Fonscare Baby https://fonscare.vn An lành từ thiên nhiên Thu, 11 Aug 2022 03:08:09 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Hăm nách ở trẻ – hướng dẫn cha mẹ xử trí đúng cách https://fonscare.vn/ham-nach-o-tre/ https://fonscare.vn/ham-nach-o-tre/#respond Wed, 02 Dec 2020 14:56:53 +0000 https://fonscare.vn/?p=1749 Chỉ cần sai lầm nhỏ khi chăm sóc có thể khiến bé bị hăm nách. Cha mẹ đừng nên chủ quan khi bé bị hăm nách nhé. Nếu không có biện pháp cải thiện hăm nách có thể lây lan ra các vùng da khác và dai dẳng mãi không khỏi. Cùng tìm hiểu phương pháp chăm sóc giúp bé đẩy lùi hăm nách một cách hiệu quả qua bài viết sau đây nhé.

Trẻ bị hăm nách do đâu?

Hăm da là hiện tượng viêm da gặp khá phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong giai đoạn mặc tã. Làn da của bé mỏng manh nên rất dễ bị các yếu tố có hại tấn công gây viêm da. Có rất nhiều vị trí dễ bị hăm, điển hình như mông, bẹn, hậu môn, cổ, nách…

Vùng da nách rất mỏng, nhạy cảm và ở vị trí kín. Tuy nhiên, đây lại là vùng da tiết nhiều mồ hôi nhưng khả năng thoát kém nên rất dễ bị hăm. Cùng điểm danh những nguyên nhân khiến trẻ bị hăm nách để cha mẹ có biện pháp phòng ngừa nhé.

Do vệ sinh kém

Vùng da nách của bé có rất nhiều nếp gấp. Nếu bé không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, mồ hôi và tế bào chết đọng lại trên da tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi gây bệnh dẫn tới hăm nách.

Da trẻ dị ứng với giấy ướt, xà phòng

Một số trẻ có thể bị dị ứng với giấy ướt để lau vùng nách hoặc loại xà phòng giặt quần áo hàng ngày cho bé gây ra hăm nách. Khi gặp phải hiện tượng này, bạn thử đổi sang nhãn hiệu khăn ướt khác an toàn cho bé và sử dụng loại xà phòng dịu nhẹ. Sau đó, theo dõi xem các dấu hiệu hăm nách có thuyên giảm hay không.

Thời tiết nóng ẩm

Thời tiết oi nóng vào mùa hè khiến thân nhiệt của bé cao hơn. Cơ thể bé sẽ đổ nhiều mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Vùng da nách thường xuyên ẩm ướt do mồ hôi tiết ra, nếu không được lau rửa sạch sẽ rất dễ bị hăm.

Do vi khuẩn, nấm

Khi gặp điều kiện thuận lợi như da trẻ không sạch sẽ, sức khỏe trẻ yếu hay sử dụng thuốc kháng sinh nhiều các yếu tố gây hại (nấm, vi khuẩn…) phát triển tấn công làn da của bé, gây hăm nách.

Do cọ xát

Khi mặc quần áo cho bé quá chật, chất liệu thô cứng gây chà xát lên vùng da nách khiến vùng da này bị tổn thương dẫn tới hăm nách.

Lạm dụng sử dụng phấn rôm

Nhiều cha mẹ có thói quen dùng phấn rôm cho bé tại các vùng da cổ, bẹn, nách để ngăn ngừa hăm da. Tuy nhiên, lạm dụng phấn rôm có thể gây bít tắc lỗ chân lông dẫn tới hăm.

Nhận biết bé bị hăm nách

Để nhận biết bé bị hăm nách khá đơn giản, mẹ có thể dễ dàng nhận ra qua những đặc điểm sau:

  • Vùng da nách của bé có hiện tượng tấy đỏ.
  • Hăm nặng có thể gây lở loét khiến trẻ đau đớn.
  • Trẻ chán ăn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên quấy khóc nhất là khi tắm rửa, thay quần áo cho bé.

Tình trạng này kéo dài khiến trẻ bỏ ăn, khó chịu, sụt cân gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp có thể dẫn tới nhiễm khuẩn, bội nhiễm gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Xem thêm: Tổng hợp các hình ảnh hăm da ở trẻ nhỏ

Hướng dẫn cải thiện hăm nách cho bé tại nhà

Hăm nách ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hiện tượng gặp khá phổ biến. Cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp giúp “đánh bay” hăm nách ở bé một cách hiệu quả.

  • Vệ sinh sạch sẽ da của bé: Bạn cần tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm, hãy thực hiện nhẹ nhàng tránh để bé đau gây xước da thêm. Có thể lau mồ hôi vùng nách của bé 1 – 2 tiếng/lần, lau bằng nước ấm và dùng khăn sạch thấm khô da vùng nách của bé.
  • Không sử dụng phấn rôm: Mẹ cần tránh dùng phấn rôm để trị hăm nách cho bé vì có thể khiến tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn. Phấn rôm có thể làm thuyên tắc tuyến mồ hôi của bé.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Mẹ hãy mặc cho bé những bộ quần áo rộng rãi, chất liệu cotton nhằm thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc đồ bó sát, chất liệu thô ráp gây cọ xát vào vùng da nách khiến hăm càng tồi tệ hơn.
  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ: Vùng da nách rất mỏng manh và nhạy cảm, khi sử dụng xà phòng có chứa chất tẩy mạnh có thể khiến da bé bị kích ứng. Mẹ hãy chọn dùng các loại xà phòng dịu nhẹ để giảm thiểu nguy cơ gây hăm nách ở bé nhé.
  • Dùng kem chống hăm: Đây là phương pháp được rất nhiều mẹ áp dụng để trị hăm nách cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lựa chọn các loại kem chống hăm có chứa các thành phần không gây kích ứng cho bé, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Theo các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên dùng các loại kem trị hăm có chứa thành phần thảo dược tự nhiên để an toàn cho làn da của bé. Mẹ hãy thoa lên vùng da nhỏ của bé và theo dõi. Nếu không bị kích ứng có thể thoa lên vùng da bị hăm rộng hơn.

Cách dân gian trị hăm nách cho bé

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem hay thuốc bôi da. Nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc có chứa thành phần corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Để trị hăm nách, mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian với nguyên liệu thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị hăm nách cho bé yêu.

Chè xanh

Chè xanh là thảo dược tự nhiên có hiệu quả rất tốt trong điều trị hăm nách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có thể dùng chè xanh tươi hoặc khô đều mang lại hiệu quả cao.

Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn sau đó để ráo nước.
  • Đun lá trà xanh với 1 lít nước để tinh chất của trà xanh tan ra nước.
  • Đổ nước ra chậu cho nguội bớt, bỏ bã.
  • Dùng nước trà xanh đặc phun lên vùng da bị hăm của bé sau đó lau khô lại.

Mẹ cũng có thể dùng lá trà xanh để nấu nước tắm cho bé hàng ngày. Trong trà xanh có chứa tinh chất Lyzozym có chức năng sát trùng và thổi bay những vi khuẩn gây hại trên da của bé.

Cây mã đề

Cây mã đề được nhiều mẹ áp dụng chữa hăm nách cho bé mang lại hiệu quả khá tốt. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần làm theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị 1 ít lá mã đề tươi.
  • Rửa sạch lá mã đề, ngâm nước muối rồi để ráo nước.
  • Vò nát lá mã đề sau đó thoa nhẹ lên vùng da bị hăm của bé.

Nước lá mã đề có tác dụng làm dịu da của bé, giúp hàn gắn các tổn thương trên da do hăm nách gây ra.

Lá khế và lá trầu không

Lá khế và lá trầu không là những thảo dược khá quen thuộc trong vườn nhà của người Việt. Chúng mang lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, trong đó phải kể đến công dụng trị rôm sảy, hăm da.

Để cải thiện hăm nách, mẹ thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 ít lá trầu không (hoặc lá khế)
  • Rửa sạch sau đó đun với nước sôi.
  • Đổ nước ra chậu cho nguội bớt sau đó dùng khăn sạch nhúng vào nước và lau vùng da nách bị hăm của bé.

Thực hiện 2 – 3 lần/ngày và thực hiện hàng ngày vùng da nách bị hăm nhanh chóng hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hăm nách

Đau rát do hăm nách khiến trẻ khó chịu, chán ăn, quấy khóc…Để cải thiện hăm nách bên cạnh những biện pháp điều trị mẹ cần chú trọng tới chế độ dinh dưỡng của bé để làn da nhanh phục hồi. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn của bé.

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu omega-3: Thực phẩm giàu omega-3 và các axit béo rất cần thiết cho việc hình thành các mô liên kết, góp phần không nhỏ trong việc điều trị. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, hạt lanh, hạt óc chó, hạnh nhân…là những thực phẩm giàu omega-3 mẹ nên bổ sung cho bé.
  • Các loại ngũ cốc: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và chất béo có lợi có tác dụng trong việc chữa lành các lớp mô biểu bì bị tổn thương. Mẹ không nên bỏ qua những thực phẩm này trong thực đơn ăn uống của bé nhé.
  • Vitamin A: Những thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, xoài, đu đủ…có tác dụng giảm viêm, tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch của bé.
  • Vitamin B: Có tác dụng tạo ra lớp biểu bì mới, thay thế lớp mô bị viêm. Thực phẩm giàu vitamin B phải kể đến như thịt, cá, sữa, các loại hạt…
  • Vitamin E: Giúp đẩy lùi quá trình oxy hóa, làm mềm da hỗ trợ điều trị hăm nách hiệu quả. Thực phẩm giàu vitamin E như bông cải xanh, rau bina, bơ…

Thực phẩm nên tránh

  • Cà chua: Có chứa tính axit làm tăng sự phát triển của hăm da, mẹ cần tránh thực phẩm này cho bé khi bị hăm da nhé.
  • Trái cây như dâu tây, mâm xôi, việt quất: Là những loại quả có tính axit dễ gây hăm nách ở bé.
  • Các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cần tránh như tôm, cua, mực, ghẹ…
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn chứa chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm nên tránh vì có khả năng gây mẩn đỏ, ngứa ngáy, kích ứng da.

Cách phòng ngừa hăm nách ở trẻ

Để phòng ngừa hăm nách ở trẻ, cha mẹ cần thực hiện một số điều sau:

  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng nước ấm, lau khô da bằng khăn mềm, sạch.
  • Hãy để các kẽ da của bé được thoáng khí đặc biệt là vùng da nách. Khi nách ra nhiều mồ hôi cần lấy khăn thấm khô mồ hôi, tránh để vùng da này ẩm ướt.
  • Nên sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Mẹ có thể thoa một lớp kem hay dầu mỏng để tạo lớp màng bảo vệ làn da của bé, nhất là những vùng da có nhiều nếp gấp. (Xem chi tiết: Các loại kem chống hăm cho bé)
  • Không nên sử dụng khăn ướt một lần có thể gây kích ứng da bé.

Hi vọng những thông tin trên giúp cha mẹ chăm sóc và cải thiện hăm nách ở bé mọt cách hiệu quả. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã

Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

 Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể  Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

]]>
https://fonscare.vn/ham-nach-o-tre/feed/ 0
Hăm tã nổi mụn ở trẻ là do đâu – cách khắc phục hiệu quả https://fonscare.vn/ham-ta-noi-mun-o-tre/ https://fonscare.vn/ham-ta-noi-mun-o-tre/#respond Wed, 02 Dec 2020 14:44:55 +0000 https://fonscare.vn/?p=1797 Hăm tã nổi mụn là tình trạng mà nhiều bé gặp phải, gây viêm da vùng tã lót kèm theo  nổi mụn. Nếu cha mẹ không có biện pháp cải thiện sớm, các vết mụn vỡ ra lở loét khiến bé rất đau và khó chịu. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn và cách điều trị tại nhà ngay sau đây nhé.

Nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn

Hăm tã nổi mụn là tình trạng viêm da vùng quấn tã kèm theo các nốt mụn nước. Nếu không được điều trị kịp thời các mụn nước sưng phù, lở loét khiến bé bị đau dẫn tới chán ăn, bỏ bú. Sau đây là một số nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn mẹ nên biết:

Kích ứng từ phân và nước tiểu

Vùng da quấn tã thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu nên dễ bị kích thích. Các độc tố và enzym có trong chất thải có thể tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển gia tăng nguy cơ gây hăm tã nổi mụn ở bé.

Mồ hôi và độ ẩm ở vùng da quấn tã

Vùng da quấn tã bị ẩm ướt lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gây hăm tã. Khi thời tiết nóng nực, khó chịu khiến bé ra nhiều mồ hôi. Nếu không được lau khô ngay, vùng da tiếp xúc với tã luôn ẩm ướt kết hợp với vi khuẩn, virus khu trú ở đây gây ra hiện tượng kích ứng da, da nổi mẩn đỏ, mụn nước…

Da trẻ thường xuyên chà xát vào tã

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Khi mang tã quá chật gây ra tình trạng bí hơi, da bé không được thông thoáng dễ gây hăm tã nổi mụn.

Dị ứng với chất liệu tã/bỉm

Trẻ bị hăm tã nổi mụn do không hợp với chất liệu làm tã/bỉm. Một số loại tã có chất liệu hay chất tạo mùi thơm có thể khiến bé bị dị ứng. Nếu dùng trong một thời gian dài có thể gây hăm tã nổi mụn. Ngoài ra, bé cũng có thể dị ứng với thành phần hóa học trong chất tẩy rửa, chất làm trắng, chất tạo mùi…dẫn tới hăm ngay.

Trẻ có cơ địa nhạy cảm

Một số bé có cơ địa nhạy cảm nên có nguy cơ bị hăm tã nổi mụn cao hơn những trẻ khác. Khi có một số yếu tố kích thích như chất liệu tã không phù hợp, tiếp xúc với phân, nước tiểu trong thời gian dài…dễ dẫn tới hăm tã nổi mụn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Khi bước vào chế độ ăn mới, thức ăn đặc hơn khiến tần suất và đặc điểm phân của bé thay đổi dễ gây ra hăm tã hơn. Ở những bé vẫn đang bú mẹ, chế độ ăn uống của người mẹ cũng ảnh hưởng tới khả năng bị hăm tã của con. Do đó, mẹ nên chú trọng vệ sinh thật sạch cho bé sau mỗi lần đi vệ sinh, để hạn chế nguy cơ thấp nhất gây hăm tã ở bé.

Da bị nhiễm vi khuẩn, virus

Da của bé dễ bị ẩm ướt khi đeo tã cả ngày, mẹ không vệ sinh hợp lý…tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Vùng da quấn tã dễ bị viêm, có thể nổi mụn nước và trở nặng nếu không có biện pháp điều trị đúng cách.

Đọc thêm: Bé bị hăm nách có sao không?

Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã nổi mụn

Hăm tã nổi mụn thường tiến triển từ hăm tã thông thường chuyển biến nặng hơn (hăm tã giai đoạn 3,4). Mẹ có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như sau:

  • Vùng da mang tã như mông, bẹn, háng…ửng đỏ.
  • Xuất hiện các mụn nhỏ li ti sau đó lan rộng thành những đám mụn dày hơn.
  • Sau khoảng 2 – 3 ngày các mụn nhỏ li ti phát triển thành các mụn nước.
  • Các mụn nước sau đó phát triển to hơn có thể vỡ ra gây lở loét, sưng viêm và lây lan sang các vùng da khác.
  • Bé ngứa ngáy, khó chịu, ăn uống kém, bỏ bú và quấy khóc. Nếu không có biện pháp điều trị có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn rất nguy hiểm.

Tổng hợp cách chữa hăm tã nổi mụn cho bé

Nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách hăm tã nổi mụn ở bé sẽ nhanh chóng khỏi và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách trị hăm tã tại nhà đơn giản mà hiệu quả, mẹ có thể tham khảo thực hiện cho bé yêu nhé.

Vệ sinh vùng da hăm tã thường xuyên

Nếu tuân thủ những quy tắc điều trị, hăm tã có khả năng lành hẳn. Cha mẹ cần vệ sinh thường xuyên cho bé để rửa trôi vi khuẩn, virus và ổn định nhanh chóng tình trạng hăm ở bé.

Cách vệ sinh vùng da bị hăm tã cho bé như sau:

  • Chuẩn bị khăn mềm để lau rửa cho bé, thao tác thực hiện cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng da bị hăm tã nổi mụn.
  • Rửa sạch vùng da bị hăm bằng nước ấm sạch.
  • Lấy khăn mềm, sạch thấm khô vùng da bị hăm một cách nhẹ nhàng.
  • Mặc tã cho bé và mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi nhanh để tránh chà xát lên vùng da bị hăm.
  • Thường xuyên kiểm tra tã thường xuyên, sau 2 – 4 giờ thay tã mới cho bé.

Mẹ cũng không nên sử dụng sữa tắm, xà phòng tắm cho bé khi bé đang bị hăm tã. Không nên dùng khăn ướt để lau vùng mông, bẹn vì có thể chứa cồn và các chất có nguy cơ khiến bé bị dị ứng. Hãy dành một khoảng thời gian trong ngày để bé yêu được “cởi truồng” giúp làn da được thông thoáng khí, hăm tã nhanh chóng được khắc phục.

Chọn loại tã phù hợp, an toàn

Mẹ nên lựa chọn những loại tã có chất liệu an toàn và phù hợp với làn da mỏng manh của bé. Dưới đây là 3 tiêu chí quan trọng khi mẹ chọn tã/bỉm cho con:

  • Cần chọn kích thước tã/bỉm phù hợp với cân nặng của bé.
  • Tã/bỉm thấm hút tốt để giữ da bé luôn khô ráo, không bị ẩm ướt.
  • Chất liệu tã mềm mại và không gây kích ứng da bé.

Mẹ nên chọn những loại tã có chất liệu mềm mại, không chứa chất làm thơm càng tốt và đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm.

Đảm bảo da bé luôn khô thoáng

Khi chăm sóc bé, nhất là khi bé bị hăm tã mẹ cần giữ cho da bé được khô thoáng. Mẹ không nên quấn tã quá chật, mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt giúp bé được thoải mái.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần thử một loại thức ăn trong vài ngày và quan sát xem trẻ có bị kích thích hay nổi mẩn không. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế thức ăn đồ uống giàu tính axit như cam, cà chua, dâu tây…vì chúng khiến hăm tã nặng hơn.

Áp dụng bài thuốc dân gian

Để trị hăm tã nổi mụn nhiều mẹ áp dụng các bài thuốc dân gian từ chè xanh, trầu không, mã đề, nụ vối. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng khi bé bị hăm ở dạng nhẹ và vừa. Đồng thời chọn loại lá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, cần rửa sạch trước khi sử dụng.

Sử dụng kem chống hăm cho bé

Đây là biện pháp phổ biến mà nhiều mẹ áp dụng khi bé bị hăm. Tuy nhiên, sử dụng kem chống hăm cần theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ không được tự ý sử dụng cho bé. Khi sử dụng kem chống hăm, nên dùng các loại kem bôi có thành phần thiên nhiên, xuất xứ rõ ràng, được nhiều chuyên khoa da liễu và các mẹ tin tưởng dùng.

Xem chi tiết: Các loại kem chống hăm cho bé

Chữa hăm tã nổi mụn bằng các loại thảo dược

Để điều trị hăm tã nổi mụn cho bé các phương pháp dân gian cũng mang lại hiệu quả khá tốt. Mẹ có thể dùng các loại thảo dược để nấu nước tắm cho bé. Trước khi tắm bằng lá thảo dược cần vệ sinh da của bé sạch sẽ trước. Dưới đây là một số thảo dược được dùng để trị hăm tã cho bé:

Trà shan tuyết

Trong trà shan tuyết có chứa các kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm nhiễm dẫn tới hăm tã ở trẻ. Ngoài ra, các vitamin, flavonoid, EGCG có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ da bé, nâng cao đề kháng cho da giúp điều trị hăm tã hiệu quả.

Khổ qua (mướp đắng)

Trong mướp đắng có chứa các acid amin, vitamin B, C, betain và protein có tác dụng chống viêm, giảm ngứa cho da khi bé bị hăm. Mẹ lấy mướp đắng nấu nước tắm cho bé không chỉ giúp sạch da, tăng đề kháng cho da mà chống nhiễm khuẩn, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả.

Lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa tinh dầu với hoạt tính kháng sinh mạnh có thể ức chế nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm hiệu quả. Do đó, nhiều mẹ nấu nước lá trầu không để tắm cho bé cải thiện hăm tã.

Cây sài đất

Cây sài đất nấu nước tắm cho bé được nhiều mẹ áp dụng. Lượng flavonoid, coumarin, tinh dầu và các kháng sinh tự nhiên. có trong sài đất giúp làm dịu da, giảm sưng đỏ, mụn nhọt khi bé bị hăm tã.

Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu có chứa tanin, flavonoid có tác dụng kháng khuẩn nhẹ đến vừa. Khi nấu nước tắm cho bé giúp tiêu viêm, giải độc, giảm mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả từ đó cải thiện vùng da bị hăm tã nổi mụn của bé.

Lá kinh giới

Các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có trong lá kinh giới giúp làm sạch và sát khuẩn da bé. Đồng thời giúp bảo vệ da khỏi các vấn đề da liễu như hăm da, mụn nhọt.

Khi tắm cho bé bằng các loại lá thảo dược, mẹ cần lựa chọn nguyên liệu sạch không chứa chất trừ sâu. Trước khi nấu nước cần rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn để tránh gây kích ứng da bé. Cần thao tác đúng cách nhằm đảm bảo thảo dược phát huy đúng tác dụng của mình.

Ngăn ngừa hăm tã nổi mụn cho bé

Để phòng hăm tã nổi mụn ở bé hiệu quả nhất, cha mẹ cần thực hiện theo một số điều sau đây nhé.

  • Thay tã thường xuyên cho bé để ngừa làn da phải tiếp xúc với nước tiểu và chất thải trong thời gian quá dài. Tránh môi trường ẩm ướt để vi khuẩn phát triển gây ra hăm tã. Cứ sau 2 – 4 tiếng thay tã một lần kể cả khi tã còn sạch.
  • Sử dụng tã vải cho trẻ sơ sinh vì có độ mềm mại, nên ngâm tã với nước sôi trước khi phơi để giảm virus cư trú trên tã gây hại da bé.
  • Vệ sinh da sạch sẽ sau mỗi lần thay tã bằng nước ấm, lau khô da bằng khăn mềm, sạch trước khi mang tã mới cho bé.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để làn da của bé luôn thoáng mát, hạn chế nguy cơ hăm da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ có chứa kẽm oxyd để phòng tránh hăm cho bé. Không được lạm dụng phấn rôm và giấy ướt có thể khiến da bé dễ kích thích.

Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho cha mẹ để ngăn ngừa và điều trị hăm tã nổi mụn cho bé yêu, giúp làn da của bé luôn mềm mại và khỏe mạnh.

Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã

Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

 Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể  Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

]]>
https://fonscare.vn/ham-ta-noi-mun-o-tre/feed/ 0
TOP 6 kem chống hăm cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay https://fonscare.vn/kem-chong-ham-cho-tre-so-sinh-tot-nhat/ https://fonscare.vn/kem-chong-ham-cho-tre-so-sinh-tot-nhat/#respond Wed, 25 Nov 2020 07:25:43 +0000 https://fonscare.vn/?p=1648 Cha mẹ thường mắc phải những sai lầm khi chăm khiến bé bị hăm da. Ngoài hăm tã ở vùng da đóng bỉm, trẻ có thể bị hăm ở đùi, tay, cổ, nách, vành tai…Để phòng tránh và cải thiện tình trạng hăm da các mẹ được khuyên sử dụng các loại kem chống hăm cho bé. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có quá nhiều sản phẩm kem chống hăm khiến nhiều cha mẹ phân vân không biết lựa chọn loại nào tốt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu danh sách các loại kem trị hăm được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay. Mời các bậc phụ huynh tham khảo.

Bé bị hăm tã nổi mụn nên hay quấy khóc, khó chịu

Hăm là gì? Nguyên nhân gây hăm da ở trẻ

Hăm da là hiện tượng phổ biến ở trẻ, đặc biệt là những trẻ dưới 24 tháng. Dấu hiệu của hăm da là những mảng da màu hồng, nổi mẩn đỏ, u hạt bong vảy…Trường hợp nặng thậm chí còn bị lở loét, đau rát, ứ dịch…Hăm da thường xảy ra tại các nếp gấp da như nách, cổ, háng, mông, bẹn, hậu môn…khiến bé yêu cảm thấy khó chịu, cáu gắt và quấy khóc.

Hăm da do nhiều nguyên nhân gây nên, phổ biến là một số nguyên nhân sau:

  • Sử dụng tã/bỉm không đúng cách: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị hăm. Cha mẹ quấn tã cho bé quá chặt, không thay tã/bỉm thường xuyên, nhất là vào những ngày hè oi bức. Điều này khiến làn da của bé thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu, chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hăm da
  • Vệ sinh không đúng cách: Không thường xuyên vệ sinh cho bé khiến nước tiểu đọng lại trên da quá lâu làm tăng khả năng bé bị hăm da. Ngoài ra, sau khi tắm rửa cho bé nhiều mẹ không lau khô đã mặc tã cho bé khiến da bé trong trạng thái ẩm ướt tăng nguy cơ gây hăm da.
  • Điều kiện thời tiết nóng ẩm: Thời tiết nóng nực khiến bé bị ra quá nhiều mồ hôi. Trong khi đó lại không được làm sạch kịp thời dẫn tới hăm da.
  • Một số nguyên nhân khác: Hăm da có thể xảy ra khi bé bị dị ứng với chất liệu làm tã, bé bị tiêu chảy kéo dài, dị ứng với thực phẩm lạ…

Có nên sử dụng kem chống hăm da?

Kem chống hăm da cho bé được dùng để bôi lên vùng da bị hăm với công dụng chính như sau:

  • Sát khuẩn nhẹ, giảm ngứa và giảm tình trạng viêm da.
  • Tạo ra lớp màng bảo vệ nhằm ngăn chặn các tác nhân gây hại ( nấm, vi khuẩn…) từ môi trường bên ngoài gây hăm da.
  • Cân bằng độ ẩm của da đồng thời nuôi dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho làn da của bé.

Khi bé có dấu hiệu bị hăm, cha mẹ có thể sử dụng kem trị hăm để cải thiện tình trạng hăm cho bé. Mẹ có thể kết hợp điều trị và phòng ngừa hăm da bằng cách dùng kem trị hăm được coi là biện pháp hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, làn da của bé chỉ mỏng bằng 1/5 da của người lớn nên rất nhạy cảm. Các mẹ cần lựa chọn một sản phẩm tốt, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với da bé để cải thiện hăm nhé. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, lau khô da bé mẹ mới được bôi kem để đẩy lùi hăm tã cho bé.

Tiêu chí lựa chọn kem chống hăm da cho bé

Để lựa chọn những sản phẩm cải thiện hăm cho bé an toàn, nhất là bé sơ sinh mẹ cần lưu ý các tiêu chí quan trọng dưới đây nhé.

Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và uy tín

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem chống hăm cho bé để lựa chọn. Tuy nhiên, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng được bày bán tràn lan. Khi chọn mua kem chống hăm cho bé, mẹ nên lựa chọn những sản phẩm của thương hiệu lớn, đã thông qua kiểm định rõ ràng để mua được sản phẩm có chất lượng tốt, hiệu quả cải thiện bệnh cao.

Không chứa chất chống viêm Corticoid

Tác dụng của corticoid nhằm hỗ trợ trị hăm da nhanh hơn. Tuy nhiên, nó lại mang đến nhiều tác dụng phụ, gây kích ứng da cho bé rất nguy hiểm. Vì vậy, trước khi mua kem chống hăm cho bé mẹ cần kiểm tra thành phần của kem xem có corticoid hay không nhé.

Có thành phần thảo dược thiên nhiên

Bạn nên lựa chọn những sản phẩm kem chống hăm có thành phần thảo dược tự nhiên an toàn cho bé, không gây tác dụng phụ và tránh kích ứng.

Phù hợp với độ tuổi của bé

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, chỉ mỏng bằng 1/5 da của người lớn. Vì vậy nếu chọn sai kem chống hăm có thể dẫn tới kích ứng da, phồng rộp khiến hăm càng nặng hơn. Mẹ cần kiểm tra kỹ trên hộp thuốc xem có đúng với độ tuổi của bé hay không để chọn đúng loại kem phù hợp với tuổi của bé.

Hạn sử dụng còn dài

Trẻ từ 0 – 24 tháng là đối tượng rất dễ bị hăm. Do đó, mẹ nên mua loại kem có thời gian sử dụng lâu dài để có thể tiết kiệm chi phí. Tránh mua phải kem hết hạn sử dụng, khi dùng có thể gây kích ứng da của bé.

Kem có đóng gói tiện lợi

Hiện nay, kiểu đóng gói phổ biến là dạng tuýp hoặc hộp. Một trong những tiêu chí lựa chọn kem chống hăm là cách đóng gói tiện lợi để dễ bảo quản, dễ lấy và dễ rửa…

Để chọn loại kem chống hăm tốt nhất hiện nay vẫn là câu hỏi khó với rất nhiều phụ huynh. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp 6 loại kem chống hăm an toàn và được nhiều cha mẹ tin dùng hiện nay để giúp bạn tham khảo.

Top 6 loại kem chống hăm cho bé an toàn được tin dùng

Kem chống hăm Bepanthen

Kem chống hăm Bepanthen là sản phẩm được sản xuất tại Đức và sử dụng cho bé sơ sinh trở lên. Các thành phần chính là Dexpanthenol, sáp ong, mỡ cừu…có tác dụng điều trị hiệu quả các vùng da bị mẩn đỏ, chăm sóc da bé hiệu quả bởi những tổn thương do hăm da hay côn trùng đốt. Hoạt chất Dexpanthenol thẩm thấu và tạo độ thoáng trên da, đồng thời có thể chuyển hóa thành acid pantothenic giúp hình thành và tái tạo da mới.

Tác dụng chính của Bepanthen:

  • Điều trị giảm triệu chứng của hăm như khô da, viêm da, ngứa, dị ứng…
  • Giữ ẩm da.
  • Nâng cao sức đề kháng cho da.

Kem chống hăm Bubchen

Kem chống hăm Bubchen là sản phẩm được xuất xứ từ Đức được nhiều mẹ ưa chuộng hiện nay. Kem có chứa các thành phần như chiết xuất từ Hoa Cúc, panthenol, các loại tinh dầu như tinh dầu quả cây carite, tinh dầu hoa hướng dương, sáp ong, vitamin E.

Trong đó, thành phần Panthenol giúp da tránh được các vấn đề như kích ứng đồng thời phục hồi da hiệu quả. Chiết xuất hoa cúc làm dịu các vết thương do hăm gây nên và kháng khuẩn hiệu quả.

Tác dụng chính: Tiêu diệt, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây hăm da, giảm viêm, giảm ngứa cho bé bị bị hăm.

Sản phẩm dành cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thành phần thiên nhiên nên an toàn tuyệt đối. Nhãn hiệu được kiểm nghiệm y khoa bởi hiệp hội Da và dị ứng của CHLB Đức và xây dựng chuyên biệt cho từng loại da của trẻ nhỏ.

Kem chống hăm Sudocrem

Thời gian gần đây, Sudocrem có mặt tại thị trường Việt Nam và được nhiều mẹ tin dùng. Kem chống hăm Sudocrem được xuất xứ tại Anh và là lựa chọn phù hợp khi tình trạng hăm của bé trở nên nặng hơn.

Thành phần chính kẽm oxyd, mỡ cừu, hoa oải hương…Trong đó, hoa oải hương kết hợp với oxit kẽm giúp làm dịu vết thương do hăm da gây nên. Nồng độ oxit kẽm cao giúp các vết phát ban đỏ dịu dần và chữa lành da nhanh chóng.

Tác dụng chính: Ngăn ngừa tác nhân gây hăm da như vi khuẩn, vi nấm, tăng cường tái tạo da và giúp vết thương mau lành khi bé bị hăm. Ngoài ra, Sudocrem còn có tác dụng chữa các bệnh lý khác như Eczema, lở loét, cháy nắng, bỏng nhẹ (do bô xe máy hay bàn là hơi nước cầm tay,..)

Kem chống hăm Weleda

Khi nhắc tới kem chống hăm cho bé bạn không nên bỏ qua Weleda. Sản phẩm kem chống hăm đến từ Đức không chỉ cải thiện hăm hiệu quả mà còn rất an toàn cho làn da của bé.

Kem chống hăm Weleda với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như tinh dầu hương thảo, tinh dầu cam, sáp ong, hoa cúc, tinh dầu hạnh nhân ngọt…nên rất lành tính, mang lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

Tác dụng chính: Làm dịu da, giảm đau rát ở những vùng da bị hăm nhanh chóng, cân bằng độ ẩm cho da bé giúp da mềm dịu và sạch sẽ hơn.

Kem chống hăm Penaten

Penaten là loại kem chống hăm hiệu quả và an toàn với da bé mà nhiều mẹ biết đến. Đây là sản phẩm chăm sóc da cho bé có xuất xứ tại Đức được ưa chuộng hiện nay.

Với các thành phần chính là kẽm oxyd, mỡ cừu, panthenol…giúp làm sạch da, cung cấp độ ẩm cho da, tạo lớp màng ngăn chặn các yếu tố có hại xâm nhập gây hăm. Đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu của hăm da hiệu quả như mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng rát…

Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh Cetaphil

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn loại kem chống hăm nào cho bé thì Cetaphil là lựa chọn hiệu quả đáng để bạn quan tâm. Cetaphil là một trong những thương hiệu chăm sóc da đến từ Mỹ nổi tiếng hiện nay. Đây là sản phẩm được nhiều mẹ đánh giá cao với tác dụng cải thiện hăm da mà bất kỳ ai cũng nên thử.

Thành phần chính Oxit kẽm, Calendula hữu cơ, Vitamin B5, Vitamin E..cấu tạo dịu nhẹ nên hạn chế tối đa kích ứng trên da.  Sản phẩm không có thành phần độc hại nên đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.

Tác dụng chính: Sát khuẩn, làm sạch da và cân bằng độ ẩm vùng da bị hăm. Bên cạnh đó, kem còn tạo ra lớp màng bảo vệ để ngăn chặn các yếu tố có hại (nước tiểu, vi khuẩn, nấm men…) xâm nhập gây hăm da.

Sản phẩm sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Lưu ý khi dùng kem chống hăm cho bé

Để mang lại hiệu quả tốt nhất, các mẹ cần sử dụng kem chống hăm tã cho bé đúng cách. Khi sử dụng sai cách không những tình trạng hăm không được cải thiện mà còn tiến triển nặng hơn. Dưới đây là các bước dùng kem chống hăm cho bé:

  • Mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau đó lau khô tay nhằm tránh nhiễm khuẩn vùng da bị hăm của bé.
  • Vệ sinh vùng da bị hăm sạch sẽ bằng nước ấm, lấy khăn mềm sạch lau khô da cho bé.
  • Lấy 1 lượng kem đủ dùng theo hướng dẫn trên vỏ hộp và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm. Tránh bôi quá dày có thể gây bí bách da bé.

Lưu ý: Bạn nên thoa nhẹ nhàng để tránh chà xát mạnh vùng da bị hăm của bé. Nên thoa kem sau mỗi lần thay tã và trước khi bé đi ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Khi nào cần kết hợp kem chống hăm tã với thuốc?

Khi bé bị hăm ở cấp độ 4 và 5, các mẹ cần kết hợp sử dụng thuốc và kem hăm tã theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh xảy ra những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Hăm ở mức độ 4, 5 trẻ thường bị nổi mụn, đỏ ửng, phù nề…Đây là những dấu hiệu của viêm nhiễm, bé cần được đưa tới bác sĩ khám để được kê thuốc đặc hiệu như thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, chống ngứa…

Với những bé hăm ở mức độ nhẹ và trung bình (mức 1, 2, 3), các vị trí bị hăm chưa có dấu hiệu nổi mụn mủ sần sùi, lở loét mẹ nên dùng kem trị hăm cho bé để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, cha mẹ cần kiên trì sử dụng vì thông thường các loại kem trị hăm thường có tác dụng chậm.

Bí quyết cải thiện hăm cho bé nhanh chóng

Ngoài việc sử dụng kem chống hăm, mẹ có thể kết hợp với các biện pháp sau đây để cải thiện hăm da cho bé hiệu quả và nhanh chóng.

Vệ sinh da bé thường xuyên

Bạn cần vệ sinh da cho bé thường xuyên, giữ da luôn sạch sẽ và thoáng mát giúp tăng sức đề kháng cho da của bé chống lại hăm. Mẹ dùng nước ấm để tắm rửa sạch cho bé, sau đó lấy khăn mềm sạch lau khô da cho bé. Trong quá trình tắm rửa, không nên chà xát mạnh hay sử dụng các loại sữa tắm hóa học có thể khiến da bé trầy xước, kích ứng.

Sử dụng tã/bỉm phù hợp và đúng cách

Không thay tã thường xuyên, sử dụng loại tã/bỉm kích thước quá chật khiến vùng da quấn tã của bé thường xuyên ẩm ướt. Tình trạng này kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men phát triển gây hăm da. Mẹ hãy thường xuyên kiểm tra tã/bỉm cho bé, nên thay tã/bỉm sau 2 – 4 giờ. Mẹ cần nhớ lau rửa sạch sẽ vùng da quấn tã, lau khô trước khi thay tã mới cho bé nhé.

Bên cạnh đó, mẹ nên chọn tã/bỉm có chất lượng tốt, kích thước vừa vặn với bé để hạn chế nguy cơ hăm da. Thay đổi chất tẩy rửa khi giặt quần áo cho bé, nên chọn loại dịu nhẹ và an toàn với da bé.

Tránh sử dụng phấn rôm

Nhiều mẹ thường sử dụng phấn rôm thoa lên da bé để trị hăm. Tuy nhiên, lạm dụng phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông khiến hăm càng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, khi trị hăm cho bé mẹ không nên sử dụng phấn rôm để an toàn cho làn da của bé.

Trên đây là những loại kem chống hăm cho trẻ tốt nhất được nhiều mẹ tin dùng. Hi vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều lựa chọn khi tìm mua kem chống hăm cho bé.

Xem thêm: 9 mẹo trị hăm cho bé tại nhà hiệu quả mà lại dễ áp dụng

Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã

Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

 Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể  Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

]]>
https://fonscare.vn/kem-chong-ham-cho-tre-so-sinh-tot-nhat/feed/ 0
Các dấu hiệu nhận biết bị hăm tã ở trẻ sơ sinh https://fonscare.vn/dau-hieu-ham-ta-o-tre-so-sinh/ https://fonscare.vn/dau-hieu-ham-ta-o-tre-so-sinh/#respond Wed, 25 Nov 2020 07:09:44 +0000 https://fonscare.vn/?p=1642 Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé yêu của bạn bị hăm tã. Nếu không có biện pháp xử lý sớm và đúng cách, làn da mỏng manh của bé sẽ phải chịu những tổn thương không đáng có. Làm thế nào để nhận biết bé bị hăm tã để xử lý kịp thời? Cha mẹ hãy tìm hiểu một số dấu hiệu hăm tã ở trẻ dưới đây nhé.

Hăm tã là gì?

Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót, là dạng viêm da phổ biến gây viêm vùng da mặc tã lót. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn mặc tã là đối tượng dễ bị hăm tã. Vùng da mặc tã bị ửng đỏ, sáng bóng khiến bé cảm thấy rất khó chịu. Bé thường quấy khóc do đau rát, ngứa ngáy.

Ở thể nhẹ mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà chẳng hạn như giữ da khô thoáng, sạch sẽ, thay tã thường xuyên…Tuy nhiên, nếu hăm tã nặng hơn như xuất hiện các vết loét, chảy dịch ở khu vực da bị hăm, bé quấy nhiều, thậm chí bỏ bú mẹ cần đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra cụ thể và có biện pháp điều trị sớm nhất.

Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã

Trẻ bị hăm tã rất dễ nhận biết, bạn chỉ quan sát bằng mắt thường là có thể phát hiện được ngay. Một số dấu hiệu sau đây giúp mẹ nhận biết sớm hăm tã ở bé:

  • Vùng da quấn tã bị ửng đỏ, đỏ da xung quanh bộ phận sinh dục, hai bên bẹn, mông và đùi trên và có kèm theo mùi khai.
  • Vùng da bị hăm thường nóng hơn so với những vùng da khác trên cơ thể.
  • Trẻ thường quấy khóc do khó chịu, đau rát, nhất là mỗi khi mẹ thay tã, vệ sinh vùng mặc tã.
  • Xuất hiện các mụn mủ hoặc vết loét khi hăm da ở thể nặng hơn.
  • Bé chán ăn, thậm chí bỏ ăn, ngủ không sâu giấc.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị hăm như:

  • Thường gặp ở trẻ sơ sinh.
  • Dễ xuất hiện ở những bé đi tiểu nhiều lần, nhất là những trẻ không được thay tã thường xuyên.
  • Trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh dễ bị hăm tã hơn. Bé đang bú mẹ mà mẹ dùng thuốc kháng sinh, bé cũng gặp phải nguy cơ tương tự.
  • Trẻ có làn da nhạy cảm hơn so với những trẻ khác.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị hăm tã, dưới đây là một số thủ phạm khiến bé yêu bị hăm tã.

Không vệ sinh sạch sẽ

Da của bé thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu và phân. Nếu không được tắm rửa thường xuyên hàng ngày, vi khuẩn có thể bám vào da nhạy cảm của bé gây kích ứng dẫn tới hăm tã.

Các loại vi khuẩn có trong phân thường có khả năng gây hăm tã cao hơn so với vi khuẩn trong nước tiểu. Vì vậy, nếu bé bị tiêu chảy đi ngoài nhiều lần trong ngày có  nguy cơ hăm tã cao hơn những trẻ khác.

Không thay tã/bỉm thường xuyên

Tã/bỉm là nơi chứa chất thải của bé, khi tã căng đầy lượng vi khuẩn ở tã ngày càng tăng lên. Do đó, nếu để bé mặc tã quá lâu khiến da phải tiếp xúc với vi khuẩn trong thời gian dài dễ xảy ra hiện tượng kích ứng.

Thời gian để thay tã mới từ 2 – 4 tiếng, nếu bé đi ngoài ra tã mẹ cần thay tã mới cho bé ngay. Lau rửa vùng da mặc tã sạch sẽ, thấm khô trước khi mặc tã cho bé nhé.

Kích ứng với sản phẩm mới

Làn da của bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên có thể phản ứng với một số loại khăn lau, chất tẩy rửa mới…Bé cũng có thể dị ứng với chất liệu làm tã/bỉm, dầu xả làm mềm vải…khiến da bị ngứa ngáy, ửng đỏ dẫn tới hăm da.

Nhiễm khuẩn hoặc nấm

Vùng da quấn tã bao gồm cả mông, đùi, bẹn, bộ phận sinh dục luôn ẩm ướt hơn những vùng da khác. Vì vậy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng sẽ tạo môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, nấm men phát triển. Chúng trú ngụ trên các nếp gấp của da, gây ra các chấm đỏ li ti quanh vùng da đó, dẫn tới hăm da.

Dùng tã/bỉm không phù hợp

Sử dụng tã/bỉm chất lượng không tốt, độ thấm hút kém khiến làn da của bé thường xuyên bị ẩm ướt gây hăm. Ngoài ra,  khi dùng tã/bỉm  quá chật khiến da phải cọ xát thường xuyên với tã/bỉm gây ra các vết ửng đỏ làm trầy da. Nếu tã quá rộng sẽ trở nên lỏng lẻo dễ gây phát tán vi khuẩn vùng mặc tã lên các vùng da khác gây kích ứng da.

Đồ ăn lạ

Vào giai đoạn ăn dặm, trẻ có thể bị tiêu chảy do ăn phải thức ăn lạ. Đi ngoài nhiều lần khiến vùng da quanh hậu môn dễ bị tấy đỏ và hăm hơn.

Làm gì khi trẻ bị hăm tã?

Hăm tã tuy khá phổ biến ở trẻ em, nhưng nếu mẹ cải thiện đúng cách không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Dưới đây là một số cách cải thiện hăm tã ở bé được nhiều chuyên gia sức khỏe gợi ý.

Giữ vùng da mặc tã luôn sạch sẽ, khô thoáng

Mẹ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ làn da cho bé. Sau mỗi lần thay tã, mẹ dùng khăn vải hoặc khăn lông mềm thấm nước ấm và lau sạch vùng da mặc tã của bé. Sau đó, lấy khăn mềm lau khô da rồi mới mặc tã mới.

Để làn da bé khô thoáng, bạn hãy dành một khoảng thời gian trong ngày để bé “cởi truồng”. Điều này giúp da bé tiếp xúc với không khí giúp bé dễ chịu hơn.

Thay tã cho bé thường xuyên

Mặc tã trong thời gian dài khiến làn da của bé tiếp xúc với nước tiểu, vi khuẩn dễ bị hăm tã. Mẹ cần thường xuyên kiểm tra tã của bé, sau khoảng 2 – 4 giờ thay tã một lần. Trường hợp bé đi nặng ra tã, cần thay tã mới cho bé ngay sau đó. Mẹ hãy nhớ lau rửa sạch vùng da mặc tã trước khi thay tã mới cho bé nhé.

Chọn tã/bỉm phù hợp

Mẹ cần lưu ý chọn cho bé các loại tã/bỉm và quần áo có chất lượng tốt, khả năng thấm hút mồ hôi. Lựa chọn kích thước tã/bỉm phù hợp với bé, tránh mặc tã/bỉm quá chật cọ xát với da của bé gây hăm.

Mẹo dân gian trị hăm tã

Các mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để trị hăm tã cho bé mang lại hiệu quả khá tốt. Dưới đây là các phương pháp được nhiều mẹ rỉ tai nhau để cải thiện hăm tã cho bé.

Lá chè xanh: Lấy 1 nắm lá chè xanh, rửa sạch và đun sôi với nước. Đổ nước ra chậu cho nguội bớt, khi nước còn âm ấm mẹ dùng để rửa vùng da bị hăm của bé.

Lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế còn xanh, không bị sâu rửa sạch và vẩy khô. Sau đó, giã với chút muối và thêm nước sôi để nguội, chắt lấy nước chấm vào vùng da của bé bị hăm.

Dầu dừa: Chuẩn bị 1 lượng dầu dừa đủ dùng, thoa một lớp mỏng lên da bị hăm của bé giúp làm dịu, dưỡng ẩm và làm mềm da. Cần rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi thoa dầu dừa cho bé. Mẹ cũng nhớ chỉ nên dùng dầu dừa nguyên chất để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sữa mẹ: Nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị hăm của bé, để khô trong không khí sau đó mới mặc tã mới cho bé. Sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch da từ đó giảm các triệu chứng của hăm tã.

Giấm: Giấm có tác dụng trung hòa và cân bằng độ pH trên da. Để trị hăm bạn cho nửa chén giấm vào chậu nước, ngâm tã vải của bé trong dung dịch này. Bạn có thể pha 1 thìa cà phê giấm trắng vào nước, lấy dung dịch này để lau cho bé khi thay tã.

Bột yến mạch: Chuẩn bị 1 muỗng canh bột yến mạch khô cho vào nước, cho bé ngâm khoảng 10 – 15 phút sau đó tắm lại cho bé. Nếu các triệu chứng nặng hơn, bạn cho bé tắm bằng yến mạch ngày 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nha đam: Cắt 1 lát nha đam và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt bạn cần mua nha đam ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo không có thuốc trừ sâu hay chất bảo quản.

Dầu tràm trà: Mẹ pha 3 giọt dầu tràm trà với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Sau vài ngày bạn sẽ thấy vùng da bị hăm của bé nhanh chóng hồi phục.

Kem chống hăm tã

Đây là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng để cải thiện hăm tã cho bé. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm khác nhau. Mẹ nên lựa chọn loại kem có chứa oxit kẽm với các thành phần thiên nhiên giúp làm dịu da an toàn cho bé.

Mẹ không nên sử dụng chung kem chống hăm cho nhiều bé. Khi ngón tay lấy kem và thoa lên vùng da hăm cho bé thì cần lấy ngón tay khác để lấy kem. Nên để vùng da bị hăm của bé trong không khí một khoảng thời gian ngắn trước khi mặc tã mới giúp bé dễ chịu, thoải mái hơn, các vết hăm cũng nhanh chóng bình phục.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp hăm ở trẻ không có gì đáng lo ngại nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện một số biểu hiện sau mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám cụ thể vì rất có thể bé bị nhiễm khuẩn phát sinh.

  • Tình trạng hăm tiến triển nặng hơn và không hết sau 2 – 3 ngày.
  • Hăm lan tới các khu vực khác như bụng, tay, lưng, mặt…
  • Trẻ bị sốt.
  • Vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, phồng, loét hoặc vết thương có mủ.
  • Chảy máu.
  • Vùng da bị hăm chai cứng.
  • Xuất hiện các đốm đỏ tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ với một đường viền hình vỏ.

Trên đây là các dấu hiệu hăm tã ở trẻ giúp cha mẹ nhận biết sớm nhất và có biện pháp xử lý đúng cách. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã

Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

 Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể  Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

]]>
https://fonscare.vn/dau-hieu-ham-ta-o-tre-so-sinh/feed/ 0
Dầu dừa trị hăm tã cho bé có hiệu quả không? https://fonscare.vn/dau-dua-tri-ham-cho-be/ https://fonscare.vn/dau-dua-tri-ham-cho-be/#respond Wed, 25 Nov 2020 06:55:25 +0000 https://fonscare.vn/?p=1636 Vùng da mặc tã rất dễ bị hăm do thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu và phân. Có nhiều cách “đánh bay” hăm tã cho bé ngay tại nhà được nhiều mẹ áp dụng. Trong đó phải kể đến mẹo trị hăm tã bằng dầu dừa. Thực hư dùng dầu dừa trị hăm tã có hiệu quả? Cùng tìm hiểu tác dụng của dầu dừa khi bé bị hăm tã và hướng dẫn sử dụng đúng cách ngay dưới đây nhé.

Dầu dừa trị hăm tã cho bé có hiệu quả không?

Làn da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ gặp phải các vấn đề như hăm tã, mẩn ngứa, rôm sảy. Tại những vùng da như bẹn, mông, vùng kín, nếp gấp trên tay, chân…là những nơi mồ hôi tích tụ. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng dễ khiến trẻ bị hăm.

Xem chi tiết: Hình ảnh bé bị hăm ở các vùng da khác nhau trên cơ thể

Trẻ bị hăm tã là hiện tượng khá phổ biến. Hăm tã khiến vùng da mông, bẹn, bộ phận sinh dục bị mẩn đỏ, có thể xuất hiện các nốt mụn li ti, da bị ẩm ướt, thậm chí có mùi hôi. Hăm tã khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, ngủ không sâu giấc.

Nhiều mẹ áp dụng mẹo dân gian dùng dầu dừa để trị hăm tã cho bé. Thực hư dùng dầu dừa trị hăm tã có thực sự hiệu quả? Câu trả lời được giải đáp sau đây:

Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của dầu dừa trong việc điều trị hăm tã ở trẻ. Tuy nhiên, dầu dừa vẫn được nhiều người sử dụng trong nhiều năm qua nhằm khắc phục các vấn đề về da trong đó có cả hăm tã ở bé. Nhờ đặc tính kháng viêm tự nhiên nên dầu dừa giúp giảm viêm da đồng thời xoa dịu tình trạng kích ứng.

Vitamin E và các chất béo có trong dầu dừa giúp dưỡng ẩm, làm da mềm mại, tăng cường độ đàn hồi, bảo vệ da luôn khỏe mạnh. Trong dầu dừa còn chứa phytonutrients và polyphenols chống oxy hóa, làm lành các tổn thương trên bề mặt da.

Với những công dụng trên nên nhiều mẹ dùng dầu dừa để cải thiện hăm tã cho bé. Tuy nhiên, dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên nên mẹ cần kiên trì nhiều ngày mới đạt được hiệu quả rõ rệt khi trị hăm tã cho bé.

Mẹ cũng nên mua dầu dừa nguyên chất ở những thương hiệu uy tín, an toàn cho bé. Tránh sử dụng dầu dừa kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh có thể khiến bé bị dị ứng, thậm chí nhiễm trùng da.

Trẻ sơ sinh dùng dầu dừa có an toàn?

Dầu dừa là chất lỏng được chiết xuất từ cơm dừa của những trái dừa già. Dầu dừa có nhiều màu khác nhau như trắng, vàng nhạt hoặc vàng đậm. Ở nhiệt độ dưới 25 độ C, dầu dừa chuyển sang dạng rắn và hóa lỏng khi nhiệt độ lớn hơn 25 độ C.

Dầu dừa được sử dụng khá phổ biến với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Không chỉ được sử dụng giúp dưỡng ẩm da, trị gàu, chăm sóc tóc…Các mẹ bỉm sữa thường dùng dầu dừa để trị hăm tã cho con.

Đa phần các trường hợp sử dụng dầu dừa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều khá an toàn, không xuất hiện tác dụng phụ. Đối với trẻ sơ sinh, nhiều trường hợp dùng dầu dừa để giảm viêm và xoa dịu kích ứng da. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ bị kích ứng với các dấu hiệu như mẩn ngứa, sưng đỏ, phát ban…

Để đảm bảo an toàn nhất khi dùng dầu dừa, mẹ nên bôi thử một lượng nhỏ lên da của bé trước và theo dõi. Nếu không xảy ra tình trạng kích ứng hay tác dụng phụ nào thì mới tiến hành bôi lên diện tích lớn trên da.

Mẹ cũng nên dùng một lượng dầu dừa vừa đủ, không nên dùng quá nhiều khi trị hăm tã cho bé. Nếu có bất kỳ bất thường gì trong quá trình sử dụng, cần ngừng lại ngay.

Cách dùng dầu dừa trị hăm tã ở trẻ em

Dưới đây là một số mẹo trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa, các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé khi bị hăm tã nhé.

Thoa dầu dừa trực tiếp lên da

Nhờ các thành phần dưỡng ẩm nên khi thoa trực tiếp lên da giúp dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa hiệu quả. Mẹ có thể áp dụng theo các bước như sau:

  • Rửa sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm hoặc nước chè tươi.
  • Lấy khăn mềm, sạch lau khô da cho bé để tránh có nước đọng lại trên da.
  • Dùng 2 thìa dầu dừa đun nóng cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng làm ấm.
  • Đợi khi dầu dừa ấm, mẹ lấy thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm tã của bé.
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng cho bé để các dưỡng chất của dầu dừa thấm sâu vào bên trong da.
  • Sau khi thoa xong, mẹ đợi một lúc để dầu dừa khô hết rồi mới mặc tã/bỉm mới cho bé.

Mẹ có thể thực hiện 1 – 2 lần/ngày hoặc sau mỗi lần thay tã cho bé. Mẹ cũng có thể thực hiện ở các vùng da khác như cổ, các ngấn tay, ngấn chân.

Dầu dừa kết hợp với dầu oải hương

Tinh dầu oải hương có chứa thành phần chống viêm da nên có tác dụng làm dịu da, giảm viêm hiệu quả. Khi kết hợp với dầu dừa làm tăng hiệu quả trị hăm mà không gây hại cho da bé. Mẹ có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Trộn 2 thìa tinh dầu oải hương vào 1 chén dầu dừa tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Cho hỗn hợp trên vào ngăn mát tủ lạnh 1 giờ để hỗn hợp đông lại.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh sạch sẽ phần da bị hăm của bé trước khi thoa dầu lên.
  • Thoa đều hỗn hợp đã chuẩn bị trên lên vùng da bị hăm của bé kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Sau khi thoa 30 phút, mẹ cần rửa lại bằng nước ấm và lau khô trước khi mặc tã mới cho bé.

Thực hiện 2 ngày một lần để đạt được hiệu quả trị hăm tốt nhất.

Dầu dừa và bơ hạt mỡ

Bơ hạt mỡ rất giàu vitamin A và E giúp bổ sung độ ẩm cần thiết cho làn da của bé. Sự kết hợp giữa bơ hạt mỡ và dầu dừa giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện các triệu chứng đau rát khi bé bị hăm tã.

Cách thực hiện như sau:

  • Trộn bơ hạt mỡ và dầu dừa với tỉ lệ 2 : 1, tức là 1 chén bơ hạt mỡ trộn với 1/2 chén dầu dừa.
  • Cho thêm 2 thìa canh sáp ong vào đun nóng cùng hỗn hợp trên.
  • Thêm 2 thìa Glycerin, ½ thìa bột kẽm oxit khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn tất cả hỗn hợp trên để tạo thành kem nhuyễn
  • Cho vào lọ kín có nắp đậy để sử dụng dần.
  • Mỗi ngày, mẹ lấy kem để thoa lên vùng da bị hăm của bé và để khoảng 10 – 15 phút.

Ngày thực hiện 2 – 3 lần đến khi bé hết hăm tã.

Chiết xuất hạt nho với dầu dừa trị hăm cho bé

Để trị hăm tã cho bé hiệu quả bằng dầu dừa, mách mẹ mẹo kết hợp chiết xuất hạt nho để mang lại hiệu quả tốt hơn. Mẹ có thể áp dụng theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị 2 thìa dầu dừa pha vào 1 cốc nước.
  • Cho thêm 2 – 3 giọt tinh dầu hạt nho vào quấy cho hỗn hợp đồng nhất.
  • Đổ hỗn hợp vào một chai có nắp xịt để dùng dần.
  • Làm sạch vùng da bị hăm của bé, dùng khăn sạch thấm khô da.
  • Dùng chai xịt dung dịch vừa chế xịt vào khu vực da bị hăm.
  • Để khoảng 10 phút cho khô da rồi mới mặc tã mới cho bé.

Mẹ hãy thực hiện mỗi lần thay tã cho con, hăm tã nhanh chóng biến mất.

Đọc thêm: Tiết lộ 9 mẹo trị hăm đơn giản cho bé bằng nguyên liệu thiên nhiên

Lưu ý cho mẹ khi sử dụng dầu dừa cho bé

Nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất giúp bé nhanh chóng đẩy lùi hăm tã, mẹ hãy lưu ý một số điểm sau khi sử dụng dầu dừa:

  • Trước khi tiến hành dùng dầu dừa trị hăm cho bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong trường hợp mẹ không muốn thoa trực tiếp dầu dừa lên da bé, có thể pha dầu dừa với nước tắm cũng mang lại hiệu quả tốt.
  • Làn da của bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên khi dùng dầu dừa mẹ cần lựa chọn loại nguyên chất. Nên mua ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng và không chứa hóa chất độc hại.
  • Dầu dừa chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng của hăm. Trị hăm tã bằng dầu dừa có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa từng bé. Cha mẹ nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để mang lại hiệu quả trị hăm tốt nhất.
  • Dầu dừa cung cấp độ ẩm cho da tốt nên dễ khiến da bị bí, nhờn trên bề mặt da. Mẹ cần thực hiện đúng cách, nếu không có thể gây hăm nặng, khó chịu như kích ứng, mẩn ngứa.
  • Mẹ chỉ nên dùng dầu dừa trị hăm tã trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, trong quá trình sử dụng cần theo dõi kỹ lượng xem có bất kỳ phản ứng hay tác dụng phụ nào không. Nếu có cần dừng lại ngay.
  • Vệ sinh da cho bé sạch sẽ, lau khô rồi mới mặc tã mới. Mẹ nên chú ý thường xuyên thay tã cho bé, tốt nhất là sau 2 – 4 tiếng một lần và ngay sau khi trẻ đi đại tiện.
  • Không nên để bé mặc bỉm cả ngày, hãy dành một khoảng thời gian bỏ tã/bỉm để làn da của bé được thông thoáng.
  • Sử dụng các loại tã/bỉm chất lượng tốt, có kích thước phù hợp với bé. Không dùng loại to quá hoặc nhỏ quá.
  • Mặc quần áo rộng rãi cho bé, nên lựa chọn chất liệu tự nhiên hoặc cotton. Những chất liệu này giúp thấm hút mồ hôi tốt nên hạn chế hăm tã ở bé hơn.

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Bạn hãy đưa con tới gặp bác sĩ ngay khi bé có các biểu hiện như sau:

  • Tình trạng hăm của bé không cải thiện sau vài ngày dùng dầu dừa hoặc hăm tã nặng hơn.
  • Bé bị sốt cao.
  • Khu vực da bị hăm nổi nhiều mụn nước hoặc mụn nhọt.
  • Xuất hiện các vết lở loét ở vùng da bị hăm.
  • Khu vực hăm tã có mủ, chảy máu hoặc có tiết dịch.
  • Bé quấy khóc nhiều, ngứa ngáy dữ dội.

Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trị hăm tã ở bé bằng dầu dừa. Khi áp dụng cách này, các mẹ hãy theo dõi cẩn thận tác dụng đối với bé. Nếu có bất kỳ phản ứng bất lợi nào cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Hi vọng những thông tin này hữu ích và chúc bạn thành công.

]]>
https://fonscare.vn/dau-dua-tri-ham-cho-be/feed/ 0
Liệu có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị hăm? https://fonscare.vn/co-nen-dung-phan-rom-khi-tre-bi-ham/ https://fonscare.vn/co-nen-dung-phan-rom-khi-tre-bi-ham/#respond Sat, 21 Nov 2020 09:29:03 +0000 https://fonscare.vn/?p=1574 Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên dễ bị hăm khi chăm sóc không đúng cách. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng cha mẹ cần có biện pháp xử trí để da bé không bị  viêm nhiễm, sưng tấy và giúp trẻ dễ chịu hơn. Nhiều mẹ thường rỉ tai nhau cách dùng phấn rôm để cải thiện hăm da cho bé. Sử dụng phấn rôm trị hăm cho bé có hiệu quả như lời đồn? Mời phụ huynh theo dõi bài viết sau đây để trả lời thắc mắc trên.

Trẻ thường bị hăm ở vị trí nào?

Hình ảnh các cấp độ bị hăm da ở trẻ

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên thường xuyên bị hăm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu cha mẹ không chăm sóc đúng cách có thể gây nấm hoặc nhiễm khuẩn.

Vùng da bị hăm thường bị sưng đỏ, sáng bóng, xuất hiện những chấm li ti màu hồng nhạt. Một số trường hợp hăm nặng có thể dẫn tới bong tróc. Trẻ quấy khóc vì đau rát, khó chịu, biếng ăn, ngủ không sâu giấc. Trẻ thường bị hăm tại các vị trí như:

Hăm ở mông, hậu môn: Đây là vùng da tiếp xúc với tã/bỉm thường xuyên nên rất dễ bị hăm. Da trẻ bị phát ban, sưng đỏ ở vùng hậu môn hoặc gần vùng kín. Nguyên nhân chủ yếu do dị ứng với chất liệu làm tã, cọ xát với tã/bỉm hay thời gian mặc tã quá lâu mà không được thay tã thường xuyên. Hăm có thể xảy ra do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm men khi da thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu, chất thải của bé.

Hăm ở cổ: Nhận biết hăm cổ bằng những nốt và phát ban đỏ tại vùng nếp gấp cổ. Bé thường bị hăm cổ vào mùa hè, thời tiết nóng nực khiến bé ra nhiều mồ hôi. Các nếp gấp ở vùng da cọ xát với nhau mà không được vệ sinh sạch sẽ khiến da bé dễ bị đỏ. Bên cạnh đó, vùng da ở cổ có thể bị nhiễm nấm men dẫn tới hăm da.

Hăm ở ngấn tay, ngấn chân: Đây là vùng da có chứa nhiều nếp gấp, da dễ cọ xát với nhau dẫn tới hăm. Nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ kết hợp với mồ hôi khiến vùng da này luôn ẩm ướt, gây hăm khiến bé khó chịu. Tình trạng này gặp khá phổ biến ở các bé mũm mĩm.

Có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị hăm?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị hăm tã bất cứ lúc nào. Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị hăm tã chẳng hạn như dùng tã/bỉm chất lượng kém, thời gian sử dụng tã kéo dài, cha mẹ vệ sinh không đúng cách, thậm chí cơ địa của bé dễ dị ứng…Hăm da không chỉ khiến cha mẹ lo lắng mà còn ảnh hưởng tới làn da cũng như sức khỏe của bé.

Để cải thiện hăm da, nhiều cha mẹ sử dụng phấn rôm để bôi lên vùng da bị hăm. Tuy nhiên, có được bôi được phấn rôm khi bé bị hăm? Có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé hay không là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ.

Phấn rôm là chất làm đẹp, thành phần không thể thiếu để sản xuất bột phấn rôm chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo mà một số chất tạo mùi thơm. Bột talc có công dụng hút ẩm nên thường dùng để thoa vào các vùng có nếp gấp như bẹn, cổ, nách để giảm hăm và giảm ẩm ướt.

Tuy nhiên, sử dụng phấn rôm đúng cách cách cũng có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé mà cha mẹ nên biết. Thực tế, khi bé bị hăm bôi phấn rôm hoàn toàn phản khoa học. Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng lạm dụng phấn rôm khi trẻ bị hăm có thể khiến lỗ chân lông bị bít chặt, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi gây viêm nhiễm, mẩn ngứa, da loét thậm chí khiến hăm càng nặng hơn.

Khi trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rôm gây ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, tím tái thậm chí phù phổi. Tình trạng này tiếp diễn thường xuyên sẽ xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn gây viêm phế quản, viêm tiểu tiện phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi…

Hít phải bột phấn rôm lâu ngày có nguy cơ dẫn tới bệnh bụi phổi. Nguyên nhân trong phấn rôm có thành phần bột talc, silica và amian tích tụ dần trong phổi dẫn tới xơ hóa mô kẽ và các u hạt.

Đối với các bé gái hít phải bột phấn rôm dài ngày cần được theo dõi lâu dài để tránh tình trạng tắc nghẽn về sau. Khi sử dụng phấn rôm cho bé gái trong thời gian lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng gấp 4 lần so với các bé không sử dụng. Do những bụi phấn, chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua âm hộ, âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng gây nên viêm nhiễm, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.

Về bản chất, phấn rôm không có tác dụng chữa trị hăm da ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ đang dùng phấn rôm trị hăm cho bé cần ngưng lại ngay trước khi quá muộn. Trẻ bị hăm không cần bôi phấn rôm. Hăm ở trẻ tuy khá phổ biến nhưng dễ trị và phòng ngừa, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu để xử trí sớm, kết hợp vệ sinh cho bé thật sạch sẽ và đúng cách

Những lưu ý khi dùng phấn rôm cho bé

Sử dụng phấn rôm cho bé không đúng cách có thể gây ra những nguy hại tới sức khỏe nên các ông bố bà mẹ cần phải cẩn trọng. Dưới đây là một số lưu ý cho phụ huynh khi dùng phấn rôm cho bé:

  • Chỉ sử dụng những sản phẩm phấn rôm được sản xuất bởi nhãn hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng, hạn sử dụng còn dài và không chứa thành phần chất độc hại.
  • Trước khi dùng phấn rôm cho bé, cần cho một ít phấn ra tay và thoa nhẹ nhàng lên da của bé. Bạn cần theo dõi khoảng 24 giờ xem phản ứng da của bé như thế nào, có bị kích ứng mẩn đỏ không rồi mới sử dụng.
  • Không được để phấn rôm dính lên mặt, mắt, đặc biệt là vùng kín của bé gái để ngăn ngừa khả năng gây ung thư.
  • Không nên thoa phấn rôm dưới quạt có thể khiến bé hít phải bị phấn hoặc bay khắp người của bé.
  • Không nên thoa phấn rôm lên vùng da đang bị viêm nhiễm, hăm.
  • Sau khi sử dụng cần phải đậy nắp cẩn thận và tránh xa tầm tay của trẻ. Không nên cho bé cầm chơi lọ phấn rôm.

Một số mẹo trị hăm cho trẻ

Trị hăm cho bé bằng phấn rôm là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Hăm ở trẻ hoàn toàn có thể được cải thiện tại nhà bằng một số mẹo sau đây:

Lựa chọn quần áo thoáng mát cho trẻ

Bị hăm khiến trẻ khó chịu do đau rát nên cha mẹ cần mặc quần áo từ chất vải thoáng mát. Mặc quần áo chất liệu thô cứng hoặc quá chật khiến vùng da bị hăm cọ xát gây nhiễm trùng. Lựa chọn hàng đầu cho bé bị hăm là quần áo có chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Bé bị hăm cổ mẹ nên tránh vùng cổ bị cọ xát, hăm tã mẹ nên thay tã 2 – 4 giờ/lần.

Khi giặt quần áo cho bé, nên chọn loại bột giặt dịu nhẹ, không chứa hóa chất độc hại để tránh gây dị ứng da của trẻ. Cho trẻ chơi hoặc nằm ngủ ở không gian mát mẻ, tránh những nơi nóng nực khiến bé ra mồ hôi.

Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách

Cha mẹ cần chú ý việc giữ gìn vệ sinh cho bé khi bị hăm da. Cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tắm, thay quần áo hoặc bế trẻ. Sau khi tắm xong cần lau khô cho bé bằng khăn sạch, mềm. Bạn không nên dùng các loại giấy ướt có chứa hóa chất, hương liệu để vệ sinh da cho bé.

Dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé

Khi da bị hăm có nghĩa là da bé đang bị viêm nhiễm, sưng đỏ và đau rát. Khi tắm cho bé, bạn nên sử dụng nước đun sôi để nguội nhằm diệt khuẩn hiệu quả. Không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm cho bé, tốt nhất từ 35 – 38 độ C. Sau khi tắm xong, cần lau khô phần da bị hăm một cách nhẹ nhàng rồi mới mặc quần áo.

Dùng kem chống hăm cho bé

Đây là một trong những biện pháp cải thiện hăm da ở trẻ được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng bất cứ loại kem nào để bôi da cho bé. Cần lựa chọn kem trị hăm cần an toàn, không chứa thành phần độc hại và đảm bảo chất lượng.

Có thể bạn muốn biết: Các loại thuốc bôi trị hăm cho trẻ

Dùng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên trị hăm cho bé khá hiệu quả. Sau khi lau rửa sạch sẽ, bạn có thể thoa dầu dừa kết hợp massage nhẹ nhàng vùng da bị hăm. Cuối cùng lau sạch lại bằng khăn mềm. Dầu dừa không chỉ giúp làn da của bé mềm mại còn giúp da sạch sẽ, kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ xem cơ địa của con bạn có phù hợp hay không nhé.

Dùng baking soda

Bạn có thể sử dụng baking soda để xoa dịu, giảm bớt những khó chịu do hăm da gây nên cho bé. Cách thực hiện như sau:

  • Hòa tan 2 thìa cà phê baking soda vào nước.
  • Thoa đều lên vùng da của bị hăm của bé.
  • Sau đó, lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm bằng khăn khô thoáng.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

Trong trường hợp sau 2 – 3 ngày mà vùng da bị hăm của bé có dấu hiệu sưng tấy, đỏ, mưng mủ, có nước rỉ, trẻ bị sốt và quấy khóc nhiều cần đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và có cách điều trị hợp lý.

Fons Care Baby – cho bé làn da mát lành, hết hăm, hết ngứa

Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể  Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

]]>
https://fonscare.vn/co-nen-dung-phan-rom-khi-tre-bi-ham/feed/ 0
Hình ảnh bị hăm da ở trẻ nhỏ – me cần nhận biết ngay https://fonscare.vn/hinh-anh-ham-da-o-tre-nho/ https://fonscare.vn/hinh-anh-ham-da-o-tre-nho/#respond Fri, 20 Nov 2020 14:04:17 +0000 https://fonscare.vn/?p=1563 Hăm da là tình trạng khá nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp phải. Tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ra những khó chịu khiến bé quấy khóc, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Thậm chí có những trường hợp điều trị không đúng cách có thể chuyển thành nấm hoặc nhiễm khuẩn. Bạn chỉ cần quan sát da của bé là có thể biết bé có bị hăm da hay không. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số hình ảnh nhận biết hăm da ở trẻ, các mẹ cùng theo dõi nhé.

Hình ảnh trẻ bị hăm da theo vị trí

Làn da của bé mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn nên dễ bị hăm. Nguyên nhân do da thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt trong nhiều giờ. Vùng da bị hăm sưng đỏ, đau rát khiến bé rất khó chịu, quấy khóc, nhất là mỗi lần đi vệ sinh hoặc thay tã mới.

Những vùng da dễ bị hăm phải kể đến như vùng mông, hai bẹn, háng, xung quanh bộ phận sinh dục, cổ, tai…Dưới đây là hình ảnh trẻ bị hăm tại từng vị trí, cha mẹ hãy quan sát để nhận biết dễ dàng khi bé yêu bị hăm nhé.

Vùng da tiếp xúc với tã/bỉm

Đây là khu vực da rất dễ bị hăm do thường xuyên phải tiếp xúc với tã/bỉm. Khi bé không được thay tã thường xuyên, vùng da quấn tã tiếp xúc với nước tiểu và phân trong nhiều giờ. Kết hợp với việc vệ sinh da kém tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men phát triển gây hăm tã.

Ngoài ra, hăm tã xảy ra dùng tã quá chật, chất liệu tã thấm hút kém khiến da của bé luôn trong trạng thái ẩm ướt. Chất liệu tã thô cứng cọ xát vào da bé cũng dẫn tới hăm da. Do đó, bên cạnh vệ sinh vùng da quấn tã sạch sẽ cha mẹ cần lựa chọn loại tã chất lượng tốt, kích thước phù hợp với bé để làm giảm nguy cơ gây hăm tã nhé.

Những vùng da tiếp xúc với tã thường xuyên dễ bị hăm phải kể tới vùng da mông, bẹn, háng, hậu môn, vùng kín. Sau đây là một số hình ảnh bé bị hăm tại những vị trí trên:

Hình ảnh bé bị hăm mông

Hình ảnh bé bị hăm bẹn, háng

Hình ảnh bé bị hăm hậu môn

Hình ảnh bé bị hăm vùng kín

Hình ảnh bé bị hăm tã nặng, nguy cơ dẫn tới xuất tiết và bội nhiễm

Vùng da quanh cổ

Những bé bụ bẫm, mũm mĩm có nhiều ngấn ở cổ nên rất dễ bị hăm cổ. Vùng ngấn cổ là nơi tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu mẹ không vệ sinh cẩn thận cho bé khiến mồ hôi ứ đọng lại hoặc thức ăn, sữa rơi vãi vào mà không được lau kĩ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra vết hăm ở trẻ.

Mặt khác, các nếp gấp ở cổ thường xuyên cọ xát vào nhau, tác động trực tiếp tới tuyến mồ hôi. Điều này tạo môi trường thuận lợi để nấm men hay vi khuẩn gây hại da bé, dẫn tới hăm da.

Khi chăm sóc bé, nhiều mẹ sợ bé yêu bị lạnh nên thường quấn khăn ở cổ cho bé thường xuyên khiến lỗ chân lông bít tắc. Vùng da cổ không được thông thoáng càng tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công mạnh.

Hình ảnh bé bị hăm cổ

Vùng da có nhiều nếp gấp (ngấn tay, ngấn chân, nách)

Những bé phát triển cân nặng nhanh thường có nhiều ngấn ở tay, chân, nách…Đây là những vùng da dễ bị cọ xát và đọng nhiều mồ hôi nên thường xuyên ẩm ướt. Nếu cha mẹ không chú ý vệ sinh vùng da này liên tục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây viêm nhiễm dẫn tới hăm.

Hình ảnh bé bị hăm ngấn tay

Hình ảnh bé bị hăm ngấn chân

Hình ảnh bé bị hăm ở nách

Phần vành tai

Đây là vùng da khó vệ sinh, nếu cha mẹ không vệ sinh kỹ khiến mồ hôi, dầu tiết ra giữ lại bụi bẩn và tạo môi trường sống cho vi khuẩn, nấm gây hại cho da. Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tai là vành tai đóng vảy và có mùi hôi khó chịu.

Hình ảnh bé bị hăm tai

Để vệ sinh vành tai, mẹ nên dùng tăm bông loại nhỏ lau nhẹ nhàng để có thể vệ sinh kỹ nhất. Mẹ không nên sử dụng kem chống hăm ở vùng da này vì bé có thể chạm vào và ngậm tay vào miệng. Phấn rôm cũng không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.

Mẹ nên dùng dầu dừa để thay thế cho các sản phẩm trên cải thiện hăm tai ở bé nhé. Dầu dừa không những an toàn với bé mà còn tạo lớp bảo vệ da khá tốt.

Hình ảnh bé bị hăm tã theo cấp độ

Theo bác sĩ da liễu, hăm tã ở bé trải qua 5 cấp độ khác nhau. Da của bé từ những vết ửng đỏ, căng da cho tới những vết đỏ đậm hơn, nổi mụn, lở loét khiến bé đau rát, khó chịu. Thông thường, khi mẹ phát hiện bé bị hăm đã ở cấp độ 3. Dưới đây là 5 cấp độ hăm tã ở trẻ, có kèm theo hình ảnh và dấu hiệu của từng cấp độ.

Cấp độ 1 (cấp độ nhẹ)

Hăm ở cấp độ 1 vùng da mông, bẹn của bé có màu ửng hồng hơn vùng da bên cạnh. Vùng da bị hăm diện tích nhỏ, có thể xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Tuy da bị hăm nhưng vùng da này vẫn khô ráo.

Cấp độ 2

Những vết ửng đỏ có diện tích nhỏ trên da xuất hiện nhiều hơn, chúng nằm rải rác quanh khu vực quấn tã. Vùng da ở mông, bẹn, quanh vùng da quấn tã chuyển sang màu đỏ sậm hơn, có thể kèm những mụn nhỏ li ti.

Cấp độ 3 (trung bình)

Những vết ửng đỏ trên da có diện tích lớn hơn, vết hăm cũng màu đậm và rõ ràng. Chúng xuất hiện từ rải rác tới dày đặc trên da bé. Tình trạng hăm tã ở trẻ ngày càng xấu đi khiến bé cảm thấy đau rát, khó chịu nên hay quấy khóc, chán ăn, ngủ không sâu giấc.

Cấp độ 4

Khi hăm tã ở cấp độ 4, vùng da mặc tã xuất hiện những vết hăm rõ rệt. Da của bé xuất hiện những nốt sần, có thể hơi sưng. Sau đó da trở nên đỏ dữ dội, có thể xuất hiện mụn mủ. Khi có mụn mủ xuất hiện, tình trạng đau rát sẽ tăng lên khiến bé cảm thấy rất khó chịu.

Cấp độ 5 (cấp độ nặng và nguy hiểm)

Da của bé xuất hiện những vết hăm có màu đỏ nặng với diện tích lớn. Da của bé bị sưng, phù nề, những vết sần có mủ trắng khiến bé đau đớn.

Hăm da ở trẻ tuy là bệnh thường gặp nhưng dễ điều trị dứt điểm tại nhà chỉ sau 3 – 4 ngày. Cha mẹ luôn luôn quan sát mọi sự thay đổi ở bé để phát hiện sớm hăm da và có biện pháp điều trị kịp thời tránh để bệnh trở nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu tình trạng hăm da không thuyên giảm sau 3 ngày, bé xuất hiện các dấu hiệu khác đi kèm như sốt, tiêu chảy…cha mẹ cần đưa trẻ tới trung tâm y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị.

Hướng dẫn xử trí hăm da ở trẻ em

Hăm da tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu, cáu gắt do đau rát. Hăm da nặng có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày của bé như ăn uống, vận động và ngủ. Để cải thiện hăm ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây.

Vệ sinh da sạch sẽ

Mẹ cần vệ sinh da cho bé sạch sẽ bằng nước ấm, nhất là vùng da đóng tã cho bé. Khi lau rửa cho bé cần nhẹ nhàng, tránh làm đau bé hoặc gây xây xước da. Sau khi tắm rửa xong mẹ dùng một khăn sạch mềm lau khô da cho bé trước khi mặc tã mới.

Thay tã/bỉm thường xuyên

Nguyên nhân khiến nhiều bé bị hăm do mẹ không thay tã/bỉm thường xuyên khiến da bé tiếp xúc với nước tiểu, phân trong thời gian dài dẫn tới hăm. Cha mẹ hãy kiểm tra tã/bỉm của bé liên tục, sau 2 – 4 giờ thay tã mới một lần hoặc sau khi đại tiện. Cần lau rửa sạch sẽ, lau khô da cho bé trước khi mặc tã mới.

Chọn loại tã/bỉm phù hợp

Mẹ lựa chọn loại tã/bỉm có chất liệu đảm bảo an toàn, thấm hút tốt. Đồng thời, chọn kích thước phù hợp với bé để tránh gây cọ xát lên da bé.

Tránh lạm dụng phấn rôm

Nhiều mẹ có thói quen sử dụng phấn rôm để làm khô vùng da quấn tã hoặc các vùng da có nếp gấp của bé. Tuy nhiên, sử dụng phấn rôm có thể gây bít tắc lỗ chân lông khiến bệnh trầm trọng hơn. Trẻ hít phải phấn quá nhiều cũng có thể dẫn tới vấn đề về phổi. Khi bé có dấu hiệu bị hăm da, các bác sĩ khuyên tốt nhất không nên dùng phấn rôm.

Ngưng đóng tã/bỉm cho bé

Khi thấy bé có các dấu hiệu đầu tiên của hăm như da ửng đỏ, căng bóng, sau đó các vết hăm đậm hơn gây đau rát mẹ nên cân nhắc bỏ bỉm cho bé. Hoặc chỉ sử dụng bỉm khi bé đi ngủ để làn da bé được thông thoáng, vùng da bị hăm sẽ nhanh chóng được phục hồi.

Dùng thuốc bôi ngoài da

Hiện nay có nhiều sản phẩm kem chống hăm tã cho bé, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng cho bé. Hãy lựa chọn những loại kem đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng đảm bảo và phù hợp với bé yêu của mình.

  • Với thuốc bôi, mẹ có thể pha gói thuốc tím với 2 lít nước ấm để làm sạch vùng da bị hăm. Sau đó, thấm khô bằng khăn mềm và thoa một lượng thuốc mỏng.
  • Hoặc mẹ có thể dùng cách khác, sau khi rửa sạch sẽ và lau khô da bé hãy bôi lớp thuốc mỡ Bepanthen (Dexphanthenol) lên vùng da bị hăm của bé 2 lần/ngày.
  • Để trị hăm cho bé mẹ cũng có thể dùng thuốc Xanh methylen, Betadine. Tắm rửa sạch sẽ, lau khô da cho bé rồi dùng tăm bông y tế thoa thuốc lên vùng da bị hăm tã của bé.

Xem chi tiết về: Các loại thuốc bôi trị hăm cho trẻ

Dùng bài thuốc dân gian

Lá trà xanh

Mẹ có thể nấu nước trà xanh để trị hăm cho bé hiệu quả. Chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch và đun sôi với nước. Để nguội rồi lọc nước, bỏ bã để lau rửa vùng da bị hăm của bé. Tinh chất tannin có trong trà xanh giúp hút ẩm, giúp da bé khô thoáng, các vùng da bị tổn thương phục hồi dần.

Lá khế

Lá khế trị hăm ở bé là mẹo dân gian được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch, giã nát với chút muối và cho thêm nước sôi để nguội vào và chắt lấy nước. Dùng bông y tế chấm vào nước và bôi lên vùng da mà bé bị hăm, không nên chấm quá nhiều.

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi mẹ tắm nước lá chè xanh cho bé

Búp ổi hoặc lá ổi

Chuẩn bị lá ổi hoặc búp ổi non, rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho da. Sau đó, cho vào nồi đun với nước, chờ nước nguội rửa cho bé ngày 3 lần.

Cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa mẹ cần rửa sạch và sao khô để dùng trị hăm cho bé. Sau đó, cho vào nước sôi hãm khoảng 15 phút. Lấy bông mềm thấm nước cỏ roi ngựa và chấm lên vết hăm da của bé, để tự khô. Bạn nên thực hiện ngày 2 – 3 lần để cải thiện hăm da.

Lá trầu không

Chuẩn bị 4 lá trầu không, rửa sạch và ngâm nước muối để loại sạch bụi bẩn và vi khuẩn. Đun sôi lá trầu không rồi để nguội, lấy khăn sạch mềm thấm nước và lau lên vùng da bị hăm của bé ngày 3 lần. Mẹ hãy thực hiện cho bé ngày 3 lần, hăm da sẽ nhanh chóng biến mất.

Các mẹo dân gian chỉ áp dụng khi các vết hăm của bé không quá nghiêm trọng. Khi bé bị hăm mà được phát hiện sớm và xử lý đúng cách, vùng hăm da của bé sẽ nhanh chóng được phục hồi.

]]>
https://fonscare.vn/hinh-anh-ham-da-o-tre-nho/feed/ 0
9 cách trị hăm tã cho bé gái từ thảo dược – mẹ nên biết https://fonscare.vn/cach-tri-ham-ta-cho-be-gai/ https://fonscare.vn/cach-tri-ham-ta-cho-be-gai/#respond Fri, 20 Nov 2020 09:46:47 +0000 https://fonscare.vn/?p=1555 Hăm tãtình trạng mà bất cứ trẻ nào cũng có thể gặp phải. Các bé gái thường có nguy cơ bị hăm tã cao hơn bé trai. Hăm tã không chỉ gây ngứa ngáy khiến bé khó chịu, nếu không được điều trị đúng cách có thể lan rộng ra các vùng da khác gây viêm nhiễm. Hãy tìm hiểu cách trị hăm tã cho bé gái an toàn ngay tại nhà giúp bé yêu luôn sở hữu làn da mịn màng nhé.

Vì sao bé gái có nguy cơ hăm tã cao hơn bé trai?

Theo các số liệu thống kê cho thấy số lượng bé gái bị hăm tã cao hơn so với các bé trai. Quá trình điều trị hăm tã ở bé gái cũng khó khăn hơn so với các bé trai. Vì vậy, nhiều cha mẹ không biết cách chữa hăm tã cho bé gái có thể khiến hăm nặng hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Các bé gái dễ bị hăm hơn so với các bé trai do cấu tạo vùng kín của bé gái như hình phễu ngược. Mỗi lần đi vệ sinh nước tiểu bị đọng lại, dễ chảy tới hậu môn. Nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không thay tã thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hại làn da của bé, từ đó dẫn tới hăm tã. Các vị trí dễ bị hăm nhất là mông, háng, hậu môn và quanh vùng kín…

Cách nhận biết hăm tã ở bé gái

Các dấu hiệu nhận biết bé gái bị hăm tã tương đối giống các bé trai. Các biểu hiện thường gặp như:

  • Vùng da quấn tã có dấu hiệu sưng, đỏ rát.
  • Vùng da hăm nổi các nốt mẩn đỏ giống như phát ban, nhất là vùng kín, mông và bẹn của bé.
  • Trẻ bị hăm nặng xuất hiện các mụn đỏ màu sẫm, mụn phồng trên da và có thể gây chảy máu khi va chạm mạnh.
  • Bé quấy khóc nhiều, biếng ăn, ngủ không ngon giấc.

Cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu trên để phát hiện sớm hăm tã ở bé. Cần có biện pháp khắc phục đúng cách, nếu không hăm tã tiến triển thành loét gây nhiễm trùng nặng rất nguy hiểm.

Hướng dẫn trị hăm tã cho bé gái

Quá trình điều trị hăm tã cho bé gái thường khó khăn và phức tạp hơn so với các bé trai. Do đó, cha mẹ phải thực sự thận trọng, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện hăm tã cho bé gái các mẹ cùng tham khảo.

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé

Do cấu tạo vùng kín nên các bé gái rất dễ bị hăm và viêm nhiễm. Cha mẹ cần vệ sinh đúng cách vùng kín cho bé ngày 2 – 3 lần bằng nước ấm. Cần lau rửa nhẹ nhàng, tránh thụt rửa sâu vào vùng kín của bé.

Sau khi rửa xong, mẹ lấy khăn bông mềm sạch thấm khô cho bé rồi mới mặc tã mới. Bạn hãy nhớ vệ sinh hàng ngày cho bé, nhất là vào những ngày hè nóng nực.

Giữ da thông thoáng

Khi bé bị hăm cha mẹ nên để cho da bé thông thoáng. Khi ở nhà bạn có thể bỏ tã/bỉm cho bé cho dù chỉ khoảng 30 phút giúp da được tiếp xúc với không khí. Điều này không chỉ giúp da bạn thông thoáng hơn mà các triệu chứng của hăm tã cũng nhanh chóng được cải thiện. Bạn cũng nên mặc cho bé những bộ quần áo rộng rãi giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Thay tã/bỉm thường xuyên

Không thay tã/bỉm thường xuyên là một trong những thủ phạm khiến bé bị hăm tã. Vì vậy, các mẹ hãy kiểm tra tã/bỉm của bé liên tục. Nếu thấy bé đi tiểu nhiều hoặc đại tiện bạn hãy thay tã/bỉm mới cho bé để ngăn chặn sự thấm ngược vào da. Trước khi mặc tã mới cần lau rửa vùng da quấn tã và lau khô bằng khăn mềm.

 Lựa chọn tã/bỉm phù hợp

Back of a baby with a teddy bear

Các mẹ nên lựa chọn các loại tã/bỉm có chất lượng đảm bảo, độ thấm hút tốt. Kích thước của tã/bỉm cần phù hợp với bé để tránh gây cọ xát vào da mỗi khi bé vận động.

Dùng lá thảo dược

Trong tự nhiên có nhiều loại lá thảo dược như lá ổi, lá khế, lá trầu không, trà xanh…có khả năng chống viêm, giảm đau và sát trùng khá hiệu quả. Để trị hăm tã cho bé gái, các mẹ có thể dùng các loại lá thảo dược nấu nước để tắm rửa cho bé hàng ngày. Các triệu chứng của hăm tã sẽ nhanh chóng biến mất.

Dùng thuốc, kem bôi chống hăm

Khi bé bị hăm nhiều cha mẹ chọn giải pháp dùng thuốc, kem bôi chống hăm cho bé. Tuy nhiên, nếu là hăm vùng kín ở bé gái mẹ không nên sử dụng thuốc bôi.

Bên cạnh đó, cần lựa chọn những sản phẩm chất lượng, có thành phần từ thảo dược tự nhiên để tránh gây hại da bé. Bạn cũng cần đảm bảo an toàn khi sử dụng, dùng đúng cách để tránh gây kích ứng.

9 cách trị hăm cho bé gái từ thảo dược

Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng từng trải qua cảm giác khó chịu khi bị hăm tã. Bé quấy khóc cả ngày, bỏ ăn, ngủ ít khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Để loại bỏ hăm tã, mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên. Dưới đây là một số thảo dược giúp mẹ chữa hăm cho bé hiệu quả.

Trị hăm bằng lá trà xanh

Hàm lượng lớn chất tannin có trong trà xanh giúp phục hồi nhanh chóng vùng da bị hăm của bé và giúp da khô thoáng hơn. Ngoài ra, tinh chất lyzozym giúp sát trùng da, đánh bay các vi khuẩn bám trên da của bé giúp trị hăm cho bé gái hiệu quả.

Mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Lấy 1 ít lá trà xanh tươi rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho da bé.
  • Đun sôi trà xanh cùng 1 lít nước.
  • Sau khi nước sôi, vớt lá trà ra để cho nước bớt nóng.
  • Mẹ dùng nước trà xanh để tắm rửa cho bé.

Nên tắm cho bé bằng nước lá trà xanh khoảng 2 lần mỗi tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Bạn không nên tắm nước trà xanh quá nóng hoặc quá lạnh. Sau khi tắm bằng nước lá trà xanh, mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước sạch.

Trị hăm bằng cây mã đề

Một trong những cách trị hăm cho bé gái khá hiệu quả là dùng cây mã đề. Lá cây mã đề giúp làm dịu các vùng da bị tổn thương từ đó làm giảm đỏ và ngứa hiệu quả giúp vùng da bị hăm nhanh chóng phục hồi.

Các bước thực hiện như sau:

  • Lấy 1 ít lá mã đề rửa sạch, ngâm nước muối. Hãy chọn lá mã đề còn xanh, không bị héo úa hay sâu.
  • Giã nát lá mã đề cùng 1 ít muối hột và vắt lấy nước.
  • Mẹ dùng khăn mềm, thấm 1 ít nước mã đề và chấm nhẹ nhàng lên vùng da của bé bị hăm.

Mẹ thực hiện 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trị hăm bằng cây cỏ sữa (vú sữa đất, cẩm địa)

Theo đông y, cỏ sữa có tính hàn nên có tác dụng làm dịu triệu chứng đau rát do hăm tã, đồng thời giúp tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Cách dùng như sau:

  • Lấy 5 – 6 cây cỏ sữa lá nhỏ rửa sạch bụi bẩn, đất cát và vi khuẩn.
  • Đem giã nát và vắt lấy nước cốt.
  • Lấy khăn mềm mỏng thấm nước cốt cỏ sữa và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé.

Mẹ cần kiên trì thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.

Lưu ý: Các mẹ hãy chọn cỏ sữa lá nhỏ nhé, không chọn nhầm cỏ sữa lá to sẽ không mang lại hiệu quả trị hăm như mong muốn.

Trị hăm bằng lá khế

Các tinh chất tự nhiên trong lá khế có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn nên giúp giảm ngứa, “thổi bay” các vết hăm của bé một cách hiệu quả. Rất nhiều mẹ chọn lá khế để nấu nước tắm không những trị hăm còn giảm rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả giúp bé có làn da mịn màng.

Cách thực hiện như sau:

  • Chọn lá khế còn xanh và không sâu, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây hại cho da bé.
  • Đun sôi 1 lít nước với lá khế.
  • Sau khi nước sôi, vớt lá khế ra và để nước nguội dùng tắm hoặc lau rửa vùng da bị hăm của bé.

Mẹ nên tắm cho bé bằng lá khế từ 1 – 2 lần/ngày cho tới khi các vết hăm của bé khỏi hẳn.

Trị hăm bằng nước khổ qua (Mướp đắng)

Mướp đắng có chứa nhiều vitamin, glycozid, protein…có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da và giúp vùng da bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Tắm nước mướp đắng là mẹo dân gian giúp đánh bay hăm da ở bé hiệu quả. Để trị hăm tã cho bé, các mẹ thực hiện theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị 2 – 3 quả mướp đắng non, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng từ 3 – 5 phút để loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Bỏ hạt và thái lát mướp đắng.
  • Đun sôi 2 lít nước, cho mướp đắng vào đun cùng khoảng 10 phút nữa.
  • Để nước nguội 35 – 38 độ C và gạn lấy phần nước để tắm cho bé.

Mẹ không nên dùng mướp đắng để trị hăm khi các vết hăm bị lở loét, trầy xước sẽ gây xót da khiến hăm càng nặng hơn.

Trị hăm bằng nước tắm cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu là một trong những thảo dược mà mẹ không nên bỏ qua khi trị hăm cho bé yêu. Với công dụng sát khuẩn, cỏ mần trầu giúp ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập vào da, cải thiện hăm da rõ rệt.

Mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau để cải thiện hăm tã ở bé:

  • Chuẩn bị 1 nắm cỏ mần trầu, 5g muối trắng
  • Rửa sạch cỏ mần trầu, sau đó ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn.
  • Đun lá cỏ mần trầu với 1 lít nước, để sôi trong 10 phút.
  • Để nguội 35 – 38 độ C và gạn lấy phần nước để tắm cho bé.

Lưu ý: Cỏ mần trầu có nhiều lông tơ nên mẹ cần sơ chế lá và lọc nước kỹ để tránh kích ứng da trẻ nhé.

Trị hăm cho bé bằng lá kinh giới

Trong lá kinh giới có chứa flavonoid cùng các tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da nên cải thiện hăm tã khá hiệu quả. Để trị hăm cho bé gái, mẹ hãy thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch và ngâm nước muối loãng từ 3 – 5 phút để loại bỏ bụi bẩn.
  • Đun sôi lá kinh giới cùng 1 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Gạn lấy nước, bỏ bã và để nguội 35 – 38 độ C để tắm cho bé.

Mẹ không nên áp dụng cách này cho những bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và không dùng trên các vết thương hở, lở loét.

Trị hăm bằng nước lá trầu không

Lá trầu không được biết đến là thảo dược giàu kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng kháng khuẩn mạnh, ngăn ngừa nhiễm khuẩn bị bé bị hăm tã. Các vitamin và khoáng chất có trong lá trầu không cũng có tác dụng làm dịu các triệu chứng của hăm tã. Để trị hăm cho bé gái bằng lá trầu không, mẹ thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không, rửa sạch và ngâm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên lá.
  • Đun sôi 1 lít nước cùng lá trầu không trong 10 phút, đợi nguội đến 35 – 38 độ C thì gạn lấy nước để tắm hoặc lau rửa.

Trị hăm tã cho bé gái bằng cây sài đất

Lá sài đất đun nước tắm để trị hăm tã cho bé hiệu quả nhờ giàu chlorophyll và tanin. Các hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn, trị viêm nhiễm, giảm mụn nhọt và làm mát da khi trẻ bị hăm tã. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm sài đất tươi, rửa sạch và ngâm nước muối trong 3 – 5 phút. Sau đó, để ráo nước.
  • Đun sôi lá sài đất với 1 lít nước trong 10 phút.
  • Đợi nước nguội 35 – 38 độ C thì chắt lấy nước để tắm hay lau rửa cho bé.

Lưu ý: Không nên để nước lá sài đất qua ngày sẽ làm mất tác dụng của dược liệu. Sau khi đun sôi và để nguội hãy dùng ngay để vệ sinh da cho bé.

Các loại kem trị hăm tã cho bé gái

Da của bé sơ sinh vốn mỏng manh nên dễ tổn thương hơn khi bị hăm tã. Để cải thiện tình trạng các mẹ nên lựa chọn một loại kem trị hăm tã cho bé hiệu quả. Các mẹ nên chọn những loại kem trị hăm tã được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng làm dịu vết thương, giúp tái tạo và làm mềm da bé.

Một số loại kem trị hăm tã cho bé gái được nhiều mẹ sử dụng hiện nay như:

  • Kem trị hăm tã Bepanthen
  • Kem trị hăm tã Sudocrem
  • Kem trị hăm tã Bubchen
  • Kem trị hăm tã Mustela
  • Kem trị hăm tã Chicco…

Sau khi lựa chọn loại kem trị hăm, bạn cần bôi kem trị hăm cho bé gái đúng cách như sau:

  • Rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn, lau khô tay trước khi thoa kem cho bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm, sạch.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ, dùng đầu ngón tay thoa đều lên da bé bị hăm để thấm hoàn toàn vào da. Mẹ có thể bôi kem sang các khu vực da xung quanh nhằm phòng ngừa hăm tã.
  • Mẹ chỉ nên dùng một lớp kem đều, mỏng tránh bôi quá nhiều có thể gây hại da bé. Các vùng da nhạy cảm như bộ phận sinh dục, hậu môn cần cẩn trọng khi sử dụng kem và tránh gây tổn thương bộ phận này.

Hi vọng những thông tin trên giúp các mẹ cải thiện hăm tã cho bé yêu một cách hiệu quả. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

***

Fons Care Baby – cho bé làn da mát lành, hết hăm, hết ngứa

Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

 Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể  Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

]]>
https://fonscare.vn/cach-tri-ham-ta-cho-be-gai/feed/ 0
Thuốc bôi chống hăm cho trẻ – dùng loại nào và bôi thế nào? https://fonscare.vn/thuoc-boi-chong-ham-cho-tre/ https://fonscare.vn/thuoc-boi-chong-ham-cho-tre/#respond Tue, 17 Nov 2020 01:30:22 +0000 https://fonscare.vn/?p=1535 Trẻ sơ sinh mang tã thường xuyên nên dễ bị hăm ở vùng kín, mông, bẹn,…Nếu cha mẹ không có biện pháp cải thiện kịp thời có thể dẫn tới nấm và nhiễm khuẩn. “Bôi thuốc gì trị hăm tã ở bé nên dùng loại nào?” là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này mời các phụ huynh tham khảo bài viết sau đây.

Bé bị hăm tã do đâu?

Hăm tã là tình trạng viêm da tã lót thường gặp ở giai đoạn trẻ đang mang tã. Những nốt mẩn đỏ nổi lên trên da, thường xuất hiện ở vùng mông, đùi, bẹn, bộ phận sinh dục của bé khiến bé đau rát và quấy khóc nhiều. Các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị hăm tã phải kể đến:

  • Da ẩm ướt: Khi nước tiểu bám trên da bé quá lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây hại da của bé. Bên cạnh đó, phần lớn các loại tã sử dụng cho bé đều không có khả năng chống ẩm tuyệt đối, vùng da quấn tã thường xuyên ẩm ướt dễ khiến hăm phát triển nhanh hơn.
  • Không thay tã thường xuyên: Khi bé tiểu tiện và đại tiện ra tã mà mẹ không kiểm tra thường xuyên và thay tã thì điều này khiến các chất thải có trong nước tiểu và phân bám lên da gây ngứa ngáy, ứng đỏ khiến bé rất khó chịu.
  • Do dị ứng: Một số trẻ có thể bị kích ứng với chất liệu, mùi thơm của tã khiến da bị nổi đỏ dẫn tới hăm. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên dùng tã vải thay thế cho tã giấy nhé.
  • Chăm sóc da và vệ sinh cho bé không đúng cách: Khi chăm sóc bé, đôi khi các mẹ cũng mắc phải một số sai lầm khiến bé bị hăm tã. Chẳng hạn như trong quá trình vệ sinh, mẹ chưa lau khô các bộ phận, vùng da bị che khuất hay các nếp gấp khiến bé dễ bị hăm. Hoặc mỗi lần thay tã, mẹ không lau rửa bằng nước sạch trước. Bé cũng có thể bị hăm khi mẹ chọn kích thước tã quá chật, làm tã cọ xát với da bé gây xước, khiến cho nước tiểu ngấm vào gây bệnh.
  • Do dùng thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh giúp tiêu diệt khuẩn có hại nhưng cũng diệt luôn vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này khiến bé dễ bị tiêu chảy, tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể khiến bé bị hăm bẹn, mông, hậu môn…
  • Tiêu chảy kéo dài: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn khi ăn thực phẩm lạ. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày khiến axit trong phân kết hợp với amoniac trong nước tiểu là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã

Hầu hết các trường hợp bị hăm tã không gây nguy hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, cha mẹ cũng đừng chủ quan, nếu không tìm cách cải thiện thì bé không chỉ đau rát, khó chịu mà còn có thể bị nhiễm khuẩn. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết sớm bé bị hăm da.

  • Xuất hiện các vết hăm ở mông, đùi, bộ phận sinh dục có màu đỏ và xuất hiện vết sưng.
  • Phần da bị hăm có thể ẩm ướt hoặc bị khô, có mụn lở loét.
  • Hăm da do bé bị tiêu chảy, sau vài ngày quan sát sẽ thấy vùng da quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau tiến triển thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu và có mủ.
  • Bé đau rát, khó chịu nên quấy khóc liên tục, nhất là mỗi lần vệ sinh hay thay tã mới bé càng khóc to hơn.
  • Bé ăn kém, ngủ không ngon giấc.

Đọc thêm: Bé bị hăm tại vùng kín – nên xử lý thế nào cho đúng?

Có nên dùng thuốc khi bé bị hăm tã?

Thông thường các trường hợp bị hăm tã đều được điều trị tại nhà. Nếu trẻ bị hăm nặng kèm với các triệu chứng khác như sốt, có máu trong phân, da nhiễm khuẩn và có mủ cần được đưa tới bệnh viện để khám chữa.

Cha mẹ cần nắm được nguyên tắc khi điều trị cho bé bị hăm như sau:

  • Cần làm thoáng da bé bằng cách bỏ tã/bỉm.
  • Sử dụng các loại kem, mỡ bôi bảo vệ da.
  • Làm sạch da.
  • Khi trẻ bị hăm nên cân nhắc cho trẻ dùng tã một lần thay vì tã vải.
  • Phòng ngừa tái phát hăm tã.

Khi điều trị hăm tã cho bé, cha mẹ có thể sử dụng các loại mỡ, kem bôi bảo vệ da sau mỗi lần thay tã. Các sản phẩm này thường có thành phần như kẽm oxide, petrolatum có tác dụng bảo vệ da khỏi ẩm ướt. Ngoài ra, có thể có thêm các thành phần như lanolin, paraffin, dimethicone.

Cha mẹ cần lưu ý, các thành phần bột có chứa bột talc hay bột ngô có tác dụng chống ẩm cho trẻ. Tuy nhiên, chúng không được khuyến cáo để điều trị hăm cho bé, có thể khiến các triệu chứng nặng hơn.

Trường hợp hăm dạng nặng hoặc có mủ tốt nhất bạn không bôi kem lên da bé. Sau khi bé vệ sinh xong, bạn cần lau rửa sạch sẽ cho bé rồi nhúng mông bé vào chậu nước có pha baking soda. Mục đích nhằm trung hòa axit trong phân và nước tiểu, sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch.

Khi bé bị hăm nặng có bội nhiễm hoặc do nhiễm nấm ngày một nặng hơn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám cụ thể. Tùy thuộc vào tình trạng bội nhiễm bác sĩ kê thuốc cho bé. Cụ thể:

  • Khi bội nhiễm lan rộng: Dùng thuốc hạ sốt acetaminophen (nếu bé sốt cao), thuốc kháng sinh đường uống (nhóm beta lactam, các cephalosporin…)
  • Dùng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng da bị tổn thương kết hợp với các thuốc kháng khuẩn có chứa kháng sinh, corticoid bôi tại chỗ.
  • Bội nhiễm dạng viêm da cần dùng thuốc theo phác đồ điều trị viêm da ở bé.

Hăm tã do nhiễm nấm thường được kê kem chống nấm. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như nystatin, miconazole, clotrimazole và ketoconazole bôi lên vùng da tổn thương. Bác sĩ có thể kê thêm kem imidazol hay kem nystatin kết hợp với một loại kem có steroid, giúp thương tổn mau lành hơn.

Không nên sử dụng các loại kem bôi hay dung dịch có chứa chất bảo quản, tạo mùi hoặc các phụ gia khác có thể khiến bé bị dị ứng hoặc kích ứng. Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm mỡ, kem bôi nào trước khi dùng cho bé.

Top 5 thuốc bôi chống hăm tã cho trẻ

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem bôi chống hăm, thuốc trị hăm cho bé để các mẹ lựa chọn. Sau đây là một số sản phẩm thuốc chống hăm cho bé được nhiều mẹ tin dùng và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Bepanthen

Bepanthen là loại kem trị hăm tã có xuất xứ tại Đức. Với thành phần chính là Dexpanthenol 5%, giúp làm giảm các triệu chứng da ửng đỏ, mẩn ngứa do bị hăm. Đồng thời, Bepanthen còn giúp tái tạo và củng cố lớp biểu bì da, giúp vùng da bị tổn thương do hăm mềm mại và đàn hồi hơn.

Bepanthen được điều chế dưới dạng mỡ nên có khả năng thẩm thấu tốt và tạo độ thông thoáng trên da. Các mẹ chỉ cần lấy một lượng nhỏ thoa lên da bé để chữa trị vết hăm tã.

Ưu điểm: Sản phẩm không chứa chất độc hại, an toàn với trẻ sơ sinh và có mùi thơm rất dễ chịu. Da của bé luôn mềm mại và trị hăm mang lại hiệu quả tốt.

Nhược điểm: Tuýp vỏ cứng nên khá khó sử dụng.

Bubchen

Bubchen là sản phẩm kem chống hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được sản xuất tại Đức. Bubchen là loại kem trị hăm rất tốt cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng và sử dụng.

Thành phần có trong bubchen có chứa kẽm Panthenol giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp vùng da bị hăm của bé luôn khô thoáng. Ngoài ra, chiết xuất hoa cúc làm dịu các vết thương và kháng khuẩn hiệu quả giúp da bé trở nên mềm mại.

Ưu điểm:

  • Có hiệu quả chống hăm rất tốt, chống được các hiện tượng kích ứng da giúp da nhanh hồi phục trở lại.
  • Kết cấu kem khá mỏng nên dễ thoa đều trên da.
  • Chiết xuất tự nhiên, đảm bảo an toàn cho làn da của bé.
  • Mùi thơm dễ chịu.

Nhược điểm: Sản phẩm có dạng hũ mà không có công cụ lấy đi kèm nên mỗi lần lấy kem khó đảm bảo vệ sinh.

Sudocrem

Kem chống hăm Sudocrem được sản xuất từ Anh Quốc với các thành phần sát trùng như hoa oải hương, oxit kẽm có tác dụng làm dịu các vết phát bạn do hăm bẹn, bảo vệ và tái tạo tế bào. Bên cạnh đó, Sudocrem còn giúp giảm viêm, diệt khuẩn và chống kích ứng.

Ngoài điều trị hăm tã, Sudocrem còn được dùng để chữa trị các bệnh ngoài da như Eczema, da lở loét, mụn nhọt, viêm da,  da bị cháy nắng, da bị phỏng,…

Ưu điểm:

  • Không mùi, không hương liệu nên an toàn với làn da của bé.
  • Có tính chống nước nên không sợ bị nước rửa trôi khi sử dụng.
  • Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ kem thoa lên vùng da rộng của bé nên khá tiết kiệm.
  • Mức giá phải chăng và dễ dàng mua được ngoài thị trường.
  • Sản phẩm có tuýp nhỏ nên có thể mang theo đi xa.

Nhược điểm:

  • Thành phần có chứa mỡ cừu nên gây nhờn da, dễ gây bẩn quần áo và da của bé.
  • Có tính chống thấm nước nên rất khó khi vệ sinh lại.

Penaten

Kem chống hăm Penaten được sản xuất tại Đức được nhiều mẹ đánh giá có chất lượng tốt. Sản phẩm giúp làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ, sưng rát và ngứa ngáy tại vùng da bị hăm.

Ngoài ra, các thành phần như petrolatum, zinc oxide, panthenol, sorbitan giúp dưỡng ẩm và bảo vệ da. Bạn có thể sử dụng Penaten để phòng ngừa hăm da, giảm các triệu chứng ngứa và đau rát trên da bé khá hiệu quả.

Ưu điểm:

  • Thành phần lành tính nên an toàn cho bé.
  • Có tác dụng phòng và ngăn ngừa hăm da, cải thiện các triệu chứng ngứa và đau rát trên da bé rất hiệu quả.

Nhược điểm: Sản phẩm có giá thành hơi cao so với các loại khác.

Cetaphil

Kem trị hăm tã Cetaphil được sản xuất tại Canada, với các thành phần chính như Zinc Oxide, Vitamin B5, Vitamin E,…Có công dụng chống lại các tác nhân gây viêm da, làm dịu các tổn thương do mặc tã. Đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết giúp da bé luôn mềm mại.

Ưu điểm:

  • Không chứa thành phần độc hại nên an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
  • Kem cho hiệu quả nhanh và dứt điểm.
  • Mùi hương dễ chịu, không gây nhờn rít trên da.

Nhược điểm:

  • Do tính chất dịu nhẹ nên Cetaphil chỉ nên dùng trong các trường hợp phòng ngừa.
  • Giá thành cao và khó mua được hàng chuẩn.

Hướng dẫn cách dùng thuốc bôi chống hăm cho bé

Sử dụng các loại kem hay thuốc bôi trị hăm cho bé cần đúng cách mới mang lại hiệu quả trị hăm tốt nhất. Để phát huy tối đa hiệu quả của điều trị hăm, mẹ nên thoa kem theo các bước như sau:

  • Bước 1: Mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn, lau khô tay bằng khăn sạch.
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm. Sau đó, dùng khăn mềm sạch lau khô da cho bé.
  • Bước 3: Lấy một lượng kem mỏng vừa đủ và thoa lên vùng da bị hăm. Không nên bôi quá dày có thể khiến da bé bị tắc và khó chịu.

Lưu ý: Bạn nên bôi kem trị hăm sau mỗi lần thay tã. Nếu sử dụng kem bôi da quá 7 ngày mà không đỡ cần cho bé đi khám lại để được tư vấn.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị hăm tã

Để quá trình điều trị hăm tã mang lại hiệu quả cao, cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc bé. Dưới đây là một số điểm cha mẹ cần nắm rõ:

  • Vệ sinh cho trẻ cẩn thận: Cần rửa sạch vùng da bị hăm cho bé sau khi bé đi vệ sinh, thấm khô bằng khăn bông sạch và thay tã mới. Khi lau rửa, cha mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, tránh để bé bị đau và xước da. Không nên sử dụng các loại xà phòng có chất tạo mùi hay cồn cho bé có thể khiến hăm càng trầm trọng hơn.
  • Thay tã thường xuyên cho bé: Mục đích làm giảm thời gian phân và nước tiểu tiếp xúc với da bé, từ đó giảm nguy cơ hăm tã. Nên thay tã khoảng 2 – 4 giờ/lần, cần vệ sinh vùng kín và lau khô trước khi thay tã cho bé.
  • Không lạm dụng phấn rôm: Có thể gây bít tắc lỗ chân lông gây cản trở thoát mồ hôi và làm tăng nguy cơ dị ứng da bé.
  • Lựa chọn tã/bỉm phù hợp: Cần lựa chọn loại tã vừa vặn với bé, nếu bị kích ứng bạn thử thay thế loại khác hoặc hạn chế sử dụng. Không nên mặc tã/bỉm quá chật gây bí bách, khó chịu cho bé.
  • “Cởi truồng” cho bé: Hãy dành một khoảng thời gian trong ngày không cho bé mặc tã/bỉm để làn da của bé được tiếp xúc với không khí. Điều này giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, các vết hăm da cũng mau chóng bình phục.
  • Chế độ ăn uống của bé cần cân bằng, hạn chế cho bé ăn các thực phẩm lạ để tránh bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Tham khảo thêm: 9 cách trị hăm tại nhà cho bé

Khi thấy trẻ bị sốt, phân cứng, tiêu chảy hay có bất cứ dấu hiệu gì xấu hơn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

***

Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã

Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

 Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể  Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

]]>
https://fonscare.vn/thuoc-boi-chong-ham-cho-tre/feed/ 0
Mẹ nên làm gì nếu bé bị hăm đỏ hậu môn? https://fonscare.vn/me-nen-lam-gi-neu-be-bi-ham-do-hau-mon/ https://fonscare.vn/me-nen-lam-gi-neu-be-bi-ham-do-hau-mon/#respond Wed, 11 Nov 2020 09:42:55 +0000 https://fonscare.vn/?p=1491 Dùng tã, bỉm thường xuyên, vệ sinh cho bé không đúng cách… là những sai lầm mẹ thường gặp phải khiến bé bị hăm hậu môn. Bé  quấy khóc liên tục vì đau rát và khó chịu khiến bạn không không tránh khỏi mệt mỏi. Cần làm thế nào để giúp bé cải thiện tình trạng này? Các mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để có hướng xử trí hăm hậu môn đúng cách nhé.

Bé bị hăm đỏ hậu môn do đâu?

Hăm đỏ hậu môn là hiện tượng khá phổ biến mà nhiều trẻ gặp phải, nhất là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây hăm hậu môn khá đa dạng, chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Dùng tã, bỉm thường xuyên

Mẹ dùng tã, bỉm cho trẻ trong thời gian dài, thậm chí 24 giờ/ngày khiến da bé luôn trong trạng thái ẩm nóng. Mặt khác, loại tã/bỉm bé sử dụng không đảm bảo chất lượng, độ thấm hút kém dễ khiến da bé bị kích thích.

Trong khi đó, vùng da quấn tã và hậu môn thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu lưu trữ ở tã trong thời gian dài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công và gây viêm nhiễm khiến hậu môn bị hăm đỏ.

Vệ sinh không đúng cách

Làn da của bé vốn rất mỏng manh nên cha mẹ cần cẩn trọng khi chăm sóc bé. Không lau rửa thường xuyên, chà xát mạnh khi tắm rửa, thậm chí không lau khô da cho bé sau mỗi lần vệ sinh…là những sai lầm mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc bé. Những điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển và gây hại làn da của bé.

Chất liệu tã, bỉm, quần áo

Bé bị hăm hậu môn cũng có thể do mẹ lựa chọn loại tã, bỉm thô cứng hoặc quần áo quá chật và không thấm hút mồ hôi gây cọ xát lên da khiến da và vùng hậu môn bị tổn thương gây viêm nhiễm.

Do cơ địa

Vốn dĩ làn da của trẻ sơ sinh đã rất mỏng manh. Trong khi đó, có một số bé có làn da nhạy cảm hơn so với cá bé khác nên rất dễ bị tổn thương khi gặp phải các tác động bên ngoài dẫn tới hăm da, kể cả vùng da quanh hậu môn.

Do bệnh lý

Một số trường hợp bé bị hăm đỏ hậu môn do các bệnh lý về hậu môn như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn gây viêm loét. Phần lớn các trường hợp này thường do bé bị táo bón lâu ngày hoặc do vệ sinh cho bé không đúng cách khiến vi khuẩn phát triển gây viêm mủ, xuất tiết. Những trường hợp này mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để khám và điều trị đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm hậu môn

Thường xuyên phải sử dụng tã, bỉm mà không được vệ sinh đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hăm đỏ hậu môn. Khi có các dấu hiệu sau mẹ cần nghĩ ngay tới hiện tượng bé bị hăm hậu môn để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé.

  • Khi bị hăm hậu môn vùng da quanh khu vực này bị hồng hoặc đỏ ửng.
  • Hăm hậu môn nặng thấy xuất hiện các nốt mụn trắng nhỏ hoặc các ban đỏ lan rộng. Phần lớn các trường hợp các vết hăm bị loét rộng ra.
  • Trẻ gãi nhiều, không chịu ăn, quấy khóc thường xuyên. Mỗi lần đi vệ sinh, lau rửa hay thay quần áo bé càng khóc to hơn.

Cha mẹ không nên chủ quan khi bé bị hăm hậu môn. Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu mà không có biện pháp khắc phục khiến viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Cách xử lý khi bé bị hăm đỏ hậu môn

Hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan để bệnh kéo dài không chỉ khiến bé đau đớn mà khiến việc vệ sinh cho bé gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số cách để cải thiện hăm hậu môn cho bé các mẹ nên tham khảo.

Giữ da bé sạch sẽ, khô ráo

Khi thấy bé có dấu hiệu bị hăm đỏ hậu môn, bạn cần thật cẩn trọng khi vệ sinh da cho bé. Dùng nước ấm rửa sạch da ở mông, bẹn và những phần da bị tổn thương của bé.

Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị chậu nước ấm, nhiệt độ nước từ 35 – 38 độ C. Không nên dùng nước quá nóng có thể khiến vùng hậu môn càng bị tổn thương nặng hơn. Lấy khăn xô sạch nhúng nước ấm, vắt nhẹ và lau lên vùng da bị hăm của bé.

Lựa chọn tã/bỉm phù hợp với trẻ

Nguyên nhân khiến nhiều bé bị hăm do lựa chọn tã, bỉm không đảm bảo an toàn, kích thước tã/bỉm không phù hợp với bé. Do đó, mẹ nên lựa chọn thương hiệu tã/bỉm an toàn, đảm bảo độ thấm hút tốt. Bên cạnh đó, cần lựa chọn kích thước bỉm phù hợp với bé, không nên dùng tã/bỉm quá chật sẽ khiến bé bí bách, khó chịu.

Thay tã/bỉm thường xuyên

Mẹ thường xuyên kiểm tra tã/bỉm cho bé để đảm bảo rằng da bé không bị ẩm ướt. Tốt nhất bạn nên thay tã mới cho bé sau 2 – 4 giờ để đảm bảo làn da của bé luôn khô thoáng. Đừng chờ tã/bỉm đầy mới thay, điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây hại. Trước khi thay tã/bỉm mới mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da quấn tã cho bé nhé.

Cho bé “cởi truồng”

Nếu hăm đỏ hậu môn khiến bé cảm thấy rất khó chịu và quấy khóc cả ngày. Mẹ có thể ngưng sử dụng tã cho bé trừ lúc bé ngủ, để làn da của bé được khô thoáng hoàn toàn giúp da nhanh hồi phục.

Dùng kem chữa hăm hậu môn

Hăm hậu môn sẽ không nguy hiểm nếu bạn phát hiện sớm và xử lý ngay. Để cải thiện hăm hậu môn, mẹ có thể dùng các loại kem để phòng và chữa hăm cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn loại kem bôi da có thành phần lành tính và an toàn với bé. Không dùng các loại kem bôi có chứa thành phần corticoid. Những sản phẩm có chứa corticoid tuy mang lại tác dụng nhanh nhưng có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, khi sử dụng loại kem bôi nào nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khi dùng kem cải thiện hăm hậu môn, bạn thực hiện theo các bước như sau:

  • Lau rửa mông và hậu môn của bé bằng nước ấm sạch, nên rửa nhẹ nhàng để tránh gây đau và xước da bé.
  • Lau khô bằng khăn mềm sạch.
  • Thoa kem chống hăm lên vùng da mông và hậu môn của bé.

Những mẹo dân gian chữa hăm hậu môn ở trẻ

Nụ vối

Nụ vối được nhiều người biết đến là nguyên liệu để nấu nước uống ngon tuyệt vào những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, là mẹ bỉm sữa chắc hẳn bạn biết tới công dụng chữa hăm hậu môn của nụ vối vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch nụ vối và để ráo nước.
  • Cho nụ vối vào đun sôi với nước.
  • Chờ nước nguội, mẹ hãy lấy nước để rửa chỗ hăm cho bé ngày 3 lần.

Mẹ thực hiện cách này trong khoảng 1 tuần sẽ đẩy lùi hăm hậu môn ở bé hiệu quả.

Đọc thêm: Dùng dầu dừa trị hăm cho con có được không?

Lá mã đề tươi

Dùng lá mã đề để chữa hăm hậu môn là cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng. Để thực hiện, bạn cần làm như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi.
  • Rửa sạch lá mã đề sau đó ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có hại cho da.
  • Vò nát lá mã đề và cho thêm 1 ít nước ấm.
  • Lấy khăn sạch nhúng vào nước ấm và thoa nhẹ lên vùng da bị hăm.

Lá khế

Nhiều mẹ dùng lá khế nấu nước tắm giúp loại bỏ rôm sảy cho bé. Ngoài ra, lá khế còn được dùng để trị hăm đỏ hậu môn mà nhiều mẹ chưa biết tới. Để cải thiện hăm hậu môn mẹ thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế, nên chọn lá còn xanh, không bị héo úa, sâu.
  • Rửa sạch lá khế để loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn có hại.
  • Giã lá khế với 1 ít muối, cho thêm chút nước ấm để lọc lấy phần nước.
  • Mẹ lấy một mảnh vải sạch, mềm nhúng vào chậu nước, vắt khô và lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé.

Cây cỏ sữa lá nhỏ

Cách trị hăm hậu môn bằng cỏ sữa lá nhỏ khá hiệu quả nên được nhiều chị em áp dụng cho bé yêu. Các mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị 5 – 7 cây cỏ sữa loại nhỏ.
  • Rửa sạch cỏ sữa và để ráo nước.
  • Giã nát cỏ sữa hoặc đun sôi để lấy nước.
  • Mẹ lấy nước cỏ sữa để bôi vào phần da mông bị hăm của bé.

Cỏ roi ngựa

Cách dùng cỏ roi ngựa trị hăm cho bé hoàn toàn khác so với những cách trên. Mẹ có thể thực hiện như các bước sau:

  • Cỏ roi ngựa phơi khô hoặc sao khô.
  • Rửa sạch cỏ roi ngựa khô, đổ nước sôi vào hãm cùng.
  • Đợi 10 – 15 phút rồi lấy khăn mềm thấm nước cỏ roi ngựa và chấm lên vùng da quanh hậu môn và mông bị hăm của bé.

Mẹ hãy thực hiện 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Trong trường hợp hăm hậu môn kéo dài, áp dụng nhiều cách khắc phục mà không cải thiện cần đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.

Tham khảo thêm: 9 mẹo trị hăm dân gian cho trẻ nhỏ vô cùng hiệu quả

Biện pháp ngăn ngừa hăm hậu môn ở trẻ

Để ngăn ngừa hăm hậu môn hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thay tã thường xuyên cho bé, không nên để tã ướt hay bẩn quá lâu gây hại cho da của bé. Tốt nhất khoảng 2 – 4 tiếng bạn nên thay tã một lần cho bé, thay tã sau mỗi lần trẻ đi ngoài.
  • Vệ sinh sạch sẽ làn da của bé để tránh sự tích tụ của vi khuẩn gây hại. Đảm bảo rằng da của bé luôn sạch sẽ và khô thoáng trước khi thay tã mới.
  • Nên lựa chọn các loại tã thấm hút tốt, thông thoáng và mềm mại với làn da của bé.
  • Có thể sử dụng kem chống hăm khi da bé khô ráo trước khi mặc tã.
  • Bỏ những thói quen xấu dễ khiến bé bị hăm như quấn tã quá chặt, mặc quần áo bó sát…khiến bé đổ nhiều mồ hôi gây hăm tã ngay cả trong mùa lạnh.
  • Không nên lạm dụng dùng phấn rôm cho bé, có thể gây bít tắc lỗ chân lông khiến bé dễ bị hăm hơn.
  • Nếu phát hiện trẻ bị dị ứng với chất tẩy rửa, xà phòng hay chất liệu làm tã, bỉm mẹ cần thay đổi nhãn hiệu tã khác. Khi giặt đồ cho trẻ cần giặt và xả nước thật kỹ hoặc thay loại bột giặt khác.

Hi vọng những thông tin trên giúp cha mẹ có thêm những kiến thức hữu ích để xử lý đúng cách khi bé bị hăm hậu môn. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh!

Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết hăm tã

Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị hăm, rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.

Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.

  • Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Kháng sinh tự nhiên  từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
  • Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.

Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.

– Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mẹ có thể  Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Hệ thống cửa hàng Bibomart và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

]]>
https://fonscare.vn/me-nen-lam-gi-neu-be-bi-ham-do-hau-mon/feed/ 0