Bé bị ghẻ nước rất ngứa ngáy khó chịu. Nếu mẹ chưa tìm ra cách nào để giúp con nhanh hết ngứa, hãy cùng Fonscare.vn tìm hiểu một số mẹo trị ghẻ nước cho bé bằng lá tắm vừa an toàn lại hữu dụng trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Những điều nên biết về bệnh ghẻ nước
Ghẻ nước là một trong những dạng thể lâm sàng của bệnh ghẻ, do con ghẻ ký sinh vào tầng thượng hoặc trung bì gây ra. Bệnh không giới hạn độ tuổi hay giới tính, do đó, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh thường hay gặp những người vệ sinh cá nhân không sạch sẽ hoặc lây nhiễm khi dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh.
Bệnh ghẻ nước có thể được điều trị dễ dàng bằng nhiều phương pháp khác nhau như: dùng thuốc bôi ngoài da, sữa tắm, dung dịch thuốc tím… kết hợp thêm với thuốc uống chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là vấn đề vệ sinh cơ thể, cá nhân cần được đảm bảo để cho bệnh không bị tái phát. Những nguyên tắc điều trị ghẻ mọi người cần lưu ý như:
- Hạn chế để người bệnh cào gãi, chà xát móng tay hoặc bất kỳ vật nhọn nào khác lên những vùng da bị bệnh.
- Tuyệt đối không dùng các dung dịch tẩy rửa mạch hoặc cồn cho vùng da bị loét, vùng da bị nhiễm khuẩn.
- Nên điều trị bệnh ghẻ sớm, đủ thời gian để ghẻ có thể được loại bỏ hoàn toàn.
- Ngoài việc sử dụng thuốc bôi cần kết hợp thêm với vệ sinh cơ thể, vệ sinh các vật dụng cá nhân thường xuyên.
- Tăng cường thêm nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B,C, sắt, kẽm… để tăng cường được kháng thể phòng bệnh.
Một số trường hợp đặc biệt, vùng da bị ghẻ có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thuốc để điều trị. Quan trọng nhất là bạn phải vệ sinh thật sạch sẽ, đồng thời các vật dụng cá nhân phải đảm bảo được giặt sạch, không nên dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người khác. Với những trường hợp bị ghẻ nước nhẹ, có thể dùng các phương pháp dân gian để trị ghẻ.
Đọc thêm: Trẻ bị ghẻ nước là do những nguyên nhân nào?
Trị ghẻ nước cho trẻ bằng phương pháp nhân gian liệu có hiệu quả không?
Từ xa xưa, việc điều trị ghẻ nước ở trẻ bằng phương pháp dân gian đã mang lại hiệu quả tốt và được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt là phương pháp dùng các loại thảo dược tự nhiên để nấu nước tắm cho trẻ. Đây không chỉ là giải pháp an toàn, tiết kiệm mà cách thực hiện cũng rất đơn giản, hầu hết đều là những cây thuốc dễ tìm, giá thành rẻ, không gây phản ứng phụ.
Một số loại lá được dùng để trị ghẻ phổ biến hiện nay như lá trầu không, lá khế, lá bạch đàn,…. tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp này thường chỉ giới hạn ở mức độ nhất định. Với những trẻ thường xuyên bị ghẻ ngứa, tắm cho trẻ bằng các loại lá này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nếu trẻ bị ghẻ mãn tính, phương pháp tắm bằng các loại lá trên sẽ không mang lại được hiệu quả cao.
Do lượng dược tính thấp nên việc tắm cho trẻ bằng các loại lá cây dân gian sẽ cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng hơn so với thuốc Tây y. Do đó, cha mẹ cần kiên nhẫn nhất định, tuy cần thời gian nhưng lại an toàn cho trẻ. Cha mẹ cần phải tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng phương pháp trong thời gian dài để thấy được những hiệu quả rõ ràng nhất.
Trẻ bị ghẻ nước nên tắm bằng những loại lá gì?
1- Lá trầu không chữa bệnh ghẻ nước
Trầu không là thảo dược có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh da liễu. Với thành phần chính là tinh dầu chứa betel-phenol và chavicol, cađinen, có tác dụng kháng khuẩn cực tốt. Do đó, dùng lá trầu không để chữa bệnh ghẻ nước cho trẻ là phương pháp dân gian cực kỳ hữu hiệu.
Trong Đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, giúp tiêu viêm, tiêu phong, sát trùng nên giúp giảm ngứa nhanh, có tác dụng giảm phong trong cơ địa, ngoài ra, còn có hiệu quả chống sưng, giảm ngứa, thải độc rất công hiệu. Mặt khác, tinh dầu của lá trầu không với những thành phần bổ sung độ ẩm còn có thể khống chế sự phát triển của ghẻ nước ở thể nhẹ.
Trong dân gian, có thể dùng lá trầu để giã nát đắp lên vết thương, hoặc đem lá trầu khôngnấu thành nước tắm để chữa bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ. Sau đây là một số cách tắm cho trẻ bằng lá trầu không mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Cách 1:
- Chuẩn bị tầm 3 – 4 lá trầu không, đem rửa thật sạch và phơi ráo nước.
- Đem lá cây đi cắt nhỏ, tiếp đó, bạn đun một ấm nước nước sôi để hãm với lá trầu không ở trên.
- Thêm vào một ít muối vừa đủ, đợi nước nguội bớt rồi đem sử dụng.
- Rửa sạch vùng da bị ghẻ của trẻ bằng nước ấm và lau khô.
- Tiếp theo, dùng nước lá trầu không đã hãm ở trên để lau rửa thật sạch tại vùng da trẻ bị ghẻ nước, kết hợp với dùng bã lá trầu để chà xát lên vùng da bị ghẻ.
- Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm lau cho khô và sạch sẽ chỗ vùng da bị ghẻ.
Cách 2:
- Chuẩn bị 10 lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối, sau đó vớt lá đun sôi ngập nước.
- Cho thêm vào nồi nước một ít muối hạt, đun đến khi nước sôi thì tắt bếp và để nguội.
- Dùng nước lá trầu trên, hoặc pha thêm với 1 ít nước sạch để tắm rửa cho trẻ.
Với hai phương pháp tắm cho trẻ bằng lá trầu ở trên, kiên trì điều trị khoảng 2 – 3 tuần sẽ giúp trẻ giảm bớt ngứa ngáy, ghẻ cũng sẽ không phát triển được nữa. Lưu ý, nếu trẻ có những có vết thương hở, chảy máu thì không nên tắm bằng nước lá trầu không vì sẽ gây tình trạng đau rát cho với trẻ nhỏ. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của những bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị ngứa da vào mùa đông.
2- Dùng lá bạch đàn tắm cho trẻ
Lá bạch đàn là một loại thảo dược kháng khuẩn cao nhất nhì trong số những loại lá cây tự nhiên, có tác dụng thống huyết, điều khí, giúp cơ thể giải nhiệt, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần còn chứa hoạt chất flavonoid, ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng khác nhau.
Cách dùng lá bạch đàn tắm cho trẻ như sau:
- Lấy 5 – 7 lá bạch đàn (gồm cả lá khô, lá tươi) rửa sạch và phơi khô.
- Vò nát lá, sau đó cho vào nồi đun khoảng 30 phút, khi thấy có mùi thơm nồng thì tắt bếp, để nguội.
- Bạn dùng nước trên để tắm, lau rửa tại vùng da trẻ bị ghẻ, kiên trì thực hiện khoảng 2 tuần sẽ thấy được những hiệu quả rõ rệt.
3 – Dùng lá khế tắm cho trẻ
Lá khế là một loại lá cây dễ tìm, trong thành phần có chứa những hoạt chất chống viêm như: saponozid, flavonoid, tanin, aicid hữu cơ, muối canxi…. có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh ghẻ và nấm Candida.
Phương pháp dùng lá khế để tắm cho trẻ bị ghẻ là biện pháp khá an toàn. Với trường hợp trẻ bị ghẻ ngứa, nổi mẩn đỏ hay nổi sảy dùng nước lá khế để tắm có thể giảm được các triệu chứng sau vài lần áp dụng. Có hai cách sử dụng lá khế trị bệnh ghẻ cho trẻ như sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị một nắm lá khế, đem rửa sạch, sau đó đun sôi với khoảng 3 lít nước.
- Khi nước sôi lăn tăn, cho vào từ 1 – 2 thìa muối, sau đó đun tiếp đến khi nước sôi bừng thì tắt bếp, để nguội bớt.
- Dùng nước này để rửa hoặc tắm cho trẻ, kết hợp thêm với việc chà xát bằng bã lá khế lên vùng da bị ghẻ để có hiệu quả nhất.
Cách 2:
- Lấy một nắm lá khế nhỏ, rửa sạch, phơi ráo nước.
- Sau đó, giã lá khế cùng với một ít muối trắng, rồi lấy bã đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ.
- Giữ hỗn hợp trên da tầm 20 phút rồi rửa lại với nước sạch và lau khô vùng da đó.
Có thể bạn quan tâm:
4 – Tắm cho trẻ bằng nước lá đào
Tắm cho trẻ bị ghẻ bằng nước lá đào là giải pháp điều trị tự nhiên hữu hiệu, được nhiều người biết đến và lựa chọn. Theo Đông y, lá đào có vị đắng và tính bình, tác dụng chống ngứa, giảm viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Theo như nghiên cứu, thành phần trong lá đào có chứa nhiều hoạt chất dược tính cao như: axit tanic, amygdalin, cumarin… là những hoạt chất rất có lợi cho sức khỏe và làn da, đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương do bị ghẻ nước gây ra.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy 1 nắm lá đào tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng.
- Vò nhẹ lá đào, sau đó đun sôi với 3 lít nước, khi nước sôi, đun thêm khoảng 5 – 7 phút trên lửa nhỏ.
- Đổ nước trên ra thau, pha thêm với một ít nước mát và tắm cho trẻ.
- Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dùng phần bã của lá đào kỳ nhẹ lên vùng da bị ghẻ để thấy hiệu quả rõ hơn.
5- Tắm cho trẻ bằng lá cúc tần
Ngoài lá đào, lá cúc tần cũng là loại thảo dược lành tính và hữu ích để các mẹ chữa bệnh ghẻ nước cho bé tại nhà. Trong lá cúc tần có một số thành phần hoạt chất giúp chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, hàm lượng tanin dồi dào còn tác dụng làm se niêm mạc và chữa lành tổn thương da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lớn lá cúc tần, đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để khô ráo.
- Cho vào nồi đun sôi 5 phút cùng với 3 lít nước.
- Sau đó, đổ nước đã đun ra bồn, cho thêm nước lã vào pha đến khi nước còn ấm và dùng nước này để tắm.
- Có thể tận dụng phần bã để chà nhẹ nhàng lên những vùng da bị tổn thương.
Đọc thêm: Bé bị ghẻ nước ở tay – hướng dẫn cách xử lý
Bé khó chịu vì ghẻ nước – đã có Fons Care Baby
Ghẻ nước có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.
Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.
Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.
Trong đó:
- Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
- Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
- Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
- Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY