Sả được biết đến là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Sả không chỉ làm tăng thêm phần hấp dẫn cho món ăn, nó còn có nhiều công dụng hữu ích khác đối với sức khỏe và làm đẹp. Nhiều bà mẹ còn dùng củ sả để nấu nước tắm cho con giúp phòng ngừa mạo cảm, loại trừ mụn nhọt, lở ngứa. Vậy, khi tắm lá sả cho bé nên thực hiện như thế nào và cần lưu ý những gì, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Mục lục
Tìm hiểu về cây sả
Mô tả chung về cây sả
Tên gọi:
Sả có nhiều tên gọi khác như: Cỏ sả, Lá sả, Sả chanh, Hương mao
Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus Stapf (Sả chanh), Cymbopogon winterianus Jowitt (sả Java)
Đặc điểm sinh học:
- Sả là loại cây hòa thảo (họ lúa), sống lâu năm, thường mọc thành từng bụi với chiều cao trung bình từ 1 – 1.5m
- Lá sả có phiến dài (từ 0.8 – 1m) và hẹp, mép hơi nhám, có màu xanh giống màu lá lúa hoặc tía nhạt. Bẹ lá không có lông nhưng có sọc dọc.
- Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa nhỏ nhưng không có cuống.
- Thân cây được hình thành từ các bẹ lá xếp lại với nhau, có lớp phấn trắng bao phủ bên ngoài. Thân cây to hơn khi càng về cuối gốc.
- Rễ ăn sâu xuống lòng đất khoảng 25 – 30 cm, rễ phát triển chủ yếu ở đốt thân đầu tiên.
- Toàn thân cây sả đều có một mùi hương dễ chịu, sảng khoái.
Phân bố:
Sả có nguồn gốc từ Ấn độ, sau đó được du nhập và trồng tại nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, sả có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt là vùng nông thôn, nhưng được trồng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc, Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
Thành phần hóa học:
Citronellal, Citronellol, Geraniol, Xitraia
Công dụng:
Không chỉ là một loại cây gia vị trong nấu ăn hằng ngày, sả còn được trồng với số lượng lớn để làm thuốc, chưng cất tinh dầu, làm nguyên liệu cho mỹ phẩm.
Trong Y học Cổ truyền, cây sả được dùng như một vị thuốc để chữa ho, cảm sốt, thông tiểu, trừ phong hàn, giải độc, giảm đau. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cho biết các thành phần trong củ sả cũng có những lợi ích nhất định trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột, ngăn ngừa ung thư, Parkinson, Alzheimer.
Bên cạnh đó, sả có nhiều công dụng khác trong đời sống như là:
- Dùng để giải rượu
- Sát trùng, kháng viêm
- Xua đuổi côn trùng
- Làm đẹp da
- Nuôi dưỡng và chăm sóc mái tóc
- Giảm căng thẳng, stress, chóng mặt
Tắm lá sả cho bé có tốt không?
Cây sả có rất nhiều công dụng như trên, vậy việc sử dụng lá sả để tắm cho trẻ sơ sinh có tốt hay không? Câu trả lời là: Có. Cụ thể:
Cơ thể trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường, đặc biệt là sự thay đổi về thời tiết. Trong điều kiện thời tiết chuyển mùa, trẻ dễ mắc bệnh vặt như ho, viêm họng, cảm cúm, sốt… Các bác sĩ vẫn thường khuyến cáo với mẹ rằng, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, vì sử dụng quá nhiều kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây suy giảm hệ miễn dịch của bé. Do đó, chủ động phòng ngừa bệnh vặt theo mùa là cách tốt nhất để bé không phải uống thuốc thường xuyên.
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí BraZil, các nhà khoa học cho biết sả có đặc tính sát khuẩn còn tốt hơn cả các loại thuốc kháng sinh và streptomycin. Sả dùng để đắp lên da cũng có tác dụng chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng da, vết lở loét nhẹ hay nấm da.
Trong dân gian, để phòng ngừa và chữa bệnh vặt cho trẻ có rất nhiều mẹo hay, một trong số đó là cách tắm nước lá sả cho bé. Citronella và Citronellol tiết ra khi đun nóng lá sả, giúp làm ấm cơ thể, làm thoát các khí nóng trong cơ thể, giúp bé phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Tắm bằng nước lá sả không chỉ làm sạch da mà còn có công dụng dưỡng ẩm, xua đuổi các loại côn trùng tấn công làn da của bé. Để bé ngủ ngon, sâu giấc, mẹ có thể massage cho bé trong lúc tắm, tinh dầu trong nước lá sả sẽ khiến bé cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn.
Bên cạnh việc phòng ngừa cảm cúm, tắm lá sả còn có tác dụng ngăn ngừa mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy. Bé sơ sinh thường phải đóng bỉm tã cả ngày nên dễ bị hăm tã, ngứa ngáy. Khi tắm lá sả, tính sát khuẩn trong lá sả sẽ giúp bé ngăn ngừa các bệnh ngoài da này, đồng thời khiến khu vực da bị tổn thương do hăm tã cũng lành lại nhanh chóng.
Hướng dẫn cách tắm cho bé bằng lá sả
Chuẩn bị
- Quần, áo, bao tay, bao chân, khăn xô, khăn tắm
- 1 chậu nước sạch
- 1 nắm lá sả
Lưu ý: Mẹ nên chọn lá sả còn xanh, tươi, không sâu bệnh, không thuốc bảo vệ thực vật.
Cách tắm
- Trước tiên, mẹ rửa sạch lá sả với nước nhiều lần, sau đó ngâm với nước muối khoảng 10 phút.
- Mẹ cho lá sả vào nồi cùng 2 lít nước sạch, đun sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp và để nguội bớt.
- Sau đó, mẹ đổ nước ra chậu tắm, bỏ hết lá sả ra ngoài. Nếu nước còn nóng, mẹ có thể pha thêm nước nguội với tỉ lệ phù hợp sao cho nhiệt độ khoảng 35 -38 độ C, rồi tắm cho bé bình thường. Mẹ nhớ tắm kỹ cho con ở các vùng như: Hai cánh tay, hai bẹn, nách, mông… vì những khu vực đó mồ hôi và bụi bẩn thường tích tụ nhiều khiến cho bé dễ bị hăm và mọc mụn ngứa.
- Sau khi tắm cho bé bằng nước lá sả xong, mẹ có thể đặt con sang chậu nước thứ hai để tráng sạch cặn lá dính trên người bé.
- Cuối cùng, sau khi tắm xong, mẹ nhanh chóng lau khô người cho bé, mặc quần áo, bao tay, bao chân để giữ ấm cho con, giúp con không bị cảm lạnh.
Những lưu ý khi tắm lá sả cho bé mẹ nên biết
- Mặc dù tắm với lá sả rất an toàn, nhưng để đảm bảo chắc chắn rằng bé nhà bạn phù hợp với loại nước tắm này, bạn vẫn nên thử một chút nước lá sả lên tay hoặc chân bé rồi chờ khoảng 1 – 2 tiếng xem bé có bị kích ứng hay không. Nếu da bé không có dấu hiệu bị dị ứng thì mẹ có thể tiếp tục tắm cho bé.
- Nhiều mẹ nghĩ rằng, càng tắm lá sả nhiều lần cho bé càng tốt. Điều này là không đúng. Chỉ nên tắm lá sả cho bé từ 2-3 lần/tuần. Không nên tắm quá nhiều lần hay tắm hàng ngày cho bé.
- Nếu mẹ tắm lá sả cho bé trong một thời gian dài mà không thấy có hiệu quả, các vết mụn nhọt và mẩn ngứa vẫn mọc nhiều và lây lan sang các vùng da khác thì mẹ hãy dừng lại và đưa bé đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn nhưng cha mẹ cũng bận bịu trăm bề, việc tìm được những loại cây lá để tắm cho bé như lá sả, trầu không, chè xanh… cũng tốn công vô cùng. Nếu mẹ không có thời gian để chuẩn bị một nồi nước lá tắm cho bé thì mẹ có thể chọn lựa một giải pháp khác hiệu quả hơn, đó chính là sử dụng sữa tắm thảo dược cho bé.
Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm tắm gội thảo mộc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể tự mình tham khảo hoặc xem thêm những review thực tế trên các diễn đàn, phản hồi của các bà mẹ khác để chọn sản phẩm phù hợp cho con mình. (Xem review 5 loại sữa tắm thảo dược cho trẻ sơ sinh được tin dùng nhất).
Nếu mẹ cần giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan tới việc chăm sóc bé yêu, mẹ có thể để lại comment dưới chân bài viết này, các chuyên gia của FonsCare sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề sớm nhất. Xin cảm ơn!
Xem thêm:
- Tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
- Bé tắm lá vông có tốt không? Thực hiện thế nào cho đúng cách?