Nhiều mẹ bỉm sữa rỉ tai nhau cách tắm cho bé bằng lá trầu không để cải thiện tình trạng rôm sảy, hăm tã, mụn ngứa. Vậy thực hư công dụng của lá trầu không là như thế nào? Tắm lá trầu không cho bé có tốt không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua những thông tin sau nhé.
Tìm hiểu về cây trầu không
Cây trầu không (tên khoa học: Piper Betle) thuộc họ Hồ tiêu, còn được gọi bằng nhiều tên khác như trầu cay, trầu lương, thược tương…
Trầu không là loài cây dây leo bám, ưa sáng và có thể chịu bóng. Chúng sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.
Ở nước ta, cây trầu không được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Chúng được chia làm hai loại chính là: trầu quế và trầu mỡ. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá và thường được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu. Trầu mỡ có lá to bản và thường khá dễ trồng. Một số nơi còn dùng để nấu nước tắm.
Tinh dầu trong lá trầu không có chứa các thành phần hoạt hóa là betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen), chavicol và cadinen.
Tác dụng của lá trầu không đối với sức khỏe?
Lá trầu không không còn xa lạ đối với các bà, các mẹ ở nhiều vùng quê nước ta. Thông thường, khi mắc các bệnh về da mọi người thường lấy lá trầu không nấu nước để tắm hoặc thoa trực tiếp. Trẻ nhỏ tắm bằng lá trầu không cũng là cách dân gian mà người xưa vẫn dùng để ngừa rôm sảy. Vậy tác dụng của lá trầu không với sức khỏe như thế nào?
Đối với đời sống hàng ngày
Theo đông y, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Chúng có tác dụng giúp trừ phong thấp, chống lạnh, tiêu đờm, sát trùng, tiêu viêm, hạ khí.
Một số công dụng của vị thuốc này đã được ghi lại từ xưa tới nay như:
- Chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng đầy hơi.
- Chữa lành vết thương nhiễm trùng có mủ gây sưng đau.
- Dùng trong chữa hen suyễn mỗi khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều gây khó thở, cảm mạo.
- Các bệnh lý ở da như mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa, bỏng.
- Chữa viêm quanh răng, viêm tai, viêm họng.
- Kết hợp lá trầu không và gừng sống ép lấy nước giúp chữa ho, khó thở và đầy bụng.
- Nước có dịch chiết lá trầu không dùng súc miệng hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh lý viêm họng, hỗ trợ các thuốc trị bạch hầu.
Tại Malaysia, lá trầu không được dùng để chữa chứng đau đầu, viêm khớp và các tổn thương khớp. Người Thái Lan và Trung Quốc sử dụng lá trầu không để làm dịu bệnh đau răng. Tại Indonesia, lá trầu không được sử dụng như một loại trà và dùng như là thuốc kháng sinh. Ngoài ra, chúng được dùng trong trà nhằm điều trị các chứng khó tiêu, hoặc trong thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, chứng táo bón, cũng như có tác dụng thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.
Đối với trẻ em
Theo kinh nghiệm xưa truyền lại, nếu trẻ bị rôm sảy hay hăm tã chỉ cần tắm bằng nước lá trầu không vài lần là khỏi ngay. Lá trầu không chứa các thành phần có tính sát khuẩn cao, đặc biệt là chavicol nên khi sử dụng có thể giúp giảm ngứa, giảm sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da cho trẻ rất tốt.
Cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu:
Lấy lá trầu không hơ nóng, cha mẹ cần chú ý không nên hơ quá nóng nhé. Sau đó, lấy vuốt bụng cho bé khoảng 5 phút từ trên xuống dưới giúp bé có cảm giác dễ chịu hơn, cải thiện chứng đầy bụng, khó tiêu cho trẻ.
Trị ho cho bé:
Bé thường xuyên bị ho, đặc biệt là vào những giai đoạn thời tiết giao mùa. Cha mẹ có thể chữa ho cho bé bằng cách: Lấy lá trầu không rửa sạch, giã nhuyễn lọc qua với nước ấm để lấy nước cốt. Cho bé uống 5 – 10ml/lần và sử dụng 2 lần.
Chữa nấc cụt:
Nấc cụt là hiện tượng gặp khá phổ biến ở các bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Để chữa nấc cụt, cha mẹ lấy lá trầu không rửa sạch, hơ lá trầu không cho ấm và đặt vào thóp bé. Giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho bé bú mẹ.
Bên cạnh đó, sử dụng lá trầu không để tắm cho bé giúp điều trị các bệnh lý ngoài da mà nhiều bé gặp phải như hăm tã, rôm sảy, chàm sữa…Trong lá trầu không có chứa các polyphenol có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của các yếu tố gây hại có thể gây ảnh hưởng xấu tới làn da của bé.
Tắm lá trầu không trị chàm sữa:
Lá trầu không có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất mạnh nên được dùng để cải thiện chàm sữa cho bé khá hiệu quả. Cha mẹ thực hiện theo các bước như sau:
- Lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không cho vào nồi và đun sôi khoảng 15 – 20 phút.
- Lấy nước lá trầu không pha với nước tắm cho bé, bã dùng đắp lên vùng da bị chàm để tăng thêm hiệu quả.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể lấy lá trầu không giã nhuyễn hoặc vò nát lấy nước, sau đó thoa lên vùng da của bé bị chàm sữa cũng rất hiệu quả.
Tắm lá trầu không trị hăm tã:
Rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng hăm tã, nguyên nhân chủ yếu do thói quen đóng tã/bỉm thường xuyên. Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đau rát nên quấy khóc suốt ngày. Cha mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách kiên trì tắm lá trầu không cho bé.
Mẹ lấy 3 – 4 lá trầu không, nên chọn những lá còn xanh mướt và không bị dập úa. Rửa sạch với nước muối loãng, sau đó đun sôi 15 – 20 phút. Khi lá trầu không tiết ra tinh dầu, mẹ hãy dùng nước này để lau rửa sạch sẽ vùng da bị hăm của bé. Thực hiện trong 3 – 4 ngày giúp giảm hăm tã rõ rệt.
Tắm lá trầu không trị rôm sảy:
Thời tiết mùa hè nắng nóng là thời điểm bùng phát rôm sảy ở trẻ. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ hãy dùng lá trầu không tắm cho bé nhé. Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ chỉ cần dùng lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào nồi đun sôi với 1 – 1,5 lít nước để tinh dầu trong lá tiết ra. Dùng nước lá trầu không tắm cho bé hàng ngày cho tới khi khỏi hẳn thì dừng.
Tắm lá trầu không cho trẻ có tốt không?
Thực tế, có rất nhiều mẹ nấu nước trầu không tắm cho bé mang lại hiệu quả rất tốt. Làn da của bé không chỉ sạch hơn mà còn cải thiện rôm sảy, mụn nhọt, giảm ngứa hiệu quả. Vì trong lá trầu không có thành phần sát khuẩn cao an toàn cho làn da trẻ.
Tuy nhiên, sử dụng lá trầu không nấu nước tắm cho bé không phải hoàn toàn không có tác dụng phụ. Cụ thể:
- Nếu lá trầu không không được rửa sạch sẽ, đun sôi chưa kỹ trong khi làn da của bé lại có vết xước khiến các vi khuẩn còn bám trên loại lá có thể tấn công làn da của bé. Thậm chí, một số yếu tố có hại khiến da bé bị viêm nhiễm, sưng mủ.
- Khi nấu nước trầu không quá đặc hay lạm dụng tắm nhiều lần bằng nước lá trầu không có thể khiến da bé bị khô, bong tróc.
Do đó, trước khi sử dụng lá trầu không để nấu nước tắm cho bé cha mẹ cần cân nhắc kỹ và sử dụng sao cho tốt nhất. Tùy vào cơ địa của mỗi bé mà sử dụng lá trầu không có hiệu quả nhanh hay chậm. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng cho bé yêu. Vì kết quả tốt hay không tốt còn phụ thuộc vào sức khỏe và làn da của bé có hợp với nước lá trầu không hay không.
Sau khi nhận lời tư vấn của bác sĩ và có thể dùng lá trầu không cho bé, để an toàn bạn nên thử nghiệm một ít lên vùng da tay hoặc chân của bé. Nếu không xuất hiện các biểu hiện lạ thì có thể dùng nước để tắm cho bé. Cha mẹ cũng cần lưu ý, tắm cho bé bằng nước lá trầu không cũng phải đúng cách mới mang lại hiệu quả cao nhé.
Hướng dẫn tắm lá trầu không cho trẻ đúng cách
Tắm lá trầu không cho trẻ khá đơn giản mà mang lại hiệu quả bất ngờ, làn da của bé sạch sẽ, khô thoáng và khỏe mạnh. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả như mong muốn, các mẹ cần phải tuân thủ theo đúng quy trình và thao tác tắm cho bé. Dưới đây là các bước thực hiện, các mẹ hãy ghi nhớ nhé.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị 2 – 4 lá trầu không còn tươi, rửa sạch bằng nước hoặc ngâm với nước muối loãng để tăng hiệu quả làm sạch. Sau đó, vò nát hoặc thái nhỏ.
Nấu nước lá trầu không:
- Đun sôi nước, có thể cho thêm vài hạt muối. Khi nước sôi, cho lượng lá trầu không đã chuẩn bị vào nồi và đun tiếp trong khoảng 10 – 15 phút cho tinh dầu ngấm ra nước.
- Trong thời gian này, mẹ hãy chuẩn bị chậu tắm và đổ khoảng 2 – 3 lít nước sạch đã đun sôi để nguội. Pha dung dịch nước trầu không đã đun sôi vào và đảm bảo nhiệt độ của nước tắm khoảng 35 – 38 độ C tùy thuộc vào thời tiết.
- Chuẩn bị thêm chậu nước sạch để tắm tráng cho bé nhằm tránh cặn lá trầu không dính trên da khiến bé thấy khó chịu.
Tiến hành tắm cho bé:
Lấy khăn xô thấm nước và tắm sạch các bộ phận trên cơ thể cho bé. Hãy lau nhẹ nhàng ở mặt, sau đó vòng ra sau lưng, nâng cằm lên. Các vùng da ở hai nách, bẹn là những vị trí dễ xuất hiện mụn nhọt, rôm sảy gây ngứa nên các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ.
Có thể tắm tráng lại cho bé để bảo đảm an toàn cho làn da. Khi tắm xong cần dùng khăn mềm và khô để lau cơ thể cho bé và mặc quần áo để giữ ấm cho cơ thể.
Lưu ý khi tắm cho bé bằng lá trầu không
Khi thực hiện tắm cho bé bằng nước lá trầu không, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
- Không nên nấu nước lá trầu không quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại nhiều trên da gây viêm da, dị ứng, nhiễm khuẩn cho bé.
- Lựa chọn lá trầu không tươi, không bị héo úa, không chứa thuốc trừ sâu. Trước khi nấu nước, cần rửa sạch lá trầu không và ngâm nước muối để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng còn sinh sống trên lá.
- Trước khi tắm mẹ nên bôi một ít nước lá ra cổ tay trẻ và để khoảng 30 phút xem có phản ứng gì không. Đây là cách kiểm tra xem trẻ có dị ứng với loại lá này không, nếu không mẹ mới tiếp tục tắm cho bé.
- Không nên tắm thường xuyên bằng nước lá trầu không, chỉ nên tắm 1- 2 lần/tuần, mỗi lần chỉ dùng vài lá để nấu.
- Sau khi tắm nước lá xong nên tráng lại với nước sạch một lần nữa để tránh các chất gây bí da của bé.
- Khi bé có dấu hiệu viêm da, sưng tấy, mủ, trầy xước…không nên tắm nước lá trầu không vì khiến cho tình trạng của da trầm trọng hơn. Nên cho bé đi khám để nhận được tư vấn bác sĩ kịp thời nhất.
Tắm cho bé bằng lá trầu không là biện pháp an toàn và dễ thực hiện mà các mẹ có thể tham khảo, áp dụng. Hi vọng những thông tin trên mang lại những kiến thức bổ ích giúp các mẹ chăm sóc bé ngày một tốt hơn. Chúc các mẹ thực hiện thành công.
Phần tiếp theo:
- Bé sơ sinh bị nổi mụn kê, nên tắm gì cho nhanh hết?
- Bày mẹ cách nấu nước mướp đắng tắm cho bé trị mụn ngứa an toàn, hiệu quả
Sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby – thổi bay rôm sảy, mụn ngứa trên da bé
Sữa tắm gội thảo dược Fons Care Baby được làm hoàn toàn từ 18 thảo dược: trầu không cùng gừng, ngũ sắc, sài đất, chè xanh, bồ công anh, cỏ mần trầu, kinh giới, nhọ nồi, vỏ chanh, kim ngân hoa, nghệ, bồ kết, bồ hòn, lá tre, mướp đắng, lá lốt, tía tô
Fons Care Baby là dòng sữa tắm gội thảo dược hàng đầu được các chuyên gia da liễu khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm không chỉ nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn, dầu thừa và bảo vệ da của bé, giữ ẩm cho da, làm mát da, mà còn có khả năng ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp bé có làn da mát lành, sạch mụn.
Fons Care Baby có hương thơm dịu nhẹ từ các loại thảo dược, đem đến cho bé trải nghiệm tắm an toàn mà lại thư giãn, không làm cay mắt bé. Sau khi tắm cho bé bằng Fons Care Baby, mẹ nên massage cơ thể con nhẹ nhàng để giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Ngoài ra, trong thành phần của sản phẩm còn có chiết xuất gừng giúp phòng trừ mạo cảm, ngăn ngừa côn trùng cắn, giúp mẹ yên tâm khi chăm con trong mùa lạnh.
Sữa tắm gội Fons Care Baby đã được Bộ Y Tế chứng nhận với số công bố: 220/20/CBMP-BN.
Dung tích của một chai sữa sữa tắm Fons Care Baby là: 300ml (giá 135.000Đ/chai)
Cách dùng:
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tắm gội hằng ngày để bảo vệ da trước các bệnh lý về da như: viêm da, hăm da, cứt trâu, lông măng, mẩn ngứa, kê sữa.
Dùng từ 5-10ml, có thể dùng xoa trực tiếp cho bé hoặc pha vào nước rồi tắm cho bé với tỉ lệ 3-4l nước ấm; nên sử dụng hằng ngày để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.
– Trong các trường hợp như: thủy đậu, mề đay, rôm sảy… nên thoa trực tiếp một lượng sữa tắm gội Fons Care Baby vừa đủ vào vùng bị tổn thương khoảng 2-3 phút. Sau đó tắm lại bằng nước ấm đã hòa với sữa tắm gội Fons Care Baby với tỉ lệ 20-25ml với 4-5 lít nước, nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
– Người lớn mắc bệnh ngoài da dùng để tắm gội.