Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường dùng lá tía tô đun nước tắm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Vậy, dùng lá tía tô đun nước tắm cho bé có tác dụng ra sao? Các mẹ có thể tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này.
1. Tía tô có tác dụng gì?
Không chỉ là một loại rau thông thường, tía tô còn được sử dụng như một loại dược liệu Đông y.
Sau đây là những công dụng đáng chú ý của cây tía tôi đối với sức khỏe của chúng ta:
Theo Đông y
1. Tía tô có tác dụng điều khí, bồi bổ khí: chủ yếu trị mạo cảm, phong hàn, sốt, ho hen, nhức đầu, nghẹt mũi, buồn nôn, tức ngực. Khi bị cảm, sốt, nhức đầu, ngạt mũi, ho hoặc tức ngực, bạn có thể dùng lá tía tô và gừng kết hợp với nhau để tăng thêm công hiệu điều trị.
Đọc thêm: Trẻ bị cảm cúm nên tắm lá gì cho nhanh hết?
2. Tía tô có tác dụng an thai: dùng để chống nôn mửa, động thai cho bà bầu. Nếu phụ nữ có thai bị nôn mửa, đầy tức bụng ngực thì nên dùng tía tô kết hợp với vỏ quýt, sa nhân sắc thành nước uống để giảm bớt khó chịu.
3. Tía tô có tác dụng giải ngộ độc hải sản: dùng để chữa đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy do ăn cá, cua, có thể dùng riêng hoặc kết hợp với gừng, sắc nước uống.
4: Tía tô giúp trị bệnh ngoài da như: rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt…
5: Dùng tía tô ngâm chân có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giữ ấm cơ thể, giúp người ta dễ ngủ hơn.
Theo Tây y
Axit α2 linolenic trong dầu tía tô là một trong những axit béo cần thiết cho cơ thể con người, có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp, ức chế kết tập tiểu cầu, giảm hình thành huyết khối, có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, tim mạch, Alzheimer rất hiệu quả. Bệnh nhân bị bệnh bệnh tim mạch vành và bệnh mỡ máu nên ăn nhiều lá tía tô.
Ngoài ra, lá tía tô có chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn. Lá tía tô có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus trong ống nghiệm.
Lưu ý
Tía tô có tác dụng giải khí, nên thận trọng với người thiếu khí, người âm hư, nội nhiệt, quá nhiệt không nên dùng. Ngoài ra, cũng không nên ăn chung lá tía tô với cá diếc để tránh sinh độc. Lá tía tô chứa nhiều axit oxalic nên cũng không nên ăn quá nhiều, vì khi axit oxalic gặp canxi và kẽm trong cơ thể người sẽ hình thành nên canxi oxalat và kẽm oxalat, nếu lắng đọng quá nhiều trong cơ thể người sẽ làm tổn thương thần kinh, hệ tiêu hóa và chức năng tạo máu của cơ thể. Do đó, ngay cả những thứ tốt nhất cũng không nên lạm dụng.
2. Tắm lá tía tô cho bé có tốt không?
Dược tính của lá tía tô là tính ấm, trừ lạnh. Vì vậy, dùng lá tía tô tắm cho bé có thể giúp giữ ấm cho cơ thể bé, phòng trừ mạo cảm, rất thích hợp dùng trong mùa đông. Những người già hay bị lạnh chân, khó ngủ, có thể sử dụng nước lá tía tô nóng để ngâm chân, giúp điều hòa khí huyết, dễ ngủ hơn.
Trong lá tía tô có chứa tinh dầu, các chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn nên rất hiệu quả trong việc trị rôm sảy, chàm sữa, mẩn ngứa ở các bé. Dùng lá tía tô khô đun nước tắm cũng có thể giúp hạ sốt ở trẻ nhỏ. Khi ngâm hoặc tắm với nước lá tía tô, quá trình tuần hoàn máu của các mạch máu dưới da sẽ được tăng cường, giúp mở các lỗ chân lông, độc tố thải ra theo mồ hôi, giúp hạ sốt.
Mùa hè, cơ thể các bé thường ra mồ hôi do vui chơi, đùa nghịch nhiều, tắm bằng lá tía tô có thể khử sạch mùi mồ hôi trên cơ thể, đồng thời có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm, hình thành màng chắn trên da, giúp bảo vệ da khỏi sự tấn công của côn trùng, đặc biệt là muỗi.
3. Cách tắm cho bé bằng lá tía tô
Chuẩn bị:
- Một nắm lá tía tô vừa phải
- Muối hạt
- Chậu tắm, khăn tắm, quần áo thay cho bé và các vật dụng cần thiết khác
Hướng dẫn:
Trước tiên, mẹ nên rửa thật sạch lá tía tô với vài lần nước, sau đó ngâm trong nước muối hòa loãng khoảng 15 – 20 phút. Mẹ nên tráng lá với nước sạch một lần nữa để loại bỏ sạch tạp chất.
Tiếp theo, cho lá tía tô vào nồi lớn, đổ khoảng 1.5 – 2 lít nước sạch và đun sôi. Sau 10 phút (kể từ khi nước sôi) thì tắt bếp.
Lọc bỏ bã lá, chỉ chắt lấy phần nước, rồi đổ vào chậu tắm của bé. Mẹ nên pha thêm nước lạnh vào chậu và cân đối nhiệt độ vừa phải, sao cho chậu nước còn ấm ấm, nhiệt độ từ 35 – 38 độ C (thử nhiệt độ nước tắm bằng nhiệt kế hoặc cùi chỏ tay).
Đặt bé vào chậu và nhẹ nhàng tắm cho con. Nếu trên cơ thể bé có vùng da bị mẩn ngứa thì mẹ nhớ lau rửa thật nhẹ nhàng, không dùng tay cào gãi, làm trầy xước da. Mẹ cần vệ sinh kỹ phần da có nhiều nếp gấp, vì đó là những nơi tích tụ nhiều mồ hôi và chất bẩn.
Sau khi tắm xong, mẹ đặt bé sang chậu nước sạch thứ 2 để tắm tráng, giúp loại bỏ phần cặn lá bám trên da của con. Cuối cùng, đặt bé vào khăn tắm lớn, nhanh chóng lau khô cơ thể và mặc quần áo cho con.
4. Những lưu ý quan trọng khi tắm cho bé bằng lá tía tô
1/ Mẹ nên mua lá tắm tại các cửa hàng tin cậy để tránh mua phải lá có lẫn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích. Nếu tận dụng được lá tía tô có sẵn trong vườn nhà là tốt nhất.
2/ Tắm lá tía tô cho bé rất tốt và lành tính nhưng cũng không nên lạm dụng, mẹ chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần mỗi tuần. Ở lần đầu tiên, trước khi tắm cho con, mẹ nên thoa một chút nước lá tía tô lên vùng da ở cổ chân hoặc cổ tay của bé để kiểm tra phản ứng dị ứng. Nếu như sau 1h, vùng da ấy không có dấu hiệu bất thường thì mẹ có thể yên tâm tắm cho bé.
3/ Tuyệt đối không sử dụng nước lá đã đun từ ngày hôm trước, vì khi để qua đêm các thành phần trong nước lá tía tô đã biến chất, không còn tác dụng nữa.
4/ Khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn ở 1- 2 tuần tuổi, hãy dùng gạc và khăn che phần rốn, không làm ướt rốn của bé, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
5/ Nên tắm cho con trong phòng kín gió và phải tắm thật nhanh để bé không bị lạnh, nhất là với các bé sinh thiếu tháng (khả năng chịu đựng còn kém vì vậy không nên tắm quá 3 phút). Mẹ có thể bật đèn sưởi nhà tắm để giúp bé thấy ấm áp hơn khi tắm.
6/ Không nên để con ra gió sau khi tắm, gió lạnh xâm nhập vào cơ thể khi các lỗ chân lông đang mở có thể khiến bé bị cảm lạnh.
7/ Trước khi tắm cho con, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết để lau người và ủ ấm cho bé ngay khi vừa tắm xong, trang phục của bé nên được ủ ấm trước khi mặc.
8/ Mẹ nên tắm cho bé khi thời tiết ngoài trời ấm áp, không nên tắm quá muộn, tránh tắm vào thời điểm bé mới ngủ dậy, đang ngái ngủ, vừa ăn no, đang ốm bệnh, đang quấy khóc…
Cho bé mùa đông ấm áp với Fons Care Baby
Không khí lạnh tràn về cũng là lúc những lắng lo của mẹ lại càng thêm nhiều. Mùa Đông là thời điểm các bé dễ bị mắc bệnh vặt, nhất là cảm cúm, ho, viêm họng và sổ mũi. Chỉ cần không may nhiễm phải một cơn gió lạnh là bé có thể ốm liên tiếp mấy ngày liền. Vậy làm sao để “hóa giải” những muộn phiền này của mẹ?
Mẹ đừng lo nhé, vì từ nay đã có Fons Care Baby.
Fons Care Baby là dòng sữa tắm gội cho bé được làm hoàn toàn từ 18 thảo dược: tía tô cùng gừng, ngũ sắc, sài đất, chè xanh, bồ công anh, cỏ mần trầu, trầu không, nhọ nồi, vỏ chanh, kim ngân hoa, nghệ, bồ kết, bồ hòn, lá tre, mướp đắng, lá lốt, kinh giới.
- Với chiết xuất tía tô, gừng, kinh giới, vỏ chanh giúp giữ ấm cho da bé, phòng ngừa mạo cảm, xua đuổi côn trùng, cho con giấc ngủ an lành.
- Với chiết xuất bồ kết, bồ hòn, cỏ mần trầu, lá tre, mướp đắng giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, nhanh hết lông măng, cứt trâu, bảo vệ lớp acid tự nhiên trên da, làm mát da, giữ lại độ ẩm tự nhiên cho da.
- Với chiết xuất mướp đắng, trầu không, chè xanh, bồ công anh, nghệ, lá tốt, giúp ngăn ngừa và chăm sóc các vùng da bị tổn thương do rôm sảy, lở ngứa, thủy đậu, mụn kê, chàm sữa…
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby NÓI KHÔNG với chất tạo bọt hóa học, chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.
Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược.
Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.
Sữa tắm gội Fons Care Baby đã được Bộ Y Tế chứng nhận với số công bố: 220/20/CBMP-BN.
Cách dùng:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.
Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.
– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
– Người lớn mắc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.
Thông tin mua hàng:
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Phòng Khám Nhi, Da liễu và nhiều nhà thuốc trên khắp cả nước, tại nhiều tỉnh – thành phố như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online trên Tiki, Lazada, Shopee … và tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.