Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho trẻ. Mặt khác, nếu trẻ bị ghẻ nước mà không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những vết sẹo sau này, nặng hơn sẽ gây bội nhiễm. Do đó, câu hỏi :”khi trẻ bị ghẻ nước phải làm sao?” là điều mà bậc phụ huynh nào cũng quan tâm tới.
Mục lục
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết ghẻ nước ở trẻ em
Những nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước
Ghẻ nước hay bệnh ghẻ, ghẻ lở, ghẻ ngứa là một loại bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra (còn được gọi là cái ghẻ). Phần lớn, bệnh đều là ghẻ cái gây ra, bởi vì ghẻ đực sẽ chết sau khi giao hợp. Ghẻ cái sống chủ yếu ở dưới lớp thượng bì, 1 đêm đẻ từ 1 – 5 trứng. Trứng sau khoảng 3 – 4 ngày sẽ thành ấu trùng và sau 20 – 25 ngày, ấu trùng sẽ trở thành cái ghẻ trưởng thành để tiếp tục vòng đời của con ghẻ.
Ghẻ cái thường đào hang cho mình trước khi nó đẻ trứng, chính vì vậy mà lúc này, triệu chứng ngứa do ghẻ trở nên dữ dội hơn. Nếu trẻ gãi, cào da mình sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mặt khác còn khiến cho cái ghẻ vương vãi ra nệm, chăn, quần áo,… từ đó làm tăng nguy cơ lây truyền cho người khỏe mạnh khác. Mà nguyên nhân để cho ghẻ hình thành và phát triển gây bệnh là do:
- Lười tắm rửa, thân thể vệ sinh không sạch sẽ.
- Móng tay, móng chân để dài, không sạch sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sống.
- Do môi trường sinh sống ở nơi đông đúc, chật hẹp không đảm bảo sạch sẽ.
- Do tiếp xúc trực tiếp với những người bệnh, hoặc dùng chung các loại đồ dùng cá nhân.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu nhận biết, điều trị sớm sẽ giảm được những cơn ngứa rát khó chịu, đồng thời hạn chế được các biến chứng về sau cho da. Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ nước thường bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như: bệnh tổ đỉa, ghẻ phỏng, viêm da dị ứng… do đó qua các dấu hiệu nhận biết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng hơn:
Da nổi nhiều mụn nước: Xuất hiện các vùng kẽ chân, kẽ tay, dưới chân, bàn tay, do đây là những vùng da thường xuyên tiếp xúc với đất, môi trường, bụi bẩn bên ngoài. Lúc này, trên da xuất hiện các mụn nước nhỏ, chứa chất dịch lỏng bên trong. Những mụn nước này rất dễ vỡ, khiến cho vùng ghẻ nước lan rộng hơn ra các vùng da khác. Với trường hợp bệnh ghẻ nước ở vùng kín, mụn nước sẽ có màu đỏ hồng hồng nhỏ.
Gây ngứa ngáy liên tục: Bệnh ghẻ nước gây ngứa rất khó chịu do trẻ thường hay chà xát, gãi mạnh những chỗ ghẻ nhằm cho dễ chịu. Tuy nhiên, việc này càng khiến bệnh tình trở nên nặng thêm. Đặc biệt là vào ban đêm, trẻ thường ngứa nhiều hơn do ghẻ cái đi đào hang để đẻ trứng.
Xuất hiện các rãnh ghẻ: Khi ghẻ cái đào hang, đẻ trứng sẽ tạo ra những đường rãnh xuất hiện trên bề mặt da, dài khoảng 2 – 4 mm.
Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị khi trẻ bị phỏng?
Bệnh ghẻ nước có lây lan không?
Ghẻ nước là bệnh truyền nhiễm ngoài da và lây lan cực kỳ nhanh. Ngoài việc có thể lây lan từ người này sang người khác hoặc từ vùng da này đến vùng da khác bởi các chất dịch từ mụn nước bị vỡ ra, ghẻ nước còn có thể lây lan qua các con đường sau:
Tiếp xúc gián tiếp với con ghẻ
Ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với ghẻ cái, người bệnh cũng có thể bị thông qua con đường tiếp xúc gian tiếp. Các nguyên nhân gián tiếp làm lây lan ghẻ nước như:
- Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với những người bệnh.
- Do sinh sống trong môi trường tập thể, đông đúc nhưng không sạch sẽ. Đây là nguy cơ lớn nhất gây nhiều bệnh truyền nhiễm ngoài da khác không chỉ riêng bệnh ghẻ nước.
- Do các hành động bắt tay, cầm tay, ôm, chạm nhẹ vô tình khiến cho ghẻ bám vào mà vô tình không biết.
- Do trẻ ôm, giỡn với thú cưng trong nhà khi chúng đang bị ghẻ nước.
Tiếp xúc trực tiếp da
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất để một người có thể bị nhiễm ghẻ nước. Ghẻ cái có thể lây lan thông qua việc trực tiếp tiếp xúc với da của người bệnh. Một số yếu tố làm tăng thêm nguy cơ ghẻ nước như:
- Do sống trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm, bẩn, không sạch sẽ, thiếu sáng.
- Nguồn nước uống không đảm bảo an toàn sạch sẽ, bị bẩn.
- Do thói quen lười tắm hoặc tắm không sạch sẽ hoặc thường xuyên đi tắm sông, ao hồ (hay gặp ở trẻ em nông thôn).
Do quan hệ tình dục
Bệnh ghẻ nước còn có thể lây lan qua quan hệ tình dục, nó không chỉ ảnh hưởng đến chuyện giường chiếu mà còn gây nên nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là bệnh gì?
Khi trẻ bị ghẻ nước phải làm sao?
Nên vệ sinh chỗ ở và da của trẻ
Để phòng ngừa việc ghẻ nước tái phát trở lại, cha mẹ nên giặt giũ thật quần áo, ga trải giường, gối, chăn, màn, chiếu… sạch sẽ. Có thể nhúng nước sôi, phơi nắng cho thật khô hoặc sấy nóng quần áo trước khi mặc. Tránh cho bé mặc chung quần áo với những trẻ khác.
Ngoài ra, cha mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh da cho bé bằng nước muối. Do tinh chất mặn của muối sẽ giúp đầy lùi các vi khuẩn gây bệnh đồng thời cũng giảm tình trạng ngứa ngáy do ghẻ gây ra.
Đồng thời, trong muối có các thành phần khoáng chất như: natri, kẽm, vitamin,… còn có công dụng kích thích tái tạo, làm lành tổn thương trên da. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng nước muối ấm pha loãng để tắm cho trẻ mỗi ngày cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất hiệu quả.
Trẻ bị ghẻ nước nên kiêng gì?
Tránh ăn hải sản: Trong hải sản có chứa khá nhiều loại protein, một số loại sẽ gây kích ứng, dị ứng cho da. Do đó, nên hạn chế để trẻ ăn trong thời gian bị ghẻ nước để tránh ngứa và kích thích mụn nước nhiều hơn.
Kiêng ăn gạo nếp: Gạo nếp có tính ôn ấm, khi ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người và cản trở đi quá trình hồi phục tổn thương trên da, khiến cho mụn nước dễ làm mủ và để lại những vết sẹo xấu sau này.
Tránh ăn thịt gà: Thịt gà có tính nóng, khi trẻ đang bị ghẻ mà ăn thịt gà sẽ làm cho mụn nước mưng mủ, lâu lành. Một số trường hợp, còn khiến cho cơn ngứa bùng phát dữ dội hơn.
Tránh các món cay, nóng mặn: Khi trẻ bị ghẻ nước, mẹ cần bỏ ngay các món ăn vặt vị cay, hay những món chiên rán dầu mỡ vì nó khiến cho các vết thương khó lành và gây ra nhiều sự khó chịu hơn.
Có thể bạn quan tâm: Nên tắm cho trẻ bằng sữa tắm gì an toàn?
Trẻ bị ghẻ nước nên tắm lá gì để nhanh khỏi?
Tắm cho trẻ bằng tắm lá trầu không
Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn cực mạnh, do đó dùng lá trầu không để điều trị bệnh ghẻ nước ở trẻ vừa đảm bảo an toàn lại có hiệu quả. Ba mẹ chỉ cần hái một ít lá trầu không, vò nhẹ để các tinh dầu ra, cho thêm ít muối trắng và đun cùng với nước sôi. Dùng nước đó để tắm cho trẻ thường xuyên sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi.
Tắm cho trẻ bằng lá đào
Lá đào vị đắng, tính bình có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, trừ phong thấp. Đông y thường sử dụng lá đào để trị cảm mạo phát sốt, mẩn ngứa, lở chân, loét da… cho người lớn. Ngoài ra, lá đào cũng hay được sử dụng để trị chữa viêm kẽ chân, ghẻ lở, mẩn ngứa, chấy rận. Cách làm tương tự như trầu không, mẹ chỉ cần lấy một ít lá đào, vò nhẹ qua, sau đó đem đun sôi với nước. Hằng ngày, tắm cho trẻ bị ghẻ từ 1 – 2 lần sẽ giúp trẻ xoa dịu cơn ngứa và diệt khuẩn tốt.
Tắm cho trẻ bằng lá bạch đàn
Trong lá bạch đàn có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên mạnh, do đó có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Các mẹ lấy 1 ít lá bạch đàn, đem rửa sạch, vò nát. Sau đó cho vào nồi nước sạch, đun sôi 30 phút đến khi có mùi thơm nồng. Dùng nước đó để tắm cho trẻ từ 2 – 3 lần mỗi tuần, các mẹ sẽ thấy được những hiệu quả bất ngờ đấy.
Tắm cho trẻ bằng lá khế
Trong lá khế có chứa các hoạt chất chống viêm như: flavonoid, tanin, aicid hữu cơ, saponozid, muối canxi…. có công dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh ghẻ. Các mẹ lấy 1 ít lá khế, đem rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 3 lít nước sạch. Khi thấy nước sôi lăn tăn, cho vào thêm 2 thìa muối trắng, đun tiếp 1 – 2 phút thì tắt bếp để nguội. Dùng nước này để tắm cho trẻ hằng ngày, kết hợp thêm với chà xát bã lá khế lên vùng da trẻ bị ghẻ để có được hiệu quả nhất.
Đọc thêm: Xem đầy đủ lưu ý khí tắm lá khế cho bé
Sử dụng thuốc Tây để trị ghẻ nước cho trẻ
Sử dụng thuốc Tây điều trị khi trẻ bị ghẻ nước là biện pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thuốc có nhiều dạng từ bôi ngoài da, uống hay dạng xịt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ vẫn nên sử dụng các loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định. Một số loại thuốc khác, phụ huynh có thể tham khảo thêm như sau:
Thuốc thường chọn là benzoate de benzyl 10%, thoa 1 lần duy nhất, để khoảng 12 giờ, sau đó tắm và thay quần áo cho trẻ. Hoặc thoa 2 lần cách nhau khoảng 12 giờ, thuốc có hiệu quả lên đến 90 – 95%. Hoặc có thể dùng Elenotol scabecid, thuốc thoa một lần duy nhất, để sau 6 giờ rồi tắm cho trẻ. Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh, khi dùng benzoate, chỉ thoa 1 lần duy nhất và để không quá 6 giờ, đối với Elenotol scabecid chỉ thoa 1 lần duy nhất và không quá 4 giờ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể dùng spregal (pyrethrin), dùng phun lên cơ thể trẻ rồi để 12 giờ, không gây dị ứng, không độc cho trẻ nhưng kém hiệu quả hơn benzoate.
Bé khó chịu vì ghẻ nước – đã có Fons Care Baby
Ghẻ nước có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.
Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.
Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.
Trong đó:
- Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
- Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
- Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
- Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY