Rôm sảy là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ em vào mùa nắng nóng. Mặc dù, chúng có thể tự hết sau vài ngày, chỉ cần một cơn mưa mát là những nốt mụn chi chít sẽ dần biết mất. Thế nhưng, mụn rôm khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt không yên nên mẹ rất lo lắng và muốn tìm cách giúp bé hết rôm sảy nhanh nhất. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết nên xử lý như thế nào khi trẻ bị rôm sảy, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm được những lời khuyên đúng đắn nhất nhé.
Mục lục
Triệu chứng khi có rôm sảy ở trẻ
- Trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám, trên nền da mẩn đỏ.
- Trẻ ngứa, quấy khóc nhiều, bứt rứt và khó chịu.
- Trẻ gãi có thể gây trầy xước da, nhiễm khuẩn thành các mụn mủ hay nhọt trên da.
Vị trí thường gặp: Rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở các vùng da tiết nhiều mồ hôi như ở trán, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể xuất hiện ở các vùng da có nhiều nếp gấp như nách, bẹn.
➤ Xem thêm: Các loại rôm sảy hay gặp ở trẻ nhỏ
Trẻ bị rôm sảy có tự hết không?
Chứng rôm sảy hình thành và xuất hiện khi thời tiết nắng nóng. Bé vui chơi, hoạt động nhiều khiến cho tuyến mồ hôi bị quá tải khi bài tiết mồ hôi ra ngoài. Lỗ chân lông có thể bị tắc nghẽn bởi mồ hôi, dầu thừa và bụi bẩn trên da bé và hình thành lên những mụn nước nhỏ, gọi là rôm sảy. Vì vậy, khi thời tiết mát mẻ, khí hậu khô thoáng, cơ thể bớt tiết mồ hôi thì các vùng rôm sảy trên da bé có khả năng tự hết.
Nhưng hết ở đây không phải là hết sạch, khỏi hoàn toàn mà chỉ là hết tạm thời do tác động bên ngoài môi trường giảm đi. Nếu thời tiết lại nóng bức, cơ thể lại tiết nhiều mồ hôi sẽ lại gây ra rôm sảy.
Chứng rôm sảy nếu bị tái đi tái lại nhiều lần sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh rôm sảy sâu với mức độ nghiêm trọng hơn, mỗi lần tái phát thì mức độ bệnh sẽ nặng hơn, tổn thương có thể lan sâu vào trong biểu bì khiến da có thể có màu thẫm, trẻ bị nôn ói, mạch đập nhanh, quấy khóc, mệt mỏi…
Bởi vậy có thể nói rằng, trẻ bị rôm sảy có thể tự hết khi thời tiết dịu mát nhưng nguy cơ tái phát rôm sảy rất cao và có thể gây các ảnh hưởng nghiêm trọng tới làn da của bé nếu các mẹ không chủ động tìm các biện pháp điều trị rôm sảy ở trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) ngay những lần bị rôm sảy đầu tiên). Các biến chứng do rôm sảy có thể xảy ra ở trẻ trong trường hợp bệnh nặng như:
- Viêm da, viêm da mãn tính.
- Nhiễm trùng da.
- Nhiễm trùng huyết (trong các trường hợp bệnh quá nặng).
- Các tổn thương sau khi lành có thể để lại sẹo gây ảnh hưởng tới ngoại hình sau này của bé.
- Bé hay quấy khóc, mệt mỏi, dẫn đến suy nhược cơ thể, chậm lớn, còi cọc…
Trẻ bị rôm sảy phải làm sao?
Các mẹ cần tìm hiểu, xem xét mức độ rôm sảy hiện tại của em bé. Tùy thuộc vào các loại rôm sảy trẻ mắc phải, mức độ rôm sảy hiện tại, độ tuổi của trẻ để xin lời tư vấn của các bác sĩ da liễu, dược sĩ, từ đó đưa ra phương pháp điều trị rôm sảy phù hợp nhất cho trẻ.
Cụ thể, khi trẻ bị rôm sảy, các mẹ thông thái có thể tham khảo các cách làm như dùng các loại lá tự nhiên đun nước tắm cho bé; tìm hiểu các loại thuốc chữa trị rôm sảy cho em bé; hoặc có một số thói quen tốt giữ gìn vùng da rôm sảy giúp vùng da bệnh mau lành hơn.
Chữa rôm sảy ở trẻ bằng lá cây tự nhiên
Dùng các loại lá cây mọc tự nhiên có tính làm mát, kháng khuẩn, chống viêm vết thương, làm dịu nhẹ bề mặt da, hỗ trợ làm khô se các nốt mụn nước đỏ liti, giảm sưng đỏ… do rôm sảy gây ra cũng là cách làm dân gian truyền lại từ xa xưa được rất nhiều các mẹ, các bà áp dụng trong điều trị khi trẻ bị rôm sảy.
Bé bị rôm sảy có thể tham khảo thắm một số loại lá cây như:
- Lá tía tô
- Lá khế
- Lá trầu không
- Lá kinh giới
- Lá dâu tằm
- Lá chè xanh
- Mướp đắng
- …
Dùng lá cây tự nhiên tắm chữa trị rôm sảy cho bé (lá dâu tằm)
Hướng dẫn cách nấu lá tắm cho trẻ bị rôm sảy:
- Chuẩn bị từ 200g – 500g lá cây tự nhiên.
- Rửa sạch sau đó cho vào nồi đun với 1,5 – 2,5 lit nước sạch.
- Khi nồi sôi thì tiếp tục đun thêm 10 phút để các tinh chất trong lá cây phai ra với nước rồi tắt bếp.
- Lọc bỏ bã. Chắt lấy nước lá đem pha với nước sạch để được nước tắm vừa đủ ấm.
- Cho bé ngâm mình trong nước lá (đặc biệt là các vùng da bị rôm sảy). Tắm, làm sạch mồ hôi trên cơ thể bé bằng nước lá đun.
- Kiên trì thực hiện khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy chứng rôm sảy giảm đáng kể.
Lưu ý:
Trước khi cho bé tắm bằng nước lá tự nhiên nên test trước trên 1 vùng da bị rôm sảy để xem bé có bị kích ứng với nước lá hay không.
Với trường hợp em bé sơ sinh có làn da mỏng manh và non nớt thì việc dùng lá tắm hoặc kết hợp các loại lá tắm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có lựa chọn an toàn nhất cho bé.
Lựa chọn nguyên liệu lá tắm “sạch” để tắm cho bé khi bị rôm sảy
Nguyên liệu tắm cho bé nên tìm mua, xin tại các địa chỉ uy tín để tránh sử dụng phải các nguyên liệu có chứa dư lượng thuốc sâu, hóa chất phát triển thực vật tồn đọng trên lá.
Các công đoạn thực hiện đun nước tắm bằng lá cây khá cầu kỳ, nên đòi hỏi sự kiên trì ở các mẹ thông thái.
Chữa rôm sảy cho bé bằng thuốc bôi
Khi chưa có nhiều kinh nghiệm điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ thì việc đưa bé thăm khám và xin lời khuyên từ bác sĩ da liễu; xin kê đơn thuốc điều trị rôm sảy cho bé tại nhà là cách làm được khá nhiều mẹ thông thái lựa chọn.
Khi bé bị mắc các loại rôm sảy khác nhau, mức độ bệnh khác nhau thì các loại thuốc điều trị rôm sảy cũng sẽ khác nhau. Hiện nay, một số nhóm thuốc có tác dụng điều trị rôm sảy như:
Nhóm thuốc Steroid tại chỗ
Đây là nhóm thuộc nhằm sử dụng kiểm soát các loại bệnh về da thường gặp như: rôm sảy ở trẻ nhỏ, hăm tã, viêm da cơ địa hoặc một số loại viêm da khác.
Steroid tại chỗ có khả năng giảm sưng đỏ, giảm ngứa và làm dịu mát vùng da rôm sảy, chống viêm nhiễm làm giảm tổn thương ở vùng da bệnh.
Một số tên biệt dược thường gặp: Flucinar; Gentrisone; Eumovat; Kem bảy màu…
Nhóm kháng Histamine
Đây là nhóm kháng có chức năng tác động lên các thụ thể gây dị ứng, viêm, ngứa da… Từ đó giúp làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, sưng phù nề, tấy đỏ trên vùng da bị rôm sảy và một số bệnh về da khác.
Một số tên biệt dược: Promethazin; Clorpheniramin; Diphenhydramin…
Lưu ý:
Các loại thuốc trước khi đưa vào điều trị rôm sảy cho trẻ cần có sự đồng ý của bác sĩ da liễu hoặc các dược sĩ có chuyên môn.
Các mẹ không tự động thay đổi hoặc kết hợp nhiều loại thuốc điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh cùng lúc (nếu không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị).
Hãy chắc chắn rằng các loại thuốc dùng bôi điều trị rôm sảy cho bé không chứa các thành phần kháng sinh quá nặng nhằm tránh làm tổn hại đến làn da non nớt của em bé.
Không bôi thuốc vượt nhiều lần với chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên làm theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Kết hợp một số cách chăm sóc da cho bé khi bị mắc rôm sảy
Bên cạnh việc điều trị rôm sảy tại chỗ thì các mẹ thông thái có thể kết hợp chăm sóc cho bé để giúp hỗ trợ điều trị bệnh cũng như giúp bé đỡ khó chịu hơn như:
- Vào mùa hè, mẹ nên để bé nằm trong không gian mát như phòng có điều hòa, quạt thông gió. Khi cơ thể bé được mát thì các vùng da rôm sảy cũng giảm đỏ, ngứa đáng kể.
- Hạn chế không cho bé ra nắng hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Vì đây là khoảng thời gian các tia cực tím hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát. Ngoài ra nguy hiểm hơn nếu tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể gây ra ung thư da.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi quá đông đúc và ngột ngạt.
- Mùa đông không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé. Nên cho bé mặc quần áo vừa phải và để bé trong phòng kín gió.
- Lựa chọn cho bé những bộ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để làn da của bé luôn khô thoáng. Tránh mặc quá nhiều, quá chật, u bé quá kỹ.
- Không nên thoa nhiều kem hay các loại phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.
- Đổi loại sữa tắm gội mới cho trẻ. Ưu tiên với các loại sữa tắm gội có chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, có độ lành tính và an toàn cao với da em bé.
- Đi bao tay cho trẻ để tránh trường hợp trẻ gãi vào vùng da rôm sảy gây trầy xước, viêm nhiễm…
- Thường xuyên cắt móng tay và vệ sinh tay cho bé.
- Bên cạnh sữa bột, cố gắng cho bé uống nước lọc nhằm làm mát thanh lọc cơ thể.
Chứng rôm sảy ở trẻ có thể chữa trị được và việc điều trị không quá khó khăn. Tuy nhiên không phải loại thuốc trị rôm sảy nào cũng phù hợp với làn da mỏng manh của bé. Vậy nên các mẹ nhớ thận trọng trong quá trình lựa chọn để có cách điều trị rôm sảy hiệu quả và an toàn cho bé nhất nhé.
Fons Care Baby “thổi bay” rôm sảy – bé khỏe, mẹ vui
Các bà, các mẹ thời xưa thường tắm cho con bằng các loại thảo dược dân gian mọc tự nhiên và trồng trong vườn nhà để trị rôm sảy. Thế nhưng, với các bà mẹ hiện đại thì dù tắm cho con bằng loại thảo dược nào cũng mất khá nhiều thời gian chuẩn. Chưa kể là, mẹ sẽ thật khó khăn để biết được đâu là loại lá sạch, không lẫn thuốc trừ sâu nếu chỉ quan sát bằng mắt thường.
Nhưng nếu sử dụng sữa tắm thông thường thì không thể hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh ngoài da của bé như rôm sảy, mẩn ngứa, hăm tã . Vì thế, lựa chọn một sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược an toàn và lành tính là sự lựa chọn tối ưu của các bà mẹ bận rộn ngày nay.
Hiểu được nỗi băn khoăn của mẹ, các bác sĩ, dược sĩ của Phòng Nghiên cứu và Phát triển Công ty Cổ phần Dược phẩm La Fon Việt Nam đã nghiên cứu và tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để cho ra đời sản phẩm Sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby, với thành phần gồm 18 loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính, được trồng và thu hái theo hướng hữu cơ. Và đặc biệt, tất cả các nguyên liệu đầu vào đều được kiểm tra nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trước khi sản xuất, gồm có:
Chiết xuất từ Gừng, Cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô.
Các nguyên liệu được kết hợp theo tỉ lệ hợp lý nhằm phát huy công dụng tối đa của các loại lá tắm giúp nhẹ nhàng làm sạch da bé, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa. Đồng thời bảo vệ da của bé, giữ ẩm cho da, làm mát da, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngăn ngừa và làm sạch các mảng bám trên da đầu (cứt trâu) ở trẻ nhỏ.
Hướng dẫn sử dụng:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.
Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.
– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
– Người lớn mắc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.
Có Fons Care Baby, bé an toàn tắm mát, mẹ tiết kiệm thời gian!
– Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm: Xem tại đây
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé, Phòng Khám Nhi, Da liễu và nhiều nhà thuốc trên khắp cả nước, tại nhiều tỉnh – thành phố như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh…
Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online trên Tiki, Lazada, Shopee … và tại website chính thức của sản phẩm https://fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.