Fonscare Baby

An lành từ thiên nhiên

An lành

từ thiên nhiên

hotline

Hotline

090 207 5968
Giỏ hàng ( 0 SP)

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0 đ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Chia sẻ
    • Chăm sóc bé
    • Thảo dược
    • Kiến thức da cơ bản
    • Chăm sóc tóc và da đầu
  • Hỏi đáp
  • Điểm bán
  • Liên hệ
Trang chủ » Kiến thức da cơ bản

Tổ đỉa có lây không? Cách điều trị tổ đỉa hiệu quả

Tổ đỉa là một bệnh lý về da gây ra sự khó chịu, ám ảnh không nhỏ cho người mắc phải. Bên cạnh nguyên nhân, dấu hiệu thì rất nhiều người quan tâm tới vấn đề tổ đỉa có lây không. Để có câu trả lời chi tiết, mời bạn theo dõi bài viết chuyengiaphukhoa.com tổng hợp ngay dưới đây.

Mục lục

  • Đôi nét về bệnh tổ đỉa
    • Bệnh tổ đỉa là gì?
    • Triệu chứng của bệnh tổ đỉa
    • Nguyên nhân gây bệnh
  • Bệnh tổ đỉa có lây không?
  • Chữa tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
    • Trị tổ đỉa bằng lá trầu không
    • Trị tổ đỉa bằng muối
    • Sử dụng gừng tươi
    • Dùng lá lốt chữa tổ đỉa
    • Lá bàng trị tổ đỉa
  • Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Đôi nét về bệnh tổ đỉa

Trước khi giải đáp câu hỏi tổ đỉa có lây không chúng tôi muốn cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh lý này để bạn có cái nhìn rõ nét hơn. Cụ thể như tổ đỉa là gì cũng như nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Về cơ bản thì bệnh lý này thuộc loại viêm da cơ địa. Tổ đỉa tồn tại dưới dạng mụn nước ngứa, thường xuất hiện ở lòng bàn tay, chân. Dù kích thước không lớn nhưng chúng khiến người bệnh cảm thấy ám ảnh, tự ti. Đặc biệt là khi chúng phồng rộp, lan rộng, mọc cụm và rỉ nước.

Người mắc tổ đỉa thường thấy ngứa và đau. Nếu phát hiện, điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nhanh thuyên giảm. Bởi lẽ đây là bệnh lý về da rất khó để trị dứt điểm. Trường hợp không chăm sóc tốt có thể tái đi tái lại nhiều lần và hình dạng “tổ đỉa” càng trở nên kinh khủng hơn.

Tổ đỉa là một bệnh lý về da

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa

  • Cơ thể xuất hiện mụn nước nhỏ trắng đường kính 1-3mm, tập trung thành mảng, cụm. Thường xuất hiện ở các vị trí như kẽ ngón tay, chân.
  • Mụn nước đục, nhô cao hơn bề mặt da thông thường, rất khó vỡ. Khi mụn nước có cơ hội gặp nhau sẽ lan nhanh chóng hơn.
  • Bệnh nhân bị tổ đỉa sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở khu vực da mọc mụn nước và gặp tình trạng nóng rát, đau khi mụn vỡ.
  • Khi tình trạng trở nên nặng có thể gây sốt, tốc độ lây lan mụn nước nhanh, phạm vi rộng.
  • Móng tay, móng chân cứng, đóng vảy.
  • Khi tiếp xúc với những dung dịch có chất tẩy rửa cao sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, vừa ngứa vừa rát.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Bên cạnh yếu tố di truyền, do viêm da cơ địa thì còn một số nguyên nhân khác. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa:

Do yếu tố di truyền

Nếu gia đình bạn có người mắc căn bệnh này thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị tổ đỉa. Tỉ lệ bị bệnh tổ đỉa do yếu tố di truyền lên tới 50%.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa

Do môi trường sống, do dị ứng

Dị ứng cũng như môi trường sống đều là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh lý về da này. Nếu làn da nhạy cảm với hóa chất sẽ gây nên tình trạng dị ứng. Đây là môi trường lý tưởng để tổ đỉa hình thành và lan rộng. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, ẩm thấp cũng tạo điều kiện để bệnh phát triển.

Sức đề kháng yếu

Những người đã có bệnh nền như tiểu đường, gan thận cũng có nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn. Sức đề kháng yếu tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

Ngoài ra thì căn bệnh này còn hình thành do các nguyên nhân như tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc trong thời gian dài, dùng nước bị ô nhiễm, tâm lý căng thẳng, áp lực,….

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Tổ đỉa có lây không? Bệnh tổ đỉa có chữa được dứt điểm ? Đây đều là những câu hỏi được quan tâm đặc biệt xoay quanh căn bệnh da liễu này.

Nhiều người thấy bệnh nhân bị tổ đỉa thì lập tức tránh xa bởi lo sợ bị lây nhiễm.Nhìn bệnh tổ đỉa với dấu hiệu là những đám mụn nước li ti phồng rộp khá ám ảnh. Tuy nhiên, trên thực tế thì bệnh lý này không hề có tính lây lan. Chúng chỉ có thể lan rộng trên các vùng da của người bệnh. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc với người bị tổ đỉa mà không sợ bị lây bệnh.

Mặc dù vậy, bạn vẫn nên hạn chế việc tiếp xúc để tránh trường hợp vi khuẩn có thể xâm nhập qua các tổn thương trên da. Muốn tránh bị tổ đỉa thì quan trọng nhất vẫn là việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa.

Tổ đỉa có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Bệnh tổ đỉa có lây không? Như vậy bạn đã có được câu trả lời rõ ràng nhất. Đối với thắc mắc liệu căn bệnh này có điều trị được dứt điểm thì các bác sĩ chuyên khoa cũng chia sẻ đây là căn bệnh rất khó có thể khỏi hoàn toàn. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì sau khoảng 30 ngày tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, chỉ cần gặp môi trường thuận lợi là bệnh sẽ lập tức tái phát.

Việc tổ đỉa mọc đi mọc lại khiến da bị tổn thương nghiêm trọng, trở nên thô ráp và gia tăng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Thậm chí là đau rát. Chính vì vậy, quan trọng nhất là kiên trì điều trị cũng như phòng tránh để giảm tổn thương cũng như nguy cơ tái phát.

Chữa tổ đỉa bằng phương pháp dân gian

Như đã chia sẻ, bệnh tổ đỉa không thể điều trị dứt điểm hay khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có những cách giúp tình trạng bệnh thuyên giảm. Rất nhiều người sử dụng phương pháp dân gian để trị bệnh tổ đỉa. Dù không khỏi hẳn nhưng nó an toàn, đẩy lùi các triệu chứng hiệu quả. Hơn nữa lại tiết kiệm được chi phí. Dưới đây là một số cách hay bạn nên tham khảo.

Trị tổ đỉa bằng lá trầu không

Đây là loại lá được xem như “khắc tinh” của những bệnh lý liên quan tới viêm nhiễm hay nấm ngứa. Với tác dụng giảm sưng, tiêu viêm, lá trầu không có thể làm giảm tình trạng ngứa ở bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa. Giúp ngăn ngừa bệnh lây lan.

Phương pháp này rất đơn giản, bạn chỉ cần đun lấy nước lá trầu không để tắm. Hoặc rửa sạch, giã đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Để tăng hiệu quả có thể ngâm mình hoặc rửa tay bằng nước lá trầu không kết hợp gừng.

Sử dụng lá trầu là bài thuốc hiệu quả

Trị tổ đỉa bằng muối

Lấy muối biển sạch, cho vào chảo rang nóng sau đó đặt vào khăn khô sạch, chườm lên vùng da bị tổn thương. Cách này đơn giản, tiết kiệm mà lại hiệu quả. Lưu ý không chườm khi muối vừa rang xong. Cần để bớt nóng tránh tình trạng phỏng da.

Sử dụng gừng tươi

Chuẩn bị gừng tươi, rửa sạch, cắt lát. Cho gừng vào ấm, thêm 2l nước đun trong 10 phút. Dùng nước gừng ngâm tay và chân. Kiên trì để tình trạng bệnh thuyên giảm.

Dùng lá lốt chữa tổ đỉa

Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, thải độc, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm. Vì vậy, sử dụng bài thuốc từ lá lốt có thể hạn chế tình trạng ngứa cũng như da khô ở người mắc bệnh tổ đỉa. Bạn cần chuẩn bị lá lốt và chút muối. Rửa sạch lá, ngâm trong nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra, để ráo nước, cho vào giã cùng vài hạt muối. Chắt lấy nước cốt, thêm nước ấm, khuấy đều và uống. Với cách này bạn cần thực hiện mỗi ngày 1 lần để có hiệu quat tốt nhất.

Lá bàng trị tổ đỉa

Các hoạt chất có trong lá bàng góp phần ức chế sự phát triển, lây lan của những loại vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, chất tanin trong loại lá này còn hỗ trợ làm lành vết thương và hạn chế tình trạng kích ứng da. Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị khoảng 10 lá bàng và chút muối tinh. Lá bàng rửa sạch, ngâm muối trong 10 phút. Sau đó cho vào nồi, thêm 2l nước, đun trong 20 phút. Đổ nước nóng ra chậu, xông hơi vùng da bị tổn thương trong 15p.

Đối với cách này cần lưu ý khoảng cách xông để tránh gây bỏng da. Sau khi xong nên dùng khăn sạch thấm khô nước trên bề mặt vùng da bị tổ đỉa.

Xông hơi với lá bàng

Ngoài những cách trên còn nhiều bài thuốc dân gian khác trị bệnh tổ đỉa hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng hiệu quả ở đây không đồng nghĩa với việc trị dứt điểm. Bởi các phương pháp dân gian chỉ giúp triệu chứng bệnh giảm bớt. Chính vì vậy, hãy kiên trì, tìm bài thuốc phù hợp để tình trạng bệnh được cải thiện.

Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi bệnh tổ đỉa có lây không. Thực chất, đây không phải là bệnh lây lan hay truyền nhiễm nên bạn có thể yên tâm. Muốn nhanh chóng thoát khỏi sự “đeo bám” của bệnh lý này thì bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng bệnh. Chúc bạn vui khoẻ và hạnh phúc.

Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..

Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược thiên nhiên hàng đầu để mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. Sản phẩm không sử dụng chất tẩy rửa hóa học, chất tạo bọt hóa học, không hương liệu nhân tạo, không dưỡng da hóa chất, rất an toàn cho bé.

Fons Care Baby mang lại:

  • Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
  • Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
  • Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
  • Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn
– Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
mua-Modalert-200

Đặt mua - Fons Care Baby

Tác giả: BTV Nguyên Phượng - 06/06/2021
Chia sẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có tái phát không?

  • Trẻ bị chốc lở nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

  • Bé bị chốc lở đầu, cách nhận biết và điều trị

  • Trẻ bị dị ứng thời tiết, tắm lá gì cho bé nhanh khỏi?

  • Trẻ sơ sinh bị nóng trong nổi mụn mẹ cần làm gì?

Bài viết nên xem

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không?

Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không?

Fons Care Baby có an toàn với trẻ sơ sinh không?

Fons Care Baby có an toàn với trẻ sơ sinh không?

Fons Care Baby dùng cho trẻ mấy tháng tuổi?

Fons Care Baby dùng cho trẻ mấy tháng tuổi?

Videos

Video chia sẻ của chị Duyên – HCM

  • Video Chị Hà -Hải Dương
  • Chia sẻ của chị Trang về Sữa tắm gội Thảo dược Fons Care Baby – An Lành, Dịu Nhẹ 100% thiên nhiên
  • Sữa tắm gội 100% Thảo dược thiên nhiên Fons Care Baby An lành – Dịu nhẹ

Câu hỏi thường gặp

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

Tắm cho bé bằng vỏ chanh có công dụng gì?

  • Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
  • Dùng Fons Care Baby tắm cho bé có hết cứt trâu không?
  • Fons Care Baby có an toàn với trẻ sơ sinh không?
  • Fons Care Baby dùng cho trẻ mấy tháng tuổi?

SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM LA FON VIỆT NAM

Fons Care Baby – Sữa tắm gội thảo dược thiên nhiên cho bé

Liên Hệ
  • Hotline: 090 207 5968
  • Địa chỉ: số 21A, Lô 1, KĐT Đền Lừ 1, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Email: info@lafonpharma.vn

Chính sách

  • Chính sách mua hàng và thanh toán
  • Chính sách bảo hành và đổi trả
  • Chính sách bảo mật thông tin
Fanpage

Copyright © 2021 Fonscare All rights reserved

↑