Khi bé mới chào đời, làn da vô cùng mỏng manh và rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, đó cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh gây hại. Dưới sự tấn công của tụ cầu và liên cầu, làn da của bé sẽ bị viêm và chảy mủ. Nếu không được phát hiện và chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay tình trạng sức khỏe của bé sau này. Vậy bây giờ, các mẹ hãy cùng Fonscare tìm hiểu về bệnh mụn mủ ở trẻ sơ sinh nhé.
Mục lục
1. Mụn mủ ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?
Trên da xuất hiện những mụn mủ là một bệnh lý về da mà nguyên nhân thường do vi trùng, có thể xuất hiện ở người lớn và cả trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh, làn da của bé nhạy cảm và mỏng manh chỉ cần một vết xây xát nhỏ cũng khiến bé có nguy cơ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể trẻ khiến bé mắc các bệnh về da, trong đó có viêm mụn mủ.
Khi cơ thể của bé bị bệnh, môi trường bên ngoài bị ô nhiễm nặng, điều kiện vệ sinh kém, da bé dễ bị tổn thương,.. đây là những thời điểm thuận lợi để các mụn mủ trên da “bùng phát”. Đặc biệt, bệnh thường xảy ra vào mùa hè với khí hậu nóng ẩm, bé dễ ra mồ hôi là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn tạo cho trẻ những vết tổn thương, mẩn đỏ hay thậm chí dẫn đến mưng mủ trên da của bé (do sự phát triển của vi khuẩn rất nhanh).
Các kẽ, các nếp gấp trên da bé (nách, cổ, bẹn hay mông…) đều là những vị trí mà vi khuẩn thường tập trung. Ngoài ra, trên những vùng da có nhiều bã nhờn, mồ hôi nhiều, bụi bẩn vi khuẩn cũng dễ tấn công và gây bệnh.
Bên cạnh những yếu tố do thời tiết, khí hậu thì mụn mủ ở bé còn xuất hiện do một số nguyên nhân như
- Mẹ sẽ truyền sang con một lượng kích tố dư thừa thông qua sữa mẹ. Lượng hormone này không được cơ thể bé chuyển hóa, tích tụ lại trong cơ thể và làm xuất hiện mụn.
- Khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ còn chưa hoàn thiện, đặc biệt ở những bé thể trạng chưa được phát triển tốt, còi xương, bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh về da cao hơn.
- Mẹ chăm sóc, vệ sinh làn da cho bé không đúng cách, sử dụng những loại sữa tắm chứa chất tẩy rửa mạnh, có độ kiềm cao gây tổn thương cho da bé.
- Tã bỉm mà trẻ sơ sinh đóng hàng ngày sẽ khiến cho vùng da bẹn, da mông bé lúc nào cũng có cảm giác bí bức, luôn ẩm ướt đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây mủ ở những vùng này.
- Bên cạnh đó, khi bé sống trong môi trường ẩm ướt, ô nhiễm và có nhiều khói bụi thì có thể cũng khiến tình trạng mụn mủ ở bé xuất hiện.
- Bé có thể bị dị ứng thức ăn, gây nên những mụn mủ trắng.
Có thể mẹ quan tâm: bé bị rôm sảy mủ – nguyên nhân và cách phòng tránh
2. Khi trẻ sơ sinh bị mụn mủ, triệu chứng nào xuất hiện?
Dựa theo tác nhân gây bệnh mà các chuyên gia chia bệnh này thành 2 dạng: mụn mủ do liên cầu và mụn mủ do tụ cầu. Phụ thuộc vào từng dạng mà những triệu chứng, biểu hiện sẽ khác nhau. Để phân biệt 2 dạng này các mẹ có thể tham khảo theo các triệu chứng điển hình sau đây.
Mụn mủ ở trẻ sơ sinh do tụ cầu
Khi tụ cầu tấn công vào làn da của bé sẽ gây nên những tổn thương ở vùng nang lông, các chuyên gia hay gọi là viêm nang lông hay viêm lỗ chân lông. Triệu chứng cụ thể của bệnh bao gồm:
Mụn mủ ở phần nông: da đầu, tóc, chân, lưng,…Lỗ chân lông tại các vị trí này xuất hiện sưng đỏ và đau sau đó chúng chuyển thành các mụn mủ nhỏ li ti. Một lớp vảy sẽ hình thành trên da trẻ khi mụn khô và bong tróc ra tạo cho bé cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, chúng lại không để lại sẹo trên da cho trẻ.
Mụn mủ ở phần sâu
Các mụn mủ xuất hiện ở xung quanh các lỗ chân lông sưng tấy. Những nốt nổi mụn có thể tập trung thành từng đám nhỏ hay rải rác khắp cơ thể bé. Mủ có thể chảy ra khi mẹ nặn những mụn này, khi mủ chảy ra thì nguy cơ nhiễm trùng trên da bé là rất cao.
Mụn nhọt
Trên da trẻ bắt đầu xuất hiện những mụn nhọt, bên trong chứa rất nhiều mủ. Mụn làm cho bé sưng đau, quấy khóc thậm chí là bỏ ăn. Trong trường hợp mụn vỡ, bên trong chứa rất nhiều ngòi giống như tổ ong rất đau. Vi khuẩn gây bệnh khác rất dễ xâm nhập qua những nốt nổi mụn này. Chính vì vậy, các mẹ cần chú ý thận trọng khi bé nổi mụn nhọt.
Mụn mủ sinh ra do liên cầu
Chốc lở
Đây là một trong số các bệnh da liễu rất hay gặp ở trẻ em. Chốc lở thường xuất hiện tại các vị trí như mặt, vùng da hở hay có thể bắt gặp ở lòng bàn tay, bàn chân nhưng miệng là vị trí dễ tổn thương nhất. Khởi phát là các bọng nước sau một thời gian sẽ phát triển thành mụn mủ và bọng mủ.
Những mụn này sau khi vỡ ra sẽ chảy mủ, chảy dịch trong vài ngày và những ngày sau sẽ hình thành một lớp vảy trên da kèm theo tiết dịch vàng. Khi mụn khô, nếu trẻ ngứa hay do vô tình mà cạy ra thì sẽ thấy ở phía dưới lớp vảy đó là lớp da có màu đỏ và ướt. Nếu trẻ bị chốc trên đầu, khi mủ chảy ra sẽ khiến tóc bết dính lại. Các mụn mủ này có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể khi các ngón tay, quần áo hay khăn tắm có dính dịch mủ vỡ ra.
Như vậy, chốc lở là một bệnh rất dễ lây lan nếu mẹ không phát hiện kịp thời, để các mụn vỡ ra và lây sang chỗ khác. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ cho bé sau này.
Hăm kẽ
Các triệu chứng của hăm thường xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như nách, bẹn, mông hay ở các nếp gấp của cổ tay, khuỷu tay, chân. Thậm chí ở những vùng da hay đổ nhiều mồ hôi cũng rất dễ dẫn đến hăm. Khi gặp tình trạng này, trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến sụt cân. Tại vị trí vị hăm sẽ có màu đỏ, chảy dịch. Khi động vào vị trí này trẻ sẽ có cảm giác đau rát.
Trong trường hợp bị vi khuẩn tấn công thì những tổn thương này có thể sưng tấy, mủ và dịch chảy ra nhiều hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây hăm kẽ ở trẻ bao gồm
Khi tã quần bé mặc quá lâu sẽ dẫn đến ướt và bẩn, do đó vi khuẩn tấn công mạnh mẽ.
Những vùng da có nếp gấp hay ra mồ hôi luôn ở trạng thái ẩm ướt.
Bé bị cọ xát với tã trong một thời gian dài.
Trẻ đã bị nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm.
Dị ứng với tã lót đang sử dụng. Trong trường hợp này, mẹ phải chú ý và tìm ra loại tã bỉm mà bé phù hợp.
Cách chăm sóc trẻ khi bé bị hăm
Trẻ phải được thường xuyên kiểm tra tã lót, nên thay ngay khi ướt hoặc bẩn.
Khi vệ sinh cho bé, phải sử dụng nước sạch, nhiệt độ phù hợp với trẻ, lau thật nhẹ nhàng, tránh chà xát.
Khu vực vùng này phải đảm bảo luôn sạch sẽ và khô thoáng trước khi mẹ mặc quần áo và thay tã mới.
Khi trẻ bị hăm, tạm thời không cho trẻ mặc tã lót để tình trạng hăm được cải thiện tốt hơn.
Mỗi lần thay tã cho con, tay mẹ cũng phải luôn đảm bảo sạch sẽ.
Mẹo nhỏ cho mẹ: kem chống hăm tốt nhất cho trẻ sơ sinh
3. Trẻ bị mụn mủ có nguy hiểm không?
Để xác định và khẳng định được bé có đang gặp nguy hiểm hay không, các mẹ có thể dựa vào tùy theo tình trạng mụn của trẻ. Nếu đó chỉ là những mụn hay gặp thường xuất hiện sau sinh như mụn kê, mụn sữa thì các mẹ không cần lo lắng quá bởi nó sẽ tự biến mất sau một thời gian.
Tuy nhiên, cha mẹ nên đặc biệt chú ý, nếu thấy bé có những nốt mụn mủ đồng thời có các triệu chứng kèm theo dưới đây thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay, họ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bé:
- Mụn nổi trên khắp người bé, mức độ lây lan nhanh, mụn đang ở mức độ nặng.
- Trẻ sốt cao ở nhiệt độ trên 39 độ C kèm theo triệu chứng co giật.
- Trẻ ngứa ngáy, khó chịu, khóc nhiều liên tục, nhiều ngày bỏ bú.
- Thể trạng bé lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, da niêm mạc kém hồng.
Khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ, biến chứng mà nó gây ra thường có xu hướng nguy hiểm và trầm trọng hơn so với người lớn rất nhiều. Bởi khi mới chào đời, làn da của bé còn vô cùng mỏng manh và yếu ớt, dễ chịu tác động của các vi khuẩn gây bệnh. Do đó, trong giai đoạn này, nếu không được điều trị hay điều trị không điều trị đúng cách thì sức khỏe và sự phát triển của trẻ có thể bị tác động rất nhiều.
Các mụn mủ này thường có xu hướng tái phát, chính vì vậy có thể dễ khiến bệnh trở nên mạn tính, để lại các biến chứng nguy hiểm như:
- Trên da trẻ sẽ để lại những vết sẹo vĩnh viễn
Những vết sẹo thâm, mờ hay rỗ sẽ đi cùng trẻ đến khi trẻ trưởng thành vì vậy sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình của con sau này, từ đó mà tâm lý của con cũng sẽ e dè, không tự tin.
- Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và trở thành viêm da bội nhiễm
Lúc này cảm giác ngứa ngáy khó chịu, trẻ lúc nào cũng có xu hướng gãi liên tục. Những nốt mụn mủ cũng vì thế mà vỡ ra. Đây là cơ hội tốt để vi khuẩn tấn công khiến cho những tổn thương lan rộng ra khắp cơ thể, nguy cơ hoại tử da tăng lên. Khi đó, việc điều trị khỏi hoàn toàn sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Nhiễm trùng máu
Đây được xem như là một biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ bị mụn mủ. Khi mụn vỡ, các vi khuẩn tấn công và xâm nhập theo đường máu gây nhiễm trùng. Biến chứng này gây nguy cơ tử vong rất cao, do đó các mẹ phải thật chú ý và có phương pháp điều trị thích hợp, tránh để biến chứng này xảy ra.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn
Do khi bị mụn mủ sẽ khiến trẻ đau rát, ngứa ngáy và khó chịu nên sẽ quấy khóc, biếng ăn, ăn uống kém. Nếu tình trạng này kéo dài thì cơ thể sẽ bị suy yếu, sự phát triển về thể chất và tinh thần cũng vì thế mà ảnh hưởng.
4. Cách phòng tránh mụn mủ cho con – cha mẹ nên biết
Hiểu được nguyên nhân và những biến chứng mà con có thể gặp phải nếu không được điều trị đúng cách, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về cách phòng và tránh bệnh này cho bé.
Cách chăm sóc
Làn da của bé mỏng manh nên việc chăm sóc trẻ cũng cần hết sức thận trọng và chu đáo
- Quần áo của trẻ rộng rãi, phù hợp, không mỏng quá hay dày quá, không mặc những bộ đồ bó sát cơ thể.
- Sau khi trẻ đi vệ sinh, đại tiện cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm.
- Khi trẻ xuất hiện những mụn mủ, tránh để cho trẻ gãi, điều đó khiến cho mụn mủ vỡ ra, chảy dịch và sẽ nhanh chóng lây lan sang các vùng da lành xung quanh.
- Sau khi tắm, dùng một khăn bông mềm để lau khô người bé trước khi mặc quần áo.
- Khi trẻ còn phải đóng tã bỉm, nên thay thường xuyên, lâu nhất là 4 giờ một lần.
- Sử dụng các loại sữa tắm không gây kích ứng da, không chứa chất tẩy rửa quá mạnh sẽ khiến làn da trẻ bị tổn thương, là cơ hội cho vi khuẩn tấn công.
- Xây dựng chế độ ăn thích hợp cho trẻ. Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng. Khi đó sức đề kháng của bé được cải thiện và đẩy lùi bệnh tật.
- Khi trẻ phải sử dụng thuốc thì phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Tránh trường hợp, trẻ mới có các dấu hiệu tích cực mà cha mẹ đã ngưng thuốc giữa chừng.
Với những thông tin mà chúng tôi đưa ra, chắc hẳn cha mẹ đã có thể tự mình trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài viết “Trẻ bị mụn mủ có nguy hiểm không”. Chúc bé luôn khỏe!
Các mẹ nên tham khảo thêm: Mụn nhọt ở mông trẻ
Sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby – bé mát da, nhanh hết mụn nhọt
Sử dụng sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby với thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên có chứa kháng sinh tự nhiên giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa tắm Fons Care Baby có thành phần từ 18 loại thảo dược thiên nhiên, nguồn gốc rõ ràng, an toàn và dịu nhẹ cho làn da của bé. Các thành phần được phối hợp theo tỉ lệ hợp lí để phát huy hết công dụng tối đa.
Thành phần: Chiết xuất gừng, chiết xuất cây ngũ sắc, chiết xuất Sài đất, chiết xuất chè xanh, chiết xuất mướp đắng, chiết xuất bồ công anh, chiết xuất cỏ mần trầu, chiết xuất kinh giới, chiết xuất nhọ nồi, chiết xuất vỏ chanh, chiết xuất kim ngân hoa, chiết xuất nghệ, chiết xuất quả bồ kết, chiết xuất bồ hòn, chiết xuất lá tre, chiết xuất trầu không, chiết xuất lá lốt, chiết xuất tía tô.
- Các thành phần thảo dược thiên nhiên như tía tô, kinh giới, mướp đắng…giúp bé tắm mát lại nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm da tốt hơn.
- Kháng sinh tự nhiên từ trầu không, kim ngân hoa, lá tre, chè xanh, bồ công anh giúp phòng ngừa các bệnh ngoài da như rôm sảy, thủy đậu, mụn nhọt, hăm tã, giúp tổn thương nhanh lành.
- Chiết xuất gừng giúp bé phòng ngừa mạo cảm.
Sản phẩm KHÔNG chứa hương liệu nhân tạo, KHÔNG chất làm màu, giúp bé tắm sạch, cho mẹ yên tâm.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và các nhà thuốc tại nhiều tỉnh – thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.