Tình trạng của bé sẽ được cải thiện khi bé lớn hơn khi hệ miễn dịch ngày càng hoàn thiện. Áp dụng các biện pháp nhằm hỗ trợ giảm triệu chứng một cách an toàn.

Mẹo trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu, quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không yên ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Để cải thiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, cha mẹ hãy cùng tham khảo một số mẹo sau:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trẻ bị chàm sữa, các mẹ nên duy trì cho trẻ bú sữa từ lúc mới sinh cho tới khi 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng tuổi nên cho trẻ ăn dặm với đa dạng các loại thức ăn. Khi trẻ ăn thì cho ăn từng chút một và quan sát xem trẻ có bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hay không. Nếu có hãy tránh thực phẩm gây dị ứng khỏi thực đơn của bé. Một số thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như hải sản, cà chua, đậu phộng, trứng…

Mẹ đang cho con bú cũng nên tránh các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như đồ ăn có mùi tanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…Nếu mẹ không kiêng sẽ khiến viêm da ở bé nặng hơn, khó chữa và dễ tái phát trở lại trong thời gian ngắn.

Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ

Bé cần được vệ sinh sạch sẽ nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Mẹ chỉ cần tắm nước ấm cho bé hàng ngày, thời gian tắm từ 5 – 10 phút/lần là đủ. Không nên dùng nước nóng khiến da trẻ bị khô.

Để diệt khuẩn mẹ có thể dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé. Các loại sữa tắm có chứa nhiều chất tạo mùi và chất tẩy rửa không nên sử dụng. Cha mẹ cũng cần theo dõi sự thay đổi của da bé sau mỗi lần tắm để kịp thời theo dõi tiến triển của bệnh.

Tắm sạch lại bằng nước sạch và nhẹ nhàng lau khô cho bé bằng khăn mềm sạch. Không nên để da bé ẩm ướt dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công khiến chàm sữa càng nặng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lau quá khô. Tốt nhất nên giữ một độ ẩm nhất định cho da của bé.

Xem chi tiết: 6 loại sữa tắm cho bé bị chàm

Dùng thuốc

Khi bé có dấu hiệu chàm sữa, cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám chính xác nhất tình trạng của bé và có biện pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ chỉ định loại thuốc đặc trị dành riêng cho bé. Cha mẹ không được tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Thoa kem dưỡng ẩm

Sau khi tắm xong, cơ thể của bé sạch sẽ mẹ có thể dùng một số loại kem để dưỡng ẩm cho làn da của bé. Hãy thoa sản phẩm dưỡng ẩm dành riêng cho em bé mà bác sĩ khuyên dùng mẹ nhé. Các loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên được ưu tiên hơn cả. Những sản phẩm có chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu nên tránh bởi chúng dễ gây kích ứng làn da của bé.

Kiểm soát yếu tố tác nhân

Tránh hoàn toàn hoặc loại bỏ các yếu tố gây kích ứng da, giảm tình trạng bệnh bùng phát. Ở trẻ sơ sinh các yếu tố gây kích ứng da thường là những tác nhân tiếp xúc trực tiếp với da của bé như:

  • Sữa tắm, sữa dưỡng thể.
  • Tác nhân gây dị ứng từ môi trường như khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn…
  • Quần áo với chất liệu vải thô hoặc nhiều tơ, sợi, họa tiết cứng.
  • Mồ hôi.
  • Nước bọt của trẻ.

Cha mẹ cần kiểm tra và xem xét các loại sữa tắm, bột giặt mà bé đang dùng có chất gây kích ứng da hay không. Cần hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc…bên ngoài môi trường.

Môi trường xung quanh trẻ

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa thường có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Do đó, cha mẹ cần giữ môi trường xung quanh bé thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết. Thường xuyên vệ sinh chăn gối của trẻ, tránh để bé chơi hoặc ngủ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh, phòng bụi bẩn, có nhiều khói thuốc và lông động vật.

Giữ làn da của bé luôn khô và sạch

Cần giữ da bé luôn sạch sẽ, khô, tránh để trẻ đổ mồ hôi bị ẩm ướt khiến vùng da bị chàm sữa nhiễm trùng. Sau khi trẻ bú xong, mẹ cần lấy khăn mềm sạch lau miệng cho trẻ. Cần thay tã thường xuyên để tránh trẻ không bị hăm, ngứa, dị ứng hay nhiễm khuẩn.

Dùng quần áo chất liệu mềm cho bé

Khi trẻ bị chàm sữa cha mẹ nên chọn quần áo cho bé với chất liệu mềm mại. Không nên mặc quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé khiến viêm da càng trở nên tồi tệ hơn.

Dùng nước lạnh

Nếu trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều do ngứa mẹ có thể dùng một chai nước lạnh áp nhẹ vào chỗ da bị ngứa của bé nhiều lần trong ngày. Điều này giúp làm dịu, giảm ngứa do chàm sữa gây ra.

Xem thêm chi tiết: Bị chàm sữa có nên bôi dầu dừa?

Cách dân gian cải thiện chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh một số cách trên, các mẹ cũng có thể tham khảo một số cách dân gian để cải thiện chàm sữa cho trẻ sơ sinh. Sau đây là một số mẹo dân gian cải thiện chàm sữa cho bé yêu của bạn.

Lá ổi

Lá ổi có chứa nhiều thành phần sát khuẩn, chống viêm, giúp cân bằng độ ẩm cho làn da của bé. Dùng lá ổi nấu nước tắm cho bé là mẹo hay làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu do chàm sữa gây nên ở bé.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá ổi, rửa sạch và để ráo nước.
  • Đun với nước sôi trong khoảng từ 5 – 7 phút.
  • Để nước còn hơi ấm và lau khô da cho trẻ.

Mẹ có thể kết hợp với sử dụng thuốc bôi chữa chàm sữa cho bé do bác sĩ kê đơn nữa nhé.

Lá sim

Lá sim có tính đắng giúp khử trùng mạnh và làm lành vết thương hiệu quả nên cải thiện các vết chàm ở bé, tránh nguy cơ chàm để lại sẹo. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá sim, rửa sạch và để ráo nước.
  • Lấy lá sim nấu với nước cho tới khi sánh lại thành cao.
  • Hàng ngày lấy cao lá sim bôi lên vùng da bị chàm sữa cho bé.

Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng rau sam trị chàm cho bé

Lá trà xanh

Trà xanh có công dụng sát khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ sẽ nhanh chóng đẩy lùi tình trạng chàm sữa và lấy lại sự mịn màng vốn có của làn da bé. Để cải thiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm trà xanh, rửa sạch và để ráo nước.
  • Lá trà xanh đun sôi với nước.
  • Để nước nguội bớt, dùng nước trà xanh tắm cho bé. Mẹ hãy lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm của bé.

Đọc thêm: Lưu ý mẹ phải biết khi tắm lá chè xanh cho trẻ

Lá trầu không

Trầu không có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao ngăn ngừa tình trạng tấn công từ các chất gây dị ứng hoặc mầm bệnh đang tấn công da của bé. Ngoài ra, chất phenal và tannin có trong lá trầu không giúp hỗ trợ giảm ngứa ngáy, giúp tái tạo tế bào da một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và giã nát.
  • Bỏ lá trầu không vừa giã vào khăn xô hoặc vải mềm rồi vắt lấy nước cốt, bỏ bã đi.
  • Thoa nước lá trầu không lên vùng da bị chàm sữa của bé.

Thời điểm thoa phù hợp nhất là khi bé ngủ bởi khi đó bé không gãi khiến nước cốt trôi đi. Nếu bé bị chàm toàn thân, mẹ có thể nấu nước tắm với lá trầu không và tắm trực tiếp cho bé.

Hi vọng những thông tin trên đây giúp cha mẹ cải thiện chàm sữa dứt điểm cho bé nhé. Chúc các mẹ thành công và đừng quên sử dụng sữa tắm Fons Care baby cho bé yêu nhé

]]>
https://fonscare.vn/chua-cham-sua-cho-tre-so-sinh/feed/ 0
Lác sữa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị https://fonscare.vn/lac-sua/ https://fonscare.vn/lac-sua/#respond Thu, 08 Jul 2021 02:55:53 +0000 https://fonscare.vn/?p=5118 Lác sữa là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh gây ra các mảng da đỏ và khô ráp khắp cơ thể, khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy khó chịu và gãi. Từ đó, gây ra các tổn thương trên da khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Vậy lác sữa là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào hiệu quả?

Lác sữa là gì?

Lác sữa hay còn được gọi với các tên quen thuộc là chàm sữa. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Trong đó, biểu hiện của bệnh chủ yếu trên mặt ở hai bên má. Sau đó, chàm sữa lan rộng ra tay chân hoặc có thể toàn cơ thể.

Giai đoạn đầu, bệnh chỉ biểu hiện là các nốt hồng nhưng sau đó biến thành mụn nước, màu đỏ, nứt da, tiết dịch, đóng vảy và bong tróc. Thông thường, trẻ lớn tới 2 – 4 tuổi thì bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu qua giai đoạn này không khỏi thì sẽ chuyển sang chàm thể tạng và rất hay tái phát.

Bệnh lác sữa là gì?

Nhận biết bệnh chàm sữa bằng những dấu hiệu nào?

Khi trẻ bị lác sữa, thông thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu điển hình trên da như dưới đây:

  • Bệnh thường xuất hiện ở trên mặt, 2 má và sau đó lan ra toàn thân ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Khi mới xuất hiện, bệnh biểu hiện với các nốt mẩn đỏ và chuyển thành mụn nước nhỏ sau đó. Mụn nước này có màu đỏ, gây nứt da rồi đóng vảy và cuối cùng bong tróc.
  • Vùng da bị chàm sữa khô ráp, có vảy li ti, da căng… Nhất là trên mặt, cổ, khuỷu tay, mu bàn tay…
  • Chàm sữa khiến bé khó chịu, hay khóc, ít bú, khó ngủ…

Như vậy, bệnh lác sữa biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Do đó, việc nhận biết sớm vô cùng quan trọng giúp điều trị hiệu quả.

“Thủ phạm” gây ra bệnh lác sữa ở trẻ em

Bệnh lác sữa khá phổ biến ở trẻ và nguyên nhân được xác định là do:

Di truyền

Thông thường, nếu trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân từng mắc các bệnh về da như: Mề đay, chàm, hắc lào… thì khả năng bị chàm cao hơn.

Cơ địa dị ứng

Da bé thường khá nhạy cảm khi cơ địa dễ dị ứng và đây là lí do khiến bé dễ mắc các bệnh dị ứng ngoài da hoặc chàm sữa.

Chế độ ăn của mẹ

Nguồn thức ăn chính của trẻ sau sinh là sữa mẹ. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ không đảm bảo dễ khiến bé mắc bệnh. Không nên ăn quá nhiều hải sản, đồ tanh, thực phẩm giàu đạm… Bởi hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa hoàn thiện nên không thể hấp thụ và tiêu hóa hết. Từ đó, khiến trẻ bị chàm sữa.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa có thể do chế độ ăn của mẹ

Các yếu tố bên ngoài

Lông động vật, phấn hoa, ăn thức ăn gây dị ứng như: Tôm, cua, cá biển… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chàm. Bên cạnh đó, khói bụi, thời tiết hanh khô, vệ sinh da kém, dị ứng với thành phần của xà phòng tắm, nước giặt… Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

Cách điều trị bệnh chàm sữa hiệu quả

Lác sữa là một dạng viêm da mạn tính và thường sau 2 – 4 tuổi sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, không ít trường hợp biến chứng kéo dài với chuyển sang thể nặng và dễ tái phát. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh lác sữa ở trẻ mà các bạn có thể tham khảo:

Dưỡng ẩm cho da

Đây là cách giúp giảm sự tái phát của chàm sữa và phục hồi hàng rào bảo vệ da trẻ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dưỡng ẩm khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm tự nhiên hoặc tư vấn bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị chàm sữa cho bé bằng cách dưỡng ẩm

Chống viêm

Chống viêm cho da trẻ bị chàm sữa là cách giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ do da trẻ còn non nớt nếu sử dụng sai thuốc sẽ gây ra tác hại.

Thực tế, trong những năm đầu đời làn da của trẻ đang cực kỳ nhạy cảm. Do đó, ngay khi có dấu hiệu của bệnh lác sữa cha mẹ nên cho bé thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cũng như phù hợp nhất với trẻ. Không tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Cần làm gì khi trẻ bị bệnh lác sữa?

Lác sữa mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ngứa ngáy… Từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị thì một chế độ chăm sóc đúng cách cũng giúp ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn. Cụ thể, cách chăm sóc trẻ sau khi bị chàm sữa như sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Thực tế, mẹ ăn gì thì trẻ sẽ hấp thụ những dinh dưỡng đó. Do đó, mẹ cần lưu ý tới chế độ ăn của mình và duy trì cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Đồng thời, mẹ nên hạn chế các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như: Hải sản, trứng, đồ tanh, thực phẩm cay nóng… Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ cũng nên hạn chế.Bởi đây là một trong những tác nhân khiến bệnh lác sữa ở trẻ nặng hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ sau sinh

Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ

Lớp da bảo vệ của bé bị tổn thương là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa. Do đó, việc chăm sóc da cho bé thật tốt sẽ giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Theo đó, ba mẹ hãy sử dụng kem dưỡng da nhằm cung cấp độ ẩm cần thiết. Như vậy, hàng rào bảo vệ da sẽ được bảo vệ hiệu quả.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kem dưỡng ẩm cho da bé khác nhau. Trong đó, hai sản phẩm được khuyên dùng là thuốc mỡ và kem. Như vậy, quá trình bốc hơi nước của da sẽ được ngăn chặn. Đồng thời, cung cấp độ ẩm cho da để hạn chế nứt nẻ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Khi thoa kem dưỡng ẩm, thời điểm tốt nhất là khi vừa tắm xong bởi lúc này da còn ẩm và sạch sẽ nên dễ thẩm thấu. Đồng thời, nên thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ để giúp làm dịu da để trẻ ngủ ngon. Cũng cần lưu ý chọn kem dưỡng ẩm không mùi, dành riêng cho trẻ sơ sinh và có nguồn gốc rõ ràng.

Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ cho trẻ bị chàm

Làn da trẻ khá nhạy cảm và mỏng nên cần sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất nên chọn những dòng sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên. Đặc biệt, những trẻ bị chàm sữa hãy lựa chọn sản phẩm dành riêng cho bệnh lý này. Không nên mua các sản phẩm có thành phần hóa học sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ cho bé

Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho bé

Làn da của trẻ dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công do còn rất mỏng và nhạy cảm. Do đó, việc vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ giảm triệu chứng bệnh và đẩy lùi chàm cho bé hiệu quả. Tuy nhiên, không nên cho trẻ tắm quá lâu mà chỉ 10 – 15 phút là hợp lý. Ngoài ra, những vùng da đang bị chàm sữa không nên chà xát vào bởi có thể gây xước da và dẫn tới nhiễm khuẩn.

Lưu ý, hãy cùng nước ấm có pha chút tinh dầu tràm để tắm cho bé sẽ giúp giảm tình trạng ngứa. Hơn thế, việc này còn giúp giảm nhiễm khuẩn da. Sau đó, dùng khăn bông mềm sạch thấm khô cho trẻ khi tắm xong để giúp da luôn khô thoáng. Luôn giữ cho da bé khô ráo và thay tã lót thường xuyên để tránh tình trạng ẩm ướt gây kích ứng da. Từ đó, tạo điều kiện cho bệnh lác sữa phát triển nhanh hơn gây khó chịu cho trẻ.

Cho trẻ mặc trang phục thoáng mát

Khi trẻ bị lác sữa, điều mà cha mẹ cần lưu ý là phải lưu giữ cho da bé khô thoáng. Do đó, hãy chọn các trang phục thoáng mát, mỏng nhẹ để bé dễ chịu. Tránh chọn những trang phục có chất liệu từ sợi tổng hợp, sợi len… Bởi chúng sẽ gây bít tắc khiến da bé khó chịu. Thay vào đó, hãy chọn các trang phục dễ thấm hút mồ hôi, thoáng mát như: Vải sợi mềm, cotton 100%, sợi lanh, bông… Như vậy sẽ giảm tình trạng cọ xát quần áo vào vết chàm sữa.

Đồng thời, hãy xây dựng cho mình thói quen chăm sóc trẻ đúng cách đó là giặt quần áo cho trẻ thật sạch sau khi mua về. Nên giặt hàng ngày và tránh để dồn lại nhiều ngày mới giặt. Việc này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại cho làn da của trẻ. Ngoài ra, không giặt chung quần áo của trẻ với cha mẹ. Bởi như vậy sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại cho da trẻ xâm nhập.

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường của bé, chăn gối… Đồng thời, không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân khiến bệnh khởi phát như lông chó mèo, khói bụi…

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh lác sữa ở trẻ em mà cha mẹ có thể tham khảo. Đây là bệnh lý về da không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng vô cùng khó chịu. Trẻ khi mắc bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và gãi liên tục tại vùng da bị chàm. Từ đó, khiến bệnh không những không giảm mà còn phát triển nặng hơn. Do đó, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa bệnh nặng hơn ở trẻ.

]]>
https://fonscare.vn/lac-sua/feed/ 0
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị an toàn https://fonscare.vn/cham-sua-o-tre-so-sinh/ https://fonscare.vn/cham-sua-o-tre-so-sinh/#respond Sun, 06 Jun 2021 04:47:14 +0000 https://fonscare.vn/?p=3554 Chàm sữa là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Các nốt mụn nổi trên mặt, hai má có thể lan rộng ra tay chân hoặc toàn thân khiến bé vô cùng khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh để có biện pháp điều trị cho bé đúng cách nhé.

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, eczema, viêm da cơ địa. Bệnh thường xảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các triệu chứng thường gặp nhất là các nốt mụn ở mặt, hai bên má, tay chân thậm chí toàn thân. Ban đầu chỉ là những nốt hồng, sau đó tiến triển thành mụn nước. Chúng có màu đỏ, nứt da, có tiết dịch, đóng vảy và bong tróc ra.

Khi trẻ tới 2 – 4 tuổi, chàm sữa sẽ biến mất. Với trường hợp bé trên 4 tuổi mà các triệu chứng của bệnh vẫn tiếp diễn, bệnh có nguy cơ kéo dài, chuyển sang dạng mạn tính và trở thành chàm thể tạng.

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Cho tới nay nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, bệnh thường có nguy cơ cao xuất hiện ở các bé:

  • Di truyền: Bệnh chàm sữa có tính di truyền. Những bé có cha hoặc me từng bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những trẻ khác. Tuy nhiên, chàm sữa không có tính lây lan, không lây từ trẻ này sang trẻ khác hay không lây sang người tiếp xúc với trẻ.
  • Cơ địa dị ứng: Khi bé tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như nấm mốc, lông thú cưng, khói bụi, thực phẩm, sữa, nhiễm khuẩn có thể làm thay đổi sự chuyển hóa trong và ngoài cơ thể gây ra chàm sữa.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người mẹ thường xuyên ăn  các thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ tanh, hải sản giàu chất đạm ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ khiến trẻ dễ bị dị ứng.
  • Yếu tố khác: Thời tiết hanh khô, thói quen tắm rửa nhiều cho trẻ, sử dụng các loại xà phòng tắm, thuốc tẩy rửa, nước giặt làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị chàm sữa.

Nếu cha mẹ từng bị dị ứng, chàm thể tạng…nguy cơ cao bé bị chàm sữa.

Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khá dễ nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện bệnh sớm và có cách khắc phục kịp thời nhé

  • Chàm xuất hiện ở các vị trí như mặt, da đầu, chân tay, thân mình, khuỷu tay, cổ, sau đầu gối, cổ tay, mu bàn tay, mắt cá chân.
  • Ban đầu là những nốt sẩn đỏ, sau phát triển thành mụn nước nhỏ li ti. Da trẻ bị nứt, rịn nước, đóng mày và tróc vảy.
  • Vùng da bị chàm thô ráp, xuất hiện vảy li ti, da khô và căng.
  • Da sẩn đỏ kèm triệu chứng hen suyễn, viêm mũi.
  • Trẻ khó chịu nên quấy khóc, ăn kém, ngủ ít.
  • Trẻ bứt rứt, đưa tay gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối để đỡ ngứa khiến mụn nước bị vỡ ra. Da bị rớm máu hoặc chảy máu một vùng da lớn.

Nếu vùng da bị tổn thương không được vệ sinh tốt rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm. Việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho bé.

Phân biệt chàm sữa với các bệnh ngoài da khác

Nhiều mẹ dễ bị nhầm lẫn giữa chàm sữa với các bệnh lý ngoài da khác như mề đay, vảy trắng, chốc…bởi chúng có dấu hiệu gần giống nhau. Để phân biệt các bệnh trên với chàm sữa, bạn hãy tìm hiểu đặc điểm riêng của chúng.

  • Chốc: Da xuất hiện mụn nước hoặc bóng nước, sau đó tiến triển dần thành mụn mủ. Khi mụn mủ bị vỡ, khô, đóng vảy dày có màu vàng.
  • Vảy trắng: Bệnh xuất hiện những vùng da bị giảm sắc tố, màu trắng, vảy mịn. Các vị trí xuất hiện như ở má, tay và nửa thân trên.
  • Mề đay: Các nốt mẩn và phù trên da xuất hiện rải rác hoặc thành từng đám

Bệnh chàm sữa rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý trên dẫn tới việc tự điều trị gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, cha mẹ cần đưa bé thăm khám tại trung tâm y tế để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị đúng cách.

Chàm sữa dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác.

Xem thêm: Hướng dẫn phân biệt chàm sữa và rôm sảy ở bé

Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Khi sức đề kháng của trẻ được tăng cường, hệ miễn dịch được củng cố chàm sữa sẽ tự hết. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà cần chăm sóc trẻ đúng cách và thường xuyên theo dõi tình trạng da của trẻ theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Bởi đã có một số trường hợp chàm sữa chuyển sang chàm thể tạng khiến bệnh trở nên phức tạp hơn hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Thậm chí, chàm sữa điều trị không đúng cách sẽ để lại sẹo (sẹo thâm, sẹo rỗ, sẹo lồi). Khi bé bị chàm sữa, tốt nhất cha mẹ nên sớm cho con di thăm khám và điều trị thay vì tự tìm cách chữa tại nhà mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Bên cạnh làm theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý chăm sóc da bé để giảm khó chịu, ngứa ngáy giúp các triệu chứng không trở nên nặng hơn bằng cách:

Vệ sinh cho bé đúng cách mỗi ngày

Tắm rửa cho bé mỗi ngày, không nên tắm nước nóng cho bé dễ khiến da bé bị khô. Ngoài ra, nên tránh để bé ngồi trong nước xà phòng. Khi tắm xong, nên dùng khăn mềm để lau nhẹ nước còn đọng lại trên da bé. Khi da bé vẫn còn ẩm hãy thoa kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da. Để tránh bị kích ứng với kem làm ẩm, trước khi thoa toàn thân hãy thoa lên một vùng nhỏ trước nhé.

Chọn quần áo rộng rãi, thông thoáng

Hãy chọn các loại quần áo có chất liệu vải cotton thấm hút mồ hôi. Tránh để bé mặc quần áo bằng vải lên hoặc các chất liệu gây kích ứng da. Đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng không nên mặc nhiều quần áo cho trẻ sơ sinh.

Chọn xà phòng giặt quần áo phù hợp

Sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm hoặc các sản phẩm dành cho da nhạy cảm để giặt quần áo cũng như chăn chiếu của bé. Bạn cũng không nên sử dụng các chất làm mềm vải dễ gây kích ứng da bé.

Dùng nước mát khi bị ngứa

Khi bé bị những cơn ngứa hành hạ, hãy áp một bình nước lạnh lên vùng da bị ngứa nhiều lần trong ngày để giảm sự khó chịu. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm nhằm giúp bé dễ chịu hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Nếu bé còn bú mẹ, bạn hãy tránh một số thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, đậu phộng, trứng, các loại hạt, lúa mì, cá, ốc, đậu nành…Chúng có thể khiến triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngăn để bé gãi

Chàm sữa khiến bé cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy nên thường chà xát lên vùng da bị ngứa khi ngủ. Tuy việc gãi hay chà xát có thể làm dịu cơn ngứa nhưng lại khiến cho các vết mẩn ngứa trở nên tồi tệ hơn. Bé không chịu được cơn ngứa và thường xuyên gãi bạn hãy đeo bao tay hoặc vớ cho bé. Trường hợp ngứa ngáy khiến bé không ngủ được, hãy nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ để có cách xử lý.

Xem chi tiết:

Lưu ý khi điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau khi điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh nhé.

  • Cần hạn chế tối đa để bé tiếp xúc với các tác nhân khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng kem hay thuốc trị chàm sữa cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được tư vấn những loại thuốc phù hợp và an toàn với làn da của bé.
  • Không tự ý mua thuốc bôi cho trẻ hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian như đắp lá có thể khiến triệu chứng của bệnh nặng thêm.
  • Trường hợp trẻ bị khô da, đỏ da, tróc vảy có thể sử dụng thuốc có chứa corticosteroid với nồng độ thấp để bôi trong thời gian ngắn khoảng 5 – 7 ngày.
  • Không sử dụng corticosteroid với hàm lượng cao dùng cho người lớn vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, mất màu da thậm chí suy tuyến thượng thận nếu dùng dài ngày.

Cẩn trọng khi sử dụng chữa chàm sữa cho bé yêu mẹ nhé.

Biện pháp phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa chàm sữa cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp như sau:

  • Cho bé bú sữa mẹ trong thời gian dài nhất có thể khi bé đang ở độ tuổi sơ sinh. Các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Tránh bổ sung các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như lạc, sữa, thực phẩm lên men…
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể bé, không nên tắm cho trẻ bằng nước quá nóng. Các loại sữa tắm, xà phòng tẩy rửa mạnh gây khô da và kích ứng cũng hạn chế sử dụng. Nên tắm nước ấm cho bé để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi, không nên mặc quần áo chật, chất liệu dạ, len gây bít tắc, khó thoát mồ hôi.
  • Vệ sinh môi trường sống như nhà cửa, vườn tược. Không để nhiệt độ phòng thay đổi quá nhanh, cung cấp độ ẩm cần thiết giúp bé dễ chịu hơn. Phòng ngủ, chăn ga đệm, đồ chơi của bé cần được vệ sinh thường xuyên.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói thuốc, khói bụi, lông động vật (như chó, mèo)…khi trẻ đang mắc bệnh.
  • Khi trẻ có dấu hiệu mắc chàm sữa cần đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh tiền mất tật mang.

Hi vọng những thông tin trên giúp cha mẹ có thêm những kiến thức bổ ích nhằm chăm sóc tốt nhất cho bé yêu khi bị chàm sữa. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược thiên nhiên hàng đầu để mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. Sản phẩm không sử dụng chất tẩy rửa hóa học, không hương liệu nhân tạo, không dưỡng da hóa chất, rất an toàn cho bé.

Fons Care Baby mang lại:

  • Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
  • Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
  • Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn
– Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
]]>
https://fonscare.vn/cham-sua-o-tre-so-sinh/feed/ 0
Làm gì khi bé bị chàm sữa nặng? https://fonscare.vn/cham-sua-nang-o-be/ https://fonscare.vn/cham-sua-nang-o-be/#respond Tue, 11 May 2021 09:40:46 +0000 https://fonscare.vn/?p=3790 Chàm sữa là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, chàm sữa tiến triển sang thể nặng làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi bé bị chàm sữa thể nặng một cách an toàn, hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết chàm sữa nặng ở bé

Chàm sữa hay còn được gọi là lác sữa, thường xảy ra ở trẻ em trong giai đoạn bú mẹ hoặc bú bình. Khi bị chàm sữa, da bé xuất hiện các mảng đỏ hồng kèm theo các mụn nước li ti, sờ da thấy thô ráp. Bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên có xu hướng gãi nhiều. Nếu bé không được chữa trị kịp thời hoặc mẹ áp dụng các phương pháp điều trị không phù hợp khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn với các dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Bé có cảm giác ngứa ngáy ngày một nhiều thêm, dùng hai tay gãi nhiều lên vùng da bị chàm sữa.
  • Vùng da bị chàm sữa xuất hiện vài vết lở loét hay tình trạng bong tróc da để lộ lớp da bóng nhẵn bên trong.
  • Trên đỉnh của vùng da bị chàm có lớp vỏ màu nâu nhạt hoặc xuất hiện mụn nước. Khi gãi mụn nước vỡ ra tạo thành lớp hóa sừng bì cứng.
  • Bé biếng ăn, thường xuyên quấy khóc khiến cha mẹ rất lo lắng.

Vùng da của bé bị chàm sữa nặng có thể lở loét, bong tróc.

Chàm sữa dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác ở trẻ. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt được bằng cách quan sát. Những mảng chàm sữa có màu đỏ đậm hơn kèm theo vảy da trắng đục, đôi khi có chứa nước lỏng.

Xem thêm chi tiết: Hướng dẫn mẹ phân biệt chàm sữa và mụn sữa

Nguyên nhân gây chàm sữa thể nặng

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa thể nặng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Bé gãi nhiều: Chàm sữa gây ngứa ngáy khó chịu khiến bé dùng tay cào gãi da hoặc dụi mắt, dụi vết chàm vào chăn gối cho đỡ ngứa. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da gây hại khiến chàm sữa càng nặng hơn.
  • Chữa chàm sữa mãi không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần: Nếu được điều trị đúng cách chàm sữa sẽ khỏi sau khoảng 1 -2 tuần. Nhưng nhiều trường hợp chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần khiến tình trạng bệnh lần sau lại nặng hơn lần trước. Lâu dài tiến triển xấu thành chàm sữa thể nặng.
  • Cha mẹ xử lý sai cách: Nhiều trường hợp khi bé bị chàm sữa nhưng cha mẹ xử lý chưa đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm điều trị có chứa thành phần không phù hợp với làn da của bé khiến chàm sữa lan rộng và ngày càng tiến triển nặng hơn.
  • Cha mẹ lạm dụng lá dân gian tắm cho bé: Một số lá dân gian có tác dụng hỗ trợ cải thiện chàm sữa ở thể nhẹ. Nhưng khi áp dụng mẹ không xử lý sạch hoàn toàn hoặc sử dụng số lượng lá quá nhiều khiến da bé bị bội nhiễm gây ra chàm sữa thể nặng điều trị gặp nhiều khó khăn.
  • Chế độ ăn: Khi mẹ ăn các loại đồ ăn hải sản, đồ tanh hay đồ ăn giàu đạm khiến sữa mẹ chứa những nguồn protein lạ có thể là nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa nặng.
  • Yếu tố môi trường: Khi môi trường sống có chứa các yếu tố gây kích thích như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa…cũng có thể khiến chàm sữa tiến triển nặng hơn.

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có thể khiến chàm sữa ở bé nặng hơn.

Chàm sữa nặng có nguy hiểm không?

Chàm sữa thể nặng rất nguy hiểm, chữa trị kéo dài thậm chí có thể gây ra những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe cũng như làn da của bé. Không chỉ khiến bé ăn không ngon, ngủ không yên mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm như:

Trẻ chậm phát triển: Chàm sữa khiến da bé luôn ngứa ngáy, khó chịu nên biếng ăn, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của bé.

Da bé bị nhiễm trùng, bội nhiễm: Ngứa ngáy khiến bé dùng tay để gãi da khiến vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập, nhiễm nấm da…gây chàm bội nhiễm. Chàm bội nhiễm khiến hệ miễn dịch suy giảm khiến da sưng đỏ, mụn nhọt, rỉ nước, lở loét…khiến da bị nhiễm trùng, nhiễm trùng máu khiến bé bị sốt cao rất nguy hiểm.

Suy thận: Cha mẹ thấy bé bị chàm sữa nên sử dụng thuốc chứa Corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nhóm thuốc này khiến hệ miễn dịch của bé bị suy giảm, thậm chí teo da, mỏng da, suy giảm tuyến thượng thận.

Xem chi tiết: Chàm sữa có để lại sẹo không?

Cần làm gì khi trẻ bị chàm sữa nặng?

Khi bé bị chàm sữa thể nặng, cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tham khảo một số mẹo sau đây để cải thiện căn bệnh này cho bé. Sau đây là một số cách cải thiện chàm sữa nặng mà phụ huynh nên làm theo:

Dùng sản phẩm sát trùng vết chàm sữa

Vùng da bị chàm sữa có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Do đó, cha mẹ đừng quên bước sát khuẩn vết chàm cho bé để giúp quá trình điều trị chàm sữa mang lại hiệu quả tốt hơn.

Thoa kem dưỡng ẩm

Khi bé bị chàm sữa nặng, vùng da xuất hiện nhiều tổn thương, bong tróc da khiến làn da bị thô ráp. Bên cạnh đó, cấu trúc da của bé mềm mỏng nên khi bị chàm sữa sẽ rất dễ khô. Bởi vậy mà mẹ cần lưu ý giữ ẩm cho bé mỗi ngày. Thời điểm thoa kem dưỡng ẩm hợp lý là sau khi trẻ tắm xong. Bởi lúc này bề mặt da sạch sẽ, độ ẩm cao nên rất dễ thẩm thấu.

Bạn có thể thoa cho bé nhiều lần và nên thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ. Kem dưỡng ẩm không những làm mềm da mà còn giúp khôi phục hàng rào bảo vệ da một cách nhanh chóng.

Hãy chắc chắn rằng loại kem dưỡng ẩm mà bạn dùng cho bé có xuất xứ rõ ràng, không có mùi, không dầu và dành riêng cho bé sơ sinh. Để chắc chắn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thoa cho bé.

Xem chi tiết: Chàm sữa bôi thuốc gì cải thiện?

Tắm cho bé bằng nước ấm

Làn da của bé vốn vô cùng nhạy cảm nên khi bị chàm sữa nặng cần được chăm sóc kỹ hơn. Khi tắm cho bé bạn nên pha nước ấm cùng chút tinh dầu tràm trà để giảm ngứa, làm sạch da cho bé. Hãy dùng cặp nhiệt độ để thử nước trước khi cho bé vào tắm. Không nên tắm cho bé quá lâu (< 10 phút), không dùng tay hay khăn bông chà xát vào những vùng da đang bị chàm sữa của bé. Khi tắm xong mẹ lấy khăn bông mềm thấm nước và lau khô nhẹ nhàng cho bé.

Quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi

Chàm sữa nặng khiến bé bị ngứa ngáy nhiều. Bởi vậy mẹ hãy lựa chọn những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát cho bé mặc nhằm tránh cọ xát quần áo vào da gây đau rát. Ưu tiên chọn quần áo từ chất liệu tự nhiên, cotton thấm hút tốt, tránh len sợi khiến da bé bị trầy xước và cảm thấy khó chịu hơn. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đeo bao tay hoặc cắt móng tay cho bé để tránh cào gãi lên da khiến chàm sữa càng bị nặng hơn.

Giữ không gian sống sạch sẽ

Bụi bẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chàm sữa ở bé tiến triển nặng hơn. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của bé, giữ nhiệt độ phòng mát mẻ với độ ẩm thích hợp giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời giảm nguy cơ bé bị chàm sữa nặng.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Cần giữ trẻ không tiếp xúc với các yếu tố kích hoạt bệnh chàm sữa cũng như khiến bệnh nặng hơn như xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, lông thú cưng, tránh để bé đổ mồ hôi quá nhiều…

Chế độ ăn của mẹ

Một trong những nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa nặng do chế độ ăn của mẹ có chứa các protein lạ từ hải sản. Bởi vậy khi bé bị chàm sữa mẹ đang cho con bú cần tránh sử dụng các thực phẩm đó. Hãy bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết giúp sữa mẹ đủ dưỡng chất, kháng thể cho bé mỗi ngày.

Đưa trẻ gặp bác sĩ

Nếu đã áp dụng các mẹo trên mà tình trạng của bé không cải thiện. Cha mẹ cần cân nhắc đưa bé đi khám ở những cơ sở uy tín để có hướng điều trị phù hợp. Cha mẹ cần ghi nhớ làm theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tái khám đúng hẹn (nếu có), uống thuốc đủ và đúng liều lượng.

Cách phòng ngừa chàm sữa nặng cho bé

Để phòng ngừa chàm sữa tiến triển sang thể nặng, cha mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời và đúng như sau:

  • Hãy chăm sóc da của bé hàng ngày đúng cách, tránh để bé gãi lên da. Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần hóa chất có thể gây kích ứng da bé.
  • Mẹ cần tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa đặc, sữa bò, trứng, thịt bò, hản sản, đồ ăn lên men…
  • Không tự ý mua thuốc bôi cho bé hoặc lạm dụng các bài thuốc dân gian để tắm cho bé.

Chàm sữa nặng cũng như chàm sữa thông thường đều không lây nhiễm. Tuy nhiên, chúng gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé nên các mẹ không nên chủ quan.

Trên đây là những thông tin giúp cha mẹ xử trí khi bé bị chàm sữa thể nặng giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy và khó chịu đồng thời ngăn ngừa da bé bị nhiễm trùng. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh!

Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược thiên nhiên hàng đầu để mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. Sản phẩm không sử dụng chất tẩy rửa hóa học, không hương liệu nhân tạo, không dưỡng da hóa chất, rất an toàn cho bé.

Fons Care Baby mang lại:

  • Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
  • Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
  • Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.
– Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
]]>
https://fonscare.vn/cham-sua-nang-o-be/feed/ 0
Hình ảnh bé bị chàm sữa mẹ nên biết https://fonscare.vn/hinh-anh-be-bi-cham-sua/ https://fonscare.vn/hinh-anh-be-bi-cham-sua/#respond Tue, 11 May 2021 09:40:18 +0000 https://fonscare.vn/?p=3802 Chàm sữa là bệnh ngoài da gặp khá phổ biến ở trẻ em với các dấu hiệu điển hình như da đỏ, ngứa ngáy và viêm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả chàm sữa tiến triển nặng hơn khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, ngủ không sâu giấc gây ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của bé. Cùng tìm hiểu những hình ảnh bé bị chàm sữa để nhận biết bệnh sớm và có biện pháp xử trí hiệu quả nhé.

Vị trí xuất hiện chàm sữa

Chàm sữa hay còn có nhiều tên gọi khác như eczema, lác sữa…Đây là bệnh lý ngoài da gặp khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy không nguy hiểm nhưng điều trị khó dứt điểm và thường xuyên tái phát. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến bé luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc.

Trẻ bị chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, da đầu, nửa thân trên và tứ chi. Với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, chàm thường bùng phát ở chân và tay. Chàm sữa cũng có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay. Không chỉ gây ngứa, khó chịu chàm sữa còn ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như các hoạt động hàng ngày của bé.

Sau đây là một số triệu chứng chàm sữa ở trẻ cha mẹ nên biết:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát triển thành mụn nước nhỏ li ti, nứt da, rỉ nước, đóng mày và tróc vảy.
  • Vùng da bị chàm sữa thô ráp, có vảy li ti, da bị khô và căng ra.
  • Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến bé thường xuyên dùng tay quơ lên mặt muốn gãi hoặc chà đầu, mặt vào gối cho đỡ ngứa khiến mụn nước vỡ ra.
  • Mụn nước vỡ tạo thành một lớp hóa sừng bì cứng, nếu không vệ sinh cẩn thận có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Da non tái tạo và bong dần khiến bé ngứa, khó chịu thậm chí nứt nẻ lớn gây rỉ máu, nhiễm trùng. Nếu cha mẹ không có biện pháp điều trị kịp thời có thể để lại sẹo sâu trên da của bé.

Xem thêm: Bé bị chàm sữa có để lại sẹo không?

Hình ảnh bé bị chàm sữa qua các giai đoạn

Dựa vào bệnh lý, các chuyên gia chia bệnh chàm sữa thành 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn tấy đỏ

Đây là giai đoạn đầu của bệnh chàm sữa và cũng là giai đoạn việc điều trị dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả. Ở giai đoạn này, vùng da tổn thương xuất hiện mẩn đỏ và có dấu hiệu ngứa ngáy. Xuất hiện những hạt có màu hơi trắng trên bề mặt da rồi tạo thành mụn nước.

Nguyên nhân chính gây chàm sữa là do các yếu tố dị ứng trong cơ thể cũng như ngoài môi trường. Bởi vậy, để điều trị chàm sữa cho bé đầu tiên cha mẹ cần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng cho bé. Cần vệ sinh sạch sẽ giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa hiệu quả. Cần đảm bảo môi trường sống thoáng mát, quần áo rộng rãi, dễ chịu. Tránh để trẻ chà xát, cọ gãi lên khu vực bị chàm.

Giai đoạn nổi mụn nước

Giai đoạn này da của bé đỏ, mụn nước xuất hiện và có kích thước nhỏ. Những mụn nước này hợp lại với nhau tạo thành mụn nước lớn hơn và lan rộng ra vùng da xung quanh. Các mụn nước có chứa dịch trong, nông và mọc dày chi chít trên da bé.

Trẻ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu nhiều hơn nên thường có thói quen đưa tay lên cọ, gãi…khiến các mụn nước vỡ ra. Tình trạng này dễ dẫn tới nhiễm trùng, đặc biệt khi thời tiết nóng bức, ra nhiều mồ hôi không đảm bảo vệ sinh.

Giai đoạn chảy nước

Các mụn nước phát triển căng dần rồi tự vỡ hoặc do bị tác động mà dập vỡ ra. Ở giai đoạn này, vùng da bị tổn thương xuất hiện nhiều vết trợt có khả năng bị bội nhiễm rất cao nên cha mẹ cần chú ý vệ sinh cho trẻ. Cha mẹ có thể mua thuốc sát khuẩn bôi vào các vết tổn thương của trẻ.

Giai đoạn da nhẵn

Sau khi mụn nước vỡ ra tại vùng da bị chàm sẽ đọng lại thành mảng sừng cứng trên da bé. Vảy khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.

Giai đoạn này rất nguy hiểm bởi khả năng căng da, nứt da rất cao. Do đó, cha mẹ cần sử dụng các sản phẩm đặc trị nhằm tránh để da trẻ căng và nứt gây viêm nhiễm và khiến bé đau rát, khó chịu.

Giai đoạn bong vảy da

Sau khi vùng da bị chàm hình thành da non và bong vảy dần. Sau khi lớp da mỏng vừa tái tạo ở giai đoạn trên nhanh chóng nứt ra, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn ra như cám. Vùng da bị chàm của bé dày lên và sắc tố do chàm cũng dần tăng theo.

Hình ảnh bé bị chàm sữa qua từng vị trí

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở lông mày

Chàm sữa ở lông mày có đặc trưng là các đám mụn li ti, mọc sát nhau tạo thành từng đám gây ngứa. Do mồ hôi chảy xuống lông mày nhiều khiến da kích ứng, xuất hiện chàm sữa. Lông mày xuất hiện các đám mẩn đỏ, mụn chàm gây ngứa khiến trẻ đưa tay lên gãi. Sau khi vết chàm ăn da non và đóng vảy, trẻ có thể bị rụng lông mày.

Hình ảnh bé bị chàm sữa quanh miệng

Vùng miệng phải vận động nhiều mỗi khi ăn, nói hay quấy khóc nên chàm sữa ở vị trí này rất lâu lành. Các mảng đỏ xuất hiện chi chít quanh miệng, đặc biệt là khóe miệng. Ngứa ngáy khiến trẻ hay gãi, dụi vào mép và không chịu ăn.

Hình ảnh trẻ bị chàm sữa ở 2 bên má

Chàm sữa ở má ban đầu chỉ là những đám mẩn đỏ khiến cha mẹ không chú ý nên khó nhận ra. Chàm sữa ở 2 bên má thường là những đám mẩn đỏ với tính chất đối xứng. Nếu không có cách khắc phục những đám mẩn đỏ dần hình thành các mụn nước li ti, chúng vỡ ra tạo thành vùng da sần ráp.

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở cằm

Chàm sữa ở cằm thường do thức ăn rơi vãi hay sữa còn sót lại sau bữa ăn bám lại vào cằm lâu ngày gây chàm ở cằm.

Hình ảnh bé bị chàm ở cổ

Không chỉ bị chàm sữa ở các vị trí 2 bên má, quanh miệng, lông mày, cằm chàm sữa còn có thể lan rộng xuống vùng cổ.  Chàm sữa ở cổ thường lâu khỏi hơn và có xu hướng xấu đi khi bé tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích như bụi bẩn, lông thú, xà phòng, mồ hôi thậm chí là sữa mẹ.

Một số dấu hiệu nhận biết bé bị chàm ở cổ:

  • Vùng da cổ bị đỏ ửng.
  • Da cổ bị tổn thương gây đau rát khiến bé khó chịu, quấy khóc và thường xuyên gãi lên da.
  • Cổ có chứa các nếp gấp nên khiến chàm da nặng hơn khiến vỡ mụn nước làm trầy da và loét da khiến bé có thể chảy máu.
  • Sau một thời gian, da khô lại, bong tróc vảy để lại những vết hằn, có màu sẫm trên cổ.

Hình ảnh bé bị chàm ở chân, tay

Với trẻ lớn hơn và những người trưởng thành chàm sữa có thể xuất hiện ở chân tay. Chàm sữa cũng có thể xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và hoạt động hàng ngày của bé.

Các dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở chân, tay:

  • Vùng da chân, tay có xuất hiện ửng đỏ, phồng rộp, mụn nước li ti.
  • Vùng da bị mụn nước có dấu hiệu phát ban đi kèm cảm giác ngứa ngáy, thậm chí nóng rát, đau đớn.
  • Mụn nước biến mất sau 2 – 3 tuần nếu có cách chăm sóc hợp lý. Khi mụn nước mất đi, da khô, bong tróc và dễ để lại sẹo.
  • Bệnh thường xuyên tái phát khiến da dày, có vảy, phát triển thành những vết nứt, chảy máu gây đau đớn.

Thông tin xem thêm: Hướng dẫn mẹ phân biệt chàm sữa và mụn sữa

Hướng dẫn cách điều trị chàm sữa tại nhà cho bé

Để bé nhanh chóng thoát khỏi chàm sữa, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Kiểm soát các yếu tố nguyên nhân: Cần tránh hoàn toàn hoặc một phần các nguyên nhân gây kích ứng da, giảm tình trạng bùng phát bệnh. Một số yếu tố gây kích ứng như các loại sữa tắm, sữa dưỡng thể, nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa, quần áo nhiều tơ sợi, mồ hôi…

Kiểm soát nhiễm khuẩn vết chàm: Đây là nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc bé bị chàm sữa. Nếu không kiểm soát nhiễm khuẩn vết chàm khiến bệnh nặng hơn có thể gây ra bội nhiễm, nhiễm khuẩn tại vùng da bị chàm. Cha mẹ có thể sử dụng các dung dịch kháng khuẩn ngoài da theo chỉ định của bác sĩ. Đây là giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn an toàn cho bé.

Dưỡng ẩm, chăm sóc da: Nhằm mục đích giảm khô ngứa, nứt nẻ cho da bé đồng thời tạo thành hàng rào da khỏe mạnh chống lại sự tấn công của các tác nhân kích ứng bên ngoài. Nên lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm ở dạng kem có chứa thành phần tự nhiên. Các sản phẩm có chứa nhiều hương liệu, chất bảo quản không nên sử dụng bởi chúng có thể gây kích ứng khiến chàm nặng hơn.

Cần chăm sóc da và dưỡng ẩm da cho bé hàng ngày.

Thuốc chống viêm da corticoid: Giúp giảm phản ứng viêm trong đợt bùng phát của chàm sữa. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có chứa corticoid cần có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Chỉ nên sử dụng corticoid ở liều thấp để điều trị cho các bé. Thời gian ngắn trong khoảng từ 5 – 7 ngày.

Xem chi tiết: Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì?

Kiểm soát ngứa, phát ban: Các vết chàm gây ngứa nên cha mẹ cần để ý không cho bé gãi, cào để tránh các vết chàm tổn thương nặng hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin cho trẻ bị chàm trên 2 tuổi nhằm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và phát ban. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.

Tắm bằng nước ấm: Cần vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng cách tắm nước ấm. Thời gian tắm từ 5 – 10 phút, nên dùng kem dưỡng ẩm sau khi tắm giúp giảm nhẹ tình trạng chàm sữa ở bé.

Trên đây là những hình ảnh khi bé bị chàm sữa. Hi vọng những thông tin trên giúp cha mẹ nhận biết bé bị chàm sữa và có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược thiên nhiên hàng đầu để mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. Sản phẩm không sử dụng chất tẩy rửa hóa học, không hương liệu nhân tạo, không dưỡng da hóa chất, rất an toàn cho bé.

Fons Care Baby mang lại:

  • Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
  • Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
  • Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.
– Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
]]>
https://fonscare.vn/hinh-anh-be-bi-cham-sua/feed/ 0
[Mách mẹ] cách phân biệt chàm sữa và mụn sữa ở trẻ https://fonscare.vn/phan-biet-cham-sua-va-mun-sua-o-tre/ https://fonscare.vn/phan-biet-cham-sua-va-mun-sua-o-tre/#respond Thu, 06 May 2021 06:51:37 +0000 https://fonscare.vn/?p=3764 Chàm sữa và mụn sữa là những bệnh lý ngoài da gặp khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Có nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn giữa hai bệnh này bởi chúng có những triệu chứng khá giống nhau. Làm cách nào để phân biệt chàm sữa và mụn sữa? Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc trên.

Chàm sữa và mụn sữa là gì?

Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, đây là giai đoạn đầu của chàm thể tạng. Thông thường, chàm sữa sẽ biến mất khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Nếu trẻ trên 4 tuổi vẫn chưa khỏi thì nguy cơ cao tiến triển thành chàm thể tạng. Bởi vậy mà khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần chú ý vệ sinh cũng như dưỡng ẩm hiệu quả nếu thấy dấu hiệu chàm sữa trên da của bé nhé.

Mụn sữa hay còn gọi là nang kê, mụn trứng cá sơ sinh. Mụn sữa là các mụn trắng nhỏ li ti mọc thành đám, xuất hiện trên mũi, cằm, má, mắt, mí mắt của bé. Mụn sữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Nếu mụn sữa tiến triển thành mụn mủ, mụn đầu đen khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

Tóm lại, chàm sữa và mụn sữa đều là những bệnh lý về da mạn tính xuất hiện sau sinh một vài tuần. Bệnh đều khởi phát do hệ miễn dịch của cơ thể bé còn yếu, dị ứng với thời tiết, chất tẩy rửa, tiếp xúc với dị nguyên hay chăm sóc da không sạch sẽ. Bên cạnh tên gọi khác nhau, chàm sữa và mụn sữa còn có những điểm khác nhau về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng. Cùng so sánh sự giống và khác nhau của hai bệnh lý này nhé.

Xem thêm chi tiết: Chàm sữa có để lại sẹo không?

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa và mụn sữa

Điểm giống nhau

  • Chàm sữa và mụn sữa đều là những bệnh mãn tính về da và phát triển theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Đều chịu sự tác động của 2 yếu tố gây bệnh chính là môi trường và yếu tố di truyền:
  1. Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ có tiền sử mắc bệnh về da như chàm, mề đay, hắc lào…thì trẻ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh lý về da như chàm sữa. Bố mẹ có tiền sử bệnh hen suyễn, bệnh kích thích làm tăng nguy cơ mắc chàm sữa, mụn sữa ở trẻ.
  2. Tác nhân bên ngoài: Do tác động của môi trường xung quanh như khói bụi, nấm mốc, thời tiết nóng ẩm…khiến sức đề kháng của bé suy yếu, vi trùng có điều kiện sản sinh gây lác sữa và mụn sữa.
  • Cả hai bệnh lý đều không phải là bệnh lý lây truyền.

Khác nhau

Chàm sữa:

Cha mẹ tham khảo một số nguyên nhân gây ra chàm sữa như sau:

  • Dị ứng thức ăn: Bé có thể bị dị ứng với một số thực phẩm như thịt bò, hải sản, đậu phộng, sữa bò…khi trẻ ăn trực tiếp hoặc thông qua sữa mẹ dẫn tới chàm sữa.
  • Tâm lý: Bé thường xuyên bị căng thẳng hoặc sợ hãi, thậm chí khi mọc răng, rối loạn chức năng tiêu hóa, nội tiết, thần kinh…khiến trẻ ăn không ngon, mất ngủ làm suy giảm hệ miễn dịch dễ gây chàm sữa.
  • Yếu tố kích thích tại chỗ: Trẻ có nguy cơ cao bị chàm sữa do dị ứng với thuốc bôi ngoài da, mồ hôi ứ đọng trên da lâu, kích thích sữa tắm hoặc các loại nước tẩy rửa…
  • Cơ địa dị ứng: Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây chàm sữa. Theo các chuyên gia về da liễu, chàm sữa chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm. Nhưng theo thống kê, có khoảng 60% cha mẹ bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ cùng bị đẻ con ra có tới 80% bé bị bệnh hen suyễn, sổ mũi kéo dài, nổi mề đay…

Mụn sữa:

  • Sử dụng sữa bột: Trẻ sử dụng sữa bột có thể dẫn tới mụn sữa, nguyên nhân được giải thích do dị ứng với lượng đạm albumin có nhiều trong sữa bột.
  • Dùng thuốc: Mẹ dùng thuốc trong thời gian mang thai bé hoặc bé bị ốm phải sử dụng thuốc. Một số loại thuốc có thẻ gây ra tác dụng phụ dẫn tới mụn sữa.
  • Mẹ ăn đồ cay nóng: Bé đang bú sữa mẹ mà mẹ ăn nhiều đồ cay nóng có thể gây kích thích mụn sữa mọc ở bé.
  • Tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn: Tuyến dầu trên da bé bị tắc nghẽn thường xuyên gây ra mụn sữa.
  • Tế bào da chết bị kẹt lại: Keratin – protein có nhiều trong tế bào da bị mắc kẹt lại trong da của bé gây ra mụn sữa.

Dấu hiệu của chàm sữa và mụn sữa

Giống nhau

  • Vị trí xuất hiện của chàm sữa và mụn sữa thường ở hai bên má và một số vị trí khác như tay, chân, thân mình.
  • Bệnh thường khởi phát sớm, khoảng 1 vài tuần sau khi sinh.
  • Chàm sữa và mụn sữa có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên.
  • Có thể lây lan sang các vùng da khác: Nếu không có biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách có thể lan sang các vùng da khác trên cơ thể.
  • Chàm sữa và mụn sữa có thể bị kích thích bởi các yếu tố như thời tiết, chất tẩy rửa…khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Bệnh dễ tái phát

Khác nhau

Chàm sữa:

Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến bé rất khó chịu.

  • Chàm sữa gây ngứa ngáy khiến bé rất khó chịu và thường xuyên dùng tay gãi.
  • Bệnh có biểu hiện là các đám đỏ trên da, phù nhẹ, giới hạn không rõ ràng. Sau đó, trên các nền hồng ban xuất hiện những mụn nước nông, nhỏ, to dần và tập hợp thành bóng nước. Các mụn dễ vỡ do bé chà gãi hoặc tự vỡ gây chảy dịch xuất tiết, đóng vảy tiết, da khô bong tróc vảy.
  • Bệnh có xu hướng tiến triển xấu, các vết chàm lan rộng có khả năng gây bội nhiễm, dịch tiết có mủ, nổi hạch và sưng đau.

Mụn sữa:

  • Mụn sữa không gây ngứa và đau, nhưng lại làm bé cảm thấy không thoải mái và dễ chịu khi làn da phải tiếp xúc trực tiếp với quần áo hay chăn gối.
  • Biểu hiện là những đốm bé li ti như hạt kê trên da, có màu trắng như hạt gạo, tương đối cứng.
  • Bệnh tiến triển xấu khiến mụn sữa mọc nhiều hơn, có xu thế lan rộng, có thể gây sưng đau và mưng mủ.

Biện pháp ngăn chặn chàm sữa và mụn sữa

Giống nhau

Tắm rửa cho bé hàng ngày:

Cha mẹ nên tắm rửa hàng ngày cho bé với nước ấm để làm da bé được sạch sẽ, khô thoáng. Cha mẹ có thể sử dụng một số loại sữa tắm dành cho bé với thành phần chiết xuất tự nhiên. Cần chú ý làm sạch các vị trí khó làm sạch như cổ, nách, nếp gấp ở đùi… Sau khi tắm xong, lâu khô người, mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi tốt cho bé.

Lựa chọn quần áo cho bé :

Lựa chọn quần áo có chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi. Tránh chất liệu thô, ngứa như len và các loại vải không thông thoáng như polyester.

Chế độ ăn uống của bé:

Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ hoàn toàn: Thực đơn của mẹ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sữa nên mẹ cần bổ sung các loại đồ ăn có tính mát như rau xanh, vitamin C, cá biển có chất ARA nhằm chống lại dị ứng. Không nên ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng tới tiết sữa và khiến tình trạng chàm sữa, mụn sữa càng tồi tệ hơn. Nên cho bé bú nhiều để cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho bé.

Đối với những bé đã ăn dặm: Mẹ cần chọn những món ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Khi bé bị chàm sữa, mụn sữa bé thường khó chịu nên không muốn ăn. Mẹ cần thay đổi các món ăn hàng ngày cho bé, tránh trường hợp ăn một món nhiều lần khiến bé càng biếng ăn hơn. Khi chế biến món ăn nên nấu nhừ giúp bé dễ ăn và dễ hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Dọn dẹp phòng của bé thoáng mát, sạch sẽ:

Bụi bẩn, lông động vật…là những nguyên nhân khiến chàm sữa, mụn sữa càng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, mẹ hãy dọn dẹp nhà cửa thường xuyên nhằm loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân gây kích thích da giúp không khí trong lành, mát mẻ.

Tránh để bé tiếp xúc với dị nguyên:

Tránh để trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như đồ chơi có lông, thú nhồi bông, lông động vật, phấn hoa, nọc côn trùng, mạt sắt…Hạn chế để bé tiếp xúc với nhiệt độ cao và đổ mồ hôi nhiều như vui chơi ngoài trời nắng trong thời gian dài.

Dùng lá tắm cho bé:

Để chăm sóc da của bé hiệu quả, mẹ có thể dùng một số loại lá tắm để tắm cho bé. Trong một số loại lá tắm có chứa thành phần giúp sát khuẩn cao, làm mát da từ đó giảm ngứa ngáy hiệu quả cho bé. Mẹ nên dùng lá tắm sau để nấu nước tắm cho bé như:

  • Lá chè xanh
  • Lá khế chua
  • Lá trầu không
  • Lá bồ công anh
  • Sài đất

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Lấy một nắm các lá trên, rửa sạch và ngâm với nước muối trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút.
  • Để lá ráo nước, đun với 2 – 3 lít nước cho tới khi sôi từ 5 – 7 phút thì tắt bếp để các tinh chất trong lá ngấm hết ra nước.
  • Lọc bỏ bã, lấy phần nước pha với nước lọc để tắm cho bé. Mẹ cần lưu ý pha nước làm sao để nhiệt độ từ 35 – 38 độ C.
  • Cần tắm cho bé ở nơi kín gió, không nên tắm quá lâu. Hãy tắm cho bé một cách nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh gây xước da của bé.
  • Tắm xong nên tráng lại người cho bé với nước ấm rồi dùng khăn mềm lau người cho bé.

Khác nhau

Chàm sữa:

  • Sử dụng kem Dexeryl có tác dụng giữ ẩm, làm mềm da hạn chế da bong tróc, thô ráp cho bé.
  • Kem Vaseline Original Oil Jelly nhằm tái tạo da khi bị bong tróc, giúp da mềm và căng mọng.
  • Thuốc Corticosteroid có tác dụng làm giảm ngứa cho bé.
  • Thuốc Dermalex có tác dụng giảm ngứa ngáy, bong tróc da cho bé.

Thoa kem dưỡng ẩm cho bé để tránh da bị bong tróc, thô ráp.

Thông tin hữu ích:

Mụn sữa:

  • Giữ cho vùng da bị bệnh của bé luôn sạch sẽ.
  • Lau nhẹ nhàng vùng da bị bệnh, không nặn mụn hay chà xát mụn của bé khiến bé đau rát, sưng tấy nhiều hơn gây nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc dầu trên mặt bé.

Lưu ý: Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cho bé mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về dùng cho con có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là cách phân biệt giữa chàm sữa và mụn sữa. Hi vọng bài viết này giúp cha mẹ phân biệt được hai loại bệnh trên để có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược thiên nhiên hàng đầu để mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. Sản phẩm không sử dụng chất tẩy rửa hóa học, không hương liệu nhân tạo, không dưỡng da hóa chất, rất an toàn cho bé.

Fons Care Baby mang lại:

  • Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
  • Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
  • Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.
– Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
]]>
https://fonscare.vn/phan-biet-cham-sua-va-mun-sua-o-tre/feed/ 0
Chàm sữa có để lại sẹo không? https://fonscare.vn/cham-sua-co-de-lai-seo-khong/ https://fonscare.vn/cham-sua-co-de-lai-seo-khong/#respond Tue, 04 May 2021 04:30:37 +0000 https://fonscare.vn/?p=3536 Chàm sữa là bệnh lý về da gặp khá phổ biến ở đối tượng trẻ em, gây ngứa ngáy, khô da và đỏ ửng. Làn da của trẻ vốn vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy mà các bệnh lý ngoài da như chàm sữa nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy. Vậy chàm sữa có để lại sẹo hay không? Bài viết sau đây giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc bấy lâu và hướng dẫn cách trị chàm sữa hiệu quả nhất.

Chàm sữa có để lại sẹo không?

Chàm sữa là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Đây là bệnh lý không có khả năng lây nhiễm cũng như không đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm khiến bé vô cùng khó chịu.

Cho tới nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Nhưng tỉ lệ mắc cao thường gặp ở những trẻ có bố mẹ bị bệnh chàm, mề đay, hen suyễn hoặc có cơ địa dị ứng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc chàm sữa do chế độ ăn uống hàng ngày hoặc môi trường ô nhiễm.

Khi bị mắc chàm sữa có dấu hiệu như vùng da bị ửng đỏ, thường gặp nhất ở cổ, hai bên má, tay và chân. Các mảng ban màu hồng và nổi mụn nước nhỏ li ti. Chàm sữa gây ra cảm giác ngứa ngáy, ăn không ngon miệng, ngủ không sâu giấc. Đặc biệt là trong giai đoạn mụn nước vỡ ra, trẻ cảm thấy ngứa rát, khó chịu nên có thói quen đưa tay lên gãi không kiểm soát.

Khi mắc chàm sữa, trẻ có biểu hiện hai bên má, tay chân cũng như thân mình xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở giai đoạn bệnh khởi phát. Nốt mẩn đỏ này lâu ngày hình thành các mụn nước li ti, rỉ nước, đỏ và nứt. Khi mụn nước vỡ ra khiến vùng da đóng vảy và bong tróc. Điều này khiến vùng da bị chàm sữa càng tổn thương nhiều hơn, trầy xước và chảy máu. Bởi vậy mà rất nhiều cha mẹ cảm thấy rất lo lắng, không biết chàm sữa có để lại sẹo hay không.

Chàm sữa có để lại sẹo không là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ.

Thực tế, chàm sữa có để lại sẹo hay không phụ thuộc vào phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc của cha mẹ. Thông thường, các triệu chứng của chàm sữa sẽ mất đi khi bé sang tuổi thứ 3. Do đó, nếu bé được chăm sóc kỹ lượng và đúng cách vẫn hoàn toàn khỏi bệnh mà không để lại bất kỳ vết sẹo nào. Cha mẹ cần thực hiện đúng việc điều trị để tránh cho da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn gây tổn thương da.

Ngược lại, nếu cha mẹ chủ quan không có biện pháp can thiệp kịp thời khiến những vết thương trên da bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây viêm loét và để lại sẹo. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ và sự tự tin sau này của bé, đặc biệt là các bé gái.

Xem thêm chi tiết: Hướng dẫn mẹ cách phân biệt bé bị rôm sảy và chàm sữa

Chàm sữa có thể gây ra sẹo nào?

Nếu chữa chàm sữa không đúng cách có thể gây ra những vết sẹo lớn nhỏ trên da. Chàm sữa thường để lại một số loại sẹo như sau đây.

Sẹo rỗ

Đây là loại sẹo được hình thành do các mụn nước li ti vỡ ra, thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Với những bé có mầm bệnh nằm sâu dưới da, chúng sẽ thúc đẩy các mụn nước nhỏ nổi lên liên tục khiến cha mẹ khó kiểm soát hết mụn và viêm nhiễm. Mụn nước có xu hướng mọc thành từng đám dày đặc kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội khiến bé không khỏi khó chịu và dùng tay gãi. Vùng da bị trầy xước, chảy máu nhiễm trùng gây sẹo rỗ.

Sẹo thâm

Sẹo thâm thường xảy ra ở những bé bị chàm sữa mãn tính. Những vùng da bị tấn công sẽ tái đi tái lại nhiều lần khiến sẹo thâm hình thành nhanh chóng. Loại sẹo này có thể dần mờ đi nhưng phải điều trị trong thời gian dài và tốn không ít công sức.

Sẹo lồi

So với hai dạng sẹo trên, sẹo lồi khó chữa tận gốc nhất. Chúng thường xảy ra do chế độ ăn uống không khoa học, không kiêng cữ đúng cách khiến quá trình liền sẹo càng diễn ra lâu hơn.

Hướng dẫn trị chàm sữa không để lại sẹo

Chàm sữa có để lại sẹo hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, điều quyết định lớn nhất chính là phương pháp điều trị và chăm sóc bé của cha mẹ. Để bảo vệ làn da vốn mỏng manh của bé, cha mẹ cần chủ động lựa chọn biện pháp điều trị sớm và an toàn cho bé. Dưới đây là một số phương pháp trị chàm sữa cho bé khá hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng.

Dùng thuốc tây

Chàm sữa là bệnh lý ngoài da do cơ địa dị ứng gây nên. Do đó, nguyên tắc điều trị hàng đầu là đưa làn da của bé trở về trạng thái bình thường và kéo dài thời gian lành bệnh. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi khi bé bước sang tuổi thứ ba. Bởi vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng mà tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thực tế, một số loại thuốc có dược tính cao có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn diện của bé.

Cẩn trọng khi dùng thuốc tây trị chàm sữa cho bé bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc trị chàm sữa thường là nhóm thuốc bôi có chứa Corticosteroid. Tuy nhiên, dược tính của nhóm thuốc này tương đối cao nên cha mẹ cần tuân thủ theo đơn kê cũng như hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý đổi liều dùng khiến trẻ phải đối mặt với một số biến chứng như teo da, mất màu da, nấm da…khiến da bị tổn thương nặng hơn.

Khi sử dụng thuốc chữa chàm sữa không đúng cách cũng có thể khiến tình trạng bệnh xấu hơn và có thể chuyển sang thể bệnh khác như viêm da, nhiễm trùng da…Chàm sữa có những biểu hiện cũng như mức độ khác nhau. Để quá trình điều trị tích cực nhất cần nhiều phương pháp đi kèm. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất.

Mẹo dân gian

Các mẹo dân gian trị chàm sữa được nhiều cha mẹ ưu tiên hơn bởi nguyên liệu dễ tìm và có tính an toàn cao hơn với làn da mỏng manh của bé. Cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau để vơi đi nỗi lo chàm sữa có để lại sẹo không nhé.

Lá ổi:

  • Chuẩn bị vài lá ổi tươi, rửa sạch sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cho vào nồi đun sôi trong 5 – 7 phút.
  • Để nước nguội bớt thì dùng khăn bông thấm nước và bôi lên vùng da bị chàm sữa.

Cha mẹ có thể áp dụng cách này kết hợp với sử dụng thuốc bôi theo đơn kê của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài lá ổi cha mẹ cũng có thể sử dụng lá trà xanh với cách làm tương tự như trên.

Lá sim:

Lá sim có tính đắng, khả năng khử trùng và làm vết thương mau lành hiệu quả nên được sử dụng để chữa chàm sữa. Cách thực hiện như sau:

  • Lá sim rửa sạch, đun với nước cho tới khi sôi kỹ sao cho nước sánh và đặc lại thành dạng cao.
  • Hàng ngày, mẹ hãy dùng cao lá sim thoa lên vùng da bị chàm của bé.

Áp dụng vài ngày tình trạng bệnh dần thuyên giản, giảm tỉ lệ sẹo do chàm sữa gây ra.

Xem chi tiết: Hướng dẫn trị chàm sữa cho bé bằng dân gian

Cách chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa

Để phòng ngừa sẹo do chàm sữa gây nên, khi chăm sóc bé bị chàm sữa cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

Chế độ dinh dưỡng

Đa phần các trường hợp bị chàm sữa thường ở giai đoạn trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ. Do đó, những thức ăn mà mẹ ăn sẽ tiết ra sữa và có ảnh hưởng tới bé yêu. Nếu mẹ lo lắng chàm sữa có để lại sẹo hay không thì trước tiên cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp đẩy lùi chàm sữa một cách nhanh chóng.

Hãy tránh những món ăn dễ gây dị ứng trong giai đoạn bị chàm sữa như tôm, cua biển, lạc, thực phẩm lên men…Những thực phẩm nên ăn như thịt lợn, thịt gà, cá béo, các loại rau xanh và hoa quả. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các loại vitamin từ hoa quả, rau xanh giúp làn da nhanh hồi phục.

Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao và không để lại sẹo, cần cho trẻ tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, nấm mốc, không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, lông động vật…

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Sử dụng nước mát hoặc nước ấm để tắm cho bé, không nên dùng nước quá nóng và tắm quá lâu với xà phòng. Không nên dùng xà phòng có tính tẩy rửa cao. Tốt nhất cha mẹ nên dùng các loại sữa tắm dành riêng cho bé.

Xem chi tiết: 6 loại sữa tắm dành cho bé bị chàm sữa

Môi trường sống xung quanh

Môi trường sống ẩm ướt, ô nhiễm là yếu tố có thể khiến bé bị chàm sữa. Bởi vậy, bạn hãy giữ gìn vệ sinh môi trường là điều vô cùng cần thiết. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên và sạch sẽ. Không nên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đặc biệt là lông từ động vật (chó, mèo…).

Mặc quần áo thoáng mát

Mặc những bộ quần áo với chất liệu vải thoáng mát, sợ tự nhiên. Không nên mặc quần áo chật, thay vào đó hãy chọn những bộ rộng rãi và có khả năng thấm hút mồ hôi. Không nên chọn quần áo có chất liệu bằng len, vải không có khả năng thấm hút mồ hôi bởi chúng có khả năng kích ứng gây ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

Tránh gãi lên da

Tránh để bé gãi lên da vì thói quen này có thể gây tổn thương da dẫn tới hình thành sẹo.

Tránh dùng tay hoặc đồ vật để gãi ngứa lên da. Trẻ sơ sinh nên cắt móng tay cho trẻ và giúp trẻ mang găng tay. Điều này không chỉ giúp trẻ tránh những tổn thương trên da do gãi ngứa mà còn hạn chế hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ.

Bài viết sau đây đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “Chàm sữa có để lại sẹo không?” để phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn, bội nhiễm khiến sẹo hình thành. Bên cạnh đó, trẻ bị chàm sữa nên sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh nhé.

Đọc thêm: Viêm da ở trẻ sơ sinh là do đâu – có những loại nào?

]]>
https://fonscare.vn/cham-sua-co-de-lai-seo-khong/feed/ 0
Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? https://fonscare.vn/be-bi-cham-sua-boi-thuoc-gi/ https://fonscare.vn/be-bi-cham-sua-boi-thuoc-gi/#respond Tue, 04 May 2021 04:30:10 +0000 https://fonscare.vn/?p=3505 Chàm sữa là bệnh lý về da gặp khá phổ biến ở trẻ nhỏ gây ra những tổn thương da kèm theo hiện tượng ngứa âm ỉ tới dữ dội trong suốt giai đoạn của bệnh. Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì an toàn với làn da vốn mỏng manh của bé? Đây là câu hỏi được hầu hết cha mẹ quan tâm, đặc biệt trên thị trường hiện nay có vô số sản phẩm khác nhau. Những thông tin sau đây sẽ giúp phụ huynh giải đáp thắc mắc này nhằm tránh những sai lầm khi dùng thuốc trị chàm sữa cho bé yêu nhé.

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là bệnh chàm thể tạng thường gặp ở trẻ sơ sinh đến trẻ dưới 3 tuổi. Chàm sữa có đặc điểm là viêm da mạn tính, không lây và thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng hoặc trong gia đình có cơ địa dị ứng. Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sẽ gây ra các tổn thương sâu ở da.

Chàm sữa cũng giống như các bệnh lý dị ứng khác, có biểu hiện ngoài da, có tính cơ địa. Tức là có gene chi phối, có tính chất gia đình. Ở trên người có sẵn cơ địa dị ứng, khi gặp đúng tác nhân gây dị ứng đặc hiệu (ví dụ như bụi, lông súc vật, đồ ăn…) tình trạng dị ứng sẽ xảy ra với biểu hiện ngoài da hoặc ở nhiều cơ quan khác.

Đọc thêm: Làm sao để phân biệt được chàm chữa và mụn sữa ở trẻ?

Chàm sữa ở trẻ dùng thuốc gì?

Dùng thuốc là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị chàm sữa ở trẻ. Tuy nhiên, dùng thuốc có thể mang lại rủi ro hoặc tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ. Bởi vậy, thuốc chỉ được dùng khi bệnh tiến triển sang giai đoạn bùng phát, khi triệu chứng giảm cần giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc. Sau đây là một số loại thuốc được dùng để điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Thuốc bôi chứa corticoid

Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi bệnh ở giai đoạn cấp tính với các dấu hiệu như da đỏ, phù nề, nổi mụn nước, rỉ dịch và ngứa. Thuốc có tác dụng kháng dị ứng, giảm ngứa, chống viêm bằng cách ức chế miễn dịch ở vùng da điều trị. Nhóm thuốc này được xem là nhóm thuốc hiệu quả nhất giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh chàm sữa cũng như các bệnh lý về da khác như viêm da dị ứng, vảy nến, tổ đỉa, viêm da tiết bã…

Chàm sữa ở trẻ thường gây tổn thương chủ yếu ở vùng da mặt cũng như các khu vực da khác có chứa nếp gấp. Đây là những vùng da có khả năng cao hấp thu corticoid vào máu và phát sinh ra một số dấu hiệu toàn thân. Bởi vậy, khi sử dụng nhóm thuốc này cho bé cần theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng cho bé yêu các mẹ nhé.

Các loại thuốc bôi có chứa corticoid dùng cho trẻ nhỏ chủ yếu là corticoid có nồng độ thấp và hoạt tính nhẹ. Khi sử dụng nhóm thuốc này cho bé chỉ nên sử dụng với tần suất ngày 2 lần. Mỗi lần bôi chỉ thoa một lớp mỏng lên da, không nên dùng băng kín hoặc che đậy. Thời gian sử dụng thuốc có chứa corticoid không nên quá 7 – 10 ngày.

Thuốc kháng histamine H1

Thuốc kháng histamine H1 dùng cho trẻ từ tuổi trở lên. Thuốc có tác dụng chống ngứa bằng cách đối kháng với histamine ở thụ thể H1. Thực tế, sử dụng nhóm thuốc kháng histamine H1 cho bé cần phải được cân nhắc thật kỹ lượng. Chúng chỉ được sử dụng ki bé bị ngứa nhiều gây khó ngủ, ăn uống kém, trẻ khó chịu và bứt rứt. Do không có tác dụng đối với những tổn thương lâm sàng nên nhóm thuốc này thường dùng trong một thời gian ngắn. Nếu trẻ bị chàm sữa gây ngứa nhiều, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamine H1 dạng siro.

Cha mẹ cần lưu ý, các loại thuốc thuộc nhóm kháng histamine H1 có thể gây ra một số tác dụng phụ như lơ mơ, ngủ gà, táo bón, miệng khô…trong thời gian sử dụng thuốc.

Thuốc ức chế calcineurin

Nhóm thuốc này thường dùng cho bé trên 2 tuổi. Đây là nhóm thuốc dạng bôi được sử dụng khá phổ biến trong thời gian điều trị chàm và một số bệnh lý da liễu gây viêm mãn tính. Thuốc có tác dụng chống viêm khá tốt, chỉ đứng sau corticoid. Với những ưu điểm như độ an toàn cao, tác dụng phụ ít nên dùng được lâu dài. Những vùng da mỏng cũng có thể sử dụng được nên thuốc ức chế calcineurin được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Nhóm thuốc này dạng bôi hoạt động bằng cách điều hòa miễn dịch tại chỗ. Nhóm thuốc này ức chế các chất dẫn truyền phụ thuộc kênh calci ở tế bào T. Từ đó, giúp ngăn chặn tổng hợp và sao chép các yếu tố gây viêm cũng như tiền viêm. Cơ chế tác động đó giúp giảm nhẹ triệu chứng thực thể cũng như cơ năng của bệnh chàm sữa.

Đối với trẻ trên 2 tuổi bị chàm sữa, bác sĩ có thể chỉ định dùng Pimecrolimus 1% hoặc Tacrolimus 0.03%. Thuốc được sử dụng xen kẽ với corticoid nhằm phòng ngừa các biến chứng cũng như rủi ro do corticoid dài ngày gây giãn mao mạch, teo da, nổi mụn trứng cá đỏ, nguy cơ bội nhiễm…

Nhóm ức chế calcineurin thường được sử dụng xen kẽ với corticoid.

Tuy được đánh giá an toàn hơn so với corticoid nhưng nhóm thuốc này vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau, phù nề, ban đỏ, kích ứng, nóng rát…ở vùng da dùng thuốc. Một số bé cũng có thể gặp phải tác dụng nghiêm trọng hơn như rát bỏng, nổi mụn trứng cá và rosacea.

Thuốc bôi chứa oxyd kẽm

Tác dụng chính của kẽm oxyd là sát khuẩn nhẹ và giúp săn da. Nhóm thuốc này được dùng khi bệnh ở giai đoạn bán cấp và mãn tính nhằm ngăn ngừa bội nhiễm, giảm ngứa nhẹ và làm mềm da. Nhóm thuốc này có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể sử dụng cho bé với tần suất 2 – 3 lần/ngày. Ngoài hiệu quả hỗ trợ điều trị chàm, kẽm oxyd còn được sử dụng trong một số bệnh da liễu như vảy nến, trứng cá, bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng…

Trong trường hợp da bé bị tổn thương do chàm sữa hay có hiện tượng nhiễm khuẩn hay tổn thương trên da đang ẩm ướt, rỉ dịch không nên sử dụng nhóm thuốc này. Nhóm thuốc này gần như không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng cho trẻ nên khá an toàn.

Thuốc kháng sinh

Khi trẻ bị chàm sữa bội nhiễm với các dấu hiệu như da đỏ rát, đau nhức, phù nề, chảy dịch nhiều và nổi mụn mủ. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc dạng bôi hay uống tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của bé. Cha mẹ cần lưu ý, nhóm thuốc này dễ gây ra tác dụng phụ nên chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh thường được dùng kéo dài từ 7 – 10 ngày nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và hạn chế nguy cơ kháng thuốc. Trong thời gian dùng thuộc cần chú ý tới các biểu hiện bất thường của bé. Hãy thông báo ngay với bác sĩ trong những trường hợp cần thiết.

Các loại thuốc khác

Bên cạnh những nhóm thuốc trên, khi trẻ bị chàm chữa cha mẹ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc khác để cải thiện tình trạng bệnh cho bé như:

Ở giai đoạn cấp tính cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc sát khuẩn dạng dung dịch như hồ nước, thuốc tím…

Thuốc sát khuẩn nhẹ: Khi da bé đang bị tổn thương cấp với các dấu hiệu như viêm đỏ, rỉ dịch nhiều có thể dùng hồ nước hoặc thuốc tím 0.001% nhằm loại bỏ dịch tiết, sát trùng đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm. Khi bệnh ở giai đoạn cấp không nên sử dụng thuốc dạng dung dịch để các tổn thương da nhanh khô hơn. Không nên sử dụng thuốc mỡ sẽ khiến da rỉ dịch nhiều hơn, lâu lành và có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn.

Thuốc tím giúp sát khuẩn nhẹ khi bé da bé đang bị tổn thương cấp.

Thuốc bạt sừng: Khi những tổn thương trên da bé khô lại và có hiện tượng dày sừng, cha mẹ nên sử dụng thuốc bạt sừng (acid salicylic) phối hợp corticoid nhằm mục đích loại bỏ vảy bong, giảm dày sừng và thâm nhiễm. Tuy nhiên, cả corticoid và acid salicylic đều có thể hấp thu toàn thân khiến bé gặp nhiều rủi ro cũng như phản ứng bất lợi. Bởi vậy, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc này cho bé khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Các loại thuốc bôi hay uống nhằm trị chàm sữa ở trẻ đều được sử dụng trong thời gian ngắn. Bởi làn da của bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên hấp thu thuốc cao hơn so với người lớn. Trong quá trình dùng thuốc, cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường cần thông báo với bác sĩ ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Một số loại bôi hỗ trợ trị chàm sữa cho bé

Các loại kem bôi thường được khuyến khích sử dụng lâu dài khi trị chàm sữa cho bé. Các loại kem bôi có tác dụng giảm khô da, nứt nẻ, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tái phát. Kem bôi thường được chỉ định ở giai đoạn bệnh bùng phát mạnh và cả giai đoạn bệnh ổn định nhằm giảm thương tổn da. Dưới đây là một số loại kem bôi hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ được sử dụng phổ biến:

Kem bôi Dexeryl: Sản xuất bởi thương hiệu Laboratoires Pierre Fabre của Pháp. Nhờ công thức lành tính, an toàn cho làn da của bé nên sản phẩm được sử dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia hiện nay.

Kem hỗ trợ giảm chàm A Derma Exomega Cream: Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu dược mỹ phẩm Aderma của Pháp. Không chỉ cải thiện chàm sữa ở trẻ, loại kem này còn được dùng trong những trường hợp da khô, á sừng, bong tróc do cơ địa, thời tiết thay đổi.

Kem bôi giảm ngứa do chàm sữa Lipikar Baume AP+: Kem bôi được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu dược mỹ phẩm Laroche Posay tại Pháp. Sản phẩm có chứa công thức an toàn, không hương liệu và chất bảo quản nên có thể dùng cho cả vùng da mặt và toàn thân.

Kem hỗ trợ trị chàm sữa Eubos: Được sản xuất bởi thương hiệu cùng tên tại nước Đức. Đây là sản phẩm được nghiên cứu dành riêng cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chàm sữa, da khô, rát đỏ và kích ứng do dị ứng thời tiết.

Baby Eczema Relief Body Cream: Được sản xuất bởi thương hiệu dược mỹ phẩm Eucerin tại nước Đức. Sản phẩm có công thức lành tính với chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên giúp dịu da, chống viêm và giảm ngứa hiệu quả.

Thông tin hữu ích:

Lưu ý khi dùng thuốc trị chàm sữa cho bé

Khi sử dụng thuốc hay kem bôi nhằm cải thiện triệu chứng chàm sữa ở trẻ cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Sử dụng thuốc cho bé cần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không được tự ý tăng, giảm liều lượng hay dừng đột ngột đặc biệt là corticoid.
  • Trẻ em sử dụng thuốc thường gặp phải tác dụng phụ cao hơn so với người lớn. Bởi vậy trong thời gian điều trị, cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ. Nếu có các biểu hiện bất thường cần thông báo với bác sĩ ngay.
  • Các loại thuốc uống và thuốc bôi chỉ được dùng trong thời gian ngắn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi lạm dụng thuốc quá mức có thể gây ra nhiều rủi ro đối với sức khỏe của bé.
  • Chàm sữa ở trẻ có tính chất dai dẳng và dễ tái phát khiến bé rất khó chịu. Ngoài dùng thuốc/kem cha mẹ cần cách ly trẻ khỏi các yếu tố gây kích ứng, dị ứng. Nên cho trẻ bú mẹ, ăn uống kết hợp nghỉ ngơi điều nhằm nâng cao sức khỏe.

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số loại thuốc dùng điều trị chàm sữa ở trẻ. Hi vọng những thông tin trên đây giúp cha mẹ biết cách dùng thuốc cho bé, tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc trị chàm sữa khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

]]>
https://fonscare.vn/be-bi-cham-sua-boi-thuoc-gi/feed/ 0
Top 5 kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay https://fonscare.vn/kem-duong-am-cho-be-bi-cham/ https://fonscare.vn/kem-duong-am-cho-be-bi-cham/#respond Tue, 04 May 2021 04:27:16 +0000 https://fonscare.vn/?p=3639 Ngứa ngáy, khó chịu do chàm sữa gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bé. Dùng kem dưỡng ẩm là một trong những giải pháp nhằm cải thiện các triệu chứng do chàm gây ra. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng ẩm dành cho bé khiến cha mẹ phân vân không biết nên lựa chọn dòng sản phẩm nào. Bài viết sau đây gợi ý giúp cha mẹ top 5 loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm sữa được ưa chuộng nhất hiện nay.

Vai trò của kem dưỡng ẩm với bệnh chàm

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema, là dạng viêm lớp nông của da với tính chất mãn tính, dai dẳng và rất dễ tái phát. Bệnh gặp khá phổ biến ở trẻ nhỏ, khởi phát ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi với các biểu hiện điển hình là tình trạng đỏ da, da phù nề, nổi mụn nước và rỉ dịch. Sau đó, các tổn thương da khô dần, bong tróc và nứt nẻ.

Tuy chàm sữa không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng dai dẳng, dễ tái phát và gây ngứa nhiều khiến trẻ rất khó chịu. Một số trường hợp trẻ bị ngứa nhiều khó ngủ, bỏ bú, chán ăn lâu dài gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của bé.

Để điều trị chàm sữa ở trẻ chủ yếu là sử dụng thuốc bôi kết hợp với việc cách ly các dị nguyên. Ngoài ra, cha mẹ cần sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho bé thường xuyên. Đây được coi là biện pháp quan trọng giúp kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh chàm. Biện pháp này giúp giảm các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, cải thiện tình trạng da khô và sần sùi. Đồng thời dưỡng ẩm tốt giúp phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ của da, giảm tần suất tái phát bệnh đồng thời rút ngắn thời gian trị chàm sữa của bé.

Cơ chế hoạt động của kem dưỡng ẩm là tạo một hàng rào bảo vệ nhằm ngăn cách giữa da và môi trường. Điều này giúp giảm sự thoát hơi nước qua da đồng thời cho phép da tái tạo nước thông qua khả năng thẩm thấu của nước.

Tiêu chí lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm

Thực tế, không phải cứ sản phẩm giá thành cao và được quảng cáo rầm rộ mới là sản phẩm tốt cho bé yêu. Các mẹ cần nhớ rằng, làn da của bé rất nhạy cảm, đặc biệt là những bé bị chàm sữa. Da của bé sẽ rất dễ bị kích ứng với các loại hóa chất hay thành phần không đảm bảo trong kem dưỡng ẩm. Bởi vậy, để lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm cần đảm bảo an toàn, hiệu quả. Dưới đây là 4 tiêu chí quan trọng khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé:

Phù hợp với lứa tuổi của bé

Kem dưỡng ẩm của từng lứa tuổi sẽ khác nhau, loại dành cho trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ khác so với các bé dậy thì. Do đó, khi lựa chọn sản phẩm cha mẹ cần chọn đúng lứa tuổi của bé. Bởi chúng đã được nghiên cứu kỹ lượng để phù hợp với đặc điểm làn da của từng lứa tuổi.

Phù hợp với tính chất da của bé

Mỗi trẻ khác nhau làn da cũng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn như da nhạy cảm, da dầu, da khô, da bị chàm…Tùy thuộc vào tính chất da mẹ sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho bé.

Tìm hiểu kỹ thành phần sản phẩm

Thành phần sản phẩm có vai trò rất quan trọng quyết định tới hiệu quả khi điều trị và sự an toàn của bé. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm nên khi chọn kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm không nên chứa các thành phần như Parabens, Phthalates, sulfate, Propylen glycol, Methylisothiazolinone, Methylchloroisothiazolinone hay hóa chất tạo mùi thơm…Những thành phần này có thể gây kích ứng da, nhiễm trùng rất nguy hiểm cho bé.

Các mẹ hãy ưu tiên chọn các loại kem dưỡng ẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên để an toàn cho làn da của bé yêu nhé.

 Thương hiệu uy tín, xuất xứ rõ ràng

Sản phẩm dưỡng ẩm cho bé nên đến từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bởi những sản phẩm này đảm bảo chất lượng cao hơn so với những sản phẩm không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường hiện nay.

Thông tin cần biết: Mẹo dân gian trị chàm sữa cho bé

5 loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất

Làn da của trẻ vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm cha mẹ nên ưu tiên những sản phẩm có công thức lành tính và mang lại hiệu quả tốt. Nếu đang băn khoăn không biết nên lựa chọn loại kem nào, cha mẹ hãy tham khảo một số sản phẩm sau đây nhé.

1. Kem dưỡng ẩm Eubos

Kem dưỡng Eubos là sản phẩm xuất xứ từ Đức của thương hiệu cùng tên. Sản phẩm được nghiên cứu với công thức hoàn toàn từ thiên nhiên với khả năng dưỡng ẩm, làm dịu vùng da bị tổn thương, thô ráp đồng thời hỗ trợ giảm viêm, phục hồi màng lipid của da. Sản phẩm dùng cho bé bị chàm sữa, trẻ có làn da thô ráp và bong tróc do cơ địa hoặc thời tiết.

Giá tham khảo: 230.000 đồng/tuýp.

Sản phẩm có thành phần lành tính, không chất tạo mùi, hương liệu nhân tạo, corticoid và chất bảo quản. Tuy nhiên, giá thành tương đối cao, khả năng kháng khuẩn của loại kem còn yếu.

2. Kem dưỡng ẩm Dexeryl

Kem dưỡng ẩm Dexeryl là sản phẩm chăm sóc da dành cho bé rất nổi tiếng từ Pháp. Sản phẩm dưỡng ẩm có công thức an toàn tới từ thương hiệu Laboratoires Pierre Fabre không chỉ dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mà còn dùng cho cả người lớn có làn da nhạy cảm. Sản phẩm trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt với các thành phần như Parafin liquida, Glicerol,…

Ngoài tác dụng dưỡng ẩm đơn thuần, Dexeryl còn có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay loại kem này đang được rất nhiều người ưa chuộng. Thành phần chính là hoạt chất có khả năng dưỡng ẩm sâu như Paraffin liquida 2g, Vaseline 8g và Glicerol 15g. Chỉ sau vài lần sử dụng làn da khô và nứt nẻ của bé được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt cha mẹ nên sử dụng đều đặn và thường xuyên cho bé để phục hồi hàng rào bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Kem Dexeryl có hết cấu tương đối dày nên khi sử dụng cần chú ý điều chỉnh lượng kem phù hợp với phạm vi cũng như mức độ khô của da. Không nên sử dụng quá nhiều có thể gây bí tắc da rất khó chịu.

Giá bán tham khảo: 150.000 đồng/ tuýp 50g và 180.000 đồng/ tuýp 250g

3. Kem dưỡng ẩm Aveeno Baby Eczema Therapy

Đây là sản phẩm dành riêng cho các bé bị chàm sữa. Sản phẩm được sản xuất từ thương hiệu Aveeno của Mỹ. Aveeno được biết đến là thương hiệu với thành phần chính là yến mạch cùng các nguyên liệu tự nhiên khác. Công thức an toàn và lành tính nên sản phẩm nhanh chóng nhận được lòng tin từ nhiều khách hàng.

Kem dưỡng Aveeno Baby Eczema Therapy với thành phần chính là bột keo yến mạch 1% với tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và chống viêm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa một số thành phần dưỡng ẩm và tái tạo da như Panthenol (vitamin B5), Glycerin và nước. Đây là những dưỡng chất giúp da trẻ mềm mại, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở da bé. Ngoài ra, sản phẩm không gây bít lỗ chân lông, giúp dưỡng ẩm da trong cả ngày dài.

Giá bán tham khảo: 275.000 đồng/ tuýp 141g và 345.000 đồng/ tuýp 206g

4. Kem dưỡng ẩm Cetaphil

Sản phẩm xuất xứ từ Đức với thành phần chính là dầu hạt hoa hướng dương, dầu hạt hạnh nhân, chiết xuất cúc vạn thọ, Glycerin, Panthenol. Trong đó:

  • Hạt hoa hướng dương, hạt hạnh nhân, cúc vạn thọ: có tác dụng làm giảm triệu chứng của chàm sữa như ngứa rát, đỏ…
  • Panthenol giúp ngăn ngừa những tổn thương trên da trước những tác động ngoài môi trường như ma sát, dị nguyên, ánh nắng mặt trời…
  • Glycerin giúp giữ ẩm da, duy trì độ ẩm cần thiết cho da.

Kem Cetaphil giúp giữ ẩm da, cải thiện các bệnh da liễu thường gặp như chàm sữa, viêm da cơ địa, hăm tã…

Giá tham khảo: 360000 VNĐ/tuýp 70g.

Sản phẩm có giá thành phù hợp, có thể sử dụng dưỡng da thông thường hoặc hỗ trợ các bệnh lý da liễu. Tuy nhiên, sản phẩm có tác dụng giảm tổn thương và một số triệu chứng cơ năng nên phù hợp với người bệnh bị chàm ở mức độ nhẹ, ít gây ngứa.

5. Kem dưỡng ẩm Ceradan

Đây là sản phẩm dưỡng ẩm da xuất xứ tại Singapore với thành phần chính như Ceramide, acid béo tự do, glycerin, cholesterol bổ sung các thành phần tự nhiên giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da tránh các tác nhân bên ngoài tấn công. Với bệnh chàm sữa ở trẻ, cha mẹ có thể sử dụng để ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh.

Kem dưỡng ẩm Ceradan được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên nên rất an toàn cho da. Bởi vậy mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, sản phẩm có tác dụng chính là dưỡng ẩm, chưa có khả năng chống viêm hay kháng khuẩn cho da bé. Giá thành cũng tương đối cao.

Giá tham khảo: 380.000 VNĐ/tuýp 30g.

Hướng dẫn dùng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm

Kem dưỡng ẩm giúp kiểm soát các triệu chứng do chàm gây nên như ngứa, khô da, da bong tróc…Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất cần phải sử dụng kem dưỡng ẩm đúng cách. Sau đây là các bước sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm:

  • Rửa tay sạch sẽ và làm sạch vùng da cần điều trị cho bé yêu.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên da đồng thời đợi từ 2 – 3 phút để kem dưỡng ẩm thẩm thấu hoàn toàn.
  • Với làn da dày và bị bong tróc nhiều nên tiếp tục thoa 1 – 2 lớp để làm mềm da và giảm ngứa.
  • Chờ kem dưỡng ẩm khô hoàn toàn hãy mặc quần áo cho bé.
  • Nếu bé được chỉ định bôi thuốc trị chàm, nên sử dụng sau khi kem dưỡng ẩm đã khô hoàn toàn.

Thông thường, kem dưỡng ẩm được khuyến khích dùng từ 2 – 4 lần hoặc nhiều hơn tùy theo mức độ khô của da bé. Khi sử dụng cha mẹ có thể thoa nhiều lớp kem nhằm thẩm thấu tốt hơn và mang lại hiệu quả dưỡng ẩm cao. Không nên sử dụng một lượng kem lớn nhiều khiến da bít tắc và bết dính.

Xem chi tiết:

Lưu ý khi dùng kem dưỡng cho bé bị chàm

Để đảm bảo hiệu quả điều trị chàm ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng kem dưỡng ẩm cho bé:

  • Cần chú ý cách ly trẻ khỏi các dị nguyên tránh tình trạng triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn.
  • Thận trọng khi chọn sản phẩm dưỡng ẩm cho bé bị chàm bởi trẻ mắc bệnh lý này thường có làn da nhạy cảm và dễ dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày nhằm tránh bệnh chàm tái phát.
  • Trước khi dùng kem dưỡng ẩm cần làm sạch vùng da của bé nhất là giai đoạn da bé đang nổi mụn nước và bị rỉ dịch.
  • Ở giai đoạn da đang bị tổn thương cấp với hiện tượng viêm đỏ, phù nề, ẩm ướt nên chọn kem dưỡng dạng lotion để da được thông thoáng và nhanh lành hơn. Tránh dùng kem dạng mỡ trong giai đoạn này.
  • Cắt móng tay cho trẻ tránh gây tổn thương da của bé.
  • Mặc quần áo thoáng mát, mềm mại cho bé, không nên sử dụng quần áo có chất liệu vải tổng hợp không thấm được mồ hôi.
  • Giữ vệ sinh phòng ở của bé sạch sẽ, thông thoáng, giặt giũ chăn màn, làm sạch các vật dụng trẻ tiếp xúc.
  • Không nên cho bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, độc hại, ô nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho bé, tránh những thực phẩm gây kích ứng da.
  • Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho bé có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Trên đây là những loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất hiện nay. Cha mẹ có thể tham khảo và lựa chọn loại kem phù hợp nhất đối với bé yêu. Khi mua bất kỳ sản phẩm nào cha mẹ cần kiểm tra kỹ ngày sản xuất, hạn sử dụng và thành phần nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

]]>
https://fonscare.vn/kem-duong-am-cho-be-bi-cham/feed/ 0
Chàm sữa tái đi tái lại – Tiết lộ cách chữa trị hiệu quả https://fonscare.vn/cham-sua-tai-di-tai-lai/ https://fonscare.vn/cham-sua-tai-di-tai-lai/#respond Fri, 30 Apr 2021 03:37:36 +0000 https://fonscare.vn/?p=3696 Chàm sữa là một trong những tình trạng viêm da ở trẻ nhỏ. Nếu mẹ chủ quan, lơ là sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của con yêu. Vậy chàm sữa tái đi tái lại có chữa trị được không. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chuyên gia Fonscare để có thêm kinh nghiệm mẹ nhé!

Tìm hiểu đôi nét về chàm sữa

Bệnh chàm sữa thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 06 tháng tuổi. Theo con số thống kê mới nhất, ở Việt Nam có khoảng 20% trẻ bị chàm sữa. Đây là con số đáng báo động khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang. Ban đầu, những mụn nước đỏ li ti mọc đều hai bên má. Kèm theo đó là tình trạng khô da dẫn đến da khô bong tróc, tạo thành những lớp vảy.

Hiện tượng chàm sữa phổ biến ở trẻ
Hiện tượng chàm sữa phổ biến ở trẻ

Tiếp đó, mụn nhanh chóng lan xuống các bộ phận của cơ thể như: Cổ, tay (mu bàn tay, khuỷu tay), chân (đầu gối, mắt cá chân, mu bàn chân). Hiện tượng này khiến rất ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không giữ gìn vệ sinh đúng cách, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào vùng da khiến chàm sữa tái đi tái lại. Khi trẻ gãi mạnh, những mụn nhỏ này có thể bị bung, lở loét, chảy máu. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ tren gương mặt của trẻ.

Theo các chuyên gia, bệnh chàm sữa gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ bị viêm da dị ứng. Nếu cha mẹ có tiền sử dị ứng da, nổi mề đay hay dị ứng thời tiết thì nguy cơ trre sinh ra bị chàm sữa rất cao. Cùng với đó, một số yếu tố từ bên ngoài môi trường như: Thời tiết giao mùa, khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, ăn uống thực phẩm không đảm bảo vệ sinh… là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Có thể mẹ quan tâm: Hướng dẫn mẹ phân biệt rôm sảy và chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Chàm sữa là hiện tượng tổn thương trên da. Thông thường, bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm và khỏi sau khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, đối với những trẻ có hệ miễn dịch kém rất dễ bị chàm sữa tái đi tái lại. Lúc đó, những mẩn đỏ tưởng chừng đơn giản sẽ phát triển thành chàm thể tạng.

Khi bị chàm sữa tái nhiều lần, trẻ rất hay quấy khóc, biếng ăn, sụt cân nhanh. Hệ quả về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, mẹ cần tìm ngay các biện pháp chữa trị hiệu quả, an toàn. Giải quyết vấn đề từ nguyên nhân gốc rễ giúp chàm sữa khỏi dứt điểm, nhanh chóng.

Chàm sữa tái đi tái lại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Chàm sữa tái đi tái lại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Mách mẹ cách chữa trị chàm sữa dứt điểm

Phụ thuộc vào cơ địa của từng bé mà bệnh chàm sữa sẽ có diễn biến khác nhau. Để đánh bay các vết mụn cứng đầu trên da do chàm sữa gây ra, mẹ cần ghi nhớ những điều như sau:

Giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ

Phương pháp hiệu quả nhất giúp hạn chế chàm sữa tái đi tái lại là giữ cơ thể trẻ luôn sạch sẽ. Vào những ngày hè oi ả, mẹ nên vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Mẹ cần chú ý tắm cho con bằng nước ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh. Thời gian tắm trung bình khoảng 5-10 phút.

Tắm rửa cho trẻ thường xuyên giúp cơ thể luôn sạch sẽ
Tắm rửa cho trẻ thường xuyên giúp cơ thể luôn sạch sẽ

Cùng với đó, mẹ có thể sử dụng một số loại sữa tắm lành tính để vệ sinh cho con. Với các thành phần từ thiên nhiên, loại sữa tắm này không gây kích ứng trên da trẻ. Vì vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm khi dùng sản phẩn an toàn, không hóa chất độc hại. Tuy nhiên, mẹ không nên bôi chà sữa tắm trực tiếp lên vùng da bị chàm sữa. Hãy dùng chiếc khăn mềm lau qua để làm sạch da và tắm lại bằng nước ấm.

Đảm bảo môi trường trong lành

Môi trường sinh hoạt không sạch sẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến chàm sữa. Bởi vậy, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của con luôn sạch sẽ, thoáng mát. Tuyệt đối không chọn nơi ở ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Đồng thời, nhiệt độ trong phòng luôn ở mức phù hợp. Nếu bé sinh hoạt trong điều kiện thời tiết quá nóng thì sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, ảnh hưởng đến da.

Ngược lại, vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài. Hãy để con vui chơi trong căn phòng ấm áp giúp bảo vệ sức khỏe. Thêm vào dó, thoa một số loại kem dưỡng ẩm làm mềm da. Từ đó, tình trạng da khô nứt nẻ, vảy bong tróc do chàm sữa được giảm đáng kể.

Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm chọn kem dưỡng ẩm cho con thì nên tham khảo tư vấn của chuyên gia. Các bác sĩ đầu ngành về da liễu sẽ hỗ trợ mẹ tìm loại kem dưỡng ẩm tốt nhất. Sản phẩm không chứa thành phần hóa chất mạnh nên hạn chế tình trạng dị ứng, mẩn ngứa trên da.

Chọn chất liệu quần áo phù hợp

Hệ miễn dịch của trẻ được hình thành qua từng giai đoạn. Với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, “lớp hàng rào miễn dịch” chưa hoàn thiện. Bởi vậy, trẻ cần được bảo vệ, chăm sóc chu đáo ngay từ những điều đơn giản nhất. Đôi khi, sợi lông bám trên quàn áo hay chất liệu không phù hợp có thể khiến da trẻ bị tổn thương.

Chất liệu quần áo thoáng mát giúp hạn chế vi khuẩn phát triển
Chất liệu quần áo thoáng mát giúp hạn chế vi khuẩn phát triển

Cách đơn giản nhất để tạm biệt các vết chàm sữa dai dẳng là lựa chọn trang phục phù hợp cho con. Chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi giúp da bé luôn khô thoáng. Từ đó ngăn ngừa vi khuẩn trên da do bí tắc mồ hôi gây ra. Nếu mẹ chưa có kiến thức chăm sóc trẻ lần đầu thì nên tham gia các hội, nhóm. Dựa vào chia sẻ của các mẹ bỉm sữa sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm bổ ích. Nhờ đó nuôi con phát triển khỏe mạnh từ những năm tháng đầu đời.

Đọc thêm: Chàm sữa bôi thuốc gì?

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa nhiều lần có thể do rối loạn tiêu hóa khiến hệ miễn dịch hoạt động kém. Hơn thế nữa, đa số trẻ dưới 06 tháng tuổi đều tiếp nhận nguồn dinh dưỡng qua bú sữa mẹ. Vì vậy, giải pháp tốt nhất để chấm dứt tình trạng chàm sữa là điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ.

Mẹ nên tích cực bổ sung các loại vitamn có lợi từ thực phẩm tươi sống. Kết hợp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày để bữa ăn thêm phong phú. Tăng cường các loại rau xanh (súp lơ, cải bắp, cải thìa, bí đỏ…), trái cây (táo, lê, cam, quýt…) và các loại thịt đỏ. Một số loại hạt như: Đậu, lạc, hạt chia… hay bơ, sữa cũng rất tốt cho sức khỏe.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bên cạnh đó, mẹ nên tránh thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ như: Gà rán, khoai tây chiên, cá viên rán, xúc xích… Một số loại hải sản tươi sống có mùi tanh rất dễ gây dị ứng. Mẹ cần tránh tuyệt đối đồ uống chứa nhiều chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê hay thuốc lá. Nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả hai mẹ con mà còn khiến tình trạng chàm trên da càng nặng hơn.

Áp dụng các phương pháp dân gian

Chàm sữa ở thể nặng rất khó điều trị dứt điểm. Nếu mẹ lạm dụng thuốc Tây trong tời gian dài có thể ảnh hưởng đến cơ thể non nớt của trẻ. Do đó, mẹ nên tham khảo phương pháp chữa chàm sữa tái đi tái lại từ dân gian. Mặc dù cách chữa trị này không tác dụng nhanh, tức thì. Nhưng ưu điểm của nó là an toàn, không tiềm ẩn tác dụng phụ. Cụ thể như sau:

Lá trà xanh giúp giảm tổn thương do chàm sữa
Lá trà xanh giúp giảm tổn thương do chàm sữa
  • Dầu dừa: Trong thành phần của dầu dừa có cứa acid laurisc giúp kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Lượng vitamin E cần thiết hỗ trợ da mềm mại, hạn chế khô da, ngứa rát. Trước tiên, mẹ làm sạch vùng da bị tôn thương. Sau đó massage bằng dầu dừa để giảm những tổn thương do chàm sữa gây ra. Xem thêm: Chàm sữa bôi dầu dừa có tốt không? 
  • Lá trà xanh: Đây được coi là loại dược liệu quý giúp chữa trị bệnh về da. Hàm lượng chất kháng khuẩn cùng vitamin, khoáng chất cần thiết hỗ trợ làm sạch da. Đồng thời giúp làm lành vết thương của chàm sữa. Mẹ chỉ cần rửa sạch lá chè tươi đun nước rồi tắm cho bé thường xuyên.

Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị chàm sữa tái đi tái lại. Đừng quên tích lũy ngay vào cẩm nang chăm sóc con yêu nhé. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chàm sữa hoặc các bệnh ngoài da khác ở trẻ, bạn có thể để lại comment dưới chân bài viết này để được Fonscare tư vấn chi tiết.

]]>
https://fonscare.vn/cham-sua-tai-di-tai-lai/feed/ 0