Fonscare Baby https://fonscare.vn An lành từ thiên nhiên Wed, 10 Aug 2022 09:14:21 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.6 Trẻ bị ghẻ trên đầu. Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-da-dau/ https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-da-dau/#respond Wed, 23 Jun 2021 00:03:44 +0000 https://fonscare.vn/?p=3886 Thói quen vệ sinh không sạch sẽ rất dễ gây nên các bệnh ngoài da ở trẻ em, trong số đó, bệnh ghẻ là bệnh da liêu tương đối phổ biến. Giống như các bệnh da liễu khác, ghẻ lây lan nhanh và dễ để lại sẹo nếu như trẻ không được trị kịp thời. Đặc biệt là tình trạng trẻ bị ghẻ trên đầu. Bài viết sau sẽ giúp cho phụ huynh biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị tình trạng bệnh này ở trẻ.

Triệu chứng bệnh ghẻ da đầu ở trẻ

Ghẻ da đầu là một trong những căn bệnh ngoài da gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt của trẻ nhỏ và người thân xung quanh. Đặc biệt, bệnh ghẻ rất dễ lây lan giữa người này với người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: gối, chăn, màn, lược,… với người bệnh.

Những triệu chứng của bệnh ghẻ da đầu như:

Khi da đầu trẻ bị ghẻ, triệu chứng đầu tiên chính là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khiến những ai mắc bệnh cũng đều phải đưa tay lên gãi. Đặc biệt, mức độ ngứa và khó chịu sẽ tăng thêm về ban đêm. Kèm theo đó là xuất hiện mụn nước trên vùng da đầu, nhất là ở giữa các nếp gấp của da hay ở trên vùng da nhiều tuyến dầu. Thậm chí, nó có thể hình thành ở giữa và trong lông mày, hoặc hai bên mũi hay phía sau tai.

Bệnh ghẻ da đầu khiến cho trẻ xuất hiện nhiều vảy da đầu, làn da bị mẩn đỏ. Theo thời gian, trên đầu trẻ xuất hiện các mảng da bị bong vảy, loét, chảy mủ. Cùng với đó, có mùi lạ trên đầu trẻ gây tình trạng cực kỳ khó chịu. Nếu như cha mẹ không điều trị sớm bệnh cho trẻ, trẻ sẽ bị rụng nhiều tóc, có nguy cơ dẫn đến hói đầu.

Có thể bạn quan tâm: Ghẻ chân ở trẻ, những điều ba mẹ nên biết.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ da đầu ở trẻ

 

Bệnh ghẻ da đầu hình thành là do một loại trùng ký sinh trên da gây ra, có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei. Bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời kỳ, bất kỳ mùa nào trong năm, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm xuân hè, do điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ giúp loài ký sinh trùng này hoành hành và phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi vậy, da đầu trẻ bị ghẻ thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa xuân hè.

Một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh ghẻ da đầu sinh sôi, phát triển mạnh có thể kể đến như:

  • Vệ sinh da đầu ở trẻ kém, dẫn đến mồ hôi, bụi bẩn tích tụ nhiều trên da đầu. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho ghẻ hình thành và phát triển.
  • Các mẹ sử dụng dầu gội không phù hợp với da đầu trẻ.
  • Do trẻ dùng chung chăn, gối, lược chải đầu, hay tiếp xúc trực tiếp… với người mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị ghẻ mủ, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị.

Điều trị bệnh ghẻ da đầu ở trẻ

Ngay khi phát hiện da đầu trẻ có những biểu hiện của ghẻ, cần nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp để điều trị bệnh cho phù hợp. Các mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thông thường giai đoạn đầu điều trị bệnh ghẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do bệnh ghẻ hình thành và phát triển trên da nên khi sử dụng thuốc bôi khó tiếp cận khu vực này.

Điều trị theo phương pháp Tây y

Các mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi trên vùng da đầu trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần phải làm khéo léo và cẩn thận để thuốc đảm bảo bôi đúng tại các vị trí da bị nhiễm bệnh. Có thể kể đến một số loại thuốc bôi như:

  • D.E.P. (dietyl phtalat): Loại thuốc bôi ngày từ 2 – 3 lần. Không dùng cho trẻ sơ sinh và không được bôi vào bộ phận sinh dục.
  • Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate): Các mẹ tiến hành bôi cho trẻ 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 phút. Sau 24 giờ cần tắm gội, giặt quần áo sạch.
  • Eurax (crotamintan) 10%: Là loại thuốc bôi, sử dụng theo khoảng thời gian cứ 6 – 10 giờ bôi cho trẻ 1 lần.
  • Permethrin cream 5% (Elimite): Đây là loại thuốc bôi khá an toàn, có thể dùng được cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Đối với những trường hợp trẻ khi xài thuốc bôi mà vẫn không hiệu quả hoặc đối với một số trường hợp tình trạng ghẻ da đầu ở trẻ quá nặng nề thì sẽ được chỉ định xài thuốc để uống. Ưu điểm của các loại thuốc uống là kháng nấm, trị nấm từ sâu bên trong cơ thể. Các dòng thuốc uống đặc trị bệnh ghẻ da đầu thường được sử dụng là:

  • Griseofulvin: Đây là loại thuốc dùng để điều trị cho những trường hợp trẻ bị bệnh nấm đầu quá nặng, lâu năm, mãn tính. Thuốc có khả năng sử dụng cho cả trẻ em cũng như người lớn. Đối với trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi, các mẹ cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi khoa trước khi cho trẻ sử dụng. Thời gian chữa ghẻ của loại thuốc này từ 8 – 10 tuần.
  • Terbinafine: Đây là một trong hai mẫu thuốc được khá nhiều cha mẹ cho trẻ sử dụng để chữa trị ghẻ da đầu. Loại thuốc này có khả năng triệt bỏ các loại ký sinh trùng nấm ra khỏi da đầu bé, thời gian để điều trị từ 4 – 6 tuần.
  • Nấm da đầu: Griseofulvin là loại thuốc có tính năng kháng nấm, trị ghẻ từ sâu bên trong cơ thể.

Khi sử dụng 2 mẫu thuốc uống là: Terbinafine, Griseofulvin, trẻ có khả năng gặp phải những tác dụng phụ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe như: trẻ bị chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, phát ban, nổi mề đay, hoặc bị ngất.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị ghẻ nước, những điều ba mẹ cần lưu ý.

Điều trị bệnh ghẻ theo phương pháp dân gian

Khi da đầu trẻ bị ghẻ, ngoài phương pháp sử dụng thuốc tây y để điều trị, các mẹ có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để chữa trị cho trẻ, giảm triệu chứng, ngứa ngáy khó chịu của bé.

Một số phương pháp dân gian các mẹ có thể tham khảo như:

1 – Tắm gội bằng nước muối ấm

Tình trạng ngứa ngáy ở trẻ là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh ghẻ nước, thường trở nên nghiêm trọng và dữ dội hơn vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Các mẹ có thể áp dụng cách tắm, gội nước muối ấm cho trẻ để cải thiện tình trạng này. Muối biển có các đặc tính như: sát trùng, kháng khuẩn, làm giảm ngứa và chống viêm nhẹ. Tận dụng tốt nguyên liệu này, các mẹ sẽ kiểm soát được cơn ngứa và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da cho trẻ đấy.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 3 thìa muối biển, sau đó hòa vào trong bồn nước ấm đã chuẩn bị sẵn.
  • Dùng nước đó để gội và tắm cho trẻ khoảng 5 – 10 phút.
  • Các mẹ nên chú ý kỳ cọ nhẹ nhàng những vùng da bị tổn thương, tránh để nước muối vào mắt trẻ khi tắm cho bé.

2 – Dùng lá đào để trị ghẻ da đầu

Dùng lá đào để trị bệnh ghẻ da đầu cũng là một mẹo dân gian được khá nhiều người áp dụng tương đối hiệu quả. Theo Đông y, lá đào có vị đắng và tính bình, nó giúp làm giảm viêm, giảm ngứa và kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, các mẹ có thể sử dụng lá đào để khắc phục các triệu chứng mà bệnh ghẻ nước gây ra.

Cách thực hiện như sau:

  • Các mẹ chuẩn bị khoảng 1 nắm lá đào tươi, đem rửa sạch, vò nát.
  • Cho phần lá trên vào ấm, thêm 1 lít nước vào đun sôi.
  • Đổ nước đã đun ra thau, thêm vào 1 ít nước lã cho ấm.
  • Sử dụng nước này để gội đầu cho trẻ.

3 – Dùng tinh dầu tràm để trị ghẻ

Tinh dầu tràm trà cũng là một loại nguyên liệu mà các mẹ có thể tận dụng để trị bệnh ghẻ da đầu cho trẻ tại nhà. Một số thành phần có trong tinh dầu tràm trà có khả năng sát khuẩn và chống viêm rất hữu hiệu, ngoài ra, còn ức chế được hoạt động của ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis. Từ đó, hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nhất là vào ban đêm khi ghẻ cái hoạt động mạnh.

Cách thực hiện như sau:

  • Các mẹ cần chuẩn bị 1 ít tinh dầu tràm trà nguyên chất.
  • Vệ sinh và lau khô vùng da đầu cần điều trị ghẻ.
  • Thoa hoặc phun 1 lớp thật mỏng tinh dầu tràm trà lên trên bề mặt da đầu bị ghẻ.
  • Vỗ nhẹ nhàng để cho tinh dầu thấm sâu và phát huy công dụng tốt nhất.

4 – Dùng lá trầu không để trị ghẻ cho trẻ

 

Trầu không là loại lá cây khá phổ biến, có vị cay nồng, có tính ấm, thường được dùng để chống ngứa, giảm đau, tán hàn, khu phong và hành khí. Ngoài ra, tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng kháng sinh mạnh, đặc biệt, đối với tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, trực trùng coli và vi khuẩn subtilis.

Do đó, dùng trầu không để chữa bệnh ghẻ có thể giảm tình trạng ngứa da, chống viêm. Đồng thời, lá trầu còn giúp ngăn ngừa bội nhiễm ở các mụn nước.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, ngâm rửa với nước muối rồi để khô ráo.
  • Vò nát, cho vào nồi, đun cùng với 1.5 lít nước khoảng 7 – 10 phút.
  • Đổ nước ra chậu, thêm vào đó khoảng 1 thìa muối biển.
  • Đợi khi nước nguội bớt rồi sử dụng để rửa, gội vùng da đầu vị ghẻ. Lưu ý, tránh để nước chảy vào trong mắt trẻ.

Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh ghẻ da đầu ở trẻ

Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ hằng ngày, đặc biệt mỗi khi trẻ đi ra ngoài về hay trẻ tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa. Ngoài ra, chú ý thường xuyên vệ sinh các đồ dùng, vật dụng mà trẻ hay sử dụng, tiếp xúc.

Vào mùa mưa, nên hạn chế cho trẻ đi lại trong khu vực bị ngập lụt. Do những nguồn nước này rất bẩn và tiềm ẩn nguy cơ cao có thể khiến trẻ mắc bệnh ghẻ nước.

Các mẹ nên thường xuyên giặt giũ quần áo, giày dép cho trẻ sạch sẽ. Nên hạn chế cho trẻ đi giày và tuyệt đối không đi khi giày, tất còn ẩm ướt chưa khô hẳn.

Tránh cho trẻ sử dụng chung các đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là với người đang mắc bệnh.

Các mẹ nên thường xuyên vệ sinh chăn màn, quần áo, giường chiếu của trẻ bằng nước nóng. Sau đó, nên chọn những nơi có nhiều nắng để phơi để nhằm diệt trừ tác nhân gây bệnh.

Ghẻ da đầu ở trẻ là bệnh hay gặp và dễ lây lan. Do đó, các mẹ đừng nên chủ quan khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh ghẻ ở trẻ. Hãy áp dụng các giải pháp điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt để có thể nhanh chóng kiểm soát được bệnh, tránh bệnh lây lan sang những người xung quanh.

Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược thiên nhiên hàng đầu để mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. Sản phẩm không sử dụng chất tẩy rửa hóa học, không hương liệu nhân tạo, không dưỡng da hóa chất, rất an toàn cho bé.

Fons Care Baby mang lại:

  • Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
  • Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
  • Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn
– Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
]]>
https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-da-dau/feed/ 0
Trẻ bị ghẻ ở chân, những điều ba mẹ nên biết https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-o-chan/ https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-o-chan/#respond Tue, 11 May 2021 09:38:34 +0000 https://fonscare.vn/?p=3620 Bệnh ghẻ ở chân có tốc độ lây lan nhanh và dễ dàng để lại những vết sẹo trên chân bé nếu như ba mẹ không chữa trị kịp thời. Do đó, các mẹ cần phải nắm rõ về loại bệnh này và các cách điều trị bệnh hiệu quả để có thể chăm sóc con một cách tốt nhất.

Tìm hiểu về bệnh ghẻ ở trẻ em

Theo nghiên cứu khoa học, ghẻ là loại bệnh da liễu phổ biến ở trẻ, do ký sinh trùng Sarcoptes scabie hominis trong da gây ra. Sau khi ký sinh vào da, loại cái ghẻ này sẽ đẻ trứng, sinh sôi phát triển nhanh chóng, từ đó, gây ra những mụn nước, lở loét trên da, kèm theo tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Ký sinh trùng ghẻ có 2 loại là ghẻ cái và ghẻ đực, trong đó, ghẻ đực sẽ chết đi sau khi giao phối xong, còn ghẻ sẽ đảm nhiệm vai trò sinh sản. Ngay khi cái ghẻ xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ sống trong lớp biểu bì da, sinh sôi và phát triển, nhất vào 1 tháng đầu.

Nguy hiểm hơn, đây là loại bệnh truyền nhiễm, lây lan rất nhanh từ người này sang người khác, đặc biệt, với trẻ em, khi làn da còn nhạy cảm. Bọ ghẻ có thể trú ngụ ở môi trường đa dạng, từ trên drap trải giường, khăn tắm, quần áo hoặc thậm chí có trong cả tã vải của trẻ nhỏ. Chính vì lí do đó, chỉ cần trẻ tiếp xúc trực tiếp qua da hay dùng chung các loại đồ dùng cá nhân, nguồn nước cũng có thể dễ dàng bị lây ghẻ.

Khi bị mắc bệnh ghẻ, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy trong da thịt. Nếu trẻ gãi nhiều, các mụn nước có thể vỡ ra, về sau có thể để lại những vết sẹo gây mất thẩm mỹ. Do đó, cha mẹ cần phát hiện kịp thời những triệu chứng ghẻ đầu tiên ở trẻ để điều trị dứt điểm. Đây là điều cực kỳ cần thiết.

Một số yếu tố thuận lợi để kí sinh trùng Sarcoptes scabie hominis xâm nhập vào da và gây bệnh như:

  • Môi trường sống mắc ô nhiễm: Do môi trường sống của trẻ có rất nhiều khói bụi, nấm mốc, nguồn nước bị ô nhiễm, từ đó, trẻ dễ bị bệnh ghẻ nước hơn những người khác.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Do trẻ không tắm rửa hàng ngày hay khi trẻ ra nhiều mồ hôi mà không được làm sạch… đều làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc bệnh.
  • Sống trong môi trường đông đúc, chật chội: Ví dụ những nơi như trường học…
  • Ngập lụt: Trẻ sống ở những nơi thường xuyên có tình trạng ngập, lụt như 1 số thành phố lớn Sài Gòn, Hà Nội… sẽ có nguy cơ mắc ghẻ nước cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: Khi trẻ bị ghẻ nước, phải làm sao?

Các triệu chứng khi trẻ mắc bệnh ghẻ ở chân

Tuy kí sinh trùng cái ghẻ có kích thước rất nhỏ bé nhưng vẫn sẽ có một vài dấu hiệu để giúp phụ huynh phát hiện bệnh ghẻ ở trẻ theo 2 giai đoạn.

Gia đoạn đầu khi trẻ mới bị ký sinh ghẻ xâm nhập vào da, các nốt đỏ trên da chưa nổi ngay mà phải trải qua một giai đoạn ủ bệnh trong nhiều ngày. Đây là giai đoạn mà cái ghẻ sống trong da và sinh sản.

Giai đoạn 2 sẽ tùy vài từng độ tuổi, trẻ sẽ có những biểu hiện tình trạng khác nhau. Cụ thể như:

Trẻ sơ sinh

Với những trẻ sơ sinh, bệnh ghẻ có thể bắt đầu biểu hiện sau khoảng 3 – 4 tuần khi trẻ lây bệnh, lúc này, trẻ sẽ có các dấu hiệu như:

  • Quấy, khóc rất nhiều do trẻ cảm thấy bị ngứa ngáy gây khó chịu.
  • Gót chân, giữa ngón chân xuất hiện những nổi mẩn đỏ lớn.

Trẻ độ tuổi tập đi

Trẻ ở độ tuổi tập đi có những triệu chứng bệnh khá giống với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vết ngứa cũng sẽ xuất hiện trên cạnh bên, trên mặt của gót chân. Khi trẻ vận động nhiều và ra mồ hôi, trẻ sẽ bị ngứa nhiều hơn. Nếu trẻ gãi những mụn nước đó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trên da.

Trẻ lớn

Trẻ ở độ tuổi này có những dấu hiệu thường gặp như:

  • Sẩn cục ở bẹn, nách, da bìu.
  • Xuất hiện những mụn nước rải rác ở 1 số vùng da mỏng như kẽ ngón chân, mặt trong đùi, bộ phận sinh dục, mặt trước cổ tay, cẳng tay, kẽ mông…
  • Xuất hiện các đường lượn sóng màu nâu hoặc bạc, chạy dọc ở phía bên trong cổ chân.

Ở trẻ em, thường xuất hiện các hang ghẻ ở lòng bàn chân, bộ phận sinh dục, mông… Ngoài ra còn có 1 số các triệu chứng không đặc hiệu như: vết chàm hóa tạo thành những mụn nước tụ lại thành mảng, dấu gãi trầy xước da do móng tay. Nếu như trẻ không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tồn tại lâu dài và dễ dàng tái phát.

Cách điều trị bệnh ghẻ nước ở chân cho trẻ

Sử dụng các phương pháp dân gian

Chữa ghẻ nước cho trẻ bằng lá khế

Lá khế là cây thuốc dễ tìm, thường được sử dụng để chữa bệnh ngoài da, đặc biệt, là bệnh ghẻ, đã được nhiều người công nhận. Thành phần lá khế chứa những hoạt chất chống viêm quan trọng như: saponozid, tanin, flavonoid, aicid hữu cơ, muối canxi…. Tác dụng những chất này là ức chế sự phát triển của vi trùng, vi khuẩn gây bệnh ghẻ và nấm Candida.

Phương pháp chữa bệnh ghẻ bằng lá khế khá an toàn đối với trẻ em, các mẹ có thể tham khảo theo cách sau:

Cách 1:

  • Các mẹ chuẩn bị một nắm lá khế, rửa sạch, đun sôi với 3 lít nước.
  • Khi nước bắt đầu sôi, cho vào 1 – 2 thìa muối, sau đó đun đến khi nước sôi hẳn thì tắt bếp.
  • Khi nước nguội bớt, các mẹ dùng nước này để rửa hoặc tắm cho bé, nên dùng phẫn bã lá khế đắp lên vùng chân trẻ bị ghẻ.

Cách 2:

  • Các mẹ lấy một nắm lá khế nhỏ, rửa sạch, để phơi ráo nước.
  • Sau đó, bạn giã lá khế cùng với ít muối, lấy bã đắp trực tiếp lên vùng chân trẻ bị ghẻ.
  • Đắp khoảng 20 phút rồi các mẹ rửa lại với nước sạch và lau khô cho bé.

Có thể bạn quan tâm:Nên tắm cho trẻ bị ghẻ bằng lá gì?

Chữa bệnh ghẻ chân cho trẻ bằng lá trầu không

Lá trầu không là thảo dược có vị cay nồng, tính ấm, giúp tiêu viêm, tiêu phong, sát trùng, nên dùng giảm ngứa nhanh, điều trị các bệnh da liễu như bệnh ghẻ, các bệnh ngoài da do nấm, vi khuẩn ký sinh. Trong đó, thành phần chính là tinh dầu có betel-phenol, chavicol, cađinen… có tính chất kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, trong lá trầu không còn có những thành phần bổ sung độ ẩm từ tinh dầu còn có thể khống chế sự phát triển của ghẻ nước ở thể nhẹ.

Trong các phương pháp chữa trị bằng dân gian, bài thuốc từ lá trầu không trị ghẻ phù hợp với tất cả các đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Các mẹ có thể tham khảo những phương pháp sau đây để chữa cho trẻ tại nhà như:

Cách 1:

  • Lấy tầm 3 – 4 lá trầu không, đem rửa sạch, phơi ráo nước.
  • Các mẹ đem lá cây cắt nhỏ, sau đó, các mẹ đem hãm lá trầu không với 1 ấm nước sôi.
  • Cho thêm vào một lượng muối vừa đủ, đợi nước nguội bớt rồi đem sử dụng.
  • Các mẹ cần phải rửa sạch vùng chân bị ghẻ của trẻ bằng nước ấm và lau khô.
  • Sau đó, các mẹ sử dụng nước lá trầu không để lau rửa thật sạch tại vùng da bị ghẻ nước, kết hợp thêm dùng bã lá chà xát lên vùng chân bị bệnh.
  • Cuối cùng, lấy khăn mềm lau vùng vết thương của trẻ cho khô và sạch sẽ.

Cách 2:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, đem rửa sạch, ngâm với nước muối rồi vớt lá đun sôi ngập nước.
  • Thêm một ít muối hạt vào trong nồi nước nấu, đun đến khi nước sôi hẳn thì tắt bếp, để cho nước nguội bớt.
  • Các mẹ có thể dùng nước lá trầu không nguyên chất, hoặc đem pha thêm nước sạch để tắm rửa những vùng da chân trẻ bị ghẻ.

Với hai phương pháp trên, các mẹ nên kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 tuần để trẻ giảm bớt các cơn ngứa. Lưu ý, nếu cơ thể trẻ có vết thương hở hoặc bị chảy máu hay nhiễm trùng tiết dịch thì không nên sử dụng phương pháp trên, lúc này, các mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của những bác sĩ chuyên khoa.

Chữa ghẻ chân cho trẻ bằng lá bạch đàn

Trong Đông y, bạch đàn có tác dụng thống huyết, điều khí, giúp giải nhiệt và giảm đau hiệu quả. Thành phần của lá bạch đàn chứa chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh – hoạt chất flavonoid, do đó, có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Ngoài ra, tinh dầu trong lá bạch đàn được chiết xuất để điều chế thành tinh dầu Khuynh Diệp, một loại tinh dầu được dùng điều trị bệnh ghẻ nước khá phổ biến.

Cách 1:

  • Các mẹ lấy khoảng 5 – 7 lá bạch đàn, đem rửa sạch bụi bẩn, phơi khô ráo.
  • Vò nát lá, sau đó, cho vào nồi đun, khi nước sôi khoảng 30 phút, tắt bếp để nguội.
  • Các mẹ dùng phần nước lá bạch đàn để tắm, hoặc lau rửa tại vùng da chân bị ghẻ của trẻ, kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy những hiệu quả rõ rệt.

Cách 2:

  • Lấy 1 ít lá bạch đàn tươi, đem rửa sạch rồi giã nát cùng với lượng muối nhỏ.
  • Các mẹ dùng bã của lá bạch đàn chà lên vùng da chân của trẻ. Dùng gạc để cố định khoảng 20 – 30 phút.
  • Sau đó, các mẹ rửa lại chân trẻ với nước ấm, áp dụng khoảng 2 tuần để vi trùng ghẻ được tiêu diệt hoàn toàn.

Sử dụng thuốc bôi đúng cách, đúng liều lượng

Ngoài các phương pháp dân gian, các mẹ có thể trị dứt điểm ghẻ bằng cách sử dụng thuốc bôi trị ghẻ phù hợp cho trẻ. Hiện nay, các hiệu thuốc tây đều có bán các loại thuốc trị ghẻ giành riêng cho bé với các thành phần lành tính.

Một số loại thuốc trị ghẻ mà cha mẹ có thể tham khảo như: Crotamiton, Eurax, Permethrin, Benzyl benzoate…. Ngoài ra, còn có cả thuốc dạng xịt và dạng uống đều có công hiệu trị ghẻ tốt. Tùy thuộc vào tình trạng trẻ, cơ địa da mà mỗi bé sẽ phù hợp với từng loại thuốc đặc trị khác nhau. Do đó, cha mẹ nên tham khảo và hỏi kỹ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ để đảm bảo liều lượng và cách bôi cho hợp lý.

Tuy nhiên, để thuốc có thể phát huy công dụng tốt nhất, các mẹ nên vệ sinh những vùng da chân bị ghẻ thật sạch trước khi sử dụng thuốc, để có thể đảm bảo chất lượng, đồng thời nên để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Bé khó chịu vì ghẻ nước – đã có Fons Care Baby

Ghẻ nước có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.

Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.

Trong đó:

  • Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
  • Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
  • Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
  • Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.

Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược thiên nhiên hàng đầu để mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. Sản phẩm không sử dụng chất tẩy rửa hóa học, không hương liệu nhân tạo, không dưỡng da hóa chất, rất an toàn cho bé.

Fons Care Baby mang lại:

  • Sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé.
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
  • Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa.
  • Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn.
– Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
]]>
https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-o-chan/feed/ 0
Trẻ bị ghẻ mủ? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-mu/ https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-mu/#respond Tue, 11 May 2021 09:01:21 +0000 https://fonscare.vn/?p=3552 Ghẻ mủ là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ, bệnh gây ra những sự khó chịu nhất định, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến viêm loét, nhiễm trùng da. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ tham khảo về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị về bệnh ghẻ mủ ở trẻ.

Ghẻ mủ là bệnh gì và dấu hiệu nhận biết

Ghẻ mủ là bệnh da liễu do một loại ký sinh trùng có tên – Sarcoptes scabiei xâm nhập vào bề mặt da, đào hang, đẻ trứng ở sâu bên trong da. Loại ký sinh trùng này thường sinh sôi và phát triển mạnh mẽ vào 2 mùa xuân – hè. Bệnh ghẻ mủ có thể xuất hiện và lây nhiễm ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đối tượng nhiễm bệnh thường là những người sống ở nơi dân cư đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước, môi trường sống bị ô nhiễm,…

Bệnh ghẻ mủ không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, nó gây ra những vấn đến lớn trong đời sống hằng ngày, đặc biệt với trẻ em. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ như: ghẻ nhiễm khuẩn, ghẻ viêm da hóa, viêm da lâu sẽ dẫn đến eczema.

Các triệu chứng của bệnh ghẻ mủ thường xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi trẻ bị nhiễm ký sinh trùng. Trong đó, ngứa chính là triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh ghẻ mủ. Những dấu hiệu, biểu hiện chính của bệnh ghẻ mủ như:

  • Da bị ngứa: Những vùng da của trẻ bị ký sinh ghẻ mủ tấn công sẽ bị ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, trẻ sẽ bị ngứa nhiều hơn vào ban đêm hoặc mỗi khi trời nóng, hay khi trẻ lao động, chơi thể thao.
  • Các đường ngoằn ngoèo: Vùng kẽ tay chân, cổ tay chân xuất hiện các đường hang ngoằn ngoèo, màu trắng xám, dài khoảng vài mm.
  • Các nốt mụn mủ: Cơ thể trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ ở kẽ tay, lòng bàn tay, kẽ chân, kẽ bụng, quanh đầu vú, quanh nách… Những mụn nước lan ra ngày càng nhiều và xuất hiện mủ ở đầu mụn, khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng ngứa rát, khó chịu.
  • Các vết lở loét: Nếu trẻ cào gãi mạnh tại các vùng da có nốt mụn mủ, dễ làm cho mụn bị vỡ gây tràn dịch mủ, tạo thành các vết sẹo thâm màu hay các mảng mề đay.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị ghẻ nước ở tay – nên xử lý thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ mủ ở trẻ

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ mủ ở trẻ là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Tuy nhiên, vẫn còn những nguyên nhân khác khiến cho bệnh ghẻ lây lan sang những người xung quanh như:

  • Bệnh lây do trẻ nằm chung giường với người bệnh hoặc qua các tiếp xúc gần gũi như ôm ấp, bắt tay…Đa số, bệnh ghẻ mủ lây truyền trong phạm vi các thành viên trong gia đình. Nếu một thành viên trong nhà bị bệnh thì những người khác mắc bệnh cũng chiếm khả năng rất cao.
  • Bệnh lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp khi trẻ sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh như: chăn, gối, quần áo, màn, khăn…
  • Do trẻ sống ở những khu vực, môi trường có điều kiện sống kém, dân cư đông đúc, môi trường sống tập thể như nhà trẻ, bệnh viện,… những nơi này cũng là những nơi rất dễ lây lan bệnh ghẻ.
  • Ngoài ra, nếu một số loại vật nuôi như chó, mèo, gia súc… bị nhiễm ghẻ mủ cũng có nguy cơ cao làm lây nhiễm bệnh sang người.

Có thể bạn quan tâm:

Các cách điều trị bệnh ghẻ mủ

Điều trị bằng thuốc Tây

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi trị ghẻ mủ hiệu quả như: kem Permethrin, lindane 1%, D.E.P, Crotamiton, thuốc kháng histamin, Eurax…

  • Permethrin 5%: Đây là loại thuốc bôi dùng để tiêu diệt mạt ngứa và trứng của ký sinh trùng ghẻ mủ. Sau khi thoa thuốc, các mẹ để khoảng 8h sau mới tắm cho bé. Các mẹ nên bôi Permethrin 5% liên tục trong vòng 1 tuần để thấy kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa ngáy, châm chích da.
  • Lindane 1%: Là loại thuốc để điều trị bệnh ghẻ nước nặng. Tuy thuốc có tác dụng nhanh nhưng có nhược điểm là gây độc cho hệ thần kinh trung ương. Do đó, khi các mẹ dùng thuốc này để trị ghẻ mủ cho trẻ cần phải được bác sĩ chuyên khoa đồng ý. Cha mẹ hãy lấy một ít thuốc bôi vừa đủ, thoa đều lên khu vực da trẻ bị ghẻ, để khoảng 4 giờ, sau đó, các mẹ hãy rửa sạch chỗ bôi đó lại với nước.
  • D.E.P: Đây là loại thuốc ở dạng chất lỏng, không màu, không mùi. Ưu điểm của thuốc là giảm ngứa hiệu quả mà không gây ra kích ứng da. Các mẹ bôi thuốc cho trẻ mỗi ngày 2 – 3 lần, liên tục sau khoảng 3 ngày, sẽ thấy sự tiến triển tốt. Các mẹ lưu ý tránh để thuốc dính vào mắt hoặc niêm mạc miệng trẻ.
  • Eurax: Là dạng kem bôi ngoài da để chữa trị bệnh ghẻ mủ với công dụng giảm ngứa, tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ. Liều sử dụng được khuyến cáo từ 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý: Tránh bôi kem lên những vùng da trẻ nhạy cảm hoặc có tổn thương hở. Đặc biệt, những trẻ dưới 30 tháng tuổi tuyệt đối không dùng.
  • Dầu crotamiton 10%: Là loại thuốc chữa trị bệnh ghẻ mủ ít gây ra các tác dụng phụ cũng như khá an toàn nếu như cha mẹ bôi cho trẻ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lấy thuốc thoa vào những chỗ vùng da bị ghẻ. Sau 24 giờ, các mẹ mới được tắm lại cho bé.
  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc chống ngứa do bệnh ghẻ mủ thường được chỉ định đi kèm với một số dòng thuốc khác như: Benadryl, Chlor-Trimeton, Diphenhydramin, Zyrtec, Dorotec, hoặc Claritin. Do thuốc gây ra tình trạng buồn ngủ, ba mẹ nên bôi thuốc cho trẻ vào buổi tối

Điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà

Một số phương pháp dân gian các mẹ tham khảo trong việc điều trị bệnh ghẻ mủ như:

Dùng lá trầu không trị ghẻ mủ

Lá trầu không có rất nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Thành phần trong lá trầu có công dụng kháng khuẩn mạnh, do đó, thích hợp cho việc điều trị trường hợp trẻ bị ghẻ mủ tấn công. Phương pháp này khá an toàn và hữu ích cho làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Các mẹ có thể thực hiện theo cách như sau:

  • Hái một nắm lá trầu không (7 – 10 lá), sau đó đem rửa sạch.
  • Vò nhẹ lá trầu, rồi cho vào nồi nước đun sôi, để lửa liu riu đun vài phút cho tinh dầu tỏa ra trong nước.
  • Cho thêm vào nồi một ít muối trắng, tắt bếp, để nước nguội dần.
  • Khi nước còn âm ấm thì dùng nước đó tắm rửa cho trẻ bị ghẻ mủ.
  • Thực hiện phương pháp này mỗi ngày sẽ thấy những nốt mụn nước thuyên giảm, cải thiện được tình trạng ngứa ngáy cho con.

Đọc thêm: Lưu ý mẹ cần biết khi tắm nước lá trầu không cho bé

Trị bệnh ghẻ mủ bằng nước muối

Đây là một trong những cách trị ghẻ mủ khá đơn giản và hiệu quả. Nước muối có thể xâm nhập qua vỏ của trứng ghẻ, hút nước và giết chết trứng ghẻ. Các mẹ có thể xịt nước muối lên vùng da bị ghẻ của trẻ hoặc ngâm bé trong nước muối khoảng 10 – 20 phút mỗi ngày. Các mẹ áp dụng liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy những hiệu quả nhất định.

Trị ghẻ mủ cho trẻ bằng lá bạch đàn

Thành phần trong lá bạch đàn có chứa nhiều tinh chất với công dụng kháng khuẩn vượt trội. Chính vì thế, dùng lá bạch đàn là phương pháp loại bỏ ghẻ mủ cho trẻ khá an toàn tại nhà. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 ít lá bạch đàn, có thể bao gồm cả lá tươi và lá khô, đem rửa sạch.
  • Vò nhẹ, cho vào nồi đun với nước sạch, khi nước sôi cho vào 1 ít muối trắng.
  • Đun thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp, để nguội.
  • Dùng nước trên tắm cho trẻ, các mẹ chỉ nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, không nên thực hiện hàng ngày.

Trị ghẻ mủ bằng tinh dầu tràm

Dùng tinh dầu tràm tràm để trị ghẻ mủ là một trong những biện pháp chữa trị tại nhà khá hiệu quả, giúp trẻ giảm ngứa và chữa lành vết thương trên da. Tuy nhiên, đối với trường hợp trứng cái ghẻ ẩn sâu dưới da thì phương pháp này không có hiệu quả mấy. Các mẹ có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bình xịt cùng với nước sạch và phun lên ga, giường của bé.

Trị ghẻ mủ bằng giấm trắng

Giấm trắng có tính axit giúp da trẻ thay đổi độ pH, từ đó có thể tiêu diệt được ký sinh trùng ghẻ mủ. Các mẹ có thể trộn giấm trắng và nước theo tỉ lệ bằng nhau. Sau đó, dùng bông cotton thoa dung dịch trên lên vùng da trẻ bị ghẻ mủ và để yên trong vài phút rồi rửa sạch với nước ấm. Lặp lại mỗi ngày 3 lần và dùng liên tiếp trong 10 – 15 ngày.

Có thể bạn quan tâm: 10 loại lá tắm sạch da, trị ngứa an toàn cho trẻ nhỏ

Các lưu ý về điều trị và phòng ngừa ghẻ mủ

  • Không để trẻ sử dụng chung các vật dụng hay đồ dùng cá nhân với các thành viên khác trong gia đình.
  • Giữ gìn sạch sẽ vệ sinh không gian sống, thường xuyên lau dọn nhà cửa sẽ giúp trẻ tiếp xúc ít nhất với bụi bẩn, dị nguyên. Đây là phương pháp hữu hiệu để giúp bảo vệ làn da và sức khỏe của trẻ.
  • Giặt quần áo trẻ sạch sẽ, phơi ở những nơi có ánh sáng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Các mẹ có thể giặt quần áo trẻ bằng nước nóng để loại bỏ ký sinh trùng gây hại cho da.
  • Đối với trẻ nhỏ, sơ sinh, các mẹ nên bỏ đi những tã, quần nghi ngờ nhiễm phải mầm bệnh.
  • Các mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Nếu dùng sai thuốc, sai cách điều trị có thể làm cho bệnh bùng phát nặng nề hơn.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các con vật nuôi như: chó mèo, động vật có nguy cơ mang mầm bệnh.
  • Cho trẻ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục thể thao đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của trẻ.

Bé khó chịu vì ghẻ mủ – đã có Fons Care Baby

Ghẻ mủ có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.

Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.

Trong đó:

  • Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
  • Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
  • Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
  • Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.

Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

]]>
https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-mu/feed/ 0
Trẻ bị ghẻ nước – những điều ba mẹ nên biết https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc/ https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc/#respond Wed, 05 May 2021 07:53:14 +0000 https://fonscare.vn/?p=3091 Ghẻ nước là một loại bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ, có thể dễ dàng điều trị nếu như phát hiện sớm. Tuy nhiên, có nhiều bậc cha mẹ không biết gì về loại bệnh này. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu biết hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng tránh bệnh ghẻ nước ở trẻ. 

Thế nào là bệnh ghẻ nước?

Ghẻ nước là bệnh hình thành do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra, hay còn gọi là ghẻ cái. Đây là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể xuất hiện cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng bệnh ghẻ nước ở trẻ nhỏ cũng có cơ chế phát bệnh tương tự như với người lớn.

Ghẻ cái dài từ 0,3 – 0,5mm, có màu trắng bẩn, có 4 chân, 2 chân trước có ống giác để hút, 2 chân sau có các sợi lông dài để di động, rất khó để có thể chúng ta có thể nhìn thấy ghẻ cái bằng mắt thường.

Thông thường, chu kỳ trưởng thành của ghẻ cái khoảng 20 ngày, khi ký sinh trên da được khoảng 3 tháng, nó có thể đẻ được 150 triệu con. Ghẻ cái thường ký sinh trên vật chủ khoảng 1 thời gian, sau đó nó sẽ rời đi, khi rời vật chủ, chúng chỉ sống được mấy ngày.

Ghẻ đực sau khi giao phối xong chúng sẽ chết, nên nguyên nhân gây bệnh là do ghẻ cái gây ra. Ghẻ cái ký sinh trên da trẻ bằng cách đào hang ở lớp thượng bì sau đó đẻ trứng. Sau 3 – 4 ngày khi trứng được sinh ra, sẽ nở thành ấu trùng, tiếp tục phát triển khoảng 20 – 25 ngày để trở thành ghẻ cái. Những nơi ghẻ cái đào hang, da bé sẽ xuất hiện mụn nước, dùng kim chích các mụn nước này sẽ thấy nước bắn ra.

Khi ghẻ cái đào hang để đẻ trứng, trẻ sẽ thấy rất ngứa ngáy, khó chịu khiến cho bé tự cào gãi. Do đó, ký sinh trùng có thể bám vào nhiều đồ dùng khác của trẻ, làm gia tăng khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ nước

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ghẻ nước đối với trẻ nhỏ, khi bệnh hình thành, làm cho cơ thể bé cực kỳ khó chịu. Những nốt mụn nước ngứa ngáy làm cho trẻ vô thức cào gãi, điều này tạo thêm điều kiện để vi khuẩn, ký sinh trùng ăn sâu vào trong da. Nếu như không được khắc phục kịp thời, trẻ có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước có thể do một số yếu tố sau đây:

  • Việc vệ sinh cơ thể bé không được đảm bảo, trẻ không được tắm rửa sạch sẽ cẩn thận mỗi ngày.
  • Móng tay, móng chân của trẻ không được cắt gọn gàng, nếu để dài sẽ là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng, vi khuẩn trú ngụ, gây hại cho da.
  • Do môi trường sống không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nơi ở bị chật hẹp, đông đúc, ẩm ướt.
  • Do trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh ghẻ nước, sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm căn bệnh ngoài da này. Nhất là khi trẻ em chạm trực tiếp vào da hay ngủ chung giường hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với những người bị ghẻ nước.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị bệnh ghẻ nước

Thực tế, trẻ em bị ghẻ nước là tình trạng thường xuyên gặp. Dù cho không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm, trẻ sẽ bị các biến chứng nặng nề về da, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bé.

Tuy nhiên, do những dấu hiệu nhận biết bệnh khá giống với các chứng bệnh ngoài da khác nên làm cho nhiều người hay bị nhầm lẫn. Chính vì thế, nếu bố mẹ điều trị sai cách sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ cao xảy ra biến chứng, tác dụng phụ.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ nước như:

  • Xuất hiện nhiều mụn nước trên da: Mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện ở kẽ tay, chân, dưới bàn chân, bàn tay. Đây là những vùng da thường xuyên tiếp xúc với đất, môi trường, bụi bẩn. Những mụn nước này với kích thước nhỏ, chứa chất lỏng, dễ vỡ. Khi vỡ sẽ khiến cho mụn nước mới hình thành, lan rộng ra vùng xung quanh. Một số trường hợp mụn nước nổi lên ở vùng kín trẻ, thường có màu hồng và kích thước nhỏ.
  • Ngứa ngáy khó chịu liên tục: Do mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu nên những trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc, trẻ lớn thì có các biểu hiện khó chịu, thường xuyên chà xát, cào gãi da. Lúc này, vô tình trẻ sẽ khiến cho da có vết thương hở, tăng cao nguy cơ bị nhiễm trùng. Vào ban đêm, tình trạng ngứa ngáy càng nhiều do ghẻ cái đào hang đẻ trứng.
  • Xuất hiện rãnh ghẻ: Khi ghẻ cái đào hang, sẽ khiến bề mặt da nổi lên những rãnh ghẻ mà các mẹ có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Mỗi rãnh ghẻ trên da bé có chiều dài khoảng 2mm – 4mm.

Khi các mẹ thấy con mình có những dấu hiệu này, nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị sớm nhất có thể. Vì nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể gây viêm nhiễm da bé nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị ghẻ nước ở tay nên làm gì?

Những điều cần làm khi trẻ bị ghẻ nước

Khi trẻ bị ghẻ nước, sẽ có những dấu hiệu nhận biết ngoài da. Bệnh tuy không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng lại làm cho trẻ cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu. Nhất là khi vào ban đêm, và khi trẻ ra mồ hôi nhiều. Điều này khiến cho chất lượng giấc ngủ, hoạt động sinh hoạt thể chất hằng ngày của trẻ đều bị ảnh hưởng.

Các bác sĩ, chuyên khoa da liễu cho biết rằng, ghẻ nước ở trẻ tương đối dễ khắc phục. Mặc dù thế, nhưng nếu muốn điều trị dứt điểm, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ đối với trẻ, còn cần điều trị cả người thân trong gia đình có tiếp xúc với trẻ. Việc này sẽ giúp bệnh không bị bùng phát, quay lại tấn công cơ thể trẻ.

Một số phương pháp điều trị ghẻ nước cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo:

Điều trị ghẻ nước bằng thuốc Tây cho trẻ

Sử dụng thuốc Tây để điều trị ghẻ nước cho trẻ là cách mang lại hiệu quả nhanh chóng. Có 3 dạng thường được sử dụng: dạng uống, dạng kem thoa da cho trẻ và dạng xịt. Những cách này giúp cho bố mẹ có đa dạng sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên để không khiến trẻ gặp tác dụng phụ, bố mẹ nên sử dụng phương pháp được bác sĩ chỉ định.

Khi trẻ bị ghẻ, các mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để xác định được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, có thể kiểm tra được mức độ, tình trạng cụ thể để có được phương án điều trị phù hợp nhất cho từng tình trạng của bé. Tuyệt đối tránh việc các mẹ tự ý mua và cho con dùng thuốc, bởi nếu không đúng thuốc điều trị, có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm cho bé. Ngoài ra, thành phần một số loại thuốc có chứa corticoid không phù hợp để cho trẻ sử dụng trong khoảng thời gian dài.

Áp dụng các mẹo dân gian để trị ghẻ nước cho trẻ

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, bố mẹ có thể dùng một số loại thảo dược có sẵn từ thiên nhiên để điều trị cho con tại nhà. Những cách này đã được nhiều người áp dụng, do thành phần từ thiên nhiên, lành tính, độ pH phù hợp với da của trẻ. Tránh sử dụng sữa tắm người lớn, xà phòng có tính diệt khuẩn mạnh, dễ gây kích ứng da của trẻ.

Bên cạnh đó, những thảo dược này còn khá dễ tìm nên sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho bố mẹ. Một số mẹo dân gian các mẹ có thể tham khảo bao gồm:

1- Tắm bằng lá trầu không cho trẻ

Thành phần bên trong lá trầu không có công dụng kháng khuẩn mạnh, giúp điều trị tình trạng trẻ bị ghẻ nước tấn công. Đây là phương án khá an toàn và hữu ích cho da trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau:

  • Hái một ít lá trầu không, rửa sạch.
  • Cho vào nồi nước đang đun sôi, để lửa liu riu, đun vài phút cho tinh dầu lá trầu tỏa ra trong nước.
  • Cho thêm vào nồi một ít muối trắng, đun 3 phút rồi tắt bếp.
  • Khi nước lá trầu nấu còn âm ấm thì lấy nước đó tắm rửa cho trẻ.
  • Mỗi ngày tắm cho bé bằng cách này sẽ để cho những nốt mụn nước thuyên giảm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy của trẻ.

2- Tắm bằng nước muối ấm

Các mẹ có thể áp dụng cách tắm bằng nước muối ấm cho bé để cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu do ghẻ gây ra. Muối biển có đặc tính sát trùng, giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm nhẹ. Do đó, khi tắm bằng nước muối ấm sẽ kiểm soát được cơn ngứa ngáy và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 3 thìa muối biển.
  • Hòa số muối đó vào trong bồn nước ấm đã chuẩn bị sẵn.
  • Ngâm thân mình bé trong nước ấm và tắm từ 5 – 10 phút.
  • Khi tắm cho bé nên chú ý kỳ cọ nhẹ nhàng ở vùng da mà trẻ bị tổn thương.

3- Trị bệnh ghẻ nước bằng lá đào

Dùng lá đào để trị bệnh ghẻ nước cho bé là mẹo dân gian được các bậc phụ huynh áp dụng tương đối phổ biến. Theo Đông y, lá đào có vị đắng và tính bình, do đó, nó giúp làm giảm ngứa, giảm viêm và kháng khuẩn.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá đào tươi, rửa sạch rồi đem vò nát.
  • Cho vào ấm, đổ thêm 1 lít nước vào và đun sôi.
  • Sau đó, đổ nước ra thau rồi thêm vào 1 ít nước lã, giữ cho nước còn ấm.
  • Sử dụng nước này để ngâm rửa vùng da trẻ bị ghẻ nước.

Xem thêm: Trẻ bị ghẻ nước nên tắm bằng lá gì?

Những cách phòng tránh bệnh ghẻ nước ở trẻ

Để ngăn ngừa da trẻ bị tấn công bởi các vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây hại. Đặc biệt, để phòng tránh bệnh ghẻ nước cho bé, bố mẹ bé nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không nên cho trẻ sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với các thành viên khác trong gia đình.
  • Luôn giữ sạch sẽ vệ sinh không gian sống, việc lau dọn nhà cửa sạch sẽ giúp cho trẻ tiếp xúc ít nhất với bụi bẩn, dị nguyên. Đây là biện pháp rất hữu hiệu để giúp bảo vệ làn da và sức khỏe của bé.
  • Quần áo bé phải được giặt sạch sẽ, phơi ở những nơi có ánh sáng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn. Mặt khác, có thể ngâm quần áo của bé với nước nóng để đảm bảo thêm việc loại bỏ ký sinh trùng gây hại cho da.
  • Đối với những trẻ còn nhỏ, không nên sử dụng những tã quần bị nghi ngờ nhiễm phải mầm bệnh.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang bị ghẻ nói chung và ghẻ nước nói riêng.
  • Tuyệt đối không nên tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định từ các bác sĩ và chuyên gia. Nếu sử dụng sai thuốc,  điều trị sai cách, có thể làm bệnh bùng phát nặng nề hơn và trẻ sẽ có những hậu họa về sau.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với chó, mèo hay những loài động vật có nguy cơ mang mầm bệnh.
  • Bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng cho bé, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cùng trẻ để tăng cường sức đề kháng chống lại sự gây hại của dị nguyên từ bên ngoài.

Bé khó chịu vì ghẻ nước – đã có Fons Care Baby

Ghẻ nước có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.

Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.

Trong đó:

  • Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
  • Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
  • Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
  • Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.

Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

]]>
https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc/feed/ 0
Trẻ bị ghẻ nước nên tắm lá gì? Những điều ba mẹ nên biết https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc-nen-tam-la-gi/ https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc-nen-tam-la-gi/#respond Wed, 05 May 2021 07:18:16 +0000 https://fonscare.vn/?p=3515 Bé bị ghẻ nước rất ngứa ngáy khó chịu. Nếu mẹ chưa tìm ra cách nào để giúp con nhanh hết ngứa, hãy cùng Fonscare.vn tìm hiểu một số mẹo trị ghẻ nước cho bé bằng lá tắm vừa an toàn lại hữu dụng trong bài viết dưới đây nhé.

Những điều nên biết về bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là một trong những dạng thể lâm sàng của bệnh ghẻ, do con ghẻ ký sinh vào tầng thượng hoặc trung bì gây ra. Bệnh không giới hạn độ tuổi hay giới tính, do đó, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh thường hay gặp những người vệ sinh cá nhân không sạch sẽ hoặc lây nhiễm khi dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh.

Bệnh ghẻ nước có thể được điều trị dễ dàng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: dùng thuốc bôi ngoài da, sữa tắm, dung dịch thuốc tím… kết hợp thêm với thuốc uống chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là vấn đề vệ sinh cơ thể, cá nhân cần được đảm bảo để cho bệnh không bị tái phát. Những nguyên tắc điều trị ghẻ mọi người cần lưu ý như:

  • Hạn chế để người bệnh cào gãi, chà xát móng tay hoặc bất kỳ vật nhọn nào khác lên những vùng da bị bệnh.
  • Tuyệt đối không dùng các dung dịch tẩy rửa mạch hoặc cồn cho vùng da bị loét, vùng da bị nhiễm khuẩn.
  • Nên điều trị bệnh ghẻ sớm, đủ thời gian để ghẻ có thể được loại bỏ hoàn toàn.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc bôi cần kết hợp thêm với vệ sinh cơ thể, vệ sinh các vật dụng cá nhân thường xuyên.
  • Tăng cường thêm nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B,C, sắt, kẽm… để tăng cường được kháng thể phòng bệnh.

Một số trường hợp đặc biệt, vùng da bị ghẻ có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc để điều trị. Quan trọng nhất là bạn phải vệ sinh thật sạch sẽ, đồng thời các vật dụng cá nhân phải đảm bảo được giặt sạch, không nên dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người khác. Với những trường hợp bị ghẻ nước nhẹ, có thể dùng các phương pháp dân gian để trị ghẻ.

Đọc thêm: Trẻ bị ghẻ nước là do những nguyên nhân nào?

Trị ghẻ nước cho trẻ bằng phương pháp nhân gian liệu có hiệu quả không?

Từ xa xưa, việc điều trị ghẻ nước ở trẻ bằng phương pháp dân gian đã mang lại hiệu quả tốt và được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt là phương pháp dùng các loại thảo dược tự nhiên để nấu nước tắm cho trẻ. Đây không chỉ là giải pháp an toàn, tiết kiệm mà cách thực hiện cũng rất đơn giản, hầu hết đều là những cây thuốc dễ tìm, giá thành rẻ, không gây phản ứng phụ.

Một số loại lá được dùng để trị ghẻ phổ biến hiện nay như lá trầu không, lá khế, lá bạch đàn,…. tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp này thường chỉ giới hạn ở mức độ nhất định. Với những trẻ thường xuyên bị ghẻ ngứa, tắm cho trẻ bằng các loại lá này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nếu trẻ bị ghẻ mãn tính, phương pháp tắm bằng các loại lá trên sẽ không mang lại được hiệu quả cao.

Do lượng dược tính thấp nên việc tắm cho trẻ bằng các loại lá cây dân gian sẽ cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng hơn so với thuốc Tây y. Do đó, cha mẹ cần kiên nhẫn nhất định, tuy cần thời gian nhưng lại an toàn cho trẻ. Cha mẹ cần phải tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng phương pháp trong thời gian dài để thấy được những hiệu quả rõ ràng nhất.

Trẻ bị ghẻ nước nên tắm bằng những loại lá gì?

1- Lá trầu không chữa bệnh ghẻ nước

Trầu không là thảo dược có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh da liễu. Với thành phần chính là tinh dầu chứa betel-phenol và chavicol, cađinen, có tác dụng kháng khuẩn cực tốt. Do đó, dùng lá trầu không để chữa bệnh ghẻ nước cho trẻ là phương pháp dân gian cực kỳ hữu hiệu.

Trong Đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, giúp tiêu viêm, tiêu phong, sát trùng nên giúp giảm ngứa nhanh, có tác dụng giảm phong trong cơ địa, ngoài ra, còn có hiệu quả chống sưng, giảm ngứa, thải độc rất công hiệu. Mặt khác, tinh dầu của lá trầu không với những thành phần bổ sung độ ẩm còn có thể khống chế sự phát triển của ghẻ nước ở thể nhẹ.

Trong dân gian, có thể dùng lá trầu để giã nát đắp lên vết thương, hoặc đem lá trầu khôngnấu thành nước tắm để chữa bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ. Sau đây là một số cách tắm cho trẻ bằng lá trầu không mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

Cách 1:

  • Chuẩn bị tầm 3 – 4 lá trầu không, đem rửa thật sạch và phơi ráo nước.
  • Đem lá cây đi cắt nhỏ, tiếp đó, bạn đun một ấm nước nước sôi để hãm với lá trầu không ở trên.
  • Thêm vào một ít muối vừa đủ, đợi nước nguội bớt rồi đem sử dụng.
  • Rửa sạch vùng da bị ghẻ của trẻ bằng nước ấm và lau khô.
  • Tiếp theo, dùng nước lá trầu không đã hãm ở trên để lau rửa thật sạch tại vùng da trẻ bị ghẻ nước, kết hợp với dùng bã lá trầu để chà xát lên vùng da bị ghẻ.
  • Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm lau cho khô và sạch sẽ chỗ vùng da bị ghẻ.

Cách 2:

  • Chuẩn bị 10 lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối, sau đó vớt lá đun sôi ngập nước.
  • Cho thêm vào nồi nước một ít muối hạt, đun đến khi nước sôi thì tắt bếp và để nguội.
  • Dùng nước lá trầu trên, hoặc pha thêm với 1 ít nước sạch để tắm rửa cho trẻ.

Với hai phương pháp tắm cho trẻ bằng lá trầu ở trên, kiên trì điều trị khoảng 2 – 3 tuần sẽ giúp trẻ giảm bớt ngứa ngáy, ghẻ cũng sẽ không phát triển được nữa. Lưu ý, nếu trẻ có những có vết thương hở, chảy máu thì không nên tắm bằng nước lá trầu không vì sẽ gây tình trạng đau rát cho với trẻ nhỏ. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của những bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị ngứa da vào mùa đông.

2- Dùng lá bạch đàn tắm cho trẻ

Lá bạch đàn là một loại thảo dược kháng khuẩn cao nhất nhì trong số những loại lá cây tự nhiên, có tác dụng thống huyết, điều khí, giúp cơ thể giải nhiệt, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần còn chứa hoạt chất flavonoid, ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng khác nhau.

Cách dùng lá bạch đàn tắm cho trẻ như sau:

  • Lấy 5 – 7 lá bạch đàn (gồm cả lá khô, lá tươi) rửa sạch và phơi khô.
  • Vò nát lá, sau đó cho vào nồi đun khoảng 30 phút, khi thấy có mùi thơm nồng thì tắt bếp, để nguội.
  • Bạn dùng nước trên để tắm, lau rửa tại vùng da trẻ bị ghẻ, kiên trì thực hiện khoảng 2 tuần sẽ thấy được những hiệu quả rõ rệt.

3 – Dùng lá khế tắm cho trẻ

Lá khế là một loại lá cây dễ tìm, trong thành phần có chứa những hoạt chất chống viêm như: saponozid, flavonoid, tanin, aicid hữu cơ, muối canxi…. có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh ghẻ và nấm Candida.

Phương pháp dùng lá khế để tắm cho trẻ bị ghẻ là biện pháp khá an toàn. Với trường hợp trẻ bị ghẻ ngứa, nổi mẩn đỏ hay nổi sảy dùng nước lá khế để tắm có thể giảm được các triệu chứng sau vài lần áp dụng. Có hai cách sử dụng lá khế trị bệnh ghẻ cho trẻ như sau:

Cách 1:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế, đem rửa sạch, sau đó đun sôi với khoảng 3 lít nước.
  • Khi nước sôi lăn tăn, cho vào từ 1 – 2 thìa muối, sau đó đun tiếp đến khi nước sôi bừng thì tắt bếp, để nguội bớt.
  • Dùng nước này để rửa hoặc tắm cho trẻ, kết hợp thêm với việc chà xát bằng bã lá khế lên vùng da bị ghẻ để có hiệu quả nhất.

Cách 2:

  • Lấy một nắm lá khế nhỏ, rửa sạch, phơi ráo nước.
  • Sau đó, giã lá khế cùng với một ít muối trắng, rồi lấy bã đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ.
  • Giữ hỗn hợp trên da tầm 20 phút rồi rửa lại với nước sạch và lau khô vùng da đó.

Có thể bạn quan tâm:

4 – Tắm cho trẻ bằng nước lá đào

Tắm cho trẻ bị ghẻ bằng nước lá đào là giải pháp điều trị tự nhiên hữu hiệu, được nhiều người biết đến và lựa chọn. Theo Đông y, lá đào có vị đắng và tính bình, tác dụng chống ngứa, giảm viêm và kháng khuẩn rất tốt.

Theo như nghiên cứu, thành phần trong lá đào có chứa nhiều hoạt chất dược tính cao như: axit tanic, amygdalin, cumarin… là những hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe và làn da, đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương do bị ghẻ nước gây ra.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm lá đào tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng.
  • Vò nhẹ lá đào, sau đó đun sôi với 3 lít nước, khi nước sôi, đun thêm khoảng 5 – 7 phút trên lửa nhỏ.
  • Đổ nước trên ra thau, pha thêm với một ít nước mát và tắm cho trẻ.
  • Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dùng phần bã của lá đào kỳ nhẹ lên vùng da bị ghẻ để thấy hiệu quả rõ hơn.

5- Tắm cho trẻ bằng lá cúc tần

Ngoài lá đào, lá cúc tần cũng là loại thảo dược lành tính và hữu ích để các mẹ chữa bệnh ghẻ nước cho bé tại nhà. Trong lá cúc tần có một số thành phần hoạt chất giúp chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, hàm lượng tanin dồi dào còn tác dụng làm se niêm mạc và chữa lành tổn thương da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lớn lá cúc tần, đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để khô ráo.
  • Cho vào nồi đun sôi 5 phút cùng với 3 lít nước.
  • Sau đó, đổ nước đã đun ra bồn, cho thêm nước lã vào pha đến khi nước còn ấm và dùng nước này để tắm.
  • Có thể tận dụng phần bã để chà nhẹ nhàng lên những vùng da bị tổn thương.

Đọc thêm: Bé bị ghẻ nước ở tay – hướng dẫn cách xử lý

Bé khó chịu vì ghẻ nước – đã có Fons Care Baby

Ghẻ nước có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.

Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.

Trong đó:

  • Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
  • Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
  • Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
  • Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.

Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

]]>
https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc-nen-tam-la-gi/feed/ 0
Trẻ bị ghẻ nước ở tay, những điều ba mẹ nên biết https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc-o-tay/ https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc-o-tay/#respond Wed, 05 May 2021 07:11:49 +0000 https://fonscare.vn/?p=3534 Ghẻ nước ở tay xuất hiện ở trẻ với những triệu chứng đặc trưng như: ngứa, xuất hiện nhiều mụn nước. Đây là bệnh da liễu do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabie hominis gây ra. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu điều trị chậm trễ, bệnh sẽ trở nên khó kiểm soát và gây ra rất nhiều hệ lụy về sau.

Bệnh ghẻ nước ở tay là bệnh gì?

Bệnh ghẻ nước do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes Scabie Hominis) gây nên. Chúng có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 – 0,5mm, rất khó để nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Khi ghẻ ký sinh vào da, những con ghẻ cái sẽ đào hang, đẻ trứng và phát triển với tốc độ rất nhanh. Sau đó, con ghẻ sẽ thải ra các chất khiến cho vùng da bị kích ứng dẫn đến hình thành nên tình trạng ghẻ nước.

Ghẻ nước là bệnh ngoài da, với dấu hiệu đặc trưng là nổi mụn nước và gây ngứa. Các mụn nước này mọc, lây lan ở các kẽ tay, ngón tay. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ. Ghẻ nước có thể được điều trị dễ dàng, tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có nguy cơ lây lan rất cao.

Dấu hiệu nhận biết và các yếu tố gây bệnh ghẻ nước ở tay

Các yếu tố thuận lợi có thể tạo thời cơ cho kí sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabie hominis xâm nhập vào da và gây bệnh như:

  • Môi trường sống bị ô nhiễm: Khi trẻ phải sống trong môi trường có nhiều nấm mốc, khói bụi hay nguồn nước bị ô nhiễm. Lúc này, trẻ sẽ dễ dàng bị mắc bệnh ghẻ nước ở tay hơn với những người khác.
  • Vệ sinh cá nhân kém: Do trẻ không được tắm rửa hàng ngày, hay khi trẻ ra nhiều mồ hôi nhưng không được tắm sạch sẽ… đều có khả năng tăng nguy cơ bị mắc bệnh.
  • Sống trong môi trường đông đúc, chật chội: Chẳng hạn như trong trường học.
  • Ngập lụt: Mùa mưa bão là điều kiện lý tưởng để ghẻ cái sinh sôi, phát triển. Ở những vùng thường xuyên bị ngập, hay những nơi dễ bị lũ lụt, trẻ sẽ có nguy cơ bị ghẻ nước ở tay cao hơn.

Ghẻ nước ở tay có thể lan rộng nhanh chóng sang các vùng da lành khác hoặc lây cho người khác qua nhiều con đường khác nhau như:

  • Lây lan qua con đường trực tiếp tiếp xúc da kề da. Điều này xảy ra khi giữa người bệnh và trẻ có những hành động như: nắm tay, ngồi cạnh, chăm sóc, tắm rửa cho nhau…
  • Lây lan qua con đường gián tiếp như: trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người bị bệnh.

Khi trẻ xuất hiện ghẻ nước ở tay, có thể gây ra một số dấu hiệu ngoài da như sau:

  • Ngứa: Trẻ sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau ngứa, gây tình trạng khó chịu dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm khi mà ghẻ cái đào hang đẻ trứng.
  • Da nổi nhiều mụn nước: Đây là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh ghẻ nước. Trên kẽ tay, lòng bàn tay sẽ xuất hiện tổn thương dạng mụn nước, bên trong chứa đầy dịch lỏng, nó có thể bị vỡ ra khi trẻ gãi ngứa hay bị ma sát với quần áo. Những mụn nước ngứa này có khuynh hướng xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng ra các vùng da lành ở xung quanh hoặc mọc ở những vị trí khác trên cơ thể. Trường hợp đặc biệt nếu xuất hiện ở vùng kín, những mụn nước thường có màu đỏ nhạt, to bằng hạt đậu tương và rất ngứa.
  • Xuất hiện các rãnh ghẻ: Khi những con ghẻ cái đào hang, đẻ trứng, chúng sẽ tạo ra những đường rãnh trên bề mặt da của trẻ, dài khoảng 2 – 4 mm.

Bệnh ghẻ ở tay của trẻ có nhiều điểm tương đồng với các tình trạng ngoài da khác như: viêm da dị ứng, bệnh tổ đỉa… Do đó, khi bé nhà bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán, phân biệt đúng bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Bé 3 tuổi bị mẩn ngứa là do đâu?

Trẻ bị ghẻ nước ở tay có nguy hiểm không?

Bệnh ghẻ nước ở tay có thể gây tình trạng nhiễm trùng da. Khi trẻ cào, gãi liên tục sẽ khiến cho các mụn nước bị vỡ ra, lúc đó, các vi khuẩn từ móng tay cũng dễ dàng xâm nhập vào da hơn gây tình trạng nhiễm trùng, lở loét da.

Nếu bệnh ghẻ kéo dài và tái phát lại nhiều lần cũng làm tăng thêm nguy cơ bị chàm hóa da. Tình trạng xấu nhất, trẻ có thể phải đối mặt với tình trạng biến chứng viêm cầu thận cấp sau khi bị nhiễm trùng. Do đó, cha mẹ không nên xem nhẹ khi trẻ có những dấu hiệu bệnh. Lúc này, ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám sớm và điều trị cho hết bệnh.

Những phương pháp điều trị bệnh ghẻ nước ở trẻ

Các cách chữa bệnh ghẻ nước ở tay ngay tại nhà cho bé

Tắm cho trẻ bằng nước lá trầu không

Dùng lá trầu không để trị ghẻ nước là phương pháp dân gian đã được áp dụng từ thời xa xưa vừa đảm bảo an toàn lại có hiệu quả rõ rệt. Thành phần trong lá trầu có đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, do đó ba mẹ chỉ cần hái một ít lá trầu không, vò nhẹ sau đó đun cùng với nồi nước sôi thêm vào 1 ít muối trắng. Thường xuyên dùng nước lá trầu đã đun ở trên để tắm cho trẻ sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi.

Xem thêm: Tắm cho bé bằng nước lá trầu không có những tác dụng gì?

Tắm cho trẻ bằng nước lá bạch đàn

Thành phần trong lá bạch đàn có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh, có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Do đó, để trị bệnh ghẻ ở tay của trẻ, các mẹ chỉ cần lấy 1 ít lá bạch đàn, đem rửa sạch, vò nát, đun với nồi nước sạch, sôi 30 phút đến khi có mùi thơm nồng thì tắt bếp. Dùng nước đó để tắm cho bé khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, sẽ giúp trị ghẻ cho trẻ.

Tắm cho trẻ bằng nước lá đào

Theo Đông y, lá đào vị đắng, tính bình thường sử dụng để trị cảm mạo phát sốt, mẩn ngứa, lở chân, loét da… Ngoài ra, còn hay được sử dụng để trị chữa viêm kẽ chân, chấy rận, ghẻ lở, mẩn ngứa. Các mẹ lấy một ít lá đào, vò nhẹ, đem đun sôi với nước. Hằng ngày, dùng nước lá trên tắm cho trẻ từ 1 – 2 lần sẽ giúp trị ghẻ cho bé.

Chữa bệnh ghẻ nước ở tay cho trẻ theo thuốc Tây y

Các loại thuốc chữa ghẻ nước ở tay cho trẻ hiện nay chủ yếu là các loại thuốc bôi ngoài da dạng nước hoặc dạng gel. Sau khi đã thăm khám để đánh giá mức độ tổn thương trên da của trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da đặc trị để loại bỏ tận gốc ghẻ cái.

Một số loại thuốc bôi chữa bệnh ghẻ nước khá phổ biến hiện nay, các mẹ có thể tham khảo như:

  • Thuốc D.E.P: Đây là thuốc dạng chất lỏng không mùi, không màu, có tác dụng giảm tình trạng ngứa ngáy mà không gây kích ứng vùng da trẻ. Mỗi ngày, ba mẹ bôi thuốc cho trẻ từ 2 – 3 lần, khoảng 3 ngày sau, bệnh sẽ có sự tiến triển tốt.
  • Kem Permethrin 5%: Permethrin 5% là loại thuốc được dùng để tiêu diệt ghẻ cái và trứng của chúng. Sau khi bôi thuốc, để khoảng 8 giờ sau mới được tắm cho bé. Bôi liên tục thuốc trong khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả tốt. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bé như ngứa hay châm chích da.
  • Lindane 1%: Lindane 1% là loại thuốc được chỉ định cho những trường hợp trẻ bị ghẻ nước nặng. Ưu điểm là có tác dụng nhanh nhưng lại gây độc cho hệ thần kinh trung ương. Do đó, cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ mới được sử dụng cho trẻ.
  • Thuốc mỡ lưu huỳnh: Là loại thuốc bôi an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Trước khi bôi thuốc, ba mẹ nên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, lau khô da và chỉ nên bôi thuốc trong phạm vi vùng da bị bệnh. Sau 24 giờ mới nên bôi tiếp lần 2.

Những điều lưu ý khi chữa bệnh ghẻ nước ở tay của trẻ

Bệnh ghẻ nước rất dễ lây lan, đặc biệt là với các thành viên khác trong gia đình. Do đó, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Giặt quần áo, đồ dùng cá nhân của trẻ bằng nước nóng

Điều đầu tiên ba mẹ cần tiến hành là phải đem tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như: quần áo, ga giường, chăn màn, khăn tắm… được sử dụng trong 3 ngày gần nhất đi giặt bằng nước nóng, sau đó nên phơi ở ngoài trời nắng to hoặc đem sấy khô ở nhiệt độ cao.

Nếu ba mẹ không thể giặt ngay, hãy bỏ tất cả vào trong túi nhựa và cột kín miệng để trong 7 ngày. Ghẻ cái sẽ tự chết, vì chúng chỉ sống ngoài da thêm khoảng 48 – 72 giờ.

Hút sạch bụi bẩn trong nhà

Đây là điều cần thiết để có thể loại bỏ hết các ký sinh trùng ghẻ ra khỏi môi trường sống. Những khu vực cần được ưu tiên hút bụi như: bàn ghế, sàn nhà, rèm cửa…

Cần chặn đứng các con đường lây lan bệnh

Không được cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với những người khác, đồng thời tránh cho việc trẻ tiếp xúc da trực tiếp.

Tránh để trẻ gãi ngứa hoặc chạm vào vùng da bị bệnh

Gãi ngứa có thể tăng thêm tổn thương, làm da nhiễm trùng trầm trọng hơn. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ gãi hoặc chạm tay vào khu vực vùng da lành. Có thể lấy khăn lạnh đắp lên tay trẻ để đối phó với những cơn ngứa ngáy.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ

Hằng ngày nên vệ sinh cho trẻ sạch sẽ. Ba mẹ chỉ nên dùng nước ấm, nước mát hoặc sữa tắm dịu nhẹ để tắm cho trẻ. Lưu ý, khi tắm, tránh kì cọ mạnh vì sẽ làm mụn nước bị vỡ ra.

Đọc thêm: Bé bị mẩn ngứa nên dùng sữa tắm gì?

Xây dựng chế độ an uống khoa học

Trẻ bị ghẻ nước thường có cảm giác chán ăn, khó chịu, do đó, ba mẹ hãy cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thêm sức đề kháng của cơ thể trẻ. Hạn chế hoặc kiêng các thực phẩm như: đồ ăn hải sản, gạo nếp, thịt gà, các món cay, mặn… vì chúng có thể làm tăng thêm mức độ ngứa. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn các loại hoa quả như: dâu tây, cam, nho, rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể trẻ có sức chống đỡ lại bệnh tật.

Bệnh ghẻ nước ở tay có thể dễ dàng trị khỏi, tuy nhiên lại rất dễ tái phát và gây những khó chịu nhất định cho trẻ. Nếu trẻ có những dấu hiệu bệnh, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh lây lan đến người thân xung quanh.

Bé khó chịu vì ghẻ nước – đã có Fons Care Baby

Ghẻ nước có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.

Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.

Trong đó:

  • Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
  • Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
  • Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
  • Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.

Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

]]>
https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc-o-tay/feed/ 0
Trẻ bị ghẻ nước phải làm sao? https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc-phai-lam-sao/ https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc-phai-lam-sao/#respond Wed, 05 May 2021 07:01:53 +0000 https://fonscare.vn/?p=3524 Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho trẻ. Mặt khác, nếu trẻ bị ghẻ nước mà không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những vết sẹo sau này, nặng hơn sẽ gây bội nhiễm. Do đó, câu hỏi :”khi trẻ bị ghẻ nước phải làm sao?” là điều mà bậc phụ huynh nào cũng quan tâm tới.

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết ghẻ nước ở trẻ em

Những nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước hay bệnh ghẻ, ghẻ lở, ghẻ ngứa là một loại bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra (còn được gọi là cái ghẻ). Phần lớn, bệnh đều là ghẻ cái gây ra, bởi vì ghẻ đực sẽ chết sau khi giao hợp. Ghẻ cái sống chủ yếu ở dưới lớp thượng bì, 1 đêm đẻ từ 1 – 5 trứng. Trứng sau khoảng 3 – 4 ngày sẽ thành ấu trùng và sau 20 – 25 ngày, ấu trùng sẽ trở thành cái ghẻ trưởng thành để tiếp tục vòng đời của con ghẻ.

Ghẻ cái thường đào hang cho mình trước khi nó đẻ trứng, chính vì vậy mà lúc này, triệu chứng ngứa do ghẻ trở nên dữ dội hơn. Nếu trẻ gãi, cào da mình sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mặt khác còn khiến cho cái ghẻ vương vãi ra nệm, chăn, quần áo,… từ đó làm tăng nguy cơ lây truyền cho người khỏe mạnh khác. Mà nguyên nhân để cho ghẻ hình thành và phát triển gây bệnh là do:

  • Lười tắm rửa, thân thể vệ sinh không sạch sẽ.
  • Móng tay, móng chân để dài, không sạch sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sống.
  • Do môi trường sinh sống ở nơi đông đúc, chật hẹp không đảm bảo sạch sẽ.
  • Do tiếp xúc trực tiếp với những người bệnh, hoặc dùng chung các loại đồ dùng cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu nhận biết, điều trị sớm sẽ giảm được những cơn ngứa rát khó chịu, đồng thời hạn chế được các biến chứng về sau cho da. Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ nước thường bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như: bệnh tổ đỉa, ghẻ phỏng, viêm da dị ứng… do đó qua các dấu hiệu nhận biết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng hơn:

Da nổi nhiều mụn nước: Xuất hiện các vùng kẽ chân, kẽ tay, dưới chân, bàn tay, do đây là những vùng da thường xuyên tiếp xúc với đất, môi trường, bụi bẩn bên ngoài. Lúc này, trên da xuất hiện các mụn nước nhỏ, chứa chất dịch lỏng bên trong. Những mụn nước này rất dễ vỡ, khiến cho vùng ghẻ nước lan rộng hơn ra các vùng da khác. Với trường hợp bệnh ghẻ nước ở vùng kín, mụn nước sẽ có màu đỏ hồng hồng nhỏ.

Gây ngứa ngáy liên tục: Bệnh ghẻ nước gây ngứa rất khó chịu do trẻ thường hay chà xát, gãi mạnh những chỗ ghẻ nhằm cho dễ chịu. Tuy nhiên, việc này càng khiến bệnh tình trở nên nặng thêm. Đặc biệt là vào ban đêm, trẻ thường ngứa nhiều hơn do ghẻ cái đi đào hang để đẻ trứng.

Xuất hiện các rãnh ghẻ: Khi ghẻ cái đào hang, đẻ trứng sẽ tạo ra những đường rãnh xuất hiện trên bề mặt da, dài khoảng 2 – 4 mm.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị khi trẻ bị phỏng?

Bệnh ghẻ nước có lây lan không?

Ghẻ nước là bệnh truyền nhiễm ngoài da và lây lan cực kỳ nhanh. Ngoài việc có thể lây lan từ người này sang người khác hoặc từ vùng da này đến vùng da khác bởi các chất dịch từ mụn nước bị vỡ ra, ghẻ nước còn có thể lây lan qua các con đường sau:

Tiếp xúc gián tiếp với con ghẻ

Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với ghẻ cái, người bệnh cũng có thể bị thông qua con đường tiếp xúc gian tiếp. Các nguyên nhân gián tiếp làm lây lan ghẻ nước như:

  • Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với những người bệnh.
  • Do sinh sống trong môi trường tập thể, đông đúc nhưng không sạch sẽ. Đây là nguy cơ lớn nhất gây nhiều bệnh truyền nhiễm ngoài da khác không chỉ riêng bệnh ghẻ nước.
  • Do các hành động bắt tay, cầm tay, ôm, chạm nhẹ vô tình khiến cho ghẻ bám vào mà vô tình không biết.
  • Do trẻ ôm, giỡn với thú cưng trong nhà khi chúng đang bị ghẻ nước.

Tiếp xúc trực tiếp da

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất để một người có thể bị nhiễm ghẻ nước. Ghẻ cái có thể lây lan thông qua việc trực tiếp tiếp xúc với da của người bệnh. Một số yếu tố làm tăng thêm nguy cơ ghẻ nước như:

  • Do sống trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm, bẩn, không sạch sẽ, thiếu sáng.
  • Nguồn nước uống không đảm bảo an toàn sạch sẽ, bị bẩn.
  • Do thói quen lười tắm hoặc tắm không sạch sẽ hoặc thường xuyên đi tắm sông, ao hồ (hay gặp ở trẻ em nông thôn).

Do quan hệ tình dục

Bệnh ghẻ nước còn có thể lây lan qua quan hệ tình dục, nó không chỉ ảnh hưởng đến chuyện giường chiếu mà còn gây nên nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là bệnh gì?

Khi trẻ bị ghẻ nước phải làm sao?

Nên vệ sinh chỗ ở và da của trẻ

Để phòng ngừa việc ghẻ nước tái phát trở lại, cha mẹ nên giặt giũ thật quần áo, ga trải giường, gối, chăn, màn, chiếu… sạch sẽ. Có thể nhúng nước sôi, phơi nắng cho thật khô hoặc sấy nóng quần áo trước khi mặc. Tránh cho bé mặc chung quần áo với những trẻ khác.

Ngoài ra, cha mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh da cho bé bằng nước muối. Do tinh chất mặn của muối sẽ giúp đầy lùi các vi khuẩn gây bệnh đồng thời cũng giảm tình trạng ngứa ngáy do ghẻ gây ra.

Đồng thời, trong muối có các thành phần khoáng chất như: natri, kẽm, vitamin,… còn có công dụng kích thích tái tạo, làm lành tổn thương trên da. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng nước muối ấm pha loãng để tắm cho trẻ mỗi ngày cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả.

Trẻ bị ghẻ nước nên kiêng gì?

Tránh ăn hải sản: Trong hải sản có chứa khá nhiều loại protein, một số loại sẽ gây kích ứng, dị ứng cho da. Do đó, nên hạn chế để trẻ ăn trong thời gian bị ghẻ nước để tránh ngứa và kích thích mụn nước nhiều hơn.

Kiêng ăn gạo nếp: Gạo nếp có tính ôn ấm, khi ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người và cản trở đi quá trình hồi phục tổn thương trên da, khiến cho mụn nước dễ làm mủ và để lại những vết sẹo xấu sau này.

Tránh ăn thịt gà: Thịt gà có tính nóng, khi trẻ đang bị ghẻ mà ăn thịt gà sẽ làm cho mụn nước mưng mủ, lâu lành. Một số trường hợp, còn khiến cho cơn ngứa bùng phát dữ dội hơn.

Tránh các món cay, nóng mặn: Khi trẻ bị ghẻ nước, mẹ cần bỏ ngay các món ăn vặt vị cay, hay những món chiên rán dầu mỡ vì nó khiến cho các vết thương khó lành và gây ra nhiều sự khó chịu hơn.

Có thể bạn quan tâm: Nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm gì an toàn?

Trẻ bị ghẻ nước nên tắm lá gì để nhanh khỏi?

Tắm cho trẻ bằng tắm lá trầu không

Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, do đó dùng lá trầu không để điều trị bệnh ghẻ nước ở trẻ vừa đảm bảo an toàn lại có hiệu quả. Ba mẹ chỉ cần hái một ít lá trầu không, vò nhẹ để các tinh dầu ra, cho thêm ít muối trắng và đun cùng với nước sôi. Dùng nước đó để tắm cho trẻ thường xuyên sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi.

Tắm cho trẻ bằng lá đào

Lá đào vị đắng, tính bình có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, trừ phong thấp. Đông y thường sử dụng lá đào để trị cảm mạo phát sốt, mẩn ngứa, lở chân, loét da… cho người lớn. Ngoài ra, lá đào cũng hay được sử dụng để trị chữa viêm kẽ chân, ghẻ lở, mẩn ngứa, chấy rận. Cách làm tương tự như trầu không, mẹ chỉ cần lấy một ít lá đào, vò nhẹ qua, sau đó đem đun sôi với nước. Hằng ngày, tắm cho trẻ bị ghẻ từ 1 – 2 lần sẽ giúp trẻ xoa dịu cơn ngứa và diệt khuẩn tốt.

Tắm cho trẻ bằng lá bạch đàn

Trong lá bạch đàn có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh, do đó có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Các mẹ lấy 1 ít lá bạch đàn, đem rửa sạch, vò nát. Sau đó cho vào nồi nước sạch, đun sôi 30 phút đến khi có mùi thơm nồng. Dùng nước đó để tắm cho trẻ từ 2 – 3 lần mỗi tuần, các mẹ sẽ thấy được những hiệu quả bất ngờ đấy.

Tắm cho trẻ bằng lá khế

Trong lá khế có chứa các hoạt chất chống viêm như: flavonoid, tanin, aicid hữu cơ, saponozid, muối canxi…. có công dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh ghẻ. Các mẹ lấy 1 ít lá khế, đem rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 3 lít nước sạch. Khi thấy nước sôi lăn tăn, cho vào thêm 2 thìa muối trắng, đun tiếp 1 – 2 phút thì tắt bếp để nguội. Dùng nước này để tắm cho trẻ hằng ngày, kết hợp thêm với chà xát bã lá khế lên vùng da trẻ bị ghẻ để có được hiệu quả nhất.

Đọc thêm: Xem đầy đủ lưu ý khí tắm lá khế cho bé

Sử dụng thuốc Tây để trị ghẻ nước cho trẻ

Sử dụng thuốc Tây điều trị khi trẻ bị ghẻ nước là biện pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thuốc có nhiều dạng từ bôi ngoài da, uống hay dạng xịt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ vẫn nên sử dụng các loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định. Một số loại thuốc khác, phụ huynh có thể tham khảo thêm như sau:

Thuốc thường chọn là benzoate de benzyl 10%, thoa 1 lần duy nhất, để khoảng 12 giờ, sau đó tắm và thay quần áo cho trẻ. Hoặc thoa 2 lần cách nhau khoảng 12 giờ, thuốc có hiệu quả lên đến 90 – 95%. Hoặc có thể dùng Elenotol scabecid, thuốc thoa một lần duy nhất, để sau 6 giờ rồi tắm cho trẻ. Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh, khi dùng benzoate, chỉ thoa 1 lần duy nhất và để không quá 6 giờ, đối với Elenotol scabecid chỉ thoa 1 lần duy nhất và không quá 4 giờ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể dùng spregal (pyrethrin), dùng phun lên cơ thể trẻ rồi để 12 giờ, không gây dị ứng, không độc cho trẻ nhưng kém hiệu quả hơn benzoate.

Bé khó chịu vì ghẻ nước – đã có Fons Care Baby

Ghẻ nước có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.

Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.

Trong đó:

  • Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
  • Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
  • Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
  • Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.

Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.

Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

]]>
https://fonscare.vn/tre-bi-ghe-nuoc-phai-lam-sao/feed/ 0
Trẻ em bị ghẻ phỏng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả https://fonscare.vn/tre-em-bi-ghe-phong/ https://fonscare.vn/tre-em-bi-ghe-phong/#respond Sat, 10 Apr 2021 04:05:45 +0000 https://fonscare.vn/?p=3373 Ghẻ phỏng là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em, nhất là vào mùa hè với khí hậu nóng ẩm. Bệnh nếu không được chữa khỏi dứt điểm có thể trở thành dịch và thậm chí gây ra viêm cầu thận cấp. Vậy trẻ em bị ghẻ phỏng do đâu? Nhận biết và cách điều trị như thế nào?

Thế nào là bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em?

Ghẻ là bệnh lý ngoài da rất thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh xuất hiện khi ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei tấn công vào cơ thể. Tuy nhiên, khác với ghẻ ngứa thì ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng ngoài da. Trong đó, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hình cầu.

Bệnh ghẻ phỏng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em. Đồng thời, ghẻ phỏng có thể lan ra nhiều vùng da khác trên cơ thể khiến toàn thân mắc bệnh. Bên cạnh đó, trẻ phỏng ở trẻ em còn có thể lây lan từ người này sang người khác nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc với độ vật chứa mầm bệnh.

Thực tế cho thấy, trẻ em bị ghẻ phỏng thường gặp ở mùa nóng khi khí hậu ẩm ướt. Trong môi trường này vi khuẩn hình cầu sẽ dễ dàng phát triển và xâm nhập gây tổn thương ngoài da.

Thế nào là bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em?

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em phổ biến nhất

Nguyên nhân chính khiến trẻ em bị ghẻ phỏng là do vi khuẩn hình cầu xâm nhập. Bên cạnh đó, bệnh còn hình thành do các yếu tố dưới đây:

Trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn

Thông thường, những trẻ em tiếp xúc thường xuyên với đất, cát, bùn lầy. Hoặc trẻ có móng tay dài, bẩn, thường xuyên cào cấu tạo thành vết xước… Với những trường hợp này vi khuẩn hình cầu dễ dàng bám lên da và gây bệnh.

Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh ghẻ phỏng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Đặc biệt trong môi trường đông đúc như trường học, nhà trẻ, người thân…

Tiếp xúc với vật dụng, đồ chơi không sạch sẽ

Trẻ em bị ghẻ phỏng còn do thường xuyên tiếp xúc với vật dụng hoặc đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ. Từ đó, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào da và gây bệnh. Hơn thế, đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh ghẻ lây lan sang nhiều người khác.

Trẻ chơi cùng đồ chơi không sạch sẽ

Tham khảo: Nguyên nhân trẻ nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị ghẻ phỏng thường gặp nhất

Trẻ em bị ghẻ phỏng biểu hiện với nhiều dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất.

Trên da nổi các vệt đỏ hoặc nổi mề đay mẩn đỏ

Là tình trạng các mụn nước mọc thành chùm hoặc mọc đơn độc trên nền da đỏ với nhiều kích thước khác nhau. Đồng thời, bên trong những mụn nước này chứa dịch. Không những thế, trên vùng da bệnh còn xuất hiện các vết phồng rộp, biểu hiện của chúng khá giống như bị phỏng da.

Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bệnh

Dịch trong nốt ghẻ phỏng sẽ chảy ra ngoài khi mụn nước vỡ ra. Từ đó, chúng hình thành nên các mảng da khô màu vàng. Cùng với tình trạng này là cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng cho trẻ. Đồng thời, nếu dùng tay gãi thì lớp da này có thể bong tróc. Khi này, lượng dịch từ mụn mủ chảy ra ngoài sang các vùng da khác sẽ khiến vi khuẩn lây bệnh.

Trẻ em bị ghẻ phỏng ngứa ngáy ở vùng da bệnh

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ có nguy hiểm không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trẻ em bị ghẻ phỏng thường khá nhẹ và không gây nguy hiểm. Thông thường, bệnh sẽ gây ra các tổn thương ngoài da nên có thể kiểm soát dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh sớm và đúng cách sẽ khiến chúng lan rộng ra nhiều vị trí khác trên cơ thể. Từ đó, gây ra các tổn thương nặng nề, sẹo thâm và nguy cơ tái phát rất cao.

Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu ghẻ phỏng ở trẻ em và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

Cách điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em khác nhau. Trong đó có cách Tây y và dân gian là chính. Cụ thể:

Điều trị trẻ em bị ghẻ phỏng bằng thuốc Tây

Đây thường là các loại thuốc điều trị tại chỗ dưới dạng kem hoặc chất lỏng bôi ngoài da. Tác dụng của các loại thuốc này là điều trị ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng. Một số còn có tác dụng tiêu diệt cũng như loại bỏ ghẻ.

Bên cạnh đó, còn có một số loại thuốc kháng sinh uống nếu trường hợp ghẻ đã nhiễm trùng. Tuy nhiên, với thuốc Tây không được tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị ghẻ phỏng bằng thuốc tây

Điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em bằng cách dân gian

Trẻ em bị ghẻ phỏng còn được nhiều ba mẹ lựa chọn cách điều trị bằng dân gian. Những cách này thường sử dụng các cây nhà lá vườn nên hiệu quả khá tốt và lành tính. Dưới đây là một số cách mà ba mẹ có thể tham khảo:

Sử dụng lá bạch đàn

Lá bạch đàn chứa nhiều tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy, trẻ em bị ghẻ phỏng thường dùng loại lá này để điều trị rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi chọn lá lưu ý là loại lá bạch đàn kim lá nhỏ. Bởi chúng chứa nhiều tinh dầu trị ghẻ phỏng hơn so với lá to.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Dùng lá bạch đàn kim tươi hoặc khô mang đi nấu nước rồi tắm cho bé. Thực hiện liên tục như vậy vài ngày sẽ thấy lặn dần các nốt phỏng. Đồng tời, tình trạng ngứa rát cũng sẽ giảm dần.

Trị ghẻ phỏng cho bé bằng lá mơ

Tác dụng của lá mơ là chữa lành vết thương, chống viêm loét và chữa ghẻ phỏng đặc biệt hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản bằng cách dùng lá mơ lông rửa sạch rồi vò nát hoặc giã vắt lấy nước. Tiếp đó, dùng tăm bông thấm nước mơ lông và chấm lên vùng da bị ghẻ. Kiên trì thực hiện sẽ giúp giảm bệnh hiệu quả.

Điều trị ghẻ phỏng bằng lá mơ

Trẻ bị ghẻ phỏng trị bằng lá trầu không

Lá trầu không là một loại kháng sinh tự nhiên với tác dụng diệt khuẩn, đặc biệt cho vùng da bị xước hoặc tiêu diệt ghẻ. Cách thực hiện đơn giản như sau: Dùng lá trầu không đun sôi với nước tắm cho trẻ. Thực hiện như vậy khoảng 1 tuần sẽ giúp hết ghẻ hiệu quả.

Trị ghẻ phỏng bằng lá mướp

Kẻ thù lớn nhất của ghẻ phỏng chính là lá mướp. Trong loại lá này chứa nhiều thành phần có khả năng sát trùng và tiêu diệt ký sinh trùng, vi khuẩn. Thực hiện đơn giản bằng cách lấy 1 nắm lá mướp rồi rửa sạch và giã nhuyễn cùng 1 thìa muối hạt. Tiếp đó, lấy phần lá đó thoa nhẹ lên vùng da ghẻ của trẻ và để khoảng 30 phút. Sau đó, rửa sạch lại da với nước, kiên trì 2 lần/ngày sẽ thấy nhanh chóng khỏi bệnh.

Trẻ bị ghẻ phỏng nên kiêng ăn những gì?

Thực tế, thời gian lành bệnh ghẻ phỏng ở trẻ còn bị tác động bởi thói quen ăn uống hàng ngày. Theo đó, để trẻ bị ghẻ phỏng kiêng ăn gì nhanh khỏi thì cần lưu ý một số đồ ăn dưới đây:

Kiêng ăn hải sản

Tôm, cua, ghẹ, cá ngừ, ốc, sò… đều là những thực phẩm rất giàu protein và dưỡng chất. Mặc dù chúng tốt cho cơ thể nhưng có thể gây kích ứng đến hệ miễn dịch. Từ đó, giải phóng nhiều histamin dưới da khiến tình trạng ngứa ngáy dưới da nặng hơn. Đồng thời, chúng còn kích thích mụn nước nổi lên nhiều hơn. Do đó, trẻ em bị ghẻ phỏng cần tránh ăn những đồ ăn này cho tới khi lành hẳn bệnh.

Kiêng ăn thịt gà

Thịt gà có tính nóng nên sẽ khiến mụn nước nổi nhiều hơn và sưng đỏ, ra nhiều dịch. Vì vậy, bị ghẻ phỏng ăn thịt gà sẽ không tốt mà thậm chí còn lây lan sang vùng da khác. Hơn thế, ăn thịt gà cũng như hải sản dễ gây ngứa.

Kiêng không cho trẻ ăn thịt gà

Kiêng đồ nếp khi trẻ em bị ghẻ phỏng

Gạo nếp có tính ôn ấm nên sẽ nóng trong nếu ăn quá nhiều. Từ đó, khiến quá trình hồi phục vết thương trên da lâu hơn và khiến tạo mủ ở mụn nước. Thậm chí, tình trạng này còn để lại sẹo xấu trên da của trẻ. Vì vậy, khi bị ghẻ phỏng thường được khuyên không nên ăn đồ làm từ nếp.

Kiêng một số loại quả

Cam, quýt, thảo quả, mận, ngân hạnh, hạt dẻ… là những loại quả không nên ăn vì có thể làm kích ứng vết thương.

Trẻ bị ghẻ phỏng nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị thì một chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp bệnh ghẻ phỏng khỏi nhanh chóng. Cụ thể:

  • Luôn giữ cơ thể của trẻ sạch sẽ, nhất là vùng da bị bệnh ghẻ.
  • Nên làm sạch da cho trẻ bằng các loại xà phòng dịu nhẹ hoặc nước ấm để giảm kích ứng cho vùng da bệnh.
  • Ở vùng da bệnh không được dùng tay gãi hoặc kỳ cọ mạnh. Bởi thói quen này có thể khiến mụn nước vỡ ra và tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan và gây tổn thương da.
  • Hàng ngày cần tắm rửa và giặt giũ cần thận quần áo của trẻ. Đồng thời, nên phơi quần áo của trẻ bị ghẻ phỏng ở nơi có nắng to để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên giặt giũ chăn màn, khăn tắm, vỏ gối… của người bệnh.
  • Không tiếp xúc da hoặc dùng chung vật dụng, ngủ cùng với người bệnh. Như vậy sẽ tránh vi khuẩn ghẻ phỏng lây lan cho người xung quanh.
  • Trẻ em bị ghẻ phỏng cần ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ để cơ thể được thoải mái.
  • Không để da của trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất.
Tắm rửa cho trẻ hàng ngày

Cách phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Trẻ em bị ghẻ phỏng mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy. Thậm chí một số trường hợp còn để lại sẹo xấu do không điều trị đúng cách và kịp thời. Do vậy, để tránh trẻ mắc bệnh cũng như tái phát ba mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Hàng ngày cần tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt sau khi trẻ chơi cùng đất, bùn cát, đồ chơi…
  • Mặc quần áo thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
  • Những người bị nghi là nhiễm bệnh thì không cho trẻ tiếp xúc gần.
  • Vệ sinh cá nhân, đồ chơi, quần áo, chăn màn, gối, nệm… cho trẻ thường xuyên. Đồng thời, nên phơi đồ ở những nơi có ánh nắng mặt trời.
  • Thường xuyên cắt gọn móng tay, móng chân để loại bỏ vi khuẩn.
  • Bổ sung chế độ ăn uống nhiều vitamin, khoáng chất, axit béo omega 3 như: Củ quả, trái cây, rau xanh… cho trẻ để nâng cao đề kháng.

Hi vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã biết trẻ em bị ghẻ phỏng do đâu, nhận biết và cách điều trị. Đồng thời qua đó biết được cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ. Từ đó, ngăn chặn bệnh có thể gặp ở trẻ hoặc tái phát khiến trẻ ngứa rát, khó chịu.

]]>
https://fonscare.vn/tre-em-bi-ghe-phong/feed/ 0