Nổi mề đay là bệnh da liễu rất phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Trẻ bị ngứa nổi mề đay có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay không? Các bậc cha mẹ cần nắm được những dấu hiệu cơ bản, nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây để chăm sóc con cho tốt.
Mục lục
Trẻ bị ngứa nổi mề đay có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ có cơ địa yếu, sức đề kháng kém nên cần được chăm sóc tử tế và cẩn thận. Đôi khi chỉ cần tiếp xúc với môi trường nhiều gió là trẻ rất dễ bị cảm lạnh. Hay khi nhiệt độ thay đổi thất thường, côn trùng cắn… trẻ rất dễ mắc các bệnh về da. Căn bệnh phổ biến nhất đó chính là nổi mề đay hay nổi mày đay. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, gây ngứa ngáy, khó chịu, trẻ quấy khóc.
Nổi mề đay là một dạng dị ứng da. Theo đó, trên da bé sẽ xuất hiện cách vết sẩn đỏ không đều nhau, vết đỏ tạo thành mảng, nổi gồ lên trên bề mặt da. Bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ chia thành 2 dạng chính. Thứ nhất là nổi mề đay cấp tính, thứ hai là nổi mề đay mãn tính. Nổi mề đay mãn tính nguy hiềm hơn so với dạng cấp tính. Các dấu hiệu nhận biết 2 dạng nổi mề đay như sau:
- Nổi mê đay cấp tính: Ngứa da, xuất hiện các mảng ngửa, nổi mẩn. Thời gian mắc bệnh là từ 24 giờ đến dưới 6 tuần.
- Nổi mề đay mãn tính: Bao gồm các dấu hiệu của nổi mề đay cấp tính. Mẩn đỏ xuất hiện trên khắp cơ thể. Thời gian mắc bệnh kéo dài từ 6 tuần trở lên.
Đọc thêm: Hướng dẫn mẹ bỉm sữa chăm sóc da bé sơ sinh đúng cách
Nguyên nhân bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ
Nổi mề đay tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm trẻ khó chịu. Để tìm đúng phương pháp điều trị, các bậc cha mẹ cần nắm được nguyên nhân gây bệnh là do đâu. Nổi mề đay xuất hiện trên da bé bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như:
- Thời tiết thay đổi: Nhiệt độ thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa nổi mề đay. Nhất là khi giao mùa, trời đột ngột chuyển nóng hoặc đột ngột chuyển lạnh.
- Bé bị côn trùng cắn: Làn da bé mỏng manh, khi bị côn trùng cắn dễ sinh nổi mề đay. Các triệu chứng xuất hiện thường là ngứa ngáy, quấy khóc, khó chịu… Nếu bệnh nặng hơn trẻ có thể nôn mửa, sốt cao, khó thở…
- Thực phẩm dễ gây dị ứng: Khi trẻ ăn phải các thực phẩm như tôm, cua, cá, đậu phộng… dễ gây dị ứng.
- Dùng thuốc sai cách: Khi trẻ bị ốm, các bậc cha mẹ thường ưu tiên sử dụng các loại thuốc tây. Tuy nhiên một số loại như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau khi dùng không đúng cách dễ gây mẩn ngứa ở trẻ.
- Do hóa chất: Bột giặt quần áo, dầu gội, sữa tắm cho bé… chứa nhiều hóa chất là nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay.
- Do cọ xát với quần áo: Khi bé mặc quần áo chất liệu len, vải sợi quá chật cọ xát vào cơ thể dễ sinh nổi mề đay.
Các giải pháp khắc phục
Bệnh nổi mề đay khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy. Bệnh do nhiều nguyên nhân dẫn đến nên cách điều trị cũng phải phù hợp. Các bậc cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng Tây Y, mẹo dân gian… để bệnh nhanh chóng được chữa khỏi.
Phương pháp Tây Y
Khi thấy da bé xuất hiện các triệu chứng ở trên bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa xác định rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ thăm khám và sử dụng các loại thuốc Tây Y phù hợp với thể trạng bé. Trong đó loại thuốc được dùng nhiều nhất là Antihistamine.
Antihistamine có tác dụng làm giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, để thuốc đạt được hiệu quả cao cần điều chính chế độ ăn uống , sinh hoạt cho bé. Sử dụng thuốc Tây một vài ngày là bé sẽ khỏe mạnh như thường. Nếu thấy bé xuất hiện các biểu hiện lạ sau khi dùng thuốc cần ngưng thuốc và ngay lập tức đi khám bác sĩ.
Đọc thêm: Bé bị ngứa da vào ban đêm có sao không?
Mẹo dân gian chữa mề đay
Việc sử dụng mẹo dân gian để chữa bệnh cho bé đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên các phương pháp dân gian chỉ nên áp dụng khi trẻ bị ngứa nổi mề đay ở giai đoạn nhẹ. Theo đó, các bậc cha mẹ có thể sử dụng lá khế, nha đam, chó đẻ… để điều trị.
Chữa nổi mề đay bằng chó đẻ
Trong dân gian, chó đẻ là loại cây lành tính, vừa thải độc, vừa tốt cho gan. Chó đẻ khi dùng để điều trị bệnh nổi mề đay cũng rất hiệu quả. Các bậc cha mẹ làm theo các bước dưới đây.
- Bước 1: Chuẩn bị lá cây chó đẻ, rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Lá sau khi rửa đem giã hoặc xay thật nhuyễn.
- Bước 3: Lấy lá sau khi xay hoặc giã đắp trực tiếp lên da bé. Đắp lá cho bé 1 lần một ngày, sau 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Dùng lá khế tươi chữa bệnh mề đay
Một mẹo dân gian khác bạn có thể áp dụng khi chữa bệnh nổi mề đay cho bé đó chính là sử dụng lá khế tươi. Các bước thực hiện cũng vô cùng đơn giản như sau:
- Bước 1: Rửa thật sạch lá khế tươi.
- Bước 2: Chuẩn bị một nồi nước sạch, đặt lên bếp. Đổ lá khế vừa rửa vào và đun trên bếp.
- Bước 3: Khi nước lá khế sôi thì tắt bếp, để nguội.
- Bước 4: Lấy nước lá khế tắm cho bé hoặc thoa lên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện 2 lần mỗi ngày đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm thì thôi.
Nha đam chữa nổi mề đay
Nha đam là một trong những loại dược liệu tự nhiên có tác dụng dưỡng da vô cùng hiệu quả. Chính vì thế trong một số sản phẩm làm đẹp của các chị em thường có thành phần nha đam. Nha đam dùng để chữa bệnh mề đay cho bé đem lại hiệu quả vượt trội. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Lấy dao khẽ cậy phần vỏ bên ngoài nha đam.
- Bước 2: Dùng thìa cậy phần gel bên trong nha đam và đắp vào da bé. Thời gian đắp tầm 20 phút.
- Bước 3: Rửa lại phần da vừa đắp nha dam lên với nước sạch và lau khô.
Dùng lá trà xanh chữa bệnh mề đay
Một cách làm khác để chữa bệnh nổi mề đay, nổi mẩn đỏ cho bé đó chính là sử dụng lá trà xanh. Trong lá trà chứa nhiều EGCG cùng các chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho xương khớp mà còn có công dụng kháng khuẩn, làm đẹp da. Trà xanh cũng có thể sử dụng để chữa bệnh nổi mề day cho trẻ nhỏ. Các bước chữa bệnh thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch lá trà và chuẩn bị một nồi nước sạch. Đổ lá trà vào nồi, đun sôi trên bếp.
- Bước 2: Khi nước trà sôi thì tắt bếp, để nguội.
- Bước 3: Pha nước trà xanh với nước sạch để tắm cho bé mỗi ngày. Áp dụng phương pháp này từ 1 đén 2 tuần để đạt được hiệu quả cao nhất.
Sử dụng lá bạc hà
Ngoài chó đẻ, lá khế tươi, lá trà xanh… bạn cũng có thể sử dụng lá bạc hà để chữa bệnh trẻ bị nổi ngứa mề đay, nổi mẩn đỏ. Lá bạc hà mang tính hàn, mát và tốt cho làn da em bé. Cách chữa mề đay bằng lá bạc hà như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị lá bạc hà và rửa thật sạch với nước.
- Bước 2: Giã hoặc xay thật nhuyễn lượng lá bạc hà đã chuẩn bị.
- Bước 3: Vệ sinh thật sạch sẽ vùng da bị nổi mề đay của bé. Sau đó, bạn đắp lá bạc hà lên trên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi ngày và trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé
Các phương pháp Tây Y, mẹo dân gian khi áp dụng đều cho hiệu quả vượt trội. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm khi trẻ bị nổi mề đay. Nên áp dụng bước dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày 1 đến 2 lần để vừa vệ sinh da, vừa giúp da bé chắc khỏe. Kem dưỡng ẩm ngày nay có rất nhiều loại, nên tham khảo và tìm hiểu thật ký các thành phần dưỡng ẩm để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với làn da bé.
Ngoài kem dưỡng ẩm, các bậc cha mẹ có thể dùng kem chống ngứa đi kèm. Bôi kèm dưỡng ẩm trước và kem chống ngứa sau. Lưu ý trước khi bôi cần phải vệ sinh thật sạch sẽ làn da bé, tránh gây bít tắc lỗ chân lông hoặc gây phản ứng phụ.
Tìm hiểu thêm: Kem dưỡng ẩm da cho bé loại nào tốt nhất
Một vài lưu ý quan trọng khi trẻ bị ngứa nổi mề đay
Việc điều trị bệnh mề đay ở trẻ nhỏ có nhanh lành bệnh hay không còn tùy thuộc vào thể trạng cơ thể, mức độ bệnh. Chính vì thế các bậc cha mẹ cần tuyệt đối cẩn thận, không nên chủ quan. Ngoài việc áp dụng các phương pháp, cách làm trên đây, bạn cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề như sau:
- Khi sử dụng thuốc, thực phẩm chữa nổi mề đay mà trên da bé xuất hiện các hiện tượng lạ, cần phải nhanh chóng dừng thuốc. Không nên tiếp tục sử dụng sẽ dẫn đến những biến chứng ngoài ý muốn.
- Không dùng các đồ vật lạ để gãi hoặc chà xát thật mạnh lên da trẻ.
- Trẻ bị ngữa nổi mề đay không nên để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Khi tắm cho bé, cần tắm bằng nước mát, không tắm nước nóng. Nước nóng sẽ làm vết nổi mề đay lan rộng hơn.
- Áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt cho bé thật phù hợp. Không cho bé hoạt động quá nhiều sinh mồ hôi. Cố gắng để bé có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
- Mặc quần áo cho trẻ không được mặc chật. Chỉ chọn những loại quần áo bằng vải cotton, vừa mát lại vừa thoáng khí.
- Không cho bé ăn những loại thực phẩm đông lạnh, đồ ăn ướp nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn… Các loại đồ ăn này có chất phụ gia không tốt cho sức đề kháng của trẻ.
Trẻ bị ngứa nổi mề đay là do đâu? Phương pháp trị bệnh là gì? Bài viết trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời. Bệnh nổi mề đay tuy không nguy hiểm nhưng cần điều trị đúng cách tránh làm bé ngứa ngáy, khó chịu. Hi vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc bé tốt hơn.
Fons Care Baby – Sữa tắm cho bé được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Các bé yêu có làn da non nớt và nhạy cảm nên cần một loại sữa tắm đủ dịu nhẹ, đủ an toàn để dùng hằng ngày, nhất là với những trẻ gặp vấn đề về da như rôm sảy, mụn nhọt, thủy đậu, viêm da cơ địa,..
Fons Care Baby mang lại:
- Làn da sạch sẽ, mềm mịn cho da và tóc của bé
- Khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
- Khả năng ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng
- Phòng trừ mạo cảm, ốm vặt khi thời tiết giao mùa
- Cho bé có giấc ngủ ngon hơn, thư giãn hơn