Sở hữu mái tóc đen, bóng, mượt, không nấm ngứa là mơ ước của rất nhiều người. Nhất là với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các loại dầu gội trên thị trường hiện nay thường không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dùng. Để có mái tóc đẹp như ý, nhiều người đã tìm đến các loại dược liệu từ tự nhiên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng cỏ ngũ sắc gội đầu. Một loại dược liệu quý trị nấm da đầu rất tốt, trả lại cho bạn mái tóc đen mượt đáng mơ ước!
Mục lục
Giới thiệu sơ lược về cỏ ngũ sắc
Cây cỏ ngũ sắc còn được biết đến với tên gọi khác là cây cứt lợn, hoa ngũ sắc, cỏ hôi. Mặc dù cái tên tuy không mấy ấn tượng nhưng đây quả thực là một loại dược liệu quý. Từ lâu cỏ ngũ sắc đã được dân gian ca tụng như một loại kháng sinh từ tự nhiên gắn liền với người dân vùng nông thôn. Cỏ ngũ sắc gội đầu giúp đánh bay tình trạng nấm ngứa, giữ cho mái tóc được suôn mượt, vào nếp tự nhiên.

Cây cỏ ngũ sắc là thân thảo thuộc họ hoa cúc. Chúng ta thường bắt gặp ngũ sắc ở những bãi đất hoang, bên bờ ruộng hoặc ven đường. Cây thân cỏ, có nhiều lông nhỏ, mềm. Cây trưởng thành cao từ 25-30cm. Lá có hình răng cưa, hai mặt phủ lông, mặt dưới có màu nhạt hơn mặt trước. Lá cây ngũ sắc mọc đối xứng, có hình ba cạnh. Mỗi lá dài khoảng 2-6cm, rộng 1-3cm. Hoa có màu tím hoặc xanh, nhỏ như bông cúc. Cỏ ngũ sắc phơi khô để làm thuốc. Toàn thân từ lá đến cành đều có thể sử dụng được.
Thành phần hóa học của cỏ ngũ sắc
Trong cỏ ngũ sắc tươi có chứa tinh dầu với hàm lượng cao hơn 0,16% so với dược liệu khô. Trong đó, có tới 5% là phenol và có một phenol ester mang mùi dễ chịu. Ngoài ra, thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm caryo-phyllen, ageratocromen, g-cadinen, demethoxy-ageratocromen và những thành phần khác.
Lá của cỏ ngũ sắc mới ngửi thì có mùi hơi hôi. Nhưng tinh dầu bên trong khi được chiết xuất lại có mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu của cỏ ngũ sắc mang màu vàng nhạt đến vàng nghệ, sánh đặc. Ông cha ta từ lâu đã coi cây ngũ sắc như một vị thuốc quý dùng để chữa nhiều loại bệnh. Ngoài rễ ra thì hầu hết các bộ phận của cây đều có những tác dụng đặc biệt.

Khác hẳn với những gì chúng ta tưởng tượng, lớp tinh dầu này mang mùi thơm dễ chịu. Dùng cỏ ngủ sắc gội đầu không những sạch gàu mà còn giúp tóc luôn thơm tho, bóng mượt.
Cỏ ngũ sắc gội đầu trị gàu, nấm ngứa
Theo Đông y, cỏ ngũ sắc có tính mát, vị cay và hơi đắng. Nó có nhiều công dụng đặc biệt như thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Từ xa xưa, người dân đã biết áp dụng để chữa viêm họng do lạnh, phụ nữ sau sinh bị rong kinh…Sử dụng tinh dầu của ngũ sắc có tác dụng trị viêm xoang mũi rất tốt.
Đặc biệt theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong tinh dầu cỏ ngũ sắc có chứa các thành phần kháng khuẩn. Người ta dùng cỏ ngũ sắc gội đầu để tiêu diệt nấm và vi khuẩn. Giúp cho mái tóc sạch gầu từ gốc đến ngọn, chấm dứt tình trạng nấm ngứa.

Ngày nay, nhiều phụ nữ than phiền dùng dầu gội đầu bằng hóa chất khiến tóc khô, xơ, dễ gãy rụng. Vì thế, để lấy lại mái tóc dày mượt, bồng bềnh hãy dùng cỏ ngũ sắc thường xuyên. Không có tác dụng phụ mà lại mang hiệu quả làm đẹp cao, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.
Hướng dẫn sử dụng cỏ ngũ sắc gội đầu
Giờ đây, không cần phải tốn tiền ra tiệm, hay sử dụng những loại dầu gội chứa nhiều hóa chất độc hại. Chỉ với một nắm cỏ ngũ sắc, sẽ gạt bỏ nổi lo về nấm da đầu, gàu ngứa…Dưới đây là 2 cách sử dụng cỏ ngũ sắc gội đầu để bạn tham khảo và thực hiện tại nhà.
Gội đầu bằng cỏ ngũ sắc
Như đã biết, cỏ ngũ sắc mọc hoang dại trên bờ đê, hoặc trên những cánh đồng. Ở nông thôn thì rất dễ tìm. Tuy nhiên, nếu ở thành phố bạn cũng có thể nhờ người nhà tìm kiếm hoặc đặt mua trên mạng. Cách thực hiện như sau:
- Cỏ ngũ sắc lấy khoảng 1 nắm vừa lòng bàn tay đem về cắt bỏ phần rễ. Sau đó đem rửa sạch với nước. Lưu ý không nên quá mạnh tay dễ làm cỏ bị vỡ vụn.
- Bẻ đôi nắm cỏ ngũ sắc còn tươi hoặc cắt thành khúc nếu muốn. Cho cỏ ngũ sắc vào một chiếc nồi to. Thêm khoảng 2-3 lít nước vào đun cùng.
- Khi nồi nước đã sôi khoảng 5 phút thì có thể tắt bếp. Hoặc nếu muốn lấy được tinh chất sệt, sánh thì có thể đun thêm vài phút tùy ý.
- Sau khi tắt bếp thì vớt cỏ ngũ sắc ra, để nguội, ráo nước. Nhiều người còn tiết kiệm đem vò nát chắt lấy nước cốt cho đỡ phí.
- Sử dụng loại nước vừa đun được có màu vàng nhạt đến vàng nghệ để gội đầu. Một tuần gội khoảng 2-3 lần. Thực hiện liên tục, thường xuyên tình trạng gàu, nấm ngứa da đầu sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Cỏ ngũ sắc kết hợp với bồ kết
Bồ kết từ lâu đã gắn liền với mái tóc của biết bao thế hệ người Việt. Khi kết hợp với cỏ ngũ sắc công dụng lại tăng lên gấp đôi. Để thực hiện, bạn làm theo các bước hướng dẫn sau:
- Cỏ ngũ sắc tươi hái về khoảng 200g. Hoặc nếu không có thì sử dụng cỏ khô đã chuẩn bị sẵn với hàm lượng cao hơn một chút. Bồ kết 20g( khoảng 3-5 quả).
- Sau khi có đủ các nguyên liệu thì đem chúng đi rửa sạch với nước, để ráo.
- Cho cỏ ngũ sắc và bồ kết vào nồi. Thêm khoảng 2-3 lít nước vào đun sôi. Để nhỏ lửa trong vòng 5 phút cho các tinh chất thấm dần ra nước rồi tắt bếp.
- Để nguội, vớt cặn bã trong nồi ra. Chỉ giữ lại hỗn hợp nước sau khi đã được đun từ bồ kết và cỏ ngũ sắc.
- Sử dụng nước vừa đun để gội đầu. Có thể pha thêm nước lạnh nếu muốn. Mỗi tuần gội 2-3 lần. Kiên trì thực hiện khoảng 1 tháng, tóc sạch gàu, mềm mượt hơn trông thấy.
Lưu ý khi sử dụng cỏ ngũ sắc gội đầu
Mặc dù cỏ ngũ sắc rất lành tính. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để nâng cao hiệu quả và tác dụng của nó:
- Sử dụng cỏ ngũ sắc tươi để gội đầu là tốt nhất. Bởi hàm lượng tinh chất trong cỏ tươi chiếm hơn 0,16% so với dược liệu khô.
- Trong quá trình đun, cỏ ngũ sắc sẽ dễ bị vỡ vụn. Do đó trước khi gội, người dùng nên lọc qua để nướt cốt không dính cặn bã. Khi gội đầu sẽ sạch hơn.
- Không nên sử dụng cỏ ngũ sắc gội đầu cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Bởi da đầu của bé đang còn quá non nớt không thích hợp để dùng.
- Trong quá trình sử dụng, không nên để hỗn hợp nước dính vào mắt sẽ gây cay. Nếu chẳng may dính vào mắt thì rửa sạch lại với nước.
- Có thể kết hợp sử dụng cỏ ngũ sắc với những loại dược liệu khác để phát huy tối đa hiệu quả.
Loài cây tưởng chừng như hoang dại lại có nhiều công dụng tuyệt vời đến thế. Loại dược liệu này có thể coi là “cứu tinh” của những mái tóc gãy rụng, xơ, nhiều gàu. Sử dụng cỏ ngũ sắc gội đầu sẽ khiến bạn yêu thích và tự tin hơn với mái tóc dày, mượt, bồng bềnh của mình.
Tìm hiểu thêm: Gội đầu bằng cỏ mần trầu có tác dụng gì, mà nhiều phụ nữ thích đến vậy?