Ghẻ mủ là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ, bệnh gây ra những sự khó chịu nhất định, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến viêm loét, nhiễm trùng da. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ tham khảo về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị về bệnh ghẻ mủ ở trẻ.
Mục lục
Ghẻ mủ là bệnh gì và dấu hiệu nhận biết
Ghẻ mủ là bệnh da liễu do một loại ký sinh trùng có tên – Sarcoptes scabiei xâm nhập vào bề mặt da, đào hang, đẻ trứng ở sâu bên trong da. Loại ký sinh trùng này thường sinh sôi và phát triển mạnh mẽ vào 2 mùa xuân – hè. Bệnh ghẻ mủ có thể xuất hiện và lây nhiễm ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đối tượng nhiễm bệnh thường là những người sống ở nơi dân cư đông đúc, chật chội, điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước, môi trường sống bị ô nhiễm,…
Bệnh ghẻ mủ không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, nó gây ra những vấn đến lớn trong đời sống hằng ngày, đặc biệt với trẻ em. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ như: ghẻ nhiễm khuẩn, ghẻ viêm da hóa, viêm da lâu sẽ dẫn đến eczema.
Các triệu chứng của bệnh ghẻ mủ thường xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi trẻ bị nhiễm ký sinh trùng. Trong đó, ngứa chính là triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh ghẻ mủ. Những dấu hiệu, biểu hiện chính của bệnh ghẻ mủ như:
- Da bị ngứa: Những vùng da của trẻ bị ký sinh ghẻ mủ tấn công sẽ bị ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, trẻ sẽ bị ngứa nhiều hơn vào ban đêm hoặc mỗi khi trời nóng, hay khi trẻ lao động, chơi thể thao.
- Các đường ngoằn ngoèo: Vùng kẽ tay chân, cổ tay chân xuất hiện các đường hang ngoằn ngoèo, màu trắng xám, dài khoảng vài mm.
- Các nốt mụn mủ: Cơ thể trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ ở kẽ tay, lòng bàn tay, kẽ chân, kẽ bụng, quanh đầu vú, quanh nách… Những mụn nước lan ra ngày càng nhiều và xuất hiện mủ ở đầu mụn, khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng ngứa rát, khó chịu.
- Các vết lở loét: Nếu trẻ cào gãi mạnh tại các vùng da có nốt mụn mủ, dễ làm cho mụn bị vỡ gây tràn dịch mủ, tạo thành các vết sẹo thâm màu hay các mảng mề đay.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị ghẻ nước ở tay – nên xử lý thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ mủ ở trẻ
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ mủ ở trẻ là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Tuy nhiên, vẫn còn những nguyên nhân khác khiến cho bệnh ghẻ lây lan sang những người xung quanh như:
- Bệnh lây do trẻ nằm chung giường với người bệnh hoặc qua các tiếp xúc gần gũi như ôm ấp, bắt tay…Đa số, bệnh ghẻ mủ lây truyền trong phạm vi các thành viên trong gia đình. Nếu một thành viên trong nhà bị bệnh thì những người khác mắc bệnh cũng chiếm khả năng rất cao.
- Bệnh lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp khi trẻ sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh như: chăn, gối, quần áo, màn, khăn…
- Do trẻ sống ở những khu vực, môi trường có điều kiện sống kém, dân cư đông đúc, môi trường sống tập thể như nhà trẻ, bệnh viện,… những nơi này cũng là những nơi rất dễ lây lan bệnh ghẻ.
- Ngoài ra, nếu một số loại vật nuôi như chó, mèo, gia súc… bị nhiễm ghẻ mủ cũng có nguy cơ cao làm lây nhiễm bệnh sang người.
Có thể bạn quan tâm:
Các cách điều trị bệnh ghẻ mủ
Điều trị bằng thuốc Tây
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi trị ghẻ mủ hiệu quả như: kem Permethrin, lindane 1%, D.E.P, Crotamiton, thuốc kháng histamin, Eurax…
- Permethrin 5%: Đây là loại thuốc bôi dùng để tiêu diệt mạt ngứa và trứng của ký sinh trùng ghẻ mủ. Sau khi thoa thuốc, các mẹ để khoảng 8h sau mới tắm cho bé. Các mẹ nên bôi Permethrin 5% liên tục trong vòng 1 tuần để thấy kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa ngáy, châm chích da.
- Lindane 1%: Là loại thuốc để điều trị bệnh ghẻ nước nặng. Tuy thuốc có tác dụng nhanh nhưng có nhược điểm là gây độc cho hệ thần kinh trung ương. Do đó, khi các mẹ dùng thuốc này để trị ghẻ mủ cho trẻ cần phải được bác sĩ chuyên khoa đồng ý. Cha mẹ hãy lấy một ít thuốc bôi vừa đủ, thoa đều lên khu vực da trẻ bị ghẻ, để khoảng 4 giờ, sau đó, các mẹ hãy rửa sạch chỗ bôi đó lại với nước.
- D.E.P: Đây là loại thuốc ở dạng chất lỏng, không màu, không mùi. Ưu điểm của thuốc là giảm ngứa hiệu quả mà không gây ra kích ứng da. Các mẹ bôi thuốc cho trẻ mỗi ngày 2 – 3 lần, liên tục sau khoảng 3 ngày, sẽ thấy sự tiến triển tốt. Các mẹ lưu ý tránh để thuốc dính vào mắt hoặc niêm mạc miệng trẻ.
- Eurax: Là dạng kem bôi ngoài da để chữa trị bệnh ghẻ mủ với công dụng giảm ngứa, tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ. Liều sử dụng được khuyến cáo từ 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý: Tránh bôi kem lên những vùng da trẻ nhạy cảm hoặc có tổn thương hở. Đặc biệt, những trẻ dưới 30 tháng tuổi tuyệt đối không dùng.
- Dầu crotamiton 10%: Là loại thuốc chữa trị bệnh ghẻ mủ ít gây ra các tác dụng phụ cũng như khá an toàn nếu như cha mẹ bôi cho trẻ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lấy thuốc thoa vào những chỗ vùng da bị ghẻ. Sau 24 giờ, các mẹ mới được tắm lại cho bé.
- Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc chống ngứa do bệnh ghẻ mủ thường được chỉ định đi kèm với một số dòng thuốc khác như: Benadryl, Chlor-Trimeton, Diphenhydramin, Zyrtec, Dorotec, hoặc Claritin. Do thuốc gây ra tình trạng buồn ngủ, ba mẹ nên bôi thuốc cho trẻ vào buổi tối
Điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà
Một số phương pháp dân gian các mẹ tham khảo trong việc điều trị bệnh ghẻ mủ như:
Dùng lá trầu không trị ghẻ mủ
Lá trầu không có rất nhiều giá trị cho sức khỏe con người. Thành phần trong lá trầu có công dụng kháng khuẩn mạnh, do đó, thích hợp cho việc điều trị trường hợp trẻ bị ghẻ mủ tấn công. Phương pháp này khá an toàn và hữu ích cho làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Các mẹ có thể thực hiện theo cách như sau:
- Hái một nắm lá trầu không (7 – 10 lá), sau đó đem rửa sạch.
- Vò nhẹ lá trầu, rồi cho vào nồi nước đun sôi, để lửa liu riu đun vài phút cho tinh dầu tỏa ra trong nước.
- Cho thêm vào nồi một ít muối trắng, tắt bếp, để nước nguội dần.
- Khi nước còn âm ấm thì dùng nước đó tắm rửa cho trẻ bị ghẻ mủ.
- Thực hiện phương pháp này mỗi ngày sẽ thấy những nốt mụn nước thuyên giảm, cải thiện được tình trạng ngứa ngáy cho con.
Đọc thêm: Lưu ý mẹ cần biết khi tắm nước lá trầu không cho bé
Trị bệnh ghẻ mủ bằng nước muối
Đây là một trong những cách trị ghẻ mủ khá đơn giản và hiệu quả. Nước muối có thể xâm nhập qua vỏ của trứng ghẻ, hút nước và giết chết trứng ghẻ. Các mẹ có thể xịt nước muối lên vùng da bị ghẻ của trẻ hoặc ngâm bé trong nước muối khoảng 10 – 20 phút mỗi ngày. Các mẹ áp dụng liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy những hiệu quả nhất định.
Trị ghẻ mủ cho trẻ bằng lá bạch đàn
Thành phần trong lá bạch đàn có chứa nhiều tinh chất với công dụng kháng khuẩn vượt trội. Chính vì thế, dùng lá bạch đàn là phương pháp loại bỏ ghẻ mủ cho trẻ khá an toàn tại nhà. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 ít lá bạch đàn, có thể bao gồm cả lá tươi và lá khô, đem rửa sạch.
- Vò nhẹ, cho vào nồi đun với nước sạch, khi nước sôi cho vào 1 ít muối trắng.
- Đun thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp, để nguội.
- Dùng nước trên tắm cho trẻ, các mẹ chỉ nên áp dụng khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, không nên thực hiện hàng ngày.
Trị ghẻ mủ bằng tinh dầu tràm
Dùng tinh dầu tràm tràm để trị ghẻ mủ là một trong những biện pháp chữa trị tại nhà khá hiệu quả, giúp trẻ giảm ngứa và chữa lành vết thương trên da. Tuy nhiên, đối với trường hợp trứng cái ghẻ ẩn sâu dưới da thì phương pháp này không có hiệu quả mấy. Các mẹ có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bình xịt cùng với nước sạch và phun lên ga, giường của bé.
Trị ghẻ mủ bằng giấm trắng
Giấm trắng có tính axit giúp da trẻ thay đổi độ pH, từ đó có thể tiêu diệt được ký sinh trùng ghẻ mủ. Các mẹ có thể trộn giấm trắng và nước theo tỉ lệ bằng nhau. Sau đó, dùng bông cotton thoa dung dịch trên lên vùng da trẻ bị ghẻ mủ và để yên trong vài phút rồi rửa sạch với nước ấm. Lặp lại mỗi ngày 3 lần và dùng liên tiếp trong 10 – 15 ngày.
Có thể bạn quan tâm: 10 loại lá tắm sạch da, trị ngứa an toàn cho trẻ nhỏ
Các lưu ý về điều trị và phòng ngừa ghẻ mủ
- Không để trẻ sử dụng chung các vật dụng hay đồ dùng cá nhân với các thành viên khác trong gia đình.
- Giữ gìn sạch sẽ vệ sinh không gian sống, thường xuyên lau dọn nhà cửa sẽ giúp trẻ tiếp xúc ít nhất với bụi bẩn, dị nguyên. Đây là phương pháp hữu hiệu để giúp bảo vệ làn da và sức khỏe của trẻ.
- Giặt quần áo trẻ sạch sẽ, phơi ở những nơi có ánh sáng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Các mẹ có thể giặt quần áo trẻ bằng nước nóng để loại bỏ ký sinh trùng gây hại cho da.
- Đối với trẻ nhỏ, sơ sinh, các mẹ nên bỏ đi những tã, quần nghi ngờ nhiễm phải mầm bệnh.
- Các mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Nếu dùng sai thuốc, sai cách điều trị có thể làm cho bệnh bùng phát nặng nề hơn.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các con vật nuôi như: chó mèo, động vật có nguy cơ mang mầm bệnh.
- Cho trẻ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục thể thao đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Bé khó chịu vì ghẻ mủ – đã có Fons Care Baby
Ghẻ mủ có thể khiến em bé của bạn tỏ ra cáu kỉnh, ngủ không trọn giấc vì phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy dai dẳng. Bé có thể cào gãi mạnh các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, trầy xước, thậm chí tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn.
Vì vậy, để bé được thoải mái vui chơi và ngủ ngon hằng đêm, mẹ cũng vơi bớt phần lo lắng thì chỉ có cách là bảo vệ làn da bé.
Fons Care Baby là dòng sữa tắm thảo dược – 100% thành phần thiên nhiên, an toàn cho làn da non mỏng của bé.
Trong đó:
- Bồ hòn, bồ kết với thành phần sapoin – xà phòng tự nhiên giúp làm sạch nhẹ nhàng da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Kinh giới, mướp đắng, tía tô làm mát và dưỡng ẩm da bé
- Kim ngân hoa, lá lốt, trà xanh, nghệ, bồ công anh chứa kháng sinh tự nhiên, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da bé, xoa dịu các nốt ghẻ ngứa khó chịu.
- Trà xanh, trầu không có khả năng sát khuẩn, chống viêm hữu hiệu, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
- Tinh dầu chanh, sả lan tỏa cùng nước tắm, tạo cảm giác thư giãn đồng thời là “bảo bối” giúp bé chống cảm trong mùa lạnh, ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
Có Fons Care Baby – chẳng lo con ngứa, mẹ thêm phần an tâm.
Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY