Ghẻ nước ở tay xuất hiện ở trẻ với những triệu chứng đặc trưng như: ngứa, xuất hiện nhiều mụn nước. Đây là bệnh da liễu do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabie hominis gây ra. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu điều trị chậm trễ, bệnh sẽ trở nên khó kiểm soát và gây ra rất nhiều hệ lụy về sau.
Mục lục
Bệnh ghẻ nước ở tay là bệnh gì?
Bệnh ghẻ nước do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes Scabie Hominis) gây nên. Chúng có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 – 0,5mm, rất khó để nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
Khi ghẻ ký sinh vào da, những con ghẻ cái sẽ đào hang, đẻ trứng và phát triển với tốc độ rất nhanh. Sau đó, con ghẻ sẽ thải ra các chất khiến cho vùng da bị kích ứng dẫn đến hình thành nên tình trạng ghẻ nước.
Ghẻ nước là bệnh ngoài da, với dấu hiệu đặc trưng là nổi mụn nước và gây ngứa. Các mụn nước này mọc, lây lan ở các kẽ tay, ngón tay. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ. Ghẻ nước có thể được điều trị dễ dàng, tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có nguy cơ lây lan rất cao.
Dấu hiệu nhận biết và các yếu tố gây bệnh ghẻ nước ở tay
Các yếu tố thuận lợi có thể tạo thời cơ cho kí sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabie hominis xâm nhập vào da và gây bệnh như:
- Môi trường sống bị ô nhiễm: Khi trẻ phải sống trong môi trường có nhiều nấm mốc, khói bụi hay nguồn nước bị ô nhiễm. Lúc này, trẻ sẽ dễ dàng bị mắc bệnh ghẻ nước ở tay hơn với những người khác.
- Vệ sinh cá nhân kém: Do trẻ không được tắm rửa hàng ngày, hay khi trẻ ra nhiều mồ hôi nhưng không được tắm sạch sẽ… đều có khả năng tăng nguy cơ bị mắc bệnh.
- Sống trong môi trường đông đúc, chật chội: Chẳng hạn như trong trường học.
- Ngập lụt: Mùa mưa bão là điều kiện lý tưởng để ghẻ cái sinh sôi, phát triển. Ở những vùng thường xuyên bị ngập, hay những nơi dễ bị lũ lụt, trẻ sẽ có nguy cơ bị ghẻ nước ở tay cao hơn.
Ghẻ nước ở tay có thể lan rộng nhanh chóng sang các vùng da lành khác hoặc lây cho người khác qua nhiều con đường khác nhau như:
- Lây lan qua con đường trực tiếp tiếp xúc da kề da. Điều này xảy ra khi giữa người bệnh và trẻ có những hành động như: nắm tay, ngồi cạnh, chăm sóc, tắm rửa cho nhau…
- Lây lan qua con đường gián tiếp như: trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người bị bệnh.
Khi trẻ xuất hiện ghẻ nước ở tay, có thể gây ra một số dấu hiệu ngoài da như sau:
- Ngứa: Trẻ sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau ngứa, gây tình trạng khó chịu dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm khi mà ghẻ cái đào hang đẻ trứng.
- Da nổi nhiều mụn nước: Đây là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh ghẻ nước. Trên kẽ tay, lòng bàn tay sẽ xuất hiện tổn thương dạng mụn nước, bên trong chứa đầy dịch lỏng, nó có thể bị vỡ ra khi trẻ gãi ngứa hay bị ma sát với quần áo. Những mụn nước ngứa này có khuynh hướng xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng ra các vùng da lành ở xung quanh hoặc mọc ở những vị trí khác trên cơ thể. Trường hợp đặc biệt nếu xuất hiện ở vùng kín, những mụn nước thường có màu đỏ nhạt, to bằng hạt đậu tương và rất ngứa.
- Xuất hiện các rãnh ghẻ: Khi những con ghẻ cái đào hang, đẻ trứng, chúng sẽ tạo ra những đường rãnh trên bề mặt da của trẻ, dài khoảng 2 – 4 mm.
Bệnh ghẻ ở tay của trẻ có nhiều điểm tương đồng với các tình trạng ngoài da khác như: viêm da dị ứng, bệnh tổ đỉa… Do đó, khi bé nhà bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên cho trẻ đi khám để được chẩn đoán, phân biệt đúng bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Bé 3 tuổi bị mẩn ngứa là do đâu?
Trẻ bị ghẻ nước ở tay có nguy hiểm không?
Bệnh ghẻ nước ở tay có thể gây tình trạng nhiễm trùng da. Khi trẻ cào, gãi liên tục sẽ khiến cho các mụn nước bị vỡ ra, lúc đó, các vi khuẩn từ móng tay cũng dễ dàng xâm nhập vào da hơn gây tình trạng nhiễm trùng, lở loét da.
Nếu bệnh ghẻ kéo dài và tái phát lại nhiều lần cũng làm tăng thêm nguy cơ bị chàm hóa da. Tình trạng xấu nhất, trẻ có thể phải đối mặt với tình trạng biến chứng viêm cầu thận cấp sau khi bị nhiễm trùng. Do đó, cha mẹ không nên xem nhẹ khi trẻ có những dấu hiệu bệnh. Lúc này, ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám sớm và điều trị cho hết bệnh.
Những phương pháp điều trị bệnh ghẻ nước ở trẻ
Các cách chữa bệnh ghẻ nước ở tay ngay tại nhà cho bé
Tắm cho trẻ bằng nước lá trầu không
Dùng lá trầu không để trị ghẻ nước là phương pháp dân gian đã được áp dụng từ thời xa xưa vừa đảm bảo an toàn lại có hiệu quả rõ rệt. Thành phần trong lá trầu có đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, do đó ba mẹ chỉ cần hái một ít lá trầu không, vò nhẹ sau đó đun cùng với nồi nước sôi thêm vào 1 ít muối trắng. Thường xuyên dùng nước lá trầu đã đun ở trên để tắm cho trẻ sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi.
Xem thêm: Tắm cho bé bằng nước lá trầu không có những tác dụng gì?
Tắm cho trẻ bằng nước lá bạch đàn
Thành phần trong lá bạch đàn có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh, có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Do đó, để trị bệnh ghẻ ở tay của trẻ, các mẹ chỉ cần lấy 1 ít lá bạch đàn, đem rửa sạch, vò nát, đun với nồi nước sạch, sôi 30 phút đến khi có mùi thơm nồng thì tắt bếp. Dùng nước đó để tắm cho bé khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, sẽ giúp trị ghẻ cho trẻ.
Tắm cho trẻ bằng nước lá đào
Theo Đông y, lá đào vị đắng, tính bình thường sử dụng để trị cảm mạo phát sốt, mẩn ngứa, lở chân, loét da… Ngoài ra, còn hay được sử dụng để trị chữa viêm kẽ chân, chấy rận, ghẻ lở, mẩn ngứa. Các mẹ lấy một ít lá đào, vò nhẹ, đem đun sôi với nước. Hằng ngày, dùng nước lá trên tắm cho trẻ từ 1 – 2 lần sẽ giúp trị ghẻ cho bé.
Chữa bệnh ghẻ nước ở tay cho trẻ theo thuốc Tây y
Các loại thuốc chữa ghẻ nước ở tay cho trẻ hiện nay chủ yếu là các loại thuốc bôi ngoài da dạng nước hoặc dạng gel. Sau khi đã thăm khám để đánh giá mức độ tổn thương trên da của trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da đặc trị để loại bỏ tận gốc ghẻ cái.
Một số loại thuốc bôi chữa bệnh ghẻ nước khá phổ biến hiện nay, các mẹ có thể tham khảo như:
- Thuốc D.E.P: Đây là thuốc dạng chất lỏng không mùi, không màu, có tác dụng giảm tình trạng ngứa ngáy mà không gây kích ứng vùng da trẻ. Mỗi ngày, ba mẹ bôi thuốc cho trẻ từ 2 – 3 lần, khoảng 3 ngày sau, bệnh sẽ có sự tiến triển tốt.
- Kem Permethrin 5%: Permethrin 5% là loại thuốc được dùng để tiêu diệt ghẻ cái và trứng của chúng. Sau khi bôi thuốc, để khoảng 8 giờ sau mới được tắm cho bé. Bôi liên tục thuốc trong khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả tốt. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bé như ngứa hay châm chích da.
- Lindane 1%: Lindane 1% là loại thuốc được chỉ định cho những trường hợp trẻ bị ghẻ nước nặng. Ưu điểm là có tác dụng nhanh nhưng lại gây độc cho hệ thần kinh trung ương. Do đó, cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ mới được sử dụng cho trẻ.
- Thuốc mỡ lưu huỳnh: Là loại thuốc bôi an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Trước khi bôi thuốc, ba mẹ nên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, lau khô da và chỉ nên bôi thuốc trong phạm vi vùng da bị bệnh. Sau 24 giờ mới nên bôi tiếp lần 2.
Những điều lưu ý khi chữa bệnh ghẻ nước ở tay của trẻ
Bệnh ghẻ nước rất dễ lây lan, đặc biệt là với các thành viên khác trong gia đình. Do đó, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Giặt quần áo, đồ dùng cá nhân của trẻ bằng nước nóng
Điều đầu tiên ba mẹ cần tiến hành là phải đem tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như: quần áo, ga giường, chăn màn, khăn tắm… được sử dụng trong 3 ngày gần nhất đi giặt bằng nước nóng, sau đó nên phơi ở ngoài trời nắng to hoặc đem sấy khô ở nhiệt độ cao.
Nếu ba mẹ không thể giặt ngay, hãy bỏ tất cả vào trong túi nhựa và cột kín miệng để trong 7 ngày. Ghẻ cái sẽ tự chết, vì chúng chỉ sống ngoài da thêm khoảng 48 – 72 giờ.
Hút sạch bụi bẩn trong nhà
Đây là điều cần thiết để có thể loại bỏ hết các ký sinh trùng ghẻ ra khỏi môi trường sống. Những khu vực cần được ưu tiên hút bụi như: bàn ghế, sàn nhà, rèm cửa…
Cần chặn đứng các con đường lây lan bệnh
Không được cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với những người khác, đồng thời tránh cho việc trẻ tiếp xúc da trực tiếp.
Tránh để trẻ gãi ngứa hoặc chạm vào vùng da bị bệnh
Gãi ngứa có thể tăng thêm tổn thương, làm da nhiễm trùng trầm trọng hơn. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ gãi hoặc chạm tay vào khu vực vùng da lành. Có thể lấy khăn lạnh đắp lên tay trẻ để đối phó với những cơn ngứa ngáy.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ
Hằng ngày nên vệ sinh cho trẻ sạch sẽ. Ba mẹ chỉ nên dùng nước ấm, nước mát hoặc sữa tắm dịu nhẹ để tắm cho trẻ. Lưu ý, khi tắm, tránh kì cọ mạnh vì sẽ làm mụn nước bị vỡ ra.
Đọc thêm: Bé bị mẩn ngứa nên dùng sữa tắm gì?
Xây dựng chế độ an uống khoa học
Trẻ bị ghẻ nước thường có cảm giác chán ăn, khó chịu, do đó, ba mẹ hãy cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thêm sức đề kháng của cơ thể trẻ. Hạn chế hoặc kiêng các thực phẩm như: đồ ăn hải sản, gạo nếp, thịt gà, các món cay, mặn… vì chúng có thể làm tăng thêm mức độ ngứa. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn các loại hoa quả như: dâu tây, cam, nho, rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể trẻ có sức chống đỡ lại bệnh tật.
Bệnh ghẻ nước ở tay có thể dễ dàng trị khỏi, tuy nhiên lại rất dễ tái phát và gây những khó chịu nhất định cho trẻ. Nếu trẻ có những dấu hiệu bệnh, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh lây lan đến người thân xung quanh.
Bé khó chịu vì ghẻ nước – đã có Fons Care Baby
Ghẻ nước có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.
Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.
Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.
Trong đó:
- Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
- Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
- Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
- Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY