Rôm sảy ở lưng là một bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rôm sảy mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu mẹ chủ quan và điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ để lại các biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị nổi rôm sảy ở lưng và cách điều trị cho bé đúng cách qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy ở lưng
Vệ sinh lưng cho bé chưa sạch
Lưng của bé không được vệ sinh sạch sẽ khiến chất nhờn, bụi bẩn tích tụ vào lỗ chân lông gây bít tắc và hình thành rôm sảy. Khi trẻ vận động, mồ hôi chảy nhiều từ cổ xuống lưng, mẹ cần chú ý lau sạch cả cổ và lưng bé.
Cho bé mặc quá nhiều quần áo, chất liệu không thấm hút mồ hôi
Đây là lỗi sai mà nhiều cha mẹ mắc phải dễ khiến trẻ bị nổi rôm sảy ở lưng. Vào mùa đông, bố mẹ thường lo con bị ốm, cảm lạnh nên thường mặc rất nhiều quần áo cho con khiến lưng bé bị nóng và đổ mồ hôi nhiều. Bên cạnh đó quần áo không thấm hút mồ hôi tốt, mồ hôi dễ đọng lại trên lưng khiến da lưng ẩm ướt, có thể hình thành nên rôm sảy.
Trẻ thường nằm nhiều
Bố mẹ thường cho bé nằm nhiều khiến lưng của bé bị bí bách, mồ hôi không thoát được ra ngoài khiến lưng bé bị nổi rôm sảy.
Tuyến mồ hôi dưới lưng của bé phát triển chưa hoàn thiện
Tuyến mồ hôi ở lưng của trẻ nhỏ chưa phát triển như người lớn và hoạt động không đủ mạnh để có thể thoát hết được ra ngoài. Mồ hôi bị tích tụ dưới da khiến lưng bé bị nổi rôm sảy.
Biểu hiện khi trẻ bị rôm sảy ở lưng
Mẹ có thể dễ dàng phát hiện trẻ bị rôm sảy ở lưng dựa vào những dấu hiệu dễ nhận biết trên da bé như:
- Trên da bé xuất hiện các nốt sần đỏ, xuất hiện khắp lưng
- Ngày càng nhiều xuất hiện các vết đỏ li ti và mọc lên thành từng đám
- Rôm sảy không được mẹ điều trị kịp thời có thể lan rộng, phát tán khắp lưng trẻ, nặng hơn có thể xuất hiện mủ và lở loét nghiêm trọng
- Các nốt mẩn đỏ ở lưng khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên đưa tay về phía sau để gãi, hay quấy khóc và chán ăn
Trẻ bị rôm sảy ở lưng có nguy hiểm không?
Bé bị rôm sảy ở lưng, nhiều bố mẹ không phát hiện sớm, để một thời gian, rôm sảy có thể mọc nhiều hơn và để lại nhiều biến chứng trên da bé:
Nhiễm trùng: Các vết rôm sảy có mụn nước vỡ ra có thể gây bội nhiễm, tạo ra các mụn có mủ trắng, sưng to và khiến bé đau nhức. Những vết nhiễm trùng có thể để lại sẹo trên da bé, trầm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng máu, gây viêm tắc tĩnh mạch ở trẻ.
Viêm da: Tình trạng rôm sảy lâu ngày trên da bé, không được điều trị sớm có thể gây viêm lỗ chân lông, mồ hôi không bài tiết được ra ngoài, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Theo đó, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến viêm da như da khô, bong tróc… khó điều trị.
Nếu tình trạng bệnh có diễn biến ngày càng nghiêm trọng, trẻ bị rôm sảy rất dễ có các biểu hiện như nôn, sốt, da tái, mạch đập nhanh…
Vì thế, ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu của rôm sảy, bố mẹ cần có các biện pháp điều trị đúng cách cho bé để tránh bệnh diễn biến nặng hơn.
Cách điều trị khi bé bị rôm sảy ở lưng
Rôm sảy ở lưng hoàn toàn có thể điều trị khỏi và không gặp biến chứng nếu bố mẹ biết cách điều trị cho bé đúng cách. Một số biện pháp mẹ có thể áp dụng để điều trị rôm sảy ở lưng cho trẻ:
Giữ lưng trẻ thông thoáng
Trẻ thường bị nổi rôm sảy do vùng da lưng bị bí bách, mồ hôi tích tụ. Vì thế mẹ cần để cho vùng da lưng của bé luôn được thông thoáng. Thay vì cho bé nằm nhiều, mẹ có thể:
Cho bé ngồi nhiều hơn nằm: Nếu bé có thể ngồi, mẹ nên cho bé ngồi nhiều hơ nằm để lưng được thông thoáng hơn, giảm mồ hôi tiết ra vùng lưng và giảm thời gian da lừn tiếp xúc với mồ hôi.
Cho bé nằm nghiêng: Để giảm mồ hôi lưng bé tiết ra trong khi nằm mẹ có thể cho bé nằm nghiêng, lưng bé thoáng mát hơn sẽ giảm các triệu chứng rôm sảy.
Lưu ý khi chọn quần áo cho trẻ.
Vào mùa đông, nhiều bố mẹ sợ con bị nhiễm lạnh nên thường mặc nhiều quần áo cho con. Tuy nhiên điều này lại vô tình khiến trẻ bị nóng, ra nhiều mồ hôi nhưng lại không thoát ra ngoài được. Do vậy, bố mẹ nên mặc quần áo vừa phải cho con và đảm bảo quần áo của con đạt các tiêu chí sau:
- Số đo đúng với số đo cơ thể bé
- Chất liệu vải thoáng mát, ưu tiên chất liệu dễ thấm hút mồ hôi như cotton, vải lanh, vải sợi tre
- Thay vì mặc áo dày, mặc nhiều lớp áo để dễ dàng cởi bỏ khi bé nóng
Vệ sinh lưng đúng cách và sạch sẽ cho trẻ
Trẻ bị rôm sảy ở lưng là do bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây bít tắc lỗ chân lông. Vì thế, việc vệ sinh lưng sạch sẽ cho trẻ là vô cùng cần thiết. Mẹ cần vệ sinh lưng cho bé sạch sẽ ít nhất 2 lần/ ngày.
Mẹ vệ sinh lưng cho trẻ theo hướng dẫn sau:
- Mẹ chuẩn bị một chiếc khăn mềm, sạch, thấm nước ấm 37 – 38 độ C, vắt kiệt nước
- Dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng lưng cho bé theo chiều từ cổ xuống
- Mặc áo mới cho bé
Tắm cho bé bằng các loại lá tắm thảo dược dân gian
Trị rôm sảy cho bé bằng các phương pháp dân gian từ lâu đã được rất nhiều mẹ tin dùng bởi sự lành tính, an toàn và lại rất dễ thực hiện.Nấu nước lá tắm cho bé vừa giúp làm sạch và mát da lại còn có tác dụng làm giảm tiết mồ hôi lưng. Lá tắm thảo dược còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm các triệu chứng ngứa, viêm do rôm sảy.
Mẹ có thể sử dụng các loại dưới đây để điều trị rôm sảy lưng cho trẻ:
Lá khế chua: Theo Đông y, lá khế chua có vị chát, tính lạnh và có khả năng tản nhiệt. Theo Tây y, lá khế chua chứa nhiều vitamin C, vitamin A… cùng nhiều thành phần khác có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn hiệu quả nhất là trong trường hợp bé bị rôm sảy.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách tắm lá khế cho trẻ sơ sinh an toàn
Lá trầu không: Trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều flavonoid, vitamin C, niacin và nhiều khoáng chất có tác dụng khử khuẩn, chống ngứa. Vì thế mà lá trầu không luôn được các bà mẹ lựa chọn để tắm cho con bị rôm sảy ở lưng.
Lá chè xanh: Lá chè xanh có chứa EGCG cùng các tinh chất khác như phenol, catechin có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, tăng khả năng miễn dịch của da. Dùng lá chè xanh để tắm cho bé giúp chấm dứt tình trạng mụn nhọt, rôm sảy trên da bé.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ tắm lá chè xanh cho bé an toàn, hiệu quả nhất
Lá kinh giới: Lá kinh giới là một loại thảo dược có chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên, được nhiều mẹ tin dùng để điều trị các bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé.
Xem thêm: Mọi điều mẹ cần biết khi tắm lá kinh giới cho bé sơ sinh
Mướp đắng: Trong mướp đắng có chứa nhiều vitamin và nước giúp bổ sung độ ẩm, tái tạo làn da tốt. Đặc biệt, hàm lượng cao vitamin C giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa viêm nhiễm trên da. Dùng mướp đắng thường xuyên giúp làm giảm rôm sảy ở trẻ nhỏ hiệu quả.
Xem thêm: Cách tắm cho bé bằng mướp đắng an toàn tại nhà
Cách tắm cho bé bằng các loại lá tắm thảo dược:
Bước 1: Mẹ chuẩn bị lá tắm, rửa sạch với nước và ngâm trong nước muối loãng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các tạp chất còn sót lại trên lá. Sau khi ngâm nước muối, mẹ rửa sạch lại lá với nước sạch.
Bước 2: Đun sôi hoặc giã nát lá lấy nước cốt tùy các loại thảo dược.
Bước 3: Pha thêm nước ấm và tắm cho bé. Vùng da lưng của bé bị rôm sảy mẹ cần chú ý lau rửa nhẹ nhàng cho bé.
Bước 4: Sau khi tắm xong, mẹ lau người cho bé bằng khăn mềm khô và mặc quần áo cho bé. Không cần tráng lại với nước thường.
Sử dụng nước tắm thảo dược cho bé
Tắm cho bé bằng lá tắm thảo dược thường tốn nhiều thời gian của mẹ để chuẩn bị và tìm được nguồn lá chất lượng, an toàn cho bé. Vì thế, nhiều mẹ bỉm sữa thông thái đã sử dụng các loại sữa tắm thảo dược để tắm cho con nhờ những ưu điểm vượt trội:
An toàn hơn lá tắm: Sữa tắm thảo dược được chiết xuất từ các loại lá thảo dược được tuyển chọn kỹ lưỡng, nuôi trồng trong môi trường hữu cơ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật Hơn nữa, sữa tắm thảo dược cho bé loại bỏ được các chất không cần thiết, cặn dược liệu và vi khuẩn nên an toàn hơn nước tắm lá rất nhiều.
Hiệu quả trị rôm tốt: Sữa tắm thảo dược được chiết xuất bằng dây chuyền hiện đại, giữ nguyên các loại “kháng sinh tự nhiên”, acid amin và vitamin có trong các loại lá tắm thảo dược giúp trị rôm sảy hiệu quả.
Tiết kiệm thời gian cho mẹ: Sử dụng sữa tắm thảo dược cho bé giúp mẹ tiết kiệm thời gian chuẩn bị nước tắm cho bé. Mẹ chỉ cần hòa sữa tắm với nước ấm hoặc chỉ thoa trực tiếp gel tắm cho bé rồi tráng lại bằng nước sạch.
Xem thêm: Top 8 loại sữa tắm giúp bé nhanh hết rôm sảy
Những lưu ý khi trẻ bị rôm sảy ở lưng
Khi bé bị nổi rôm sảy ở lưng, để tránh tình trạng bệnh của bé nghiêm trọng hơn, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Trong quá trình tắm cho bé, mẹ không nên chà xát mạnh gây tổn thương da bé.
- Trường hợp lưng trẻ có dấu hiệu trầy xước, bố mẹ nên cân nhắc việc tắm nước lá cho bé. Khi sử dụng lá tắm thảo dược cho con, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Các loại sữa tắm cho bé cần tuyệt đối an toàn, lành tính, không chứa chất tẩy rửa hay hương liệu để tránh kích ứng da.
- Bé bị nổi sảy ở lưng mẹ cần chú ý đến khẩu phần ăn của trẻ, hạn chế các loại thức ăn gây nóng trong cho trẻ như đồ ăn vặt, đồ ngọt hay đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ…
- Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ nên bổ sung thêm vào chế độ ăn cho trẻ nhiều loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Trên đây là những nguyên nhân cũng như cách điều trị rôm sảy ở lưng cho trẻ. Rôm sảy tuy không nguy hiểm nhưng vẫn có thể để lại nhiều biến chứng nếu như thời gian mắc bệnh kéo dài. Vậy nên, bố mẹ cần chú ý để điều trị rôm sảy cho trẻ khi thấy trẻ có những biểu hiện đầu tiên.